MỤC LỤC
- TẬP 1. LƯU TINH
- 1. Tần Vũ
- 2. Quyết Tâm
- 3. Dạ Đàm
- 4. Phụ Tử
- 5. Tu Luyện Công Pháp Bí Tàng
- 6. Duy Nhất Đích Tuyển Trạch
- 7. Trạch Sư
- 8. Triệu Vân Hưng
- 9. Tinh Tú
- 10. Cực Hạn Huấn Luyện (1)
- 11. Cực Hạn Huấn Luyện (2)
- 12. Thự Quang (1)
- 13. Thự Quang (2)
- 14. Cực Tốc Thuế Biến (1)
- 15. Cực Tốc Thuế Biến (2)
- 16. Cực Tốc Thuế Biến (3)
- 17. Ngư Trường Kiếm
- 18. Nhất Nộ Sát Nhân (1)
- 19. Nhất Nộ Sát Nhân (2)
- 20. Sinh Tử (1)
- 21. Sinh Tử (2)
- 22. Sinh Tử (3)
- TẬP 2. LƯU TINH LỆ
- 1. Bát Niên Hậu Đích Tần Vũ (1)
- 2. Bát Niên Hậu Đích Tần Vũ (2)
- 3. Bí Mật (1)
- 4. Bí Mật (2)
- 5. Lưu Tinh Lệ (1)
- 6. Lưu Tinh Lệ (2)
- 7. Nhất Phi Trùng Thiên (1)
- 8. Nhất Phi Trùng Thiên (2)
- 9. Thạch Trung Thạch (1)
- 10. Thạch Trung Thạch (2)
- 11. Luyện Khí Tông Sư (1)
- 12. Luyện Khí Tông Sư (2)
- 13. Luyện Khí Tông Sư (3)
- 14. Tu Chân Giới (1)
- 15. Tu Chân Giới (2)
- 16. Tu Chân Giới (3)
- 17. Tam Pho Đồ
- 18. Mưu Toán (1)
- 19. Mưu Toán (2)
- 20. Linh Khí Thành (1)
- 21. Linh Khí Thành (2)
- 22. Kim Bài Nhiệm Vụ (1)
- 23. Kim Bài Nhiệm Vụ (2)
- 24. Lưu Tinh Chi Danh
- TẬP 3. TỨ CỬU THIÊN KIẾP
- 1. Đệ Nhất Khối Thông Thiên Đồ (1)
- 2. Đệ Nhất Khối Thông Thiên Đồ (2)
- 3. Tình Thiên Phích Lịch (1)
- 4. Tình Thiên Phích Lịch (2)
- 5. Tình Thiên Phích Lịch (3)
- 6. Bồi Táng (1)
- 7. Bồi Táng (2)
- 8. Độc Tự Nhất Nhân (1)
- 9. Độc Tự Nhất Nhân (2)
- 10. Bạo Phát (1)
- 11. Bạo Phát (2)
- 12. Bạo Phát (3)
- 13. Tình Cảm
- 14. Liễu Ám Hoa Minh (1)
- 15. Liễu Ám Hoa Minh (2)
- 16. Nguy Cơ (1)
- 17. Nguy Cơ (2)
- 18. Thanh Sơn Liên Mạch (1)
- 19. Thanh Sơn Liên Mạch (2)
- 20. Độ Kiếp Chi Chiến (1)
- 21. Độ Kiếp Chi Chiến (2)
- 22. Độ Kiếp Chi Chiến (3)
- 23. Thân Tử (1)
- 24. Thân Tử (2)
- TẬP 4. TINH THẦN BIẾN
- 1. Tinh Thần Biến
- 2. Tiền đề thiên kiếp
- 3. Huyết chiến thiên kiếp
- 4. Linh thức truyền âm
- 5. Lôi điện chi lực
- 6. Tinh Thần Chân Hỏa
- 7. Quy đồ
- 8. Kim Diễm ưng
- 9. Tồi khô lạp hủ
- 10. Hình thế đẩu chuyển
- 11. Lão tổ tông xuất mã
- 12. Luyện hoá Kim Đan
- 13. Huyết chiến
- 14. Tinh thần lĩnh vực
- 15. Canh tân thời gian
- 16. Sinh tử nhất tuyến
- 17. Canh tân thời gian - Thời thế thay đổi
- 18. Gia nhân đoàn tụ
- 19. Quyết định
- 20. Tiêu thất
- 21. Nguyệt Viên Dạ, Ô Giang Thượng
- 22. Ngũ Đức Chi Tử
- 23. Chiến Vu Ô Giang Chi Thượng
- 24. Lưu tinh phá không, song nguyệt cao huyền
- 25. Hoành tảo
- 26. Mạt lộ
- 27. Tân đích chinh trình
- TẬP 5. XÍCH HUYẾT ĐỘNG PHỦ
- 1. Phiêu lưu
- 2. Hải để yêu thú thế giới
- 3. Tử Vong Nguy Ky
- 4. Tái kiến liễu, Tiểu Hắc
- 5. Vong mệnh
- 6. Ma thư "vô danh"
- 7. Sưu hồn
- 8. Vô xử khả đào
- 9. Sát lục đảo kế thời
- 10. Tần Vũ hồng nhãn, Tang Mặc điên cuồng
- 11. Tiểu Hắc quy lai
- 12. Lưỡng huynh đệ vs lưỡng huynh đệ.
- 13. Kịch độc
- 14. Hoán Mệnh
- 15. Lập Nhi cô nương
- 16. Nhạ họa liễu (Rước họa
- 17. Tương tụ
- 18. Li Khứ
- 19. Hỏa tình
- 20. Hộ Pháp
- 21. Kham bỉ tế châm
- 22. Truy Sát Lệnh
- 23. Vĩ tùy
- 24. Phát nan
- 25. Trang Chung đích bí mật
- 26. Hầu Phí bạo nộ
- 27. Tra Hồng dữ Hầu Phí
- 28. Tra Phách chi tử
- 29. Lưu Tinh Cảnh Giới
- 30. Địa hạ quyết chiến
- 31. Sinh tử tam liên kích
- 32. Sinh tử tam liên kích
- 33. Cửu hộ pháp
- 34. Tân đích đỗng chủ
- 1. Cửu Sát Chi Nộ
- TẬP 6. CỬU SÁT ĐIỆN
- 1. Cửu Kiếm Chi Bí
- 3. Nội Loạn
- 4. Thanh Huyền lão tổ
- 5. Nhất Kiếm Xuyên Hầu
- 6. Chân Chánh Đích Cao Thủ Lan Thúc
- 7. Vị bốc tiên tri
- 8. Tần Vũ và Lập Nhi.
- 9. Tam Sát Lâm Môn
- 10. Vô ngôn đích thẩm vấn
- 11. Cân ngã môn tẩu ba!
- 12. Tử Sát lâu
- 13. Nhất tích huyết châu
- 14. Cửu Sát điện
- 15. Tử hình
- 16. Nhất oa đoan
- TẬP 7. BÁT PHƯƠNG LAI TRIÊU
- 1. Phản mục
- 2. Đại Lục Hợp Thiên Môn Trận
- 3. Hầu Phí Xuất Tràng
- 4. Thanh Long Cung Chủ
- 5. Phá Trận
- 6. Bạo cuồng trạng thái
- 7. Lưu Tinh Chàng Kích
- 8. Lan Thúc Chung Hiện
- 9. Thuỳ Chi Tội
- 10. Tinh Thần Các
- 11. Không gian tháp hãm
- 12. Đằng long đại lục
- 13. Chu Thiên tinh thần đại trận
- 14. Bát Phương Lai Hạ
- 15. Lục đại cự đầu
- 16. Cửu Ngọc kiếm đích Sở tại
- TẬP 8. TẦN VŨ QUY LAI
- 1. Hoàn hương
- 2. Tam huynh đệ tụ thủ.
- 3. Thế khởi.
- 4. Khi man
- 5. Trùng thiên sát ý.
- 6. Sát
- 7. Nghiêm Nhị, truyền ngã lệnh
- 8. Đảm thứ
- 10. Tiểu Lộ
- 11. Tuân Phụng, Tư Đồ Huyết
- 12. Thập niên.
- 13. Hắc sắc thành trì
- 14. Hiểm địa
- 15. Sinh tử thông đạo
- 16. Đệ cửu bả ngọc kiếm địch ủng hữu giả
- TẬP 9. CỬU KIẾM TIÊN PHỦ
- 1. Hồng hoang đích chân chánh thực lực
- 2. Huy thủ sát nhân.
- 3. Nguy cơ ám tàng
- 4. Nguy ky
- 5. Lược thi tiểu kế
- 6. Thiên kiếp đột biến
- 7. Đồ sát nhất tràng.
