-
Einstein Đời Sống và Tư Tưởng
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Nguyễn Hiến Lê
LỬA THÊNG xuất bản 1972CHAPTERS 3 VIEWS 4378
Ba tuổi mới biết nói, sáu tuổi vô một trường công giáo vì không có trường Do Thái nào ở gần. Học không giỏi. Điểm rất tầm thường, mà chẳng có ý ganh đua dù đứng đầu lớp. Thậm chí bà mẹ đã lo ngại phàn nàn với một người bạn thân : "Tôi không biết sau này cháu Albert sẽ làm cái nghề gì, học hành kém quá".
-
George Sand
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Truyện Dịch
Béatrice Didier
CHAPTERS 9 VIEWS 6425
Ai sợ George Sand ? Các phản ứng khó thương của một Baudelaire có lẽ là bắng chứng rõ ràng nhất về nỗi lo âu do bà gây nên. Trong một thời gian dài người phụ nữ - tác giả đã khiến người ta sợ, đặc biệt nếu người ấy chẳng chịu thôi làm phụ nữ. Ngay từ đầu vinh quang của bà đã có vầng hào quang tai tiếng bao quanh.
Điều này có vẻ đáng ngạc nhiên, bởi rốt cuộc thì trong thế kỷ XVIII của chúng ta, đông đảo nữ văn sĩ từng có tình nhân ; nhưng giữa thời gian ấy đã diễn ra cuộc Cách mạng, rất ít chú ý đến nữ quyền, cần phải thừa nhận như vậy : sau đó nền Đế chế, thời Trùng Hưng và triều đại Louis –Philippe biểu thị bước thoái bộ rất rõ trong việc giải phóng phụ nữ. Và dư luận công chúng, ở thế kỷ XIX, với sự phát triển của báo chí, các phương tiện trung gian để làm rùm beng vụ tai tiếng, những phương tiện mà thế kỷ trước không có. Trong một thời gian dài nền phê bình văn học, chịu ảnh hưởng của dư luận này, cứ khăng khăng thấy George Sand là người tình của Musset hay của Chopin, thay vì thấy bà là một đại văn hào, như chúng ta hiện nay. Điều đó lý giải tình trạng tương đối thất sủng của sáng tác George Sand. Tuy nhiên, sinh thời bà, một Balzac, một Flaubert và nhiều bậc khác coi bà là đồng đẳng với mình. -
Giải Khăn Sô Cho Huế - Hồi Ký
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75
Nhã Ca
THƯƠNG YÊU xuất bản 1969CHAPTERS 10 VIEWS 57283
Không biết tiếng súng đầu tiên nổ vào giờ khắc nào? Giữa đêm, tôi đã choàng tỉnh dậy vì tiếng nổ xé toạc cả những giấc mơ vụn.
Vừa kịp lăn xuống khỏi tấm phản gỗ, tai tôi đã ù đi vì những tiếng nổ ran bốn phía. Chuyện gì vậy? Không biết làm thế nào mà tôi lăn tròn từ phòng ngoài vào phòng trong. Bàn tay ai kéo tôi giúi vào giữa phòng. Tôi nằm đè lên da thịt ai non mát. Một tiếng kêu nhỏ tắc nghẽn vào âm thanh hỗn độn của súng đạn bên ngoài. Khi tôi kịp định tỉnh lại tâm thần thì đứa cháu nhỏ đã ngồi lên được, nằm gọn gàng trong lòng tôi. "Còn đứa mô nữa? Vô hết đi. Vô một chỗ.” Tiếng má tôi thì thào. Que diêm tắt phụt nhưng có ánh nến le lói từ phòng ngoài hắt vào. íứa em trai tôi trườn theo làn ánh sáng mỏng đó, nó ngồi áp vào bên má tôi. “Làm ơn tắt giùm ngọn nến ngoài bàn thờ đi, tắt luôn cả lư trầm nữa.” Ông anh lớn của tôi vội vã làm theo lời má tôi, rồi nhảy đại rất nhanh vào ngồi dồn cùng một đống. Lúc này tôi mới cảm thấy ngột ngạt đến muốn tắt thở vì hơi người, vì mùi trầm hương và mùi nến khét. -
Giai Thoại Làng Nho
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Lãng Nhân
CHAPTERS 21 VIEWS 22127
Mới đây Phùng Quân đưa cho tôi coi bản thảo cuốn này và buộc viết bài tựa.
Tôi thấy như vậy là bạn đòi hỏi sai chỗ, vì bàn về Giai thoại làng Nho, lý ưng để các vị kỳ cựu trong Làng làm mới đúng.
Song soạn giả đã giải thích: những câu chuyện kể lại ở đây, nhiều cụ chẳng lạ gì, vả nhà Nho tất thừa hiểu nhà Nho rồi, nhưng sự cần biết đối với người sưu tập để lưu lại, là cảm tưởng của Tân học thuộc lớp người sau.
ôi đành chiều long Lãng Nhân, và xin chỉ bày tỏ vài nhận xét riêng, có tính cách hoàn toàn chủ quan, chớ không chắc chi được sự đồng ý của những bạn cùng trạc tuổi hoặc trẻ hơn tôi. -
Giữa Đêm Trường - Hồi Ký
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Nguyễn Thụy Long
TIẾNG QUÊ HƯƠNG xuất bản 2000CHAPTERS 9 VIEWS 35531
Trước năm 1975 ở Sài gòn tôi đã hoàn thành phần nào mộng ước của mình là được làm nhà báo nhà văn. Tôi gặt hái được ít nhiều kết quả trong nghiệp báo cũng như nghiệp văn. Tôi chỉ nói thế thôi chứ không tự đánh giá mình bao giờ. Nhưng tôi hãnh diện vì nghề mình đã đeo đuổi đôi khi cuồng tín với nghiệp dĩ. Chúng tôi là người làm báo được hưởng quyền thứ tư. Nhưng phải đòi mãi có thể có chứ không bỗng dưng mà có được.
Tôi nhớ thuở làm báo trước năm 75. Những tờ báo đứng vững được, và đám người làm báo chúng tôi sát cánh cùng nhau để có tự do trong hành nghề không phải là dễ. Cũng rất gian nan. Những tờ báo bị tịch thu, bị đục trắng khi vừa ra khỏi nhà in. Những tờ báo bị đóng cửa rút giấy phép, ký giả bị bắt bớ, bị ám sát cũng đã có, không biết lừ phía nào. Nhà báo lêu bêu từ tòa soạn này sang tòa soạn khác nhiều lắm. Có năm tôi nhảy đến ba bốn tờ báo, cũng có thể năm sáu gì đó. Nhưng vẫn vui, vẫn sống, vẫn hành nghề được -
Hải Trình Ven Bờ
Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử
Jorge Amado
CHAPTERS 3 VIEWS 1638
Nhà văn Brazil nổi tiếng Jorge Amado (1912-2001) không có ý định viết hồi ký. Tác phẩm “Hải trình ven bờ” (Navigation de cabotage, 1992) chỉ là những mảnh vụn hồi ức qua nhiều năm được ông ghi lại và quyết định cho công bố với hy vọng đưa ra câu trả lời cho một số câu hỏi “thế nào” và “vì sao”về những sự kiện và con người thế kỷ XX mà ông có dịp chứng kiến và trải qua. Với ông, đó là những điều vui buồn ông đã trải trên hải trình đi sát bờ của chuyến tàu có tên gọi là Cuộc Sống. Ông viết “Tôi vốn không phải sinh ra để thành người nổi tiếng, đừng đo tôi bằng những thước đo “cỡ lớn - cỡ nhỏ” - lạy Chúa, tôi không bao giờ cảm thấy mình là một nhà văn nổi tiếng, một cá nhân xuất sắc cả. Tôi chỉ đơn giản là một nhà văn, đơn giản là một cá nhân? Như thế còn ít sao?” Thời gian và địa điểm ở đây là lúc và nơi diễn ra sự việc, chứ không phải chỗ khi ông ghi chép lại. Bản dịch được thực hiện theo bản tiếng Nga của A. Bordanovski đăng trên tạp chí “Văn học nước ngoài” của Nga số 7 năm 1998.
-
Hành Trình Chữ Nghĩa
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Nhật Tiến
CHAPTERS 22 VIEWS 31235
Hồi xưa, thuở còn trẻ, khoảng thập niên 50 ở Hà Nội, ai đã từng thích viết văn thì thường hay sinh hoạt trong những Bút Nhóm. Có nhiều tên tuổi của những sinh hoạt Bút Nhóm đó sau này trở thành những cây bút thành danh như Nguyễn Đình Toàn, Song Hồ, Dương Vy Long, Hồ My, Tạ Vũ, Vũ Mai Anh, Hùng Phong Nguyễn Đức Cầu…v.v…
Khoảng năm 1952, nhờ sự khích lệ của bạn bè trong Nhóm, tôi cũng đã được đăng một truyện ngắn đầu tiên trên báo Giang Sơn, tờ nhật báo của bác sĩ Hoàng Cơ Bình ở Hà Nội. Thế rồi sau đó, tôi cứ tiếp tục hăm hở viết và có bài trên các báo ở thời đó như Giang Sơn, Chánh Đạo, Thời Tập, Cải Tạo, Hồ Gươm…v..v…Những năm chập chững đó, tôi không ngờ đã là những bước khởi đầu cho một cuộc hành trình chữ nghĩa không ngơi nghỉ, kéo dài cho tới năm nay (2012) thì đã là đúng 60 năm. Gọi là không ngơi nghỉ vì sau Hiệp định Gènève 1954, tôi di cư vào Sài Gòn gặp được nhiều cơ hội tốt đẹp để có thể tiếp tục tham gia các sinh hoạt văn hóa, liên tục cho tới tháng 4-1975. -
Hàn Mạc Tử
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Trần Thanh Mại
CHAPTERS 22 VIEWS 7916
Hàn Mạc Tử ĩìĩấl đi, đề lại cho tôi cải nhiẻm-vạ viêt đờỉ chàng.
Thuở si nhi hời, chàng đã ngô ỷấynhiầulần. Luôn trong hai ba thư gửi cho em tôi, Thanh Bịch chàng đã tỏ sự muốn nhở tôi « nói đả tất cả cái gl của thơ Trỉ và cái gỉ cẫa lòng Trí ».
Việc đỏ, khi Hàn Mạc Tử cồn sổng, tôi đẵ không làm. Tồi khổng làmvlhắicở. Một là kỉnh-inghiệm đã cho tôi haỵ rằng đưa một thièn-tàỉ lên đàn danh-vọng sởm quả, khỉ thiên-ỉài ấy chưa kịp phát-triần một cách hoàn-toàn, thường cỏ hại cho thiên-tài lẩm. Tài-hoa như một nạ quả cây. Cứ đè cho nỏ tự-do lởn đã, chứ mỏ tay vào thì nỏ đứng ngay. Tối không muốn làm cải giọt nựởc rơi trên dây phảo đề làm cho nó tịt ngồi.
