-
Ba Hồi Kinh Dị
Tập Truyện Kinh Dị Tự Lực Văn Đoàn VH Miền Nam Trước 75
Thế Lữ
ĐỜI NAY xuất bản 1968CHAPTERS 3 VIEWS 14769
Phải, thực là truyện ghê gớm, truyện dị thường mà ghê gớm nhất là vì có thật, không huyền hồ như những truyện cổ tích yêu quái lạ thường nghe kể lại hay thường đọc thấy trong những tập truyền kỳ.
Ông cụ ngồi tiếp truyện mấy ông khách người làng, ngừng lại để rót thêm nước. Trên khuôn mặt rắn rỏi, đăm đăm một vẻ trang trọng ưu tư. Hút tàn mồi thuốc lào, uống cạn một bát chè tươi, ông hắng giọng rồi lại nói:
- Tôi bình sinh biết đã nhiều truyện kỳ dị mà không hề có thấy kinh lạ sợ hãi, vì mình đã biết trước là những điều hoang đường không đáng tin. Nhưng đến câu truyện này thì lại khác. Chính tôi phải một phen hút chết ở câu truyện này đây. -
Bên Đường Thiên Lôi
Tập Truyện Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn
Thế Lữ
ĐỜI NAY xuất bản 1936CHAPTERS 11 VIEWS 44485
Trước kia hắn cũng ở kéo xe cho một ông tham ngoài tỉnh. Vì ốm nặng, phải về quê uống thuốc, đến khi hắn lại ra ở với chủ cũ thì ông tham đã gọi người khác rồi. Hắn bơ vơ mất bốn, năm hôm, chạy khắp tỉnh Hải Phòng mà không ai cần người kéo xe hết.
Chiều hôm ấy, hắn dẫn từng bước một bên những người hấp tấp xuôi ngược, chưa biết nên đi ăn mày ở ngoài tỉnh hay về chết đói ở nhà quê; thì bỗng nhiên gặp ngay người đàn ông kia cứu hắn trong lúc cùng khốn. -
Con Quỷ Truyền Kiếp
Truyện Dịch Kinh Dị
Jessie D. Kerruish - Thế Lữ dịch
CHAPTERS 38 VIEWS 60954
«Con quỷ truyền kiếp» không những chỉ là một thể truyện bí mật, quái dị, lại gợi cho ta nghĩ sâu đến những văn đề về cõi thế giới u linh, cái triết lý đáng băn khoăn về sự chết. Cái ham biết những tình tiết ly kỳ — dẫn dắt do một ngọn bút rắn giỏi và linh hoạt — lại tha thiết dằm thắm thêm, vi những điều bí ẩn của đời quá khứ lần lần mở một đặc điểm hiếm có nữa là bộ «Con quỷ truyền kiếp» thuộc vào hạng những tác phẩm có giá trị văn chương. Sự quan tâm cấu tạo một truyện hồi hộp không làm tác giả lãng quên những điều kiện cần cho một tập văn hay; uyển chuyển, linh hoạt, xâu sắc, tinh tế. Có thể nói : tác giả đã nâng loại truyện ly kỳ lên ngang hàng những loại tiểu thuyết có giá trị trong các công trình trước tác.
-
Cuốc Đời Ly Kỳ Và Gian Nan Của Rô Bin Sơn
Truyện Dịch Truyện Hay Tiền Chiến
Daniel Defoe - Thế Lữ dịch
CHAPTERS 4 VIEWS 854
Tai nạn càng ngày càng thêm nguy hiểm. Chiếc tầu buồm sau bao nhiên ngày bão táp trên mặt bể, đã bị hư hỏng nhiều. Người trên tầu mỗi chốc tưởng chừng bị hại đến nơi. Ai nấy đêu lo sợ Rô-bin-Sơn hối hận tự trách mình.