- 8. Tâm tính thuế biến
- 9. Độ kiếp chi địa
- 10. Đệ lục đạo thiên lôi
- 11. Hộ thân pháp bảo
- 12. Tân đích vũ khí
- 13. Bạo Loạn Tinh Hải chi hung thú
- 14. Huyết nhiễm Tinh Hải
- 15. Huyết tiên Cửu Kiếm tiên phủ
- TẬP 10. NỘ HỎA TRÙNG THIÊN
- 1. Tiên ma tề tụ
- 2. Y Đạt đích yếu cầu
- 3. Mê ảo ma cảnh
- 4. Tần Vũ nhập ma
- 5. Nguyên linh chi khí
- 5. Nguyên linh chi khí
- 6. Hảo đại nhất khối nguyên linh nguyên thạch!
- 7. Trấn phủ thạch bia
- 8. Tư sát sở vị hà
- 9. Nghiên Cơ nương nương
- 10. Nguyên anh tiêu thất
- 11. Thiên Ma huyết vân
- 12. Tối hậu đích thủ
- 13. Nghịch Ương tiên đế
- 14. Đào hoa nguyên, Hoàng tuyền lộ
- 15. Hoàng tuyền tử vong lộ
- 16. Thùy sinh thùy tử?
- 17. Sinh tức tử, tử tức sinh
- 18. Phệ Lôi ấn phù
- 19. Thủy mặc họa
- 20. Li khai tiên phủ
- 21. Hắc Diễm Quân chi giới
- 22. Thanh Hư quan, Thượng Thiên cung
- 23. Lưu tinh lệ chi biến
- 24. Bất tích nhất thiết
- 25. Tứ đại tán tiên lai đoạt bảo
- 26. Tam giới bổn nhất thể
- 27. Chu Hiển
- 28. Ngã bỉ nhĩ canh đổng đắc thiên!
- 29. Kiếm tiên khôi lỗi
- 30. Sinh mệnh chi nguyên lực
- 31. Dao ngôn
- 32. Mặc Kì Lân
- 33. Tán ma Liên Trùng
- 34. Tiền vãng Bằng Ma đảo
- 35. Minh Lương chân nhân quy lai
- 36. Đoạt bảo
- 37. Thần thú đích đẳng cấp
- 38. Tống hà lễ vật
- 39. Phong khởi
- 40. Độ Kiếp trung kì
- 41. Huyền Băng cảnh
- 42. Lĩnh vực chi chiến
- 43. Hầu Phí, Hắc Vũ
- 44. Chấn đãng
- 45. Tử thương vô số
- 46. Tiên ma tư sát
- 47. Nộ Hỏa Trùng Thiên
- 48. Mục tiêu
- TẬP 11. PHÁ KHÔNG
- 1. Chân Dương môn
- 2. Nghi hoặc
- 3. Xung đột bạo phát
- 4. Huyết lưu thành hà
- 5. Đông thiên lí đích nhất bả hỏa
- 6. Thiên Hỏa chân nhân
- 7. Thời khắc hỗn loạn
- 8. Hảo nhất cá Thiên Hỏa đạo hữu
- 9. Không trung lâu các
- 10. Phòng chỉ ngã thuấn di ba
- 11. Liên thủ
- 12. Canh mãnh liệt ta ba
- 13. Sự gia nhập của Bạo Loạn Tinh Hải
- 14. Sứ giả thượng giới
- 15. Phương Điền và Tông Quật
- 16. Đạp thượng Thanh Hư Sơn
- 17. Nhị nhân phá trận
- 18. Phá Thiên đồ đích quy chúc
- 19. Tiên giới sứ giả hạ phàm
- 20. Tài Đại Khí thô
- 21. Bách Tê Lôi ấn phù
- 22. Kiếm tiên đối quyết
- 23. Huyết ma
- 24. Nhất điều tiêu tức
- 25. Man càn
- 26. Tối cường vũ lực đích siêu thần thú
- 27. Thiên kiếp hàng lâm
- 28. Cửu cửu trọng kiếp
- 29. Kiếp hậu dư sinh
- 30. Tề tụ Tuyết Ngư đảo
- 31. Ám trung tranh đấu
- 32. Phách mại Phá Thiên đồ
- 33. Tối hậu đích doanh gia
- 34. Phi thăng, vô nại
- 35. Tam phương hiệp định
- 36. Chân diệc giả giả diệc chân
- 37. Xuất phát
- 38. Man Càn chi nộ
- 39. Tử vong thâm uyên
- 40. Cực địa
- 41. Lưỡng phương hội tụ
- 42. Huyết Linh phù
- 43. Nghịch Ương Cảnh
- 44. Cực địa
- 45. Cực địa
- 46. Thực Lực của Tông Quật
- 47. Phân biệt tiền định
- 48. Tối hậu nhất cá
- 49. Biệt ly
- 50. Nhất miết
- 51. Bạch Huyền Quân
- 52. Thủ Quan Giả
- 53. Vạn Thú Phổ
- 54. Tranh Đoạt Vạn Thú Phổ
- 55. Sư thúc, nhĩ chẩm yêu lai liễu?
- 56. Cao thủ như vân
- 57. Hà khứ hà tòng
- 58. Đệ nhất, đệ nhị, đệ tam
- 59. Nghịch Ương tiên đế tử chi mê
- 60. Lan thúc đích lễ vật
- 61. Truyện tống
- 62. Nhẫn
- 63. Thiên ngoại
- 64. Khả liên
- 65. Hoàng Thạch tinh khổ tu
- 66. Tinh Thần Biến đệ thất cảnh giới
- 67. Thị thuấn di ma?
- 68. Phi thăng tiên ma yêu giới
- TẬP 12. TẦN VŨ
- 1. Phong Nguyệt Tinh
- 2. Tái tạo kinh mạch
- 3. Tam hồn cửu luyện
- 4. Bái kiến
- 5. Truyền tấn linh châu
- 6. Tranh đoạt quyền khống chế
- 7. Hốt du
- 8. Tam thập lục quân
- 9. Sự tình hữu biến
- 10. Quang minh chính đại
- 11. Bế quan
- 12. Ngọc Kiếm Tông lai nhân
- 13. Kiếm đãng bát phương
- 14. Vạn Thú phổ đệ nhị tầng
- 15. Cửu cấp Yêu vương
- 16. Đột lai đích kinh hỉ
- 17. Tần Vũ này, Tần Vũ kia
- 18. Vũ Hoàng chi lệnh
- 19. Cái chết của Hàn Thư
- 20. Huyết sái Phong Nguyệt Tinh
- 21. Bồi táng ba
- 22. Bỏ trốn
- 23. Tập sương
- 24. Chập phục
- 25. Hãm tịnh
- 26. Các phương vân tập
- 27. Đế cấp đích đối chiến
- 28. Nguy cơ
- 29. Giảo cục nhân
- 30. Thần khí "Chuyển Không"
- 31. Vô Danh
- 32. Hoàng tử "Vô Danh"
- 33. Kinh thiên chi chiến
- 34. Túy tửu
- 35. Túy tửu
- 36. Thiên Cương
- 37. Phí Phí đích tấn tức
- 38. Linh hồn tu luyện
- 39. Hắc động chi cảnh
- 40. Tiểu hữu, ngã môn đẳng trứ nhĩ
- 41. Tiểu hữu thị thuỳ
- 42. Lục y thiếu nữ
- 43. Sát nhân
- 44. Nguyên lai thị nhĩ
- 45. Bất tử
- 46. Tiếp liên đăng tràng
- 47. Tôn nữ
- 48. Tam Cá Yếu Cầu
- 49. Khương Lan Giới Nội
- 50. Công thành li khai
- 51. Song đế tiệt sát
- 52. Tiêu thất
- 53. Tiềm Tu Thuế Biến
- 54. Chỉ pháp
- 55. Băng Phong Tông
- 56. Định kế
- 57. Nhất chỉ
- 58. Ám Tinh giới
- 59. Nguyệt Nha Loan
- 60. Kiến diện
- 61. Lão bằng hữu môn
- 62. Thương định
- 63. Toả Nguyên Luyện Hoả trận
- 64. Vũ Hoàng đích nộ hoả
- 65. Tịch tẫn thiên hoả
- 66. Khương Lan Giới đích phòng ngự
- 67. Vô Song Cảnh kiếm
- 68. Tam Đại Yêu Đế
- 69. Ốc Lam đích thừa nặc
- 70. Hoành tảo
- TẬP 13. TAM HUYNH ĐỆ
- 1. Thanh danh viễn bá
- 2. Chúc vu na nhất giới?