Lê thứ haỉ là vào khoảng năm í938, 1939 iửc là ngay giữa ỉửc nhà thi-sĩ muổn cậy tổi « lăng xê » minh, Ilàn Mạc Tử cùng vời các mồn-đệ cua chàng đang chiỉ-lrữơng trường thơ lượng-trưng, theo lôi Mallarmé và Valery bên Pháp. Sự ấy tỏỉ hét sửc cỏng-kich. Tôi chỉ thấy trong ấy những cở đầ cho kẻ bất tài vỗ hộc mửa-tncn irưởc lồ mữỉ người đậc-giã khờ-khạo hien-làtìh những mở ngở-nghn và vớ-ỳ‘ -
Hoàng Đạo Nhà Văn - Nhà Báo
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Vu Gia
CHAPTERS 7 VIEWS 1532
Ngày Hoàng Đạo mất, thì tôi chưa ra đời. Thời gian đi qua và tôi cũng được lớn lên cùng năm tháng. Bước vào đẳng tuổi được gọi là trưởng thành, tôi mới được nghe đến cái tên Hoàng Đạo qua những bài giảng của thầy. Tôi mến ngay tác giả này qua tác phẩm Mười điều tâm niệm. Với tôi ngày ấy, chính Hoàng Đạo là người hướng dẫn tuổi trẻ chúng tôi những điều hay lẽ phải một cách thiết thực nhất. Nhân sinh tự cổ thùy vô tử, Lưu thu đan tâm chiểu hãn thanh, thơ của Văn Thiên Tường được Nguyễn Công Trứ đưa vào bài hát nói, hay thì có hay thiệt, nhưng chung chung quá và cũng... thơ qua. "Tuy nhiên không phải là thanh niên ta không được nghĩ đến công danh, nhưng không bao giờ ta nên quá lo đến. Nhất là không bao giờ ta nên để công danh lên trên tất cả mọi sự trên cả nhân phẩm, trên cả luân lý, như nhiều người tự xưng là thượng lưu trong xã hội ta. Ta phải để hết tâm trí đến sự nghiệp của ta, ta sẽ được hưởng cái lạc thú vô song của một đời đầy đủ, của một đời có ích cho người chung quanh". Nhìn những anh chị học trước chúng tôi tự tử vì thi hỏng, điên cuồng vì đường công danh lận đận... tôi càng thấy những điều Hoàng Đạo nói với lớp trẻ chúng tôi sao mà đúng quá, hay quá. Riêng tôi, thì vững tâm hơn, không qúa lo lắng như một số anh chị học trước tôi, sau tôi một số năm mà tôi đã chứng kiến, đã... chia buồn.
-
Hoàng Diệu
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75
Văn Nhan
VIEWS 2517
Cuối thế kỷ thứ XIX nước Việt Nam gặp nhiều cuộc
biến chuyển vô cùng quan trọng. Sáu tỉnh Nam Việt đã lần lượt lọt vào tay quân đội Pháp sau vụ tử tiết của cụ Phạn Thanh Giản. Ngoài Bắc, tình trạng cũng trở nên vô cùng nguy ngập. Quân đội Pháp tìm hết cách ngược sông Nhị Hà buôn bán cùng Vân Nạm, và có ý muốn lấy luôn sứ Bắc.
Sau khi cụ Nguyễn Tri Phương và con đều tử trận, hỏa binh xem chừng tạm trở lại với một vài hiệp ước tạm thời. Nhưng dân chúng sống trong vòng bất an, lo sợ những ngày khói lửa... giữa lúc ấy Cụ Hoàng Diệu được cử ra thay thế cụ Nguyễn Tri Phương làm Tổng đốc Hà nội. Tài ngoại giao của cụ cũng không đạt được kết quả và mặc dầu cụ đã tổ chức sự phòng bị, chống giữ, thành phố vẫn mất vì quân lực kém và có kẻ làm phản. -
Hồ Chí Minh - Một Cuộc Đời
Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử Phi Hư Cấu
William J. Duiker
CHAPTERS 16 VIEWS 96130
-
Hội Hè Miên Man
Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử GT Nobel Văn Học
Ernest Hemingway
CHAPTERS 21 VIEWS 18931
-
Hồi Kí Nguyễn Hiến Lê - Tập I
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Nguyễn Hiến Lê
CHAPTERS 17 VIEWS 30138
Một đời người 70 năm dài thật chứ! Có bao nhiêu việc tưởng như ngẫu nhiên mà xét cho kĩ thì đều có ý nghĩa như đã được an bài từ trước để mỗi người đóng cho xong vai trò của mình.
Ngày nay, ôn lại dĩ vãng, tôi thấy ngoài hai đấng sinh thành ra tôi, và bà ngoại tôi; còn ba bốn vị nữa tiếp tay nhau dắt dẫn cho tới khi tôi thành người, cứ vị này xong thì lại giao cho vị khác. Ra đời rồi, tôi được hai người bạn cùng chia xẻ những khổ vui, thành bại với tôi; lại giúp mọi việc nhà cho, để tôi có thể đem tất cả tâm trí vào việc trứ tác.
Hai hạng người trên đều ảnh hưởng rất lớn đến đời tôi, đều là ân nhân của tôi. Tiếng ân nhân này tôi thấy nhẹ quá, vì ân nhân hàm cái nghĩa là người khác với mình, còn những người thân của tôi đó đều tạo nên tôi, là một phần của tôi. -
Hồi Kí Nguyễn Hiến Lê - Tập II
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Nguyễn Hiến Lê
CHAPTERS 12 VIEWS 20011
Chủ ý tôi là viết về gia đình và đời viết văn của tôi, nhưng không thề bỏ qua thời đại được, cho nên phải xen vài chương ngắn về chiến tranh độc lập và tình hình xã hội. Trong chương này và chương sau tôi sẽ ghi vài nét chính về chiến tranh thứ nhì của dân tộc mình, tức chiến tranh Việt-Mỹ.