Chàng ứa nước mắt nghĩ đến các người thân yêu ở quê, nghĩ đến lời can ngăn tha thiết của họ hàng khi chàng còn sung sướng trong mộy gia đình giàu có. Chàng nghĩ đến những câu khuyên dạy khôn ngoan của cha, cách đó tám năm là lúc chàng ngỏ ý lần đầu muốn đi bể. Bỏ ngòai tai các lời khuyên dỗ, và không ham cuộc đời yên ổn sang trọug ở giữa tình âu yếm của người thân yêu, Rô-bin-Sơn nhất quyết theo chí hướng mình. Rồi chàng phiêu lưu trên các mặt bể. Chàng được toại ý, nhưng chàng cũng gặp nhiều lúc gian nan. Nào chết hụt mấy lần, nào bị sóng gió làm trôi dạt bao phen, có lần lại bị bắt làm tôi tớ cho bọn cướp bể. Mỗi lần gặp nạn là một lần Rô-bin-Sơn hối hận nhớ nhà. Nhưng vừa thoát nạn, chàng lại muốn lênh lênh trên bể cùng chiếc tầu ngược xuôi đến các xứ xa xôi. Lần sau cùng, hồi ầy vào ngày mùng một tháng chín năm 1659, Rô-bin-Sơn cùng một bọn thủy thủ lại nhổ neo khởi hành một cuộc buôn xa. -
Giai Phẩm
Tập Truyện Thơ Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn
Trần Tiêu - Nguyễn Tuân
CHAPTERS 16 VIEWS 3943
Ở đây các bạn sẽ không tìm thấy cái khuôn mẫu thông thường của những tập sách đầu năm ngày trước. Cuốn «Giai Phẩm» này có một tính cách riêng biệt, tao nhã và cao quý hơn.
Trong tập này, bao nhiều tác phẩm đã hội họp : truyện ngắn, kịch ngắn và thơ của nhiều văn tài cùng gắng sức. Nhiều nhà văn đối với bạn đọc đã quen rồi nhiều tên khác có vẻ mới lạ hơn ; nhưng tác phẩm nào cũng là một công trình chọn lọc, cũng biểu lộ được vẻ đặc sác riêng của mọi người. Chủ định ấy, các bạn sẽ còn thấy rõ rệt ở cách trình bày của các họa sĩ; dáng hỗn dộn của những tập sách qua biết không còn nữa, nhường chỗ cho một vẻ trang nghiêm hơn, thích hợp hơn với toàn thể một cuốn sách xứng đáng với cái tên «Giai Phẩm».
Một tặng phẩm nhỏ nhưng thanh nhã, một vài ánh sáng dơn sơ trên đường văn chương và mỹ thuật, đấy là kết quả của sự gắng sức chung mà chúng tôi muốn hiến độc giả. -
Gió Trăng Ngàn
Tập Truyện Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn
Thế Lử
CHAPTERS 8 VIEWS 5109
Đêm mát và thoảng đưa vào những hương thơm nhẹ.
Đèn "măng sông" trong nhà đặt chếch một giải ánh sáng trắng xanh trên thềm, và phủ lên cái dậu găng trước cửa.
Tiếng ve ran khẽ, dịu dàng như bóng âm tối, và khiến người chợt chú ý có một thứ cảm tượng lạ, như nghe thấy tiếng vừng lá cây reo.
Tuấn ngả người đọc sách trên chiếc ghế mây dài, thỉnh thoảng lại trông ra, mỉm một nụ cười vu vơ, rồi lạt để mắt đến những hàng chữ trong sách.
Con mãn ở đâu bước đến, nghếch mõm nhìn ra trời tối rồi nhẩy lên ngồi gọn trên cửa sổ, bên một bình hoa. -
Gói Thuốc Lá
Truyện Dài Trinh Thám Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn
Thế Lữ
CHAPTERS 12 VIEWS 33259
Sau khi trình qua sở cảnh sát Hàng Trống về việc "hành hung của một người Thổ lạ mặt" và nhờ họ đi lùng bắt ngay chiếc xe A . X . 332, Lê Phong nhân tiện mượn tê - lê - phôn gọi về báo Thời Thế . Anh dặn người túc trực ở tòa soạn bảo thợ in ở lại cho đến sáng để in thêm hai trang báo về vụ án mạng ở phố Richaud; bài tường thuật vắn tắt, thì anh đọc ứng khẩu những đoạn cần cho người quen viết lại; anh cũng không quên bảo "gửi đến" cho anh ngay một cái máy ảnh, các thứ cần để chụp tối, và một người phóng viên.
Dặn dò xong, anh bảo Văn Bình :
- Sở cảnh sát không tìm được người Thổ của ta, nhưng cũng có ích cho tôi chút đỉnh ... Thôi thế bây giờ đến Richaud thì vừa . -
Hai Thứ Khôn
Tập Truyện Tuổi Trẻ / Học Trò Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn
Thế Lữ
CHAPTERS 3 VIEWS 1541
Ở một huyện kia có một con sông nhỏ chảy qua. Tên sòng ấy là Bồng Giang. Trẻ chăn trâu ở bờ sông, chiều chiều, lúc đánh trâu về, thường gõ lên sừng trầu mà hát:
Ngồi trông kìa đám mây vàng
Hát lên câu hát nhịp nhàng mà nghe
Gió sông lên thổi bờ tre
Hỏi con chim gáy đi về nhớ không
Bồng Gianq trong dục hai giòng
Ấy lòng kẻ thật với lòng người gian
Ở đời hai thứ khôn ngoan
Thử xem bên thiệt bên hơn, bên nào ?
Bởi vì ngày xưa, ở mạn sông Bồng, có hai bác nhà quê tuổi cùng trẻ như nhau, nhưng tâm tính mỗi người một khác. Mội bác tên là Trọc, và một bác tên là Thanh. Bác Trọc là người gian giảo, hay lừa dối, cả đời chỉ nghĩ những mưu mô quắt quéo để kiếm ăn ; dù phải đi trộm cắp cũng không từ, bác ta chẳng hề sợ thiệt cho ai và không bao giờ biết thương kẻ khác.
Còn bác Thanh thì trái lại ; bác không bao giờ nói dối. Đối với mọi người, bác rất tử tế, bác sẵn lòng giúp đở kẻ khác. Nhà nghèo, bác phải làm lụng vất vả lắm, thế mà trong lòng lúc nào cũng vui. -
Lê Phong Phóng Viên
Tập Truyện Trinh Thám Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn
Thế Lử
CHAPTERS 2 VIEWS 11633
Người thiếu phụ, vợ Lường Duỳn bước vào phòng thì viên cẩm mời cô ta đợi đó. .Trong lúc ấy, ông dự thẫm cùng với ông đốc tờ đến khám xét tử thi. Người bị giết trạc độ ngót ba mươi, mặc một bộ áo ngủ màu da trời, đẫm những máu, nhất là ở phía ngực. Mặt lúc thường có lẽ đều đặn, trắng trẻo, lúc đó tròng xanh xám và lộ ra vẻ sợ hãi không biết chừng nào. Vũng máu ở trên sàn gỗ, gần phía đường trong, tỏ ra rằng trước khi người ta đặt hắn lên "divan" hắn đã có lần ngã gục xuống đất.
-
Mai Hương và Lê Phong
Truyện Dài Trinh Thám Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn
Thế Lữ
CHAPTERS 20 VIEWS 31001
Trời lạnh nhưng nắng ráo.
Ánh mặt trời buổi sáng tươi cười gội xuống những chòm lá cây thu, tươi cười chiếu lên các mặt tường cao lộng lẫy, vuốt ve màu áo của những cô nhan sắc đi cạnh những cậu lịch sự, và soi lấp loáng những xe hơi tối tân đang đỗ ở trước Đông Dương đại học đường.
Lớp dinh cơ nghiêm trang yên lặng này hôm đó bỗng như nhuộm màu trai trẻ.
Một người thiếu niên ăn mặc chải chuốt quần áo "flanelle"xám, đầu trần mượt láng, tay đeo một chiếc máy ảnh contax nhỏ, nhanh nhẹn bước lên thềm.
Chàng ta vui vẻ chào bọn người đứng tụ họp ở bên cửa chính, nhẹ nhàng len qua mấy bọn người khác, lúc vào tới"phòng đợi" .-một cái phòng trống trơn rất cao và rất rộng-Chàng ta đứng ghé vào cần bên phảI là cửa giảng đường. -
Phaoxtơ
Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75
Johann Wolfgang Goethe - Thế Lữ dịch
CHAPTERS 26 VIEWS 2286
Vở kịch "Phaoxtơ" (Faust) là tác phẩm lớn nhất của Gothe và là một trong những tác phẩm vĩ đại trong kho tàng văn học của nhân loại. Puskin gọi nó là "sáng tạo lớn nhất của tinh thần thơ ca", là "Anh hùng ca Iliat của thời đại mới". Nhà triết học Đức Senlinh coi nó là "tinh túy trong sáng nhất, sâu sắc nhất của thời đại, được tạo ra từ những gì mà toàn bộ thời đại chứa đựng và cả những gì thời gian sẽ còn chứa đựng. Còn nhà thơ Hainơ thì gọi nó là "kinh thánh cuộc đời của dân tộc Đức".