- 3. Truyền tấn mật trận
- 4. Thúy vân tinh
- 5. Mê thần đồ quyển
- 6. Yêu giới tam hoàng
- 7. Truyền thừa cấm địa
- 8. Thanh tâm phong
- 9. Thanh hộ vệ
- 10. Tương tụ
- 11. Huynh đệ đồng tâm
- 12. Tiệt sát địa điểm
- 13. Súc thế
- 14. Thần khí hủy
- 15. Nhất quyền
- 16. Ninh tĩnh đích dạ
- 17. Nhất Lộ Hướng Bắc
- 18. Tam huynh đệ tương tụ
- 19. Biến dị siêu cấp thần
- 20. Khủng Long Công Pháp
- 21. Tuế Nguyệt Du Du
- 22. Thiên niên khổ tu
- 23. Hắc Ô tinh
- 24. Kiến Tông Quật
- 25. Cân tung
- 26. Nhất chiến
- 27. Tha thời gian
- 28. Thông cáo thiên hạ
- 29. Tiềm Nhập
- 30. Linh Hồn
- 31. Như hà đảo?
- 32. Hắc Vũ đích thân thế
- 33. Tu luyện trên thiên thạch
- 34. Liên hợp
- 35. Tinh thần không gian
- 36. Động xuân tâm
- 37. Quách Phàm
- 38. Thần kiếp
- 39. Tụ tập tại Phong Loan tinh
- 40. Chính diện giao thủ
- 41. Độ thần kiếp
- 42. Tam trọng thần kiếp
- 43. Sự trừng phạt của Thanh Đế
- 44. Thẹn quá hóa giận
- 45. Triệu tập
- 46. "Tinh Thần Biến" đệ cửu cảnh giới
- 47. Thần hỏa
- TẬP 14. TÂN ĐÍCH QUÂN CHỦ
- 1. Bị phát hiện
- 2. Vũ Hoàng chi tử
- 3. Mê Thần điện
- 4. Cải biến mục tiêu
- 5. Trọng Tụ tinh
- 6. Kim chúc thú
- 7. Tang Nạp thôn
- 8. Thí luyện Ám tinh
- 9. Đế cấp Kim Chúc thú
- 10. Trưởng lão.
- 11. Đản sinh chi mê
- 12. Thân phân kiểm nghiệm
- 13. Tân nhất nhâm Kim Hình Quân
- 14. Xuất phát, thí luyện tinh!
- 15. Ám tinh chi khổ tu
- 16. Nhất nguyên trọng thủy
- 17. Bách niên đích tu luyện
- 18. Linh hồn chi đại viên mãn
- 19. Tha khiếu ‘tả thu mi'
- 20. Diễn luyện côn pháp
- 21. Khương Lan giới tầng thứ hai
- 22. Linh hồn đổng kết
- 23. Tiến vào Mê Thần điện
- 24. Kim Hình quân Hình Viễn
- 25. Cư Dân Bản Địa
- 26. Tam đại quân chủ tề tựu
- 27. Nhập Mê Thần điện
- 28. Mê Thần Điện Nội Điện
- 29. Mê Thần điện chủ nhân đích lưu ngôn
- 30. Nhất can trường thương
- 31. Mê Thần Điện đích quản gia
- 32. Nhĩ hữu linh hồn mạ?
- 33. Khôi lỗi
- 34. Hồi hương
- 35. Nhị ca Tần Chính
- 36. Quy lai
- 37. Lưu Tuyền tinh hệ
- 38. Phụ tử đoàn tụ
- 39. Ân nhân
- 40. Huyền Hi đích tự bạch
- 41. Phá khai phong ấn
- 42. Cải tạo tiên phủ
- 43. Nhĩ đào đắc liễu mạ?
- 44. Tam thập lục trọng điệp lãng?
- 45. Quy hoàn
- 46. Thượng cấp thần nhân
- 47. Khương Nghiên đích thân phận
- 48. Ngân Hoa mỗ mỗ đích cảnh báo
- 49. Lưỡng điều truyền tấn
- 50. Ngộ Long
- 51. Tân đích hy vọng
- 52. Cảm ứng thần kiếp
- 53. Hình Viễn đích thần kiếp
- 54. Vị trí Quân chủ
- 55. Kim Hình linh châu
- 56. Khai mở Khí Vật điện
- 57. Ba kiện hồng mông linh bảo
- 58. "Trận Đạo" cửu bách quyển
- 59. Quy khứ
- 60. Mê Thần Điện đích sủng vật
- 61. Độ thần kiếp
- 62. Tối hậu nhất chiêu
- 63. Hoàn toàn luyện hóa
- 64. Tiên Ma Yêu giới thiên hoàn
- TẬP 15. KHAI THIÊN TÍCH ĐỊA
- 1. Sơ lâm thần giới
- 2. Như thế thần giới
- 3. Phúc bá đích trữ vật giới chỉ
- 4. Tỏa Thần tháp
- 5. Vô cùng thôi diễn
- 6. Địa Để Huyệt Long
- 7. Ba quyển trục màu vàng
- 8. Tinh thần không gian đích biến hóa
- 9. Phù Giác thôn đích cựu nhân
- 10. Bang mang
- 11. Tu luyện giả tại Huyễn Kim Sơn
- 12. Thần Bí Nam Nhân
- 13. Tu La hải
- 14. Hai sự chọn lựa
- 15. Nhất bộ đồng hành
- 16. Trận pháp bát cấp
- 17. Chủ nhân Mê Nhĩ sơn
- 18. Song ngư Mê Nhĩ sơn
- 19. Uy của Hùng Hắc
- 20. Tối cường sát trận
- 21. Tương trì
- 22. Khấu Đầu
- 23. Khai thiên tích địa
- 24. Càn khôn chi cảnh
- 25. Hỏa diễm
- 26. Thần kiếm Xích Huyết
- 27. Độc hồn câu
- 28. Kinh hỷ đích phát hiện
- 29. Nhất cá,hựu nhất cá
- 30. Đàm Cửu
- 31. Bát đại gia tộc
- 32. Uy hiếp
- 33. Tam phương thủ lĩnh
- 34. Quần chiến
- 35. Tàng nặc
- 36. Đột biến
- 37. Thảm lệ cửu diệp hoa liên
- 38. Tàn Tuyết thần thương
- 39. Tiểu Hắc đích tu luyện đạo lộ
- 40. Lộ nhân giai tri
- 41. Bắc Cực Phiêu Tuyết thành
- 42. Tình thế bất diệu
- 43. Hiện thân
- 44. Hiên nhiên đại ba
- 45. Tiền phó hậu kế
- 46. Cuồng thu phó nhân
- 47. Thượng bộ thiên thần xuất hiện
- 48. Trận pháp "Càn Khôn"
- TẬP 16. HÔN NHÂN
- 1. Đạo của ta không đơn độc
- 2. Trận pháp tông sư
- 3. Các phương yêu thỉnh
- 4. Đông Cực Huyễn Kim Sơn
- 5. Điện Phủ
- 6. Tranh đoạt
- 7. Gây hấn
- 8. Thời gian pháp tắc?
- 9. Hoa Liên phân thân biến dị
- 10. Nhân tuyển
- 11. Thủ chiến
- 12. Người đứng đầu sau Thần Vương
- 13. Trường chiến tranh khủng bố nhất thần giới
- 14. Cảnh giới mới
- 15. Vũ trụ sơ thành
- 16. Khương Lan Đệ Tam Tầng
- 17. Tái Kiến Lan Thúc
- 18. Tam thiên tôn
- 19. Cuối cùng cũng gặp lại
- 20. Tuyển Trạch
- 21. Luyện khí chi đạo
- 22. Ngàn vạn lần thí nghiệm
- 23. Số lượng thiên thần khí khủng bố
- 24. "Tàn Tuyết" chung thành
- 25. Kiến nghị
- 26. Tranh luận
- 27. "Phệ linh"
- 28. Tân chủ nhân Mê Thần điện
- 29. Minh ngôn
- 30. Tâm kết
- 31. Nhập Phiêu Tuyết thành
- 32. Gặp mặt
- 33. Ngày chiêu thân
- 34. Tam kiện lễ vật
- 35. Thụ nhân sở thác
- 36. Giai thê
- 37. Kiên trì
- 38. Đề tỉnh của Lôi Phạt thiên tôn
- 39. Bội phục
- 40. Tiêu Diêu thiên tôn
- 41. Hạ hỷ
- 42. Ba kiện linh bảo
- 43. Bình phán
- 44. Phong ba
- 45. Mục tiêu
- 46. Nam Hải khu vực
- 47. Trúc Lâm đảo chủ
- 48. Hải để phủ để
- 49. Thiên địa dị biến
- 50. Tân đích thần vương
- 51. Thối xuất chiêu thân
- 52. Tử huyền phủ
- 53. Bình Phán
- 54. Kinh thán đích lễ vật đại
- 55. Biến đổi bất ngờ
- 56. Khảm phạt
- 57. Tàng khố
- 58. Hồng Mông linh khí?