-
Hồi Ký Của Người Nữ Binh Do Thái
Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75
Yaël Dayan
SÔNG KIÊN xuất bản 1974CHAPTERS 4 VIEWS 5233
Hồi ký của người nữ binh Do Thái, tác giả Yaí«l Dayan, một nhà văn nữ Do Thái, chính là ái nữ của tướng độc nhãn Moshe Dayan. Bản tiếng Việt của Mai Vi Phúc; Sông Kiên xuất bản, 1974. Chuyện về cuộc sống của một nữ binh sỹ trong quân đội Do Thái, là quân đội duy nhất trên thế giới đăng ký nghĩa vụ quân sự đối với cả nữ giới.
-
Hồi Ký Của Tướng Độc Nhãn Do Thái
Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Mosh Dayan
HIỆN ĐẠI xuất bản 1973CHAPTERS 10 VIEWS 8664
Ngày 30 tháng Mười 1956, đạo binh nhảy dù Do Thái tiến sâu vào bán đảo Sinai , tung ra một cuộc hành quân sáng chói nhất trong thế kỷ này. Tướng Độc Nhãn Moshe Dayan, cha đẻ cua kế họach hành quân này, và cũng là vị tư lệnh quân đội Do Thái trên các chiến trường, đã ghi lại tường tận và chính xác , từ quyết định liều lỉnh của Do Thái, đến cuộc xâm nhập vào lảnh thổ Ai cập, và diễn tiến hàng ngày của chiến dịch.
Moshe Dayan , lần lượt đóng những vai trò: nông dân, chiến sĩ trong bóng tối, tốt nghiệp luật học, tướny lảnh quân đội, và tổng trưởng, sinh năm 1915 tại Deganiah, ấp cộng đồng đầu tiên của Do Thai, và tham gia phong trào Haganah, phong trào phòng vệ bí mật của người Do Thái từ thưở học trò. -
Hồi Ký Nguyên Sa
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Nguyên Sa
CHAPTERS 40 VIEWS 9492
Nguyên Sa tên thật là Trần Bích Lan sinh ngày 1-3-1932 tại Hà Nội. Thân phụ ông là một nhà kinh doanh lớn tên Trần Văn Chi. Thân mẫu khuê danh là Đoàn Thị Xuân. Tổ tiên nguyên gốc ở Thuận Hóa (Huê), ông cô là Thượng Thư Trần Trạm, giữ chức Hiệp Tá Đại học sĩ trong triều đình Huế (triều Tự Đức). Đến đời ông nội mới ra lập nghiệp ở Hà Nội.
Sau khi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, ông cùng gia đình tản cư ra Vân Đình (Hà Đông). Nơi đây, ông bị bắt giam (15 tuổi) và trải qua nhiều ngày tháng trong lao tù. Hồi cư về Hà Nội, gia đình cho ông qua Pháp du học vào năm 1949.
Năm 1953, ông đậu Tú Tài Pháp và rời Provins lên Paris ghi danh học ngành Triết học ở Sorbonne. Năm 1955 ông lập gia đình với bà Trịnh Thúy Nga ở Paris và đầu năm 1956 thì hai ông bà trở về nước. -
Hồi Ký Về Gia Đình Nguyễn Tường
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Nguyễn Thị Thế
SỐNG xuất bản 1974CHAPTERS 21 VIEWS 9342
Cuốn Hồi Ký về gia đình NGUYỄN TƯỜNG của nữ sĩ lão thành Nguyễn Thị Thế không những là một tài liệu chính xác nhất về gia đình Nguyễn Tường, nó còn là một cuốn sách văn học được viết ngoài văn chương. Chính vì vậy, tuy tác phẩm chỉ có trên 100 trang mà có sức nặng của cả một dòng sông lịch sử Văn Học cũng như Chính Trị qua giòng họ Nguyễn Tường ở Việt Nam trong Thế Ky 20.
-
Ký Ức Huỳnh Văn Lang - Tập 1. Thời Kỳ Thuộc Pháp (1928-1955)
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Huỳnh Văn Lang
CHAPTERS 15 VIEWS 5894
Sách Ký ức HVL gồm 3 tập, đối tượng là 3 thời kỳ hoàn toàn khác nhau của một đời người.
Tập I, Thời kỳ còn thuộc Pháp, từ khi tác giả bắt đầu hiểu biết, nghĩa là từ lúc 6 tuổi, cũng là từ lúc cha mẹ rước thầy dạy tại gia (1928), cho đến khi Quốc gia VN được hoàn toàn Độc lập, mà tác giả ở cương vị một chứng nhân trực tiếp nhận định là năm 1955, có thể không phải là nhận định của các sử gia khác. -
Ký Ức Huỳnh Văn Lang - Tập 2. Thời kỳ Quốc Gia VN Độc Lập (1955-1975)
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Huỳnh Văn Lang
CHAPTERS 7 VIEWS 4175
Ký Ức Huỳnh Văn tập II - Thời kỳ Quốc gia VN độc lập, từ 1955 đến tháng 04-1975, gồm Đệ nhứt Công hòa và Đệ nhị cồng hòa. Dưới Đệ nhứt Công hòa, người viết là chứng nhân trực tiếp, hy vọng khách quan. Dưới đệ nhị Công hòa, mà người viết gọi là "chế độ nguời lính cai trị" để đối chiếu với "người lính đánh giặc", người viết chỉ là một nhân chứng gián tiếp, gần như là khách bàng quan hay một doanh thương giữa chợ trời chánh trị.
-
Lạc Đường
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Đào Hiếu
CHAPTERS 31 VIEWS 35546
Hồi ký về cuộc đời hoạt động cách mạng của Đào Hiếu từng gây xôn xao dư luận trong và ngoài nước các năm 2008, 2009, 2010.