-
Trại Bồ Tùng Linh
Kinh Dị Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn
Thế Lữ
CHAPTERS 9 VIEWS 15659
Chỗ tôi đến ở là Trại Bồ. Tôi gọi đùa là Trại Bồ Tùng Linh. Cái tên đặt trong lúc cợt tính đó không ngờ lại hợp với cái cảnh biệt tịnh này đến thế. (Nhất là từ bữa xẫy ra ở đây những việc có thể gọi là rất dị thường).
Anh thử tưởng tượng một cái trại rộng ngót hai mẫu và rậm như một khu rừng. Cây toàn là cây cỗi. Gần hết là nhãn, mươi gốc mít và mấy thứ cây ăn quả mà người ta không nghĩ đến sự lấy hoa lợi; lại thêm hai gốc đa cổ kính, buông từng súc rễ chằng chịt xuống lối đi. Trên là bóng lá rườm rà. Dưới là cỏ và hoa. Những thứ cây bụi không biết tên là gì và thường thường chỉ mọc ở những cánh đồng hoang, cũng tìm đến sống ở đây, chen lẫn vói những khóm hoa không được chăm bón. Một vài khoảng đất vuông vắn, trên đó có lau đâm lên tự do, có lẽ đã là những thửa vườn cũ. -
Thế Lử (1907 - 1989) Thế Lữ (6 tháng 10 năm 1907 - 3 tháng 6 năm 1989) là nhà thơ, nhà văn, nhà hoạt động sân khấu Việt Nam. Thế Lữ nổi danh trên văn đàn vào những năm 1930, với những tác phẩm Thơ mới, đặc biệt là bài Nhớ rừng, cùng những tác phẩm văn xuôi, tiêu biểu là tập truyện Vàng và máu (1934). Trở thành thành viên của nhóm Tự Lực Văn Đoàn kể từ khi mới thành lập (1934), ông hầu hết hoạt động sáng tác văn chương trong thời gian là thành viên của nhóm, đồng thời cũng đảm nhận vai trò một nhà báo, nhà phê bình, biên tập viên mẫn cán của các tờ báo Phong hóa và Ngày nay.
Từ năm 1937, hoạt động của Thế Lữ chủ yếu chuyển hướng sang biểu diễn kịch nói, trở thành diễn viên, đạo diễn, nhà viết kịch, trưởng các ban kịch Tinh Hoa, Thế Lữ, Anh Vũ, hoạt động cho đến sau Cách mạng tháng Tám. Ông tham gia kháng chiến chống Pháp, làm kịch kháng chiến trong những năm Chiến tranh Đông Dương. Sau Hiệp định Genève, ông tiếp tục hoạt động sân khấu, trở thành Chủ tịch đầu tiên của Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam (1957-1977). Ông được coi là một người tiên phong, không chỉ trong phong trào Thơ mới, trong lĩnh vực văn chương trinh thám, kinh dị, đường rừng, mà còn là người có đóng góp rất lớn trong việc chuyên nghiệp hóa nghệ thuật biểu diễn kịch nói ở Việt Nam. Thế Lữ đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân năm 1984 và Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật đợt II năm 2000.TÁC PHẨM: Vàng và máu (Tập truyện, 1934)
Mấy vần thơ (Thơ, 1935)
Bên đường thiên lôi (Truyện dài, 1936)
Lê Phong phóng viên (Truyện dài, 1937)
Mai Hương và Lê Phong (Truyện dài, 1937)
Đòn hẹn (Truyện dài, 1937)
Gói thuốc lá (Truyện dài, 1940)
Hai thứ khôn (Truyện dài, 1940)
Mấy vần thơ, tập mới (Thơ, 1941)
Gió trăng ngàn (Tập truyện, 1941)
Trại Bồ Tùng Linh (Truyện dài, 1941)
Dương Quý Phi (Kịch, 1942)
Cuộc đời ly kỳ và gian nan của Rô Bin Sơn (Truyện dịch, 1944)
Thoa (Truyện ngắn, 1942)
Người mù (Kịch ,1946)
Xuân và tuổi trẻ (Lời bài hát, 1946)
Cụ đạo sư ông (Kịch ,1946)
Đoàn biệt động (Kịch ,1947)
Đề Thám (Kịch ,1948)
Đợi chờ (Kịch ,1949)
Tin chiến thắng Nghĩa Lộ (Kịch ,1952)
Truyện tình của anh Mai (Truyện vừa, 1953)
Tay đại bợm (Truyện ngắn, 1953)
Ba hồi kinh dị (Truyện ngắn, 1968)