- 59. Thiên địa động
- 60. Tân đích tượng thần
- 61. Đệ tam cá danh ngạch
- 62. Sính lễ
- 63. Sinh mệnh linh hồn chi lệ
- 64. Tuyên bố
- TẬP 17. THẦN VƯƠNG ĐÍCH HUYẾT
- 1. Phân đạo dương tiêu
- 2. Thệ yếu sát chi
- 3. Công khai
- 4. Tiên ma yêu giới
- 5. Động phòng hoa chúc dạ
- 6. Thực lực đột thăng
- 7. Thông đạo
- 8. Chúc mục
- 9. Linh hồn công kích
- 10. Chu Thông
- 11. Tọa khán chúng thần vương
- 12. Bế quan (1)
- 13. Bế quan (2)
- 14. Thủy mạc
- 15. Khuyến thuyết
- 16. Hỏa Nguyên Linh châu
- 17. Vạn lí giang sơn
- 18. Thánh hoàng quyết liệt
- 19. Lôi Phạt thiên tôn đích hàng lâm
- 20. Tả Thu Mi đích tả tả
- 21. Bắc hải chi cực
- 22. Băng phủ địa ngục
- 23. Đông hải lão quỷ
- 24. Sanh sanh bất tức
- 25. Cao thủ chân chính
- 26. Vũ trụ bổn nguyên
- 27. Thần vương cảnh
- 28. Kiến cơ
- 29. Mê Vụ thành
- 30. Hãn Nhiên Lai Tập
- 31. Đống Kết
- 32. Thần Vương Vẫn Lạc
- TẬP 18. THIÊN TÔN SƠN
- 1. Hàng lâm
- 2. Địa vị
- 3. Phù Điêu Thông Đạo
- 4. Huyền phù đích thạch bản
- 5. Nữ hài Tử Hà
- 6. Nhi tử Tần Tư
- 7. Khắc Lôi Duy Cách
- 8. Nhị ca
- 9. Phù Thế ấn
- 10. Thương Thiên ấn
- 11. Đồ lục
- 12. Thối nhất bộ
- 13. Thệ ngôn
- 14. Huyết hải nữ vương
- 15. Huyền thanh nhất khí côn
- 16. Thân thể đích chàng kích
- 17. Cải biến đột ngột
- 18. Mười năm
- 19. Hậu thổ ấn xuất thế
- 20. Trọng trọng kiếp sát
- 21. Tất cả để cho con
- 22. Chấn nhiếp sát chiêu
- 23. Lại một Tu La thần vương
- 24. Tàn Sát Lạnh Lùng
- 25. Lạt Thủ
- 26. Thối Lui
- 27. Dò hỏi
- 28. Súc thế
- 29. Vạn Dân Ấn xuất thế
- 30. Thánh Hoàng gục ngã
- 31. Thiên tôn xuất thủ
- 32. Thời gian đảo lưu
- 33. Mộc Ngư
- 34. Thông đạo màu đen
- 35. Ngày tàn của các thần vương
- 36. Tiêu Diêu Thiên Tôn
- 37. Kết cục mới
- 38. Thanh tu lão giả
- 39. Xa Hầu Viên
- 40. Thiên Tôn Linh bảo
- 41. Tặng dữ
- 42. Đây là số mệnh
- 43. Phụ thân?
- 44. Thiên Tôn Thị Tha
- 45. Hồng Mông kim bảng (Đại kết cục - Thượng)
- 46. Hồng Mông kim bảng (Đại kết cục - Hạ)
Hồi 74
Giết Vô Cực Tỏ Lòng Nang Ngoã
Đâm Khánh Ky Nổi Tiếng Yêu Ly
Phí Vô Cực đem lòng ghen ghét Bá Khước Uyển, mới cùng với Yên Tương Sư thương nghị, nghĩ ra một kế, nói dối quan lệnh doãn nước Sở là Nang Ngoã rằng :
- Tử Ác (tên tự Bá Khước Uyển) muốn bày tiệc mời ngài, nhờ tôi nói trước để xem ngài có lòng hạ cố đến chăng ?
Nang Ngoã nói :
- Người ta có lòng mời, lẽ nào lại không đi !
Phí Vô Cực lại nói với Bá Khước Uyển rằng :
- Quan lệnh doãn có nói chuyện với tôi, muốn sang chơi uống rượu ở nhà ngài, chẳng hay ngài có vì quan lệnh doãn mà sửa một tiệc rượu được không ?
Bá Khước Uyển không biết là mưu, liền đáp lại rằng :
- Tôi phận hèn chức nhỏ, được quan lệnh doãn quá yêu đến, còn gì vinh hạnh bằng ! Sáng mai tôi xin sửa tiệc để mời quan lệnh doãn, nhờ ngài nói giúp cho.
Phí Vô Cực nói :
- Ngài mời quan lệnh doãn, định dùng thứ gì để kính biếu ?
Bá Khước Uyển nói :
- Tôi không biết quan lệnh doãn ngài thích thứ gì ?
Phí Vô Cực nói :
- Quan lệnh doãn chỉ thích áo giáp và binh khí. Nay thấy các đồ giáp binh ta bắt được của quân Ngô khi trước, ngài được chia một nửa, cho nên muốn uống rượu ở nhà ngài mà nhân tiện mượn xem các đồ giáp binh ấy. Ngài nên cho đem cả ra đây, để tôi chọn xem những cái nào tốt.
Bá Khước Uyển sai đem các đồ giáp binh ra cho Phí Vô Cực xem. Phí Vô Cực chọn những cái tốt nhất, cả thảy được năm mươi chiếc, rồi bảo Bá Khước Uyển rằng :
- Thôi thế cũng là đủ ! ngài cho bày cả ở phía trong cửa, rồi che màn đi, hễ quan lệnh doãn hỏi đến thì mang ra mà dâng, tất nhiên quan lệnh doãn lấy làm quí báu; còn các thứ khác thì quan lệnh doãn không thích gì cả.
Bá Khước Uyển tin là thực, mới mắc màn ở phía trong cửa, bày các đồ giáp binh, rồi nhờ Phí Vô Cực đi mời Nang Ngoã. Khi Nang Ngoã sắp đi, Phí Vô Cực lại nói với Nam Ngoã rằng :
- Lòng người ta không biết đâu mà lường ! Tôi xin sang trước để dò xét xem tình ý thế nào rồi ngài hãy sang.
Phí Vô Cực đi một lúc, chạy hộc trở về, vừa nói vừa thở mà bảo Nang Ngoã rằng :
- Xuýt nữa thì tôi làm hại quan lệnh doãn! Tử Ác mời ngài hôm nay, không phải là lòng tử tế, tất có ý muốn hại ngài. Tôi trông thấy trong màn ở phía bên cửa, có bày các đồ giáp binh. Ngài vô ý mà sang hôm nay, tất nhiên bị hại.
Nang Ngoã nói :
- Ta cùng Tử Ác không có hiềm khích gì, làm sao lại thế ?
Phí Vô Cực nói :
- Kẻ kia cậy được đại vương yêu, muốn thay ngài làm lệnh doãn. Và tôi nghe Tử Ác âm mưu với nước Ngô. Khi quân ta sang cứu ấp Tiềm, các tướng quân nước Ngô có loạn, đem quân sang đánh; Tử Ác ăn tiền của nước Ngô, cho là việc bất nghĩa, rồi bắt quan tả tư mã (tức là Thẩm Doãn Thư) phải rút quân về. Ngày trước nước Ngô nhân nước ta có loạn mà sang đánh, chính là một dịp báo thù, nếu không ăn tiền của Ngô, sao lại chịu rút quân ? Tử Ác mà đắc chí thì nước Sở nguy mất !
Nang Ngoã còn chưa tin, lại sai người khác đi xem. Khi về đều nói trong màn ở phía bên cửa nhà Bá Khước Uyển quả có giáp binh thật. Nang Ngoã nổi giận, liền sai người triệu Yên Tương Sư đến, nói cho biết việc Bá Khước Uyển cùng với Dương Lập Trung, Dương Hoàn và Dương Đà đồng mưu với nhau đã lâu, vẫn muốn cầm quyền chính nước Sở.
Nang Ngoã nói :
- Nó là một đứa thất phu ở nước khác đến (Bá Khước Uyển là con Bá Châu Lê. Bá Châu Lê vốn trước là quan nước Tấn sang đầu nước Sở), mà lại dám làm loạn, ta quyết đâm chết mới nghe.
Nang Ngoã liền tâu với Chiêu vương, sai Yên Tương Sư đem quân đến bắt Bá Khước Uyển. Bá Khước Uyển biết là mắc lừa Phí Vô Cực, bèn đâm cổ mà chết. Con Bá Khước Uyển là Bá hi sợ hãi bỏ trốn. Nang Ngoã truyền đốt nhà Bá Khước Uyển. Người trong thành không ai chịu đốt. Nang Ngoã càng giận lắm, liền hạ lệnh rằng :
- Ai không chịu đốt nhà Bá Khước Uyển thì cùng bắt tội.
Người trong thành ai cũng biết Bá Khước Uyển là người hiền, nhưng vì có lệnh của Nang Ngoã, đều phải cầm một nắm rơm, ném vào nhà Bá Khước Uyển. Nang Ngoã truyền cho quân sĩ vây kín nhà Bá Khước Uyển. Chỉ trong chốc lát, cả nhà Khước Uyển hoá ra tro cả. Nang Ngoã giết hết vây cánh của Bá Khước Uyển lại bắt cả Dương Lập Trung, Dương Hoàn, và Dương Đà, vu cho tội thông mưu với Ngô, đem giết chết. Người trong nước ai cũng thương là oan.
Một hôm, Nang Ngoã nhân đêm sáng trăng, trèo lên lầu chơi, nghe văng vẳng bên tai có tiếng hát ở phía ngoài chợ. Bài hát như sau :
“Đừng ai bắt chước Bá Khước Uyển, trung mà bị Oan Tấm thân đã uổng, nắm xương cũng tàn !
Nước Sở không có vua, chỉ có họ Phí và họ Yên !
Quan lệnh doãn khác nào tượng gỗ, bị chúng sai khiến Trời có thấu chăng ? Báo ứng hiển hiện ! “ Nang Ngoã vội vàng sai người đi dò xét, xem ai hát thì thấy trong phố xá nhà nào cũng bày đèn hương nghi ngút để cúng lễ. Hỏi ra mới biết, là dân chúng cúng Bá Khước Uyển, vì trung mà bị Oan, cầu cho được thấu đến trời. Người nhà về báo với Nang Ngoã. Nang Ngoã mới vào hỏi các quan trong triều. Bọn công tử Thân đều nói Bá Khước Uyển không có tư thông với Ngô bao giờ. Nang Ngoã có ý hối. Thẩm Doãn Thư nghe nói người trong nước đều nguyền rủa quan lệnh doãn, mới bèn vào cung bảo Nang Ngoã rằng :
- Người trong nước ai cũng oán ngài, ngài có biết không ? Phí Vô Cực là một kẻ dèm pha ở nước Sở này, cùng với Yên Tương Sư kết làm vây cánh với nhau, lập mưu đuổi Triều Ngô và Sái hầu Chu :
lại xui tiên vương làm những điều càn dỡ, để đến nỗi thế tử Kiến chết tại đất ngoài. Trước hắn đã làm cho cha con Ngũ Xa chết oan, nay lại làm cho Bá Khước Uyển cùng ba họ Dương đều chết oan cả. Người trong nước oán hai người ấy đến xương tuỷ, đều đổ lỗi là tại ngài dung túng và ai cũng nguyền rủa ngài. Một mai nước Sở có việc gì thì giặc nổi mặt ngoài, dân phản mặt trong, tôi lấy làm nguy cho ngài lắm! Chi bằng ngài trừ lũ ấy đi thì mới yên việc được.
Nang Ngoã sợ hãi, đang ngồi đứng dậy mà bảo Thẩm Doãn Thư rằng :
- Đó thật là điều lỗi của tôi ! Xin quan tư mã giúp tôi một tay để trừ bỏ hai thằng giặc ấy.
Thẩm Doãn Thư nói :
- Nếu vậy thì phúc cho nước nhà lắm, tôi xin vâng mệnh.
Thẩm Doãn Thư bèn sai người truyền bá cho dân trong nước biết rằng :
- Qaun tả doãn (tức là Bá Khước Uyển) bị chết oan đều là tại Phí Vô Cực và Yên Tương Sư, quan lệnh doãn đã rõ mưu gian ấy, nay định đem quân đi đánh. Dân trong nước ai muốn theo thì cho đi.
Thẩm Doãn Thư nói chưa dứt lời, dân trong nước đều đua nhau cầm binh khí đi trước. Nang Ngoã kể tội Phí Vô Cực và Yên Tương Sư, rồi bắt đem chém, bêu đầu ở ngoài chợ. Người trong nước không đợi quan lệnh doãn truyền bảo, đều tranh nhau đem lửa đốt nhà Phí Vô Cực và Yên Tương Sư. Nang Ngoã lại giết hết vây cánh Phí Vô Cực và Yên Tương Sư, từ bấy giờ người trong nước mới không oán giận nữa.
Vua nước Ngô là Hạp Lư hỏi Ngũ Viên rằng :
- Ta muốn cho nước được cường thịnh để tranh nghiệp bá, nên làm thế nào ?
Ngũ Viên sụp lạy, rồi ứa nước mắt mà đáp rằng :
- Tôi là một kẻ tội nhân ở nước Sở, cha và anh tôi bị Oan, chết chẳng ai chôn, giỗ chẳng ai cúng, nên tôi phải đem thân sang đây để trông nhờ đại vương. Đại vương không bắt tội, là may rồi, khi nào lại còn dám dự đến chính sự của nước Ngô.
Hạp Lư nói :
- Không có nhà ngươi thì ta còn phải chịu nhục ở dưới kẻ khác, nay nhờ nhà ngươi chỉ bảo mà được thế này, còn định đem chính sự trong nước phó thác cho nhà ngươi, cớ sao đang nửa chừng mà nhà ngươi lại có ý chán, hoặc là nhà ngươi cho ta không đáng giúp hay sao ?
Ngũ Viên nói :
- Không phải thế ! Tôi nghe nói người thân bao giờ cũng hơn người sơ, người gần bao giờ cũng hơn người xa. Tôi là một kẻ lưu lạc ở nước khác đến, có đâu lại dám ở trên các mưu thần nước Ngô! Huống chi cái thù lớn của tôi chưa báo được thì lòng tôi bối rối, còn nghĩ ra được mưu kế gì ?
Hạp Lư nói :
- Mưu thần nước Ngô không ai bằng nhà ngươi, nhà ngươi chớ nên từ chối. Khi công việc nước ta được tạm yên, ta sẽ vì nhà ngươi báo thù. Nhà ngươi muốn thế nào, ta xin theo ý.
Ngũ Viên nói :
- Bây giờ đại vương muốn thế nào ?
Hạp Lư nói :
- Nước ta ở xếch về phía đông nam, đất thấp mà ẩm, lại có cái nạn nước bể, ruộng nương không mở mang ra được, nhân dân không vững lòng để làm ăn. Nay muốn cho nước cường thịnh thì nên thế nào ?
Ngũ Viên nói :
- Dân có yên ổn thì nước mới được cường thịnh, cho nên phải làm thế nào để mặt trong có thể giữ dân mà mặt ngoài có thể đánh giặc được. Muốn như vậy thì phải làm cho thóc lúa đầy đủ trong kho, phải sửa sang thành quách và luyện tập binh mã.
Hạp Lư nói :
- Nhà ngươi nói phải lắm ! Vậy thì việc ấy ta giao cho nhà ngươi.
Ngũ Viên liền đi xem ngắm hình thế, chọn được một nơi đất tốt ở phía đông bắc núi Cô Tô. Tức thì đắp một cái thành lớn, rộng bốn mươi bảy dặm, chia làm tám cửa như sau :
Bản Môn và Xà Môn ở phía nam; Tề Môn và Bình Môn ở phía bắc; Lâu Môn và Tượng Môn ở phía đông; Xương Môn và Tư Môn ở phía tây. Thành quách đã đắp xong rồi, Ngũ Viên đón Hạp Lư thiên đô vào đấy, rồi tuyển mộ quân sĩ, dạy cho biết những phép chiến trận. Lại đắp một cái thành nữa ở phía nam Phượng Hoàng sơn, để phòng giữ nước Việt, gọi là Nam Vũ thành. Hạp Lư cho lưỡi “Ngư Trường” (tức là lưỡi gươm truy thủ mà Chuyên Chư đâm Vương Liêu) là vật chẳng lành, mới bỏ vào hòm, phong kín lại mà không dùng đến nữa; lại đắp một cái thành ở Ngưu Thủ sơn, đúc mấy nghìn thanh kiếm, gọi là Biển Chư. Lại tìm được người nước Ngô tên gọi Can Tương, cùng học một thầy với Âu Giả Sác. Can Tương đi tìm những kim loại, thiêt loại tinh anh, rồi chọn ngày chọn giờ, sai các đồng nam và đồng nữ cả thảy ba trăm người, ngày đêm đốt than, nấu suốt ba tháng, mà vàng và sắt đều không chảy. Can Tương không biết vì cớ làm sao. Người vợ là nàng Mạc Gia bảo Can Tương rằng :
- Thần vật, tất phải đợi sinh khí của con người mới thành được. Nay phu quân đúc kiếm, trong ba tháng không xong, hoặc giả thần vật còn phải đợi sinh khí của con người đó chăng ?
Can Tương nói :
- Ngày xưa thầy ta cũng đúc mãi không thành kiếm, rồi hai vợ chồng đều nhảy vào trong lò, bấy giờ mới thành; về sau ai đúc kiếm ở chân núi ấy cũng phải làm lễ tế lò, mới dảm mở ra. Nay ta đúc mãi không được, hay là cũng phải như thế !
Nàng Mạc Gia nói :
- Thầy ta còn bỏ thân để đúc nên kiếm thần, sao ta lại không bắt chước.
Nàng Mạc Gia liền tắm gội sạch sẽ ra đứng ở cửa lò, rồi sai các đồng nam và đồng nữ kéo bễ đốt than. Khi lửa cháy dữ thì nàng Mạc Gia nhảy vào trong lò. Được một lúc, vàng và sắt đều chảy ra cả, đúc nên được hai thanh kiếm :
thanh đúc trước đặt tên là Can Tương, thanh đúc sau, đặt tên là Mạc Gia. Can Tương giấu thanh đúc trước (tức thanh kiếm Can Tương) đi, rồi đem thanh kiếm Mạc Gia đến dâng Hạp Lư. Hạp Lư cầm thanh kiếm chém thử vào viên đá, viên đá tức thì đứt đôi ra. Hạp Lư thưởng cho Can Tương một trăm nén vàng.
Sau Hạp Lư biết là Can Tương giấu mất một thanh kiếm, sai người đến đòi, và bảo nếu không chịu trả thì sẽ bị giết. Can Tương đem thanh kiếm ra xem. Thanh kiếm ở trong bao nhảy ra, hoá thành con rồng xanh. Can Tương cưỡi con rồng xanh ấy bay lên trời mất. Sứ giả về nói với Hạp Lư. Hạp Lư thở dài, từ bấy giờ càng quý thanh kiếm Mạc Gia lắm. Thanh kiếm Mạc Gia sau không biết về đâu mất. Cách hơn sáu trăm năm, đến triều nhà Tấn, có quan thừa tướng tên gọi Trương Hoa trông thấy trên trời có khí lạ, liền triệu một người giỏi thiên văn là Lôi Hoán đến hỏi. Lôi Hoán nói :
- Đó là cái tinh của bảo kiếm, ở về địa phận Phong Thành.
Trương Hoa tức khắc bổ cho Lôi Hoán làm huyện lệnh ở Phong Thành. Lôi Hoán đào nền nhà ngục, bắt được cái hòm bằng đá, dài hơn sáu thước, mở ra xem, trong có hai thanh kiếm, dùng thứ đất ở núi Tây Sơn mà đánh thì ánh sáng rực rỡ. Lôi Hoán đưa một thanh kiếm cho Trương Hoa, còn một thanh nữa lưu lại để dùng. Trương Hoa xem thanh kiếm rồi bảo rằng :
- Đây tức là thanh kiếm Can Tương, còn thanh kiếm Mạc Gia đi đâu mất. Tuy vậy mà thần vật thế nào rồi cũng lại hợp với nhau.
Sau Lôi Hoán và Trương Hoa cùng đeo kiếm đi qua bến Diên Bình, tự nhiên hai thanh kiếm nhảy xuống nước mất, vội vàng sai người lặn tìm, thì thấy có hai con rồng ngũ sắc vểnh râu trừng mắt, làm cho người ấy sợ mà trở về. Từ bấy giờ mất tích hai thanh kiếm ấy.
Vua nước Ngô là Hạp Lư quý thanh kiếm Mạc Gia lắm. Lại thuê người làm cái kim câu (lưỡi gươm cong queo) ai làm giỏi thì được thưởng trăm nén vàng.
Người trong nước đua nhau làm kim câu dễ dàng. Có một người câu sư (người thợ làm kim câu) tham giải thưởng to, giết chết hai con, lấy máu tưới vàng, đúc thành hai cái kim câu, đem dâng Hạp Lư. Qua mấy ngày nữa, câu sư đến cửa xin lĩnh thưởng. Hạp Lư hỏi :
- Người ta dâng kim câu nhiều lắm, sao một mình nhà ngươi dám đến lĩnh thưởng ? Cái kim câu của nhà ngươi có khác gì không ?
Câu sư nói :
- Tôi muốn được thưởng, đã giết chết hai con để đúc thành hai cái kim câu ấy, người khác bì thế nào được !
Hạp Lư truyền đem hai cái kim câu ấy ra xem. Các thị vệ tâu rằng :
- Hai cái kim câu ấy đã bỏ lẫn vào trong đám kim câu khác, trông giống nhau lắm, không thể chọn lấy riêng ra được.
Câu sư nói :
- Xin đại vương cho tôi xem.
Thị vệ đem cả đống kim câu ra để ở trước mặt câu sư. Câu sư cũng không biết cái nào mà chọn, mới gọi tên hai đứa con mà nói rằng :
- Ngô Hồng và Hổ Kê ơi! Ta ở đây, sao hai con không hiển linh ở trước mặt đại vương ?
Câu sư nói chưa dứt lời thì hai cái kim câu ở trong đống nhảy ra, ấp vào ngực câu sư. Hạp Lư kinh sợ mà bảo rằng :
- Ừ, thế thì nhà ngươi nói thực !
Hạp Lư liền thưởng cho câu sư một trăm nén vàng. Từ bấy giờ Hạp Lư cũng quý hai cái kim câu ấy như thanh kiếm Mạc Gia, đeo luôn ở trong mình.
Bấy giờ Bá Hi nước Sở sợ tội chạy trốn, nghe nói Ngũ Viên đã làm quan ở nước Ngô, mới trốn sang nước Ngô, vào yết kiến Ngũ Viên. Hai người nhìn nhau mà khóc, rồi Ngũ Viên đưa Bá Hi vào yết kiến Hạp Lư. Hạp Lư hỏi Bá Hi rằng :
- Nước ta ở về nơi hẻo lánh xứ Đông Hải này mà nhà ngươi chẳng quản xa xôi, cố tìm tới, tất cũng có nghĩ được điều gì hay để bảo ta chăng ?
Bá Hi nói :
- Đời ông (Bá Châu Lê) và đời cha (Bá Khước Uyển) tôi vẫn một lòng tận trung với Sở. Nay cha tôi không có tội gì mà bị giết oan, tôi phải bơ vơ chạy trốn, nghe nói đại vương là người cao nghĩa, đã thu dùng Ngũ Viên, cho nên tôi đem thân tới đây, sống chết cũng ở trong tay đại vương vậy.
Hạp Lư có lòng thương, cho làm quan đại phu, để cùng với Ngũ Viên cùng bàn việc nước. Quan đại phu nước Ngô là Bị Ly hỏi riêng Ngũ Viên rằng :
- Ngài nghĩ thế nào mà tin Bá Hi như vậy ?
Ngũ Viên nói :
- Sự Oan uổng của Bá Hi, cũng chẳng khác gì sự Oan uổng của tôi. Tục ngữ có câu rằng :
“đồng bệnh tương liên” (cùng bệnh thì thương nhau), hẳn ngài chẳng còn lạ gì điều ấy.
Bị Ly nói :
- Ngài chỉ biết mặt ngoài chưa biết mặt trong. Tôi trông Bá Hi, mắt nhìn như mắt chim ưng, chân đi như dáng con hổ, thế là người tham nịnh tàn ác, chớ nên đến gần. Nếu người ấy được trọng dụng thì tất luỵ đến ngài.
Ngũ Viên không cho là phải, cùng với Bá Hi cùng thờ vua Ngô.
Lại nói chuyện công tử Khánh Ky trốn sang ở Ngải Thành, chiêu nạp kẻ hào kiệt, kết liên với lân quốc, muốn đợi thời để về nước Ngô đánh báo thù. Hạp Ly nghe tin ấy, bảo Ngũ Viên rằng :
- Việc Chuyên Chư ngày trước, thật ta nhờ sức nhà ngươi. Nay Khánh Ky lại muốn báo thù, ta ăn không biết ngon, nằm không được yên, nhà ngươi nên vì ta mà nghĩ giúp mưu kế.
Ngũ Viên nói :
- Tôi cùng với đại vương mưu việc giết Vương Liêu, cũng đã là bất trung rồi; nay lại mưu giết cả con Vương Liêu nữa, thế thì còn trời đất nào !
Hạp Lư nói :
- Ngày xưa vua Vũ vương nhà Chu đánh vua Trụ, lại giết cả Vũ Canh (con vua Trụ), người nhà Chu chẳng thấy ai chê cả. Nếu Khánh Ky hãy còn thì cũng như là Vương Liêu chưa chết, nhà ngươi chớ nên vì được điều nhỏ mọn mà gây nên cái tai vạ về sau. Ta phải có một tay như Chuyên Chư nữa thì việc này mới xong được ! Nhà ngươi tìm tòi những kẻ trí dũng kể đã lâu ngày, vậy nhà ngươi có biết ai không ?
Ngũ Viên nói :
- Khó nói lắm! Tôi có quen một người bé nhỏ, có thể bàn mưu được.
Hạp Lư nói :
- Khánh Ky sức khoẻ lắm, một người bé nhỏ thì làm gì nổi ?
Ngũ Viên nói :
- Người này dẫu bé nhỏ, nhưng sức khoẻ địch nổi muôn người.
Hạp Lư hỏi :
- Người nào thế ? Tại sao nhà ngươi biết là giỏi, thử nói ta nghe ?
Ngũ Viên nói :
- Người ấy họ là Yêu, tên là Ly, là người nước Ngô. Ngày xưa tôi thấy hắn dám nhiếc mắng một người tráng sĩ tên gọi Tiêu Khâu Tố, cho nên biết là người giỏi.
Hạp Lư hỏi :
- Việc người ấy mắng nhiếc một người tráng sĩ thế nào ?
Ngũ Viên nói :
- Tiêu Khâu Tố vốn người Đông Hải, có người bạn làm quan chết ở Ngô. Tiêu Khâu Tố sang Ngô để viếng bạn, đi qua bến Hoài Tân, toan cho ngựa xuống uống nước. Người giữ bến bảo Tiêu Khâu Tố rằng :
Con sông này có thuỷ thần, trông thấy ngựa thì hay bắt mất, ông đừng cho ngựa xuống uống nước”. Tiêu Khâu Tố nói :
“Có tráng sĩ đứng đây, thuỷ thần nào dám hiện lên”. Tiêu Khâu Tố liền sai người nhà dắt ngựa xuống sông cho uống nước. Qủa nhiên, con ngựa ấy rít lên mà sa xuống nước mất. Người giữ biến nói :
“Thuỷ thần bắt mất ngựa của ông rồi!” Tiêu Khâu Tố nổi giận, xoay trán người ra, rồi cầm kiếm nhảy xuống nước, để đánh nhau với thuỷ thần. Thuỷ thần hoá phép nổi sóng rất dữ dội, mà không làm gì nổi Tiêu Khâu Tố. Cách ba ngày ba đêm, Tiêu Khâu Tố ở dưới nước nổi lên, bị thần đánh mù mất một mắt. Khi đến nước Ngô, vào viếng tang người bạn, Tiêu Khâu Tố dửng dưng tự đắc thuật lại chuyện đánh thuỷ thần, có vẻ lên mặt với mọi người, thái độ không được khiêm tốn. Bấy giờ Yêu Ly cũng ngồi ở đấy, có ý bất bình, bèn bảo Tiêu Khâu Tố rằng :
“Nhà ngươi lên mặt với mọi người, muốn tự đắc là dũng sĩ đó chăng ? Ta nghe nói kẻ dũng sĩ đã đánh nhau với ai, chẳng thà chết chứ không chịu nhục; nay nhà ngươi đánh nhau với thuỷ thần, chịu mất ngựa không lấy lại được, lại bị hỏng mất một mắt, nghĩ nên hổ thẹn biết dường nào, thế mà còn đeo đẳng cái thân sống thừa, thế là đồ vô dụng ở trong khoảng trời đất, còn mặt mũi nào trông thấy ai nữa!” Tiêu Khâu Tố bị nhục, có ý hổ thẹn, nín lặng không nói gì cả, rồi cáo từ lui ra. Chiều hôm ấy, Yêu Ly về nhà nói chuyện với vợ rằng :
“Hôm nay ta làm nhục một kẻ dũng sĩ là Tiêu Khâu Tố ở trong một đám tang, hắn căm tức vô cùng ! Đêm nay thế nào hắn cũng đến báo thù. Ta nên nằm sẵn ở giữa nhà để đợi hắn đến. Nàng chớ có đóng cửa.” Người vợ vốn biết dũng khí của chồng mới theo lời chồng bỏ ngõ cửa. Qủa nhiên Tiêu Khâu Tố nửa đêm hôm ấy giắt dao đến nhà Yêu Ly, trông thấy cửa ngỏ, mới đi thẳng vào, thấy Yêu Ly rũ tóc nằm ở phía dưới cửa sổ. Yêu Ly thấy Tiêu Khâu Tố đến, cứ nghiêm nhiên mặc kệ, không thèm cựa quậy, cũng không có ý sợ hãi. Tiêu Khâu Tố cầm dao kề vào cổ Yêu Ly mà kể tội rằng :
“Nhà ngươi có ba điều đáng chết, đã biết hay chưa ? Yêu Ly nói :
“Chưa biết”. Tiêu Khâu Tố nói :
“Nhà ngươi làm nhục ta trong đám tang, đó là một điều đáng chết; khi về nhà lại không biết lo xa, dám bỏ ngỏ cửa , đó là hai điều đáng chết; trông thấy ta mà không chạy trốn, đó là ba điều đáng chết. Thế thì tự nhà ngươi muốn chết, còn oán gì ta nữa !”. Yêu Ly nói :
“Ba điều ấy cũng chưa đáng chết, nhưng nhà ngươi có ba điều hèn, đã biết chưa ?” Tiêu Khâu Tố nói :
“Chưa biết”. Yêu Ly nói :
“ Ta làm nhục nhà ngươi trong đám đông người, mà nhà ngươi không dám nói lại một câu nào, đó là một điều hèn; nhà ngươivào nhà ta mà không lên tiếng, có ý lẻn trộm, đó là hai điều hèn; cầm dao kề vào cổ ta rồi mới nói khoác, đó là ba điều hèn. Nhà ngươi có ba điều hèn ấy, lại còn trách ta thì thật là đáng khinh lắm !” Tiêu Khâu Tố bèn rút dao lại mà khen rằng :
“Kể cái vũ dũng của ta, đời không mấy kẻ bàng, mà Yêu Ly lại còn hơn ta, thế thì thật là một dũng sĩ ! Nếu ta giết người dũng sĩ thì mang tiếng với đời, mà không giết thì ta cũng khó lòng mà gọi là vũ dũng được !” Tiêu Khâu Tố nói xong, liền ném dao xuống đất, đập đầu vào cửa sổ mà chết.
Ngũ Viên lại nói với Hạp Lư rằng :
- Trong khi Tiêu Khâu Tố đến viếng tang, tôi cũng có ngồi đấy, nên tôi biết rõ. Như thế, không phải là Yêu Ly sức khoẻ địch nổi muôn người sao ?
Hạp Lư nói :
- Nhà ngươi triệu đến đây cho ta.
Ngũ Viên đến gặp Yêu Ly và bảo rằng :
- Vua Ngô mến cái tài của nhà ngươi, muốn được gặp mặt.
Yêu Ly kinh sợ mà nói rằng :
- Ta là người thường dân hèn mọn, có tài giỏi gì mà dám ứng triệu.
Ngũ Viên hai ba lần giải bày những tình ý kính mến của vua Ngô, Yêu Ly mới theo Ngũ Viên vào triều. Hạp Lư lúc trước nghe Ngũ Viên khoe tài của Yêu Ly vẫn tưởng là người khôi ngô lạ thường, đến lúc trông thấy Yêu Ly hình thù thấp bé, mặt mũi xấu xa, có ý không bằng lòng, mới hỏi Yêu Ly rằng :
- Ngũ Viên nói Yêu Ly là dũng sĩ, có phải nhà ngươi đó chăng ?
Yêu Ly nói :
- Tôi bé nhỏ không có sức khoẻ, gió thổi mạnh thì ngã, nhưng đại vương muốn sai gì, tôi cũng xin cố làm !
Hạp Lư nín lặng, không nói gì cả. Ngũ Viên biết ý, liền tâu rằng :
- Con ngựa hay không cần to lớn, quí hồ sức khẻ, có thể mang nặng đi xa được thì thôi. Yêu Ly hình dáng dẫu xấu, nhưng tài trí lạ thường, nếu không dùng người ấy thì không thể thành sự được, xin đại vương chớ bỏ hoài !
Hạp Lư truyền dẫn Yêu Ly vào trong hậu cung và cho ngồi. Yêu Ly nói :
- Tôi xem ý đại vương, chắc là lo nghĩ về công tử Khánh Ky. Tôi có thể giết chết hắn được.
Hạp Lư cười mà bảo rằng :
- Khánh Ky sức khoẻ như voi, chạy nhanh hơn ngựa, ta e rằng nhà ngươi không địch nổi!
Yêu Ly nói :
- Giết được người ta, cốt ở trí khôn, không ở sức khoẻ, tôi được đến gần Khánh Ky thì giết hắn như cắt tiết con gà mà thôi.
Hạp Lư nói :
- Khánh Ky là người tài trí, vẫn hay chiêu nạp những kẻ vong mệnh (những người có tội đi trốn) ở bốn phương, thấy nhà ngươi là người khách ở nước Ngô đến, khi nào lại quá tin mà cho nhà ngươi đến gần ?
Yêu Ly nói :
- Khánh ky đã hay chiêu nạp những kẻ vong mệnh, định mưu hại nước Ngô, thì tôi xin giả cách làm một người có tội trốn đi. Xin đại vương hãy giết vợ con tôi, chặt cánh tay phải của tôi. Khánh Ky tất phải tin tôi mà cho đến gần, như thế mới có thể nên việc được !
Hạp Lư ngậm ngùi nói :
- Nhà ngươi không có tội gì, ta nỡ nào làm hại nhà ngươi như thế !
Yêu Ly nói :
- Tôi nghe nói vui vợ con mà không biết hết đạo thờ vua thì không gọi là trung được; ham cửa nhà mà không biết lo việc giúp vua thì không gọi là nghĩa được. Nếu tôi được nên danh trung nghĩa thì dẫu chết sạch cả nhà, cũng được thoa? lòng.
Ngũ Viên đứng bên cạnh, cũng nói với Hạp Lư rằng :
- Yêu Ly vì nước quên nhà, vì chủ quên mình, thế mới thật là bậc hào kiệt. Khi đã nên việc rồi, đại vương sẽ truy tặng cho vợ con y, để lưu danh tiếng về sau, thế là được !
Hạp Lư thuận cho. Ngày hôm sau, Ngũ Viên cùng Yêu Ly vào triều. Ngũ Viên xin cử Yêu Ly làm tướng, đem quân đi đánh Sở. Hạp Lư mắng rằng :
- Ta xem sức Yêu Ly, dẫu đánh một đứa trẻ con, cũng vị tất đã nổi, huống chi là đánh Sở ! Và ngày nay công việc trong nước mới yên, ta không muốn động binh.
Yêu Ly nói :
- Nếu vậy đại vương bất nhân quá! Ngũ Viên giúp đại vương được nước Ngô, mà đại vương khơng báo thù hộ cho Ngũ Viên hay sao?
Hạp Lư nổi giận mắng rằng :
- Nhà ngươi là một đứa gia nhân, biết đâu được việc lớn trong nước, sao lại dám đương triều nói hỗn với ta như vậy!
Nói xong truyền cho lực sĩ bắt Yêu Ly đem chặt một cánh tay phải đi, rồi giam vào trong ngục. Lại sai người bắt giam cả vợ con Yêu Ly nữa. Ngũ Viên thở dài mà lui ra. Triều thần đều không biết chủ ý thế nào cả. Mấy hôm, Ngũ Viên mật truyền cho quân canh ngục phải khoản đãi Yêu Ly. Yêu Ly thừa cơ lẻn trốn, gặp ai cũng kể những nổi oan khổ, rồi tìm đến nước Vệ, vào yết kiến công tử Khánh Ky. Khanh Ky nghĩ là nói dối, không nhận cho theo. Yêu Ly cởi áo ra cho Khánh Ky xem. Khánh Ky trông thấy cụt một cánh tay phải, mới tin là thực, liền hỏi rằng :
- Vua Ngô đã giết vợ con nhà ngươi, chặt cánh tay nhà ngươi, may nhà ngươi định theo ta làm gì?
Yêu Ly nói :
- Tôi nghe nói vua Ngô giết thân phụ công tử mà cướp mất ngôi vua, nay công tử kết liên với chư hầu, định về đánh báo thù, vậy tôi đem cái thân sống thừa này đến theo công tử, tôi đã biết rõ hết tình hình nước Ngô; với cái tài của công tử mà công tử lại dùng tôi làm hướng đạo thì chắc có thể về nước được. Công tử báo thù cho thân phụ, tôi cũng báo thù cho vợ con tôi.
Khánh Ky nghe nói, vẫn chưa lấy làm tin lắm. Được ít lâu, có người tâm phúc của Khánh Ky đi thăm ở nước Ngô về, đem việc vợ con Yêu Ly bị đốt ở giữa chợ, thuật lại cho Khánh Ky nghe. Khánh Ky mới thực lòng tin dùng Yêu Ly, hỏi Yêu Ly rằng :
- Ta nghe nói vua Ngô dùng Ngũ Viên và Bá Hi làm mưu chủ, luyện binh tuyển tướng, trong nước cường thịnh lắm, mà ta thì quân ít sức yếu, làm thế nào mà bảo thủ được ?
Yêu Ly nói :
- Bá Hi là đồ vô mưu, không lo gì người ấy; chỉ có một mình Ngũ Viên là trí dũng kiêm toàn, nhưng nay cũng đã có hiềm khích với vua Ngô rồi.
Khánh Ky nói :
- Ngũ Viên là ân nhân của vua Ngô, nay vua tôi nước Ngô đang tương đắc với nhau, sao bảo là có hiềm khích ?
Yêu Ly nói :
- Công tử mới biết một mà chưa biết hai. Ngũ Viên sở dĩ tận trung với vua Ngô là muốn mượn quân để đánh Sở mà báo thù cho cha anh, nay Sở Bình vương đã chết, Phí Vô Cực cũng chết, mà vua Ngô thì an hưởng phú quí, chẳng nghĩ đến việc báo thù cho Ngũ Viên. Tôi vì cớ nói giúp cho Ngũ Viên mà bị vua Ngô làm hại, tôi chắc rằng trong lòng Ngũ Viên cũng oán vua Ngô lắm ! Tôi trốn thoát được, cũng là nhờ cái công chu toàn của Ngũ Viên đó! Ngũ Viên có dặn tôi rằng :
“Đi chuyến này, thử dò xem ý công tử thế nào, nếu công tử chịu vì tôi báo thù thì tôi xin làm nội ứng cho công tử, để chuộc lại cái tội đồng mưu với vua Ngô năm xưa!” Nếu công tử không nhân dịp này đem quân về đánh, lại để cho vua tôi hắn lại liên hợp với nhau thì tôi dám nói quyết rằng cái thù của công tử và của tôi, chẳng còn ngày nào báo được.
Yêu Ly nói xong, khóc rầm lên rồi toan đập đầu vào vách mà chết. Khánh Ky vội vàng ôm lại mà bảo rằng :
- Khoan đã ! Ta xin theo lời nhà ngươi. Ta xin theo lời nhà ngươi!
Nói xong liền đem Yêu Ly về Ngãi Thành, dùng làm tâm phúc, sai luyện tập quân sĩ và sửa sang thuyền bè, định trong ba tháng nữa thì theo dòng sông mà tiến sang đánh quân Ngô. Khánh Ky và Yêu Ly cùng ngồi một thuyền. Khi đi đến giữa dòng, thuyền sau còn đi cách xa, Yêu Ly bèn nói với Khánh Ky rằng :
- Công tử nên ngồi lên mũi thuyền để ra lệnh cho quân sĩ.
Khánh Ky lên ngồi ở mũi thuyền. Yêu Ly chỉ còn một tay, cầm cái giáo ngắn đứng hầu. Bỗng giữa sông nổi lên một trận gió. Yêu Ly quay mình đứng về đầu gió, mượn sức gió thổi, cầm giáo đâm suốt vào bụng Khánh Ky, ngọn giáo thò ra phía sau lưng. Khánh Ky xách ngược Yêu Ly lên, dìm đầu xuống nước ba lần, rồi lại ẵm lên để lên trên đầu gối cúi nhìn mà cười, và bảo rằng :
- Thiên hạ lại còn có kẻ dũng sĩ này dám cả gan đâm ta ! Quân sĩ toan xúm lại để đâm Yêu Ly, Khánh Ky gạt đi mà bảo rằng :
- Người này là dũng sĩ! Chớ nên trong một ngày để chết hai dũng sĩ của thiên hạ. Đừng giết hắn làm gì, nên tha cho hắn về Ngô để tỏ lòng trung của hắn!
Khánh Ky đẩy Yêu Ly xuống dưới chân, rồi giơ tay rút ngọn giáo ra. Máu chảy như xối, Khánh Ky chết.