Mùa Thu năm 2007 tôi gặp nhà văn Nguyễn Mộng Giác tại Hoa Kỳ. Tôi khoe với anh là mình đang viết hồi ký. Anh nói: viết hồi ký cũng giống như quay phim đám cưới. Phim quay xong, người trong cuộc ngồi xem rất thích thú nhưng người ngoài chỉ liếc mắt ngó qua rồi đi, vì đám cưới ấy chẳng dính dáng gì tới họ.
Anh nói nghe rất có lý.
Hơn nữa tôi không phải là một nhân vật quan trọng nào đó mà chỉ là một anh Việt cộng nằm vùng không mấy người biết đến.
Nhưng tôi tin rằng hồi ký của gã vi-xi vô danh ấy sẽ thu hút người đọc và biết đâu sẽ gây tiếng vang lớn. -
Lính Thành Phố
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75
Dương Hùng Cường
NGHỆ THUẬT xuất bản 1969CHAPTERS 8 VIEWS 9551
Ngày còn làm việc ở phi trường Nha Trang, có một tuần lễ, tôi buồn không thiết làm một công việc gì cả. Trước mặt tôi là núi, đằng sau lưng là biển. Ngước mắt nhìn lên chỉ thấy trời cao. Tôi bị vây chặt ở đây. Cuộc đời cứ mòn đi, cử rỉ đi. Tôi bước xuống cầu thang vào trong quán rượu. Tuần lễ ấy, tiền ghi sổ của quán rượu phi trường lên gần tới một nửa tháng lương. Tôi thấy lòng mình thật trống rỗng và khắc khoải, trở lại cái buồn của tuổi mười sáu khi nghe tin người yêu đi lấy chồng.
-
Lời Ai Điếu
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Lê Phú Khải
CHAPTERS 10 VIEWS 35519
Tác giả Lời Ai Điếu dù thuộc lớp tuổi "thất thập cổ lai hy” vẫn tìm cách gần gũi những lớp trẻ thuộc hàng em, cháu đang dấn thân đấu tranh cho Tự Do-Dân Chủ. Qua những lần gặp gỡ, trò chuyện, ông nhận ra đặc trưng của lớp người trẻ này như Lê Thị Công Nhân, Phạm Hồng Sơn, Huỳnh Thục Vy... là họ quyết liệt không chấp nhận cộng sản, họ coi cộng sản đồng nghĩa với tối tăm, sai trái, lừa dối, tàn bạo, phản cuộc sống, phản con người. Thế hệ của họ đã "chỉ thẳng mặt Đảng Cộng sản là quân bán nước.”
Cũng vì chủ trương đấu tranh giai cấp, nên chế độ đã phát động chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất nhằm "đào tận gốc, trốc tận rễ” những thành phần khác của xã hội "Trí, Phú, Địa, Hào, Tôn giáo” và hậu quả là cả trăm ngàn người chết oan khuất trong cơn "say máu vĩ cuồng” của cộng sản với những câu thơ khẩu hiệu của Tố Hữu "Giết, giết nữa, bàn tay không phút nghỉ... Thờ Mao Chủ Tịch, thờ Sít-ta-lin bất diệt.” Lê Phú Khải trải nghiệm cái xã hội rơi vào điên loạn đó ngay tại quê vợ của ông khi chứng kiến cảnh nát lòng của một phú nông trong làng từng chứa chấp Việt Minh hoạt động, bị đấu tố trong cải cách ruộng đất, bị bức cung nên phẫn uất quá cho gọi tất cả các con cái về nhà, dồn vào một buồng rồi tưới xăng tự thiêu, "những đứa trẻ chết đen thui còn xác người vợ trương phồng lên như con bò!” -
Mặc Tử
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Ngô Tất Tố
CHAPTERS 9 VIEWS 4252
Mặc Tử họ Mặc tên Địch, người về cuối đời Xuân thu, xưa kia ai cũng biết vậy. Nhưng mà, đẻ từ hồi nào; mất nhàn hồi nào, điều đó các học giả Tàu nói đến đã nhiềi, song cũng mỗi người nói đi mỗi khác.
Sách sử ký của Tư mã Thiên, sách Bảo phúc
tử của Quách Phác đều nói Mặc tử là người cùng đời Khổng tử, sách Hán thư của Ban Cố và sách Biệt lục của Tư mã Trinh thì nói Mặc tử ở sau Khổng tử và ở sau cả 72 học trò cua Ngài. -
Madam Nhu Trần Lệ Xuân Quyền Lực Bà Rồng
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Truyện Dịch
Monique Brinson Demery
CHAPTERS 16 VIEWS 40619
Ngay cả những người quen thuộc với lịch sử Việt Nam vẫn sẽ thấy kinh ngạc với truờng hợp lạ kỳ của bà Nhu. Monique Demery đã lần ra dấu vết của Bà Rồng quyền lực, nguời đã thú nhận mình yếu đuối và cõi lòng tan nát nhưng không nhận trách nhiệm về vai trò của mình trong cuộc chiến tranh đã hủy hoại nhiều cuộc đời của đất nước bà và của người Mỹ.
-
Marco Polo Du Ký
Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử
Marco Polo
CHAPTERS 6 VIEWS 4312
Trong 24 năm chu du ở châu Á và không ngừng góp nhặt thông tin, ông nghiên cứu những con người từ vị vua chuyên chế đến người thợ thủ công bình thường nhất, từ những thể chế chính trị đến các tín ngưỡng tôn giáo, không những các thành phố, các đền đài và các ngành thủ công mà còn những phong cảnh cây cối, những tài nguyên thiên nhiên cho đến đất đai và khoáng sản. Không có gì vượt ra khỏi tầm nhìn của ông, từ lục địa mênh mông, nơi mà các chủng tộc, các niềm tin và các ngôn ngữ chồng chéo vào nhau; từ môi trường thuận lợi phong phú, nơi sản sinh những hoa quả chưa ai biết và những thứ gia vị như đinh hương, hạt tiêu, củ gừng, những thứ đã làm cho những người đi chinh phục phải mơ ước thèm thuồng; từ những lớp đất sâu đang chứa đựng những tài nguyên không sao kể xiết: vàng, bạc, đá quý, than đá, dầu lửa và amiant. Đó là một bức tranh tuyệt vời về châu Á thế kỷ XIII.
-
Mấy Chàng "Trai Thế-Hệ"... Trước
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75
Dương Thiệu Thanh
CHAPTERS 8 VIEWS 4845
Người viết tự đặt câu hỏi và xin trả lời :
Ngày 17-9-1968, vì đọc một bài báo tố "Tham Nhũng" của "Chính Luận", bỗng nhiên nhớ ngược lại dòng thời gian 40 năm trở về trước, suy ngẫm từ cái xã hội quan lai hủ lậu, thối nát của ngày đó... đến ngày nay.
Do đó mới có những trang sau đây:
Xin nói rõ, người ghi hồi ký, không có xu hướng Chính trị, Đảng phái, củng không phải là nhà Văn, nhà Báo.
Nhớ sao ghi vây, xỉn các ban trong thế hệ tuởi 60 có đọc đến, thông cảm mà tha thứ trước cho, nhất là rất mong những bạn có liên quan đến phong trào Tây du và Tập đoàn Hoàng tích Chu cũng nên rợng lượng về những điều sai lầm thiếu sót, bởi sự việc đã lâu năm rồi, khó mà nhớ lại cho đúng hẳn.
Là người ngoại cuộc, chúng tôi cố gắng viết với cây bút khách quan, thực tình cảm mến những người có tâm huyết muốn duy tân, xây dựng đất nước. -
Một Cơn Gió Bụi - Hồi Ký
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75
Trần Trọng Kim
VĨNH SƠN xuất bản 1969CHAPTERS 12 VIEWS 39991
Sau 31 năm làm việc trong giáo giới, trải làm giáo sư ở trường Trung Học Bảo Hộ và trường Sĩ Hoạn, kế lại sung chức Bắc Kỳ Tiểu Học Thanh Tra, rồi về giữ chức giám đốc trường Nam Tiểu Học ở Hà Nội, đến năm 1942 mới được về hưu. Tưởng thế là được nghỉ ngơi cho trọn tuổi già. Bởi vì trong một đời có nhiều nỗi uất ức sầu khổ về tình thế nước nhà, về lòng hèn hạ đê mạt của người đời, thành ra không có gì là vui thú. Một mình chỉ cặm cụi ở mấy quyển sách để tiêu khiển. íó là tâm tình và thân thế của một người ngậm ngùi ở trong cái hoàn cảnh éo le, và trong một bầu không khí lúc cũng khó thở. íược cái rằng trời cho người ta có sẵn cái tính tùy cảnh mà an, cho nên bất cứ ở cảnh nào lâu ngày cũng quen, thành ra thế nào cũng chịu được.
-
Một Khoảnh Việt Nam Cộng Hoà Nối Dài
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Tạ Chí Đại Trường
CHAPTERS 10 VIEWS 15988
"Một Khoảnh Việt Nam Cộng Hoà Nối Dài" của Tạ Chí Đại Trường cũng là một tập hồi kí cải tạo. Tuy nhiên bạn đọc sẽ tìm thấy trong tác phẩm này nhiều đặc điểm không có ở các tập khác.
Tạ Chí Đại Trường viết hồi kí theo cung cách một người chép sử. Ông không xem kinh nghiệm lao tù của mình là một bất hạnh phải kêu than, hay một vinh dự phải cao rao. Ông xem kinh nghiệm cá nhân như một tài liệu sử. Cho nên đọc hồi kí cải tạo của Tạ Chí Đại Trường có cái thú là được nghe kể tỉ mỉ những chuyện đời, chuyện người bình thường, sau đó được nghe tác giả phân tích dẫn giải vì sao những chuyện như vậy lại xảy ra. Tạ Chí Đại Trường khách quan tối đa khi ghi nhận về thân phận người tù cải tạo lẫn các trái chứng bất trắc của người canh tù. Nhiều đoạn tập hồi kí có những phân tích tâm lí sâu sắc về phản ứng và thái độ của người tù cải tạo giống như tác phẩm của Arthur Koestler hay Alexander Solzhenitsyn. -
Hành Trình Chữ Nghĩa Tập 3 - Một Thời Như Thế
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Nhật Tiến
CHAPTERS 24 VIEWS 28275
Hành Trình Chữ Nghĩa trong vòng không đầy một năm mà nay đã ra tới tập thứ III. Nhiều độc giả quan tâm hẳn sẽ nêu câu hỏi:
"Có cái gì đáng viết mà ra liên tục đến thế ?"
Thay cho lời nói đầu, tôi xin giải đáp thắc mắc này.
Nói cho đúng ra, trong sinh hoạt Văn học Nghệ thuật ở miền Nam trước đây và ở hải ngoại sau này, tất cũng có nhiều điều đáng viết và cần phải viết lại lắm chứ. Bởi đó là chứng tích của một thời tuy đã qua nhưng không phải là đã phai tàn.
Chính cái thời ấy, tạm tính từ năm 1954 cho đến năm 1975, không kể những ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của nhiều thời gian trước đó, ở miền Nam đã hình thành một xã hội có những nét sinh hoạt văn hóa đặc thù, vừa không mất truyền thống tốt đẹp của dân tộc vừa thể hiện một bản sắc văn hóa tôn trọng tự do, nhân phẩm, nó hoàn toàn khác biệt với hình thái cũng như nội dung của xã hội CS ở miền Bắc cũng ở cùng một thời điểm đó. -
Một Thời Oan Trái
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Phan Lạc Tiếp
CHAPTERS 23 VIEWS 34140
Tác phẩm Một Thời Oan Trái là một tập bút ký ghi lại nhiều chặng đường đời của tác giả từ tuổi thiếu niên cũng chính là những chặng đường oan khiên của dân tộc với những người thật, việc thật phản ảnh cuộc sống đọa đày thê thảm trên đất nước Việt Nam do sự xuất hiện chủ nghĩa Cộng Sản.
Hiện Phan Lạc Tiếp đang hoàn tất tác phẩm Vớt Người Biển Đông ghi lại một thời khoảng bi thương của đất nước khi cuộc sống của mọi người dân chỉ còn hy vọng tìm thấy sau sự chấp nhận đối đầu với hàng trăm ngàn hiểm hoạ tai ương chết chóc.
-
Mùa Hạ Hai Mươi
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Hoàng Hải Thủy
LÀNG VĂN xuất bản 2000CHAPTERS 4 VIEWS 19136
Đất nước ta có chiều dài theo đường thẳng -- đường chim bay -- là 1.650km, chiều dài theo bờ biển 3.260km. Như vậy có nghĩa là nếu chúng ta đi bộ theo bờ biển từ Ải Nam Quan cho đến mũi Cà Mau -- theo như lời rao cửa miệng của những vị chuyên bán thuốc ho Bà lang Trọc ở những bến xe ô tô, trên tầu điện, tầu hỏa trong những năm anh và em vừa trên dưới 10 tuổi ở cõi đời này, những năm 1940 -- chúng ta phải đi tới hơn 3000 cây số mới đi hết chiều dài đất nước. Hélène!! Hélène Sóc Trăng Mùa Xuân 1954... Sáng nay, một sáng đầu mùa mưa năm 1992, anh hoài niệm cuộc tình của đôi ta và anh bâng khuâng tự hỏi vì những lý do nào, những nguyên nhân nào, vì những cái mơ hồ, huyền bí thường được gọi là những tiền nhân, hậu quả nào... đã làm cho anh đi gần suốt chiều dài của đất nước, từ tỉnh lỵ Hà Đông nhỏ bé, hiền hoà nằm bên bờ sông Nhuệ của anh ở gần phần cực Bắc của đất nước ta để tới tỉnh lỵ Sóc Trăng nhỏ bé, hiền hoà của em nằm ở gần phần cực Nam của đất nước ta, anh đến đó để gặp em?
-
Mùa Xuân Đen
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Hải Triều
CHAPTERS 35 VIEWS 36908
Trong hiện tình khó khăn của đất nước và của cách mạng Việt Nam, dù có người bảo “mỗi ngòi bút là một sư đoàn quân” trong lúc này với cả núi khát vọng “chấm dứt chế độ cộng sản” để cứu nước, thì đến nay cũng chưa có bất cứ ngòi bút nào có khả năng làm cho khát vọng nói trên hiện thực. Tuy nhiên, bất cứ ngòi bút yêu nước và đấu tranh nào cũng có tác dụng đóng góp vào tiến trình bào mòn chân đế của chế độ, nếu người cầm bút không chịu cúi mặt đầu hàng.? Và đó là lý do tôi tiếp tục đóng góp với cả quyết tâm và lòng yêu nước của mình trong phần đời còn lại.
-
Mười Lăm Gương Phụ Nữ
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Nguyễn Hiến Lê
CHAPTERS 13 VIEWS 12004
Người ta thường nói nhân loại ngày nay tiến mau quá, chỉ trong mười năm mà bằng một thế kỉ hồi xưa. về phương diện kỹ thuật, vật chất thì lời đó đúng, nhưng về phương diện tinh thần, cảm xúc, suy tư, tập tục thì chưa chắc.
Tôi xin lấy thí dụ vấn đề nam nữ bình quyền. Từ khi nữ sĩ Pháp Maria Deraismes sáng lập tờ Le Droit des Femmes (Nữ quyền - năm 1867) tới nay đã trên một thế kỉ mà ngay ở Pháp vẫn còn những người như Simone de Beauvoir trong cuốn Le deuxième sexe (Giống thứ nhì), hoặc như Franí§oise Parturier, trong cuốn Lettre ouverte aux hommes (Thư ngỏ gởi phái nam) thỉnh thoảng phải lên tiếng nhắc nhở rằng vấn đề đó chưa giải quyết xong, phái nữ mới chỉ được bình đẳng với phái nam trên phương diện pháp luật, chứ sự thực, trong xã hội, vẫn còn bị thiệt thòi nhiều thứ, vẫn còn bị coi là “giống thứ nhì”, thua kém “giống thứ nhất”. -
Mussolini Lãnh Tụ Phát Xít
Phi Hư Cấu Sử Địa Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75
Vũ Tài Lục
VIỆT CHIẾN xuất bản 1974CHAPTERS 8 VIEWS 12967
Ngày 28 tháng 10 năm 1942, giữa lúc chiến tranh đến hồi gay gắt nhất, Adolf Hitler đã gửi điện văn chào mừng ngày kỷ niệm 20 năm cuộc Tiến về thành Rome ( La Marche sur Rome) đưa Benito Mussolini, lãnh tụ đảng phát xít lên nắm chính quyền nước Ý.
Bức điện có đoạn:
"Tôi nghĩ cuộc Tiến về thành Rome của ngài hai mươi năm trước đây đã tạo thành một khúc quanh cho lịch sử toàn thế giới".
Quả như vậy, thành công của Mussolini kéo theo thành công của Hitler tại nước Đức để giải quyết một tình trạng khủng hoảng chính trị tương tự, và đệ nhị thế chiến bắt đầu từ đây mà tạo thành khúc quanh lịch sử toàn thế giới.
Sau 1945, chiến tranh kết thúc với sự thất bại hoàn toàn của những nước dưới chế độ phát xít thì danh từ phát xít chỉ còn là danh từ ghi trong sử sách, hoạt động phát xít tê liệt.
Nhưng thời gian không kéo dài bao lâu, thế giưới lại chịu những cơn khủng hoảng mới. Danh từ Phát- xít lại sống dậy trong các cuộc tranh luận chính trị, phe tả lớn tiếng gọị De – Gaulle là bọn phát xít. Nhiều nơi các tổ chức phát xít âm thầm tái phục hoạt động. Chủ nghĩa phát xít được kể như một chủ lưu tư tưởng cho chính sách lập quốc tại các quốc gia mới. Trên sách báo, tạp chí các câu hỏi đặt ra:” Le fascism est il actuel? Is fascism still a threat?”. Ỏ Tây Ban Nha, người ta đang lo ngại về cái chết của ông tướng phát xít Franco sẽ đưa dẫn đến những khủng hoảng trầm trọng cho xứ sở này. Ở Á căn đình, một lần nữa, lực lượng phát xít Peron trở lại chính quyền. -
Năm Cam - Canh Bạc Cuối Cùng!
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Thanh Trì
CHAPTERS 8 VIEWS 33521
Sài Gòn những năm đầu thập kỷ 50,trong ký ức đã bạc mầu thời gian của Năm Cam, là một vùng đất thưa người, hoang vắng và ngoài kỷ niệm tuổi thơ, chẳng còn gì gọi là hấp dẫn.
Thuở ấy,con kinh chạy dài từ đầu Cầu Quay đến tận Chợ Lớn còn sạch lắm. Nước lên xuống theo thủy triều và đủ để cho lũ trẻ con ở truồng nhồng nhỗng lặn hụp suốt ngày chơi trò thủy chiến.
Quận 4, nơi sinh ra và lớn lên của Năm Cam-lúc ấy là mảnh ruộng đồng đầy ao vũng, sình lầy và lắm muỗi mòng.Còn nhớ, cho đến tận những năm đầu thế kỷ, nơi này còn có cả lũ cá sấu hoa cà dữ tợn từ Rừng Sác-Cần Giờ tìm về gây họa.
Những khu xóm lụp xụp tối tăm,ban đêm được soi bằng những bóng đèn dầu hột vịt hoặc tệ hơn, bằng ánh trăng huyền hoặc.Năm Cam đã trưởng thành từ nơi khốn khó, -
Ngồi Tù Khám Lớn
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Phan Văn Hùm
CHAPTERS 11 VIEWS 3328
Đọc Ngồi Tù Khám Lớn ta sẽ hiểu rõ chế độ lao xá của Pháp ở xứ nầy hồi đầu thế kỷ thứ 19, những cuộc "khủng bố đàn áp" của thực dân, qua bao hình ảnh "bắt bớ, tra tấn, tù đày", hạ thấp nhân phẩm con người ngang hàng với con thú! (Than ôi, người dân bị trị lúc nào chả vậy).
Đọc Ngồi tù khám lớn ta sẽ cảm động trước tâm hồn khảng khái của nhà cách mạng, luôn luôn có tinh thần bất khuất chẳng "bó thân" vào hàng ngũ Việt gian, mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình.
Riêng với báo giới và nghề nghiệp cầm bút xứ nầy đọc Ngồi tù khám lớn, ta có dịp so sánh tâm hồn và lý tưởng của những ông chủ báo, những ký giả tiền phong, trong lúc báo giới V.N. còn ở thời kỳ phôi thai. -
Người Đàn Bà Mù Chữ
Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử
Agota Kristof
CHAPTERS 11 VIEWS 4072
Tôi đọc. Như một loại bệnh. Tôi đọc tất cả những gì rơi vào tay tôi, rớt xuống mắt tôi: báo chí, sách học, phích quảng cáo, mẫu giấy rơi ngoài đường, công thức nấu ăn, sách trẻ con. Tóm gọn, tất cả những gì được in ra.
Tôi bốn tuổi. Chiến tranh vừa bắt đầu.
Vào thời đó, chúng tôi ở trong một căn làng nhỏ không nhà ga, không điện, không nước máy, không điện thoại.
Cha tôi là thầy giáo duy nhất của làng. Cha dạy mọi lớp, từ lớp một đến lớp sáu. Trong cùng một căn phòng. Trường học chỉ cách nhà tôi một cái sân chơi, cửa sổ nhà trường ngó xuống vườn rau mẹ tôi. Khi tôi leo lên cái cửa sổ trên cùng ở căn phòng lớn trong nhà, tôi có thể thấy hết cả lớp, thấy cha tôi đứng trước lớp, thấy ông đang viết trên bảng đen.
Căn phòng của cha tôi thơm mùi phấn, mùi mực, mùi giấy, mùi thanh thản, mùi thinh lặng, mùi tuyết dù trời đang hè.
Căn bếp của mẹ tôi thơm mùi thịt nấu sôi, mùi con vật bị giết, mùi sữa, mùi mức, mùi bánh mì, mùi áo quần ẩm, mùi khai nước tiểu con nít, mùi chao động, mùi ồn ào, mùi nóng nực dù trời đang đông.
Khi thời tiết không cho phép chúng tôi ra ngoài chơi, khi em bé hét to hơn bình thường, khi anh em tôi ồn ào phá phách trong bếp, mẹ tôi gởi chúng tôi qua trường cha để “bị phạt.”