MỤC LỤC
- TẬP 1. LƯU TINH
- 1. Tần Vũ
- 2. Quyết Tâm
- 3. Dạ Đàm
- 4. Phụ Tử
- 5. Tu Luyện Công Pháp Bí Tàng
- 6. Duy Nhất Đích Tuyển Trạch
- 7. Trạch Sư
- 8. Triệu Vân Hưng
- 9. Tinh Tú
- 10. Cực Hạn Huấn Luyện (1)
- 11. Cực Hạn Huấn Luyện (2)
- 12. Thự Quang (1)
- 13. Thự Quang (2)
- 14. Cực Tốc Thuế Biến (1)
- 15. Cực Tốc Thuế Biến (2)
- 16. Cực Tốc Thuế Biến (3)
- 17. Ngư Trường Kiếm
- 18. Nhất Nộ Sát Nhân (1)
- 19. Nhất Nộ Sát Nhân (2)
- 20. Sinh Tử (1)
- 21. Sinh Tử (2)
- 22. Sinh Tử (3)
- TẬP 2. LƯU TINH LỆ
- 1. Bát Niên Hậu Đích Tần Vũ (1)
- 2. Bát Niên Hậu Đích Tần Vũ (2)
- 3. Bí Mật (1)
- 4. Bí Mật (2)
- 5. Lưu Tinh Lệ (1)
- 6. Lưu Tinh Lệ (2)
- 7. Nhất Phi Trùng Thiên (1)
- 8. Nhất Phi Trùng Thiên (2)
- 9. Thạch Trung Thạch (1)
- 10. Thạch Trung Thạch (2)
- 11. Luyện Khí Tông Sư (1)
- 12. Luyện Khí Tông Sư (2)
- 13. Luyện Khí Tông Sư (3)
- 14. Tu Chân Giới (1)
- 15. Tu Chân Giới (2)
- 16. Tu Chân Giới (3)
- 17. Tam Pho Đồ
- 18. Mưu Toán (1)
- 19. Mưu Toán (2)
- 20. Linh Khí Thành (1)
- 21. Linh Khí Thành (2)
- 22. Kim Bài Nhiệm Vụ (1)
- 23. Kim Bài Nhiệm Vụ (2)
- 24. Lưu Tinh Chi Danh
- TẬP 3. TỨ CỬU THIÊN KIẾP
- 1. Đệ Nhất Khối Thông Thiên Đồ (1)
- 2. Đệ Nhất Khối Thông Thiên Đồ (2)
- 3. Tình Thiên Phích Lịch (1)
- 4. Tình Thiên Phích Lịch (2)
- 5. Tình Thiên Phích Lịch (3)
- 6. Bồi Táng (1)
- 7. Bồi Táng (2)
- 8. Độc Tự Nhất Nhân (1)
- 9. Độc Tự Nhất Nhân (2)
- 10. Bạo Phát (1)
- 11. Bạo Phát (2)
- 12. Bạo Phát (3)
- 13. Tình Cảm
- 14. Liễu Ám Hoa Minh (1)
- 15. Liễu Ám Hoa Minh (2)
- 16. Nguy Cơ (1)
- 17. Nguy Cơ (2)
- 18. Thanh Sơn Liên Mạch (1)
- 19. Thanh Sơn Liên Mạch (2)
- 20. Độ Kiếp Chi Chiến (1)
- 21. Độ Kiếp Chi Chiến (2)
- 22. Độ Kiếp Chi Chiến (3)
- 23. Thân Tử (1)
- 24. Thân Tử (2)
- TẬP 4. TINH THẦN BIẾN
- 1. Tinh Thần Biến
- 2. Tiền đề thiên kiếp
- 3. Huyết chiến thiên kiếp
- 4. Linh thức truyền âm
- 5. Lôi điện chi lực
- 6. Tinh Thần Chân Hỏa
- 7. Quy đồ
- 8. Kim Diễm ưng
- 9. Tồi khô lạp hủ
- 10. Hình thế đẩu chuyển
- 11. Lão tổ tông xuất mã
- 12. Luyện hoá Kim Đan
- 13. Huyết chiến
- 14. Tinh thần lĩnh vực
- 15. Canh tân thời gian
- 16. Sinh tử nhất tuyến
- 17. Canh tân thời gian - Thời thế thay đổi
- 18. Gia nhân đoàn tụ
- 19. Quyết định
- 20. Tiêu thất
- 21. Nguyệt Viên Dạ, Ô Giang Thượng
- 22. Ngũ Đức Chi Tử
- 23. Chiến Vu Ô Giang Chi Thượng
- 24. Lưu tinh phá không, song nguyệt cao huyền
- 25. Hoành tảo
- 26. Mạt lộ
- 27. Tân đích chinh trình
- TẬP 5. XÍCH HUYẾT ĐỘNG PHỦ
- 1. Phiêu lưu
- 2. Hải để yêu thú thế giới
- 3. Tử Vong Nguy Ky
- 4. Tái kiến liễu, Tiểu Hắc
- 5. Vong mệnh
- 6. Ma thư "vô danh"
- 7. Sưu hồn
- 8. Vô xử khả đào
- 9. Sát lục đảo kế thời
- 10. Tần Vũ hồng nhãn, Tang Mặc điên cuồng
- 11. Tiểu Hắc quy lai
- 12. Lưỡng huynh đệ vs lưỡng huynh đệ.
- 13. Kịch độc
- 14. Hoán Mệnh
- 15. Lập Nhi cô nương
- 16. Nhạ họa liễu (Rước họa
- 17. Tương tụ
- 18. Li Khứ
- 19. Hỏa tình
- 20. Hộ Pháp
- 21. Kham bỉ tế châm
- 22. Truy Sát Lệnh
- 23. Vĩ tùy
- 24. Phát nan
- 25. Trang Chung đích bí mật
- 26. Hầu Phí bạo nộ
- 27. Tra Hồng dữ Hầu Phí
- 28. Tra Phách chi tử
- 29. Lưu Tinh Cảnh Giới
- 30. Địa hạ quyết chiến
- 31. Sinh tử tam liên kích
- 32. Sinh tử tam liên kích
- 33. Cửu hộ pháp
- 34. Tân đích đỗng chủ
- 1. Cửu Sát Chi Nộ
- TẬP 6. CỬU SÁT ĐIỆN
- 1. Cửu Kiếm Chi Bí
- 3. Nội Loạn
- 4. Thanh Huyền lão tổ
- 5. Nhất Kiếm Xuyên Hầu
- 6. Chân Chánh Đích Cao Thủ Lan Thúc
- 7. Vị bốc tiên tri
- 8. Tần Vũ và Lập Nhi.
- 9. Tam Sát Lâm Môn
- 10. Vô ngôn đích thẩm vấn
- 11. Cân ngã môn tẩu ba!
- 12. Tử Sát lâu
- 13. Nhất tích huyết châu
- 14. Cửu Sát điện
- 15. Tử hình
- 16. Nhất oa đoan
- TẬP 7. BÁT PHƯƠNG LAI TRIÊU
- 1. Phản mục
- 2. Đại Lục Hợp Thiên Môn Trận
- 3. Hầu Phí Xuất Tràng
- 4. Thanh Long Cung Chủ
- 5. Phá Trận
- 6. Bạo cuồng trạng thái
- 7. Lưu Tinh Chàng Kích
- 8. Lan Thúc Chung Hiện
- 9. Thuỳ Chi Tội
- 10. Tinh Thần Các
- 11. Không gian tháp hãm
- 12. Đằng long đại lục
- 13. Chu Thiên tinh thần đại trận
- 14. Bát Phương Lai Hạ
- 15. Lục đại cự đầu
- 16. Cửu Ngọc kiếm đích Sở tại
- TẬP 8. TẦN VŨ QUY LAI
- 1. Hoàn hương
- 2. Tam huynh đệ tụ thủ.
- 3. Thế khởi.
- 4. Khi man
- 5. Trùng thiên sát ý.
- 6. Sát
- 7. Nghiêm Nhị, truyền ngã lệnh
- 8. Đảm thứ
- 10. Tiểu Lộ
- 11. Tuân Phụng, Tư Đồ Huyết
- 12. Thập niên.
- 13. Hắc sắc thành trì
- 14. Hiểm địa
- 15. Sinh tử thông đạo
- 16. Đệ cửu bả ngọc kiếm địch ủng hữu giả
- TẬP 9. CỬU KIẾM TIÊN PHỦ
- 1. Hồng hoang đích chân chánh thực lực
- 2. Huy thủ sát nhân.
- 3. Nguy cơ ám tàng
- 4. Nguy ky
- 5. Lược thi tiểu kế
- 6. Thiên kiếp đột biến
- 7. Đồ sát nhất tràng.
- 8. Tâm tính thuế biến
- 9. Độ kiếp chi địa
- 10. Đệ lục đạo thiên lôi
- 11. Hộ thân pháp bảo
- 12. Tân đích vũ khí
- 13. Bạo Loạn Tinh Hải chi hung thú
- 14. Huyết nhiễm Tinh Hải
- 15. Huyết tiên Cửu Kiếm tiên phủ
- TẬP 10. NỘ HỎA TRÙNG THIÊN
- 1. Tiên ma tề tụ
- 2. Y Đạt đích yếu cầu
- 3. Mê ảo ma cảnh
- 4. Tần Vũ nhập ma
- 5. Nguyên linh chi khí
- 5. Nguyên linh chi khí
- 6. Hảo đại nhất khối nguyên linh nguyên thạch!
- 7. Trấn phủ thạch bia
- 8. Tư sát sở vị hà
- 9. Nghiên Cơ nương nương
- 10. Nguyên anh tiêu thất
- 11. Thiên Ma huyết vân
- 12. Tối hậu đích thủ
- 13. Nghịch Ương tiên đế
- 14. Đào hoa nguyên, Hoàng tuyền lộ
- 15. Hoàng tuyền tử vong lộ
- 16. Thùy sinh thùy tử?
- 17. Sinh tức tử, tử tức sinh
- 18. Phệ Lôi ấn phù
- 19. Thủy mặc họa
- 20. Li khai tiên phủ
- 21. Hắc Diễm Quân chi giới
- 22. Thanh Hư quan, Thượng Thiên cung
- 23. Lưu tinh lệ chi biến
- 24. Bất tích nhất thiết
- 25. Tứ đại tán tiên lai đoạt bảo
- 26. Tam giới bổn nhất thể
- 27. Chu Hiển
- 28. Ngã bỉ nhĩ canh đổng đắc thiên!
- 29. Kiếm tiên khôi lỗi
- 30. Sinh mệnh chi nguyên lực
- 31. Dao ngôn
- 32. Mặc Kì Lân
- 33. Tán ma Liên Trùng
- 34. Tiền vãng Bằng Ma đảo
- 35. Minh Lương chân nhân quy lai
- 36. Đoạt bảo
- 37. Thần thú đích đẳng cấp
- 38. Tống hà lễ vật
- 39. Phong khởi
- 40. Độ Kiếp trung kì
- 41. Huyền Băng cảnh
- 42. Lĩnh vực chi chiến
- 43. Hầu Phí, Hắc Vũ
- 44. Chấn đãng
- 45. Tử thương vô số
- 46. Tiên ma tư sát
- 47. Nộ Hỏa Trùng Thiên
- 48. Mục tiêu
- TẬP 11. PHÁ KHÔNG
- 1. Chân Dương môn
- 2. Nghi hoặc
- 3. Xung đột bạo phát
- 4. Huyết lưu thành hà
- 5. Đông thiên lí đích nhất bả hỏa
- 6. Thiên Hỏa chân nhân
- 7. Thời khắc hỗn loạn
- 8. Hảo nhất cá Thiên Hỏa đạo hữu
- 9. Không trung lâu các
- 10. Phòng chỉ ngã thuấn di ba
- 11. Liên thủ
- 12. Canh mãnh liệt ta ba
- 13. Sự gia nhập của Bạo Loạn Tinh Hải
- 14. Sứ giả thượng giới
- 15. Phương Điền và Tông Quật
- 16. Đạp thượng Thanh Hư Sơn
- 17. Nhị nhân phá trận
- 18. Phá Thiên đồ đích quy chúc
- 19. Tiên giới sứ giả hạ phàm
- 20. Tài Đại Khí thô
- 21. Bách Tê Lôi ấn phù
- 22. Kiếm tiên đối quyết
- 23. Huyết ma
- 24. Nhất điều tiêu tức
- 25. Man càn
- 26. Tối cường vũ lực đích siêu thần thú
- 27. Thiên kiếp hàng lâm
- 28. Cửu cửu trọng kiếp
- 29. Kiếp hậu dư sinh
- 30. Tề tụ Tuyết Ngư đảo
- 31. Ám trung tranh đấu
- 32. Phách mại Phá Thiên đồ
- 33. Tối hậu đích doanh gia
- 34. Phi thăng, vô nại
- 35. Tam phương hiệp định
- 36. Chân diệc giả giả diệc chân
- 37. Xuất phát
- 38. Man Càn chi nộ
- 39. Tử vong thâm uyên
- 40. Cực địa
- 41. Lưỡng phương hội tụ
- 42. Huyết Linh phù
- 43. Nghịch Ương Cảnh
- 44. Cực địa
- 45. Cực địa
- 46. Thực Lực của Tông Quật
- 47. Phân biệt tiền định
- 48. Tối hậu nhất cá
- 49. Biệt ly
- 50. Nhất miết
- 51. Bạch Huyền Quân
- 52. Thủ Quan Giả
- 53. Vạn Thú Phổ
- 54. Tranh Đoạt Vạn Thú Phổ
- 55. Sư thúc, nhĩ chẩm yêu lai liễu?
- 56. Cao thủ như vân
- 57. Hà khứ hà tòng
- 58. Đệ nhất, đệ nhị, đệ tam
- 59. Nghịch Ương tiên đế tử chi mê
- 60. Lan thúc đích lễ vật
- 61. Truyện tống
- 62. Nhẫn
- 63. Thiên ngoại
- 64. Khả liên
- 65. Hoàng Thạch tinh khổ tu
- 66. Tinh Thần Biến đệ thất cảnh giới
- 67. Thị thuấn di ma?
- 68. Phi thăng tiên ma yêu giới
- TẬP 12. TẦN VŨ
- 1. Phong Nguyệt Tinh
- 2. Tái tạo kinh mạch
- 3. Tam hồn cửu luyện
- 4. Bái kiến
- 5. Truyền tấn linh châu
- 6. Tranh đoạt quyền khống chế
- 7. Hốt du
- 8. Tam thập lục quân
- 9. Sự tình hữu biến
- 10. Quang minh chính đại
- 11. Bế quan
- 12. Ngọc Kiếm Tông lai nhân
- 13. Kiếm đãng bát phương
- 14. Vạn Thú phổ đệ nhị tầng
- 15. Cửu cấp Yêu vương
- 16. Đột lai đích kinh hỉ
- 17. Tần Vũ này, Tần Vũ kia
- 18. Vũ Hoàng chi lệnh
- 19. Cái chết của Hàn Thư
- 20. Huyết sái Phong Nguyệt Tinh
- 21. Bồi táng ba
- 22. Bỏ trốn
- 23. Tập sương
- 24. Chập phục
- 25. Hãm tịnh
- 26. Các phương vân tập
- 27. Đế cấp đích đối chiến
- 28. Nguy cơ
- 29. Giảo cục nhân
- 30. Thần khí "Chuyển Không"
- 31. Vô Danh
- 32. Hoàng tử "Vô Danh"
- 33. Kinh thiên chi chiến
- 34. Túy tửu
- 35. Túy tửu
- 36. Thiên Cương
- 37. Phí Phí đích tấn tức
- 38. Linh hồn tu luyện
- 39. Hắc động chi cảnh
- 40. Tiểu hữu, ngã môn đẳng trứ nhĩ
- 41. Tiểu hữu thị thuỳ
- 42. Lục y thiếu nữ
- 43. Sát nhân
- 44. Nguyên lai thị nhĩ
- 45. Bất tử
- 46. Tiếp liên đăng tràng
- 47. Tôn nữ
- 48. Tam Cá Yếu Cầu
- 49. Khương Lan Giới Nội
- 50. Công thành li khai
- 51. Song đế tiệt sát
- 52. Tiêu thất
- 53. Tiềm Tu Thuế Biến
- 54. Chỉ pháp
- 55. Băng Phong Tông
- 56. Định kế
- 57. Nhất chỉ
- 58. Ám Tinh giới
- 59. Nguyệt Nha Loan
- 60. Kiến diện
- 61. Lão bằng hữu môn
- 62. Thương định
- 63. Toả Nguyên Luyện Hoả trận
- 64. Vũ Hoàng đích nộ hoả
- 65. Tịch tẫn thiên hoả
- 66. Khương Lan Giới đích phòng ngự
- 67. Vô Song Cảnh kiếm
- 68. Tam Đại Yêu Đế
- 69. Ốc Lam đích thừa nặc
- 70. Hoành tảo
- TẬP 13. TAM HUYNH ĐỆ
- 1. Thanh danh viễn bá
- 2. Chúc vu na nhất giới?
- 3. Truyền tấn mật trận
- 4. Thúy vân tinh
- 5. Mê thần đồ quyển
- 6. Yêu giới tam hoàng
- 7. Truyền thừa cấm địa
- 8. Thanh tâm phong
- 9. Thanh hộ vệ
- 10. Tương tụ
- 11. Huynh đệ đồng tâm
- 12. Tiệt sát địa điểm
- 13. Súc thế
- 14. Thần khí hủy
- 15. Nhất quyền
- 16. Ninh tĩnh đích dạ
- 17. Nhất Lộ Hướng Bắc
- 18. Tam huynh đệ tương tụ
- 19. Biến dị siêu cấp thần
- 20. Khủng Long Công Pháp
- 21. Tuế Nguyệt Du Du
- 22. Thiên niên khổ tu
- 23. Hắc Ô tinh
- 24. Kiến Tông Quật
- 25. Cân tung
- 26. Nhất chiến
- 27. Tha thời gian
- 28. Thông cáo thiên hạ
- 29. Tiềm Nhập
- 30. Linh Hồn
- 31. Như hà đảo?
- 32. Hắc Vũ đích thân thế
- 33. Tu luyện trên thiên thạch
- 34. Liên hợp
- 35. Tinh thần không gian
- 36. Động xuân tâm
- 37. Quách Phàm
- 38. Thần kiếp
- 39. Tụ tập tại Phong Loan tinh
- 40. Chính diện giao thủ
- 41. Độ thần kiếp
- 42. Tam trọng thần kiếp
- 43. Sự trừng phạt của Thanh Đế
- 44. Thẹn quá hóa giận
- 45. Triệu tập
- 46. "Tinh Thần Biến" đệ cửu cảnh giới
- 47. Thần hỏa
- TẬP 14. TÂN ĐÍCH QUÂN CHỦ
- 1. Bị phát hiện
- 2. Vũ Hoàng chi tử
- 3. Mê Thần điện
- 4. Cải biến mục tiêu
- 5. Trọng Tụ tinh
- 6. Kim chúc thú
- 7. Tang Nạp thôn
- 8. Thí luyện Ám tinh
- 9. Đế cấp Kim Chúc thú
- 10. Trưởng lão.
- 11. Đản sinh chi mê
- 12. Thân phân kiểm nghiệm
- 13. Tân nhất nhâm Kim Hình Quân
- 14. Xuất phát, thí luyện tinh!
- 15. Ám tinh chi khổ tu
- 16. Nhất nguyên trọng thủy
- 17. Bách niên đích tu luyện
- 18. Linh hồn chi đại viên mãn
- 19. Tha khiếu ‘tả thu mi'
- 20. Diễn luyện côn pháp
- 21. Khương Lan giới tầng thứ hai
- 22. Linh hồn đổng kết
- 23. Tiến vào Mê Thần điện
- 24. Kim Hình quân Hình Viễn
- 25. Cư Dân Bản Địa
- 26. Tam đại quân chủ tề tựu
- 27. Nhập Mê Thần điện
- 28. Mê Thần Điện Nội Điện
- 29. Mê Thần điện chủ nhân đích lưu ngôn
- 30. Nhất can trường thương
- 31. Mê Thần Điện đích quản gia
- 32. Nhĩ hữu linh hồn mạ?
- 33. Khôi lỗi
- 34. Hồi hương
- 35. Nhị ca Tần Chính
- 36. Quy lai
- 37. Lưu Tuyền tinh hệ
- 38. Phụ tử đoàn tụ
- 39. Ân nhân
- 40. Huyền Hi đích tự bạch
- 41. Phá khai phong ấn
- 42. Cải tạo tiên phủ
- 43. Nhĩ đào đắc liễu mạ?
- 44. Tam thập lục trọng điệp lãng?
- 45. Quy hoàn
- 46. Thượng cấp thần nhân
- 47. Khương Nghiên đích thân phận
- 48. Ngân Hoa mỗ mỗ đích cảnh báo
- 49. Lưỡng điều truyền tấn
- 50. Ngộ Long
- 51. Tân đích hy vọng
- 52. Cảm ứng thần kiếp
- 53. Hình Viễn đích thần kiếp
- 54. Vị trí Quân chủ
- 55. Kim Hình linh châu
- 56. Khai mở Khí Vật điện
- 57. Ba kiện hồng mông linh bảo
- 58. "Trận Đạo" cửu bách quyển
- 59. Quy khứ
- 60. Mê Thần Điện đích sủng vật
- 61. Độ thần kiếp
- 62. Tối hậu nhất chiêu
- 63. Hoàn toàn luyện hóa
- 64. Tiên Ma Yêu giới thiên hoàn
- TẬP 15. KHAI THIÊN TÍCH ĐỊA
- 1. Sơ lâm thần giới
- 2. Như thế thần giới
- 3. Phúc bá đích trữ vật giới chỉ
- 4. Tỏa Thần tháp
- 5. Vô cùng thôi diễn
- 6. Địa Để Huyệt Long
- 7. Ba quyển trục màu vàng
- 8. Tinh thần không gian đích biến hóa
- 9. Phù Giác thôn đích cựu nhân
- 10. Bang mang
- 11. Tu luyện giả tại Huyễn Kim Sơn
- 12. Thần Bí Nam Nhân
- 13. Tu La hải
- 14. Hai sự chọn lựa
- 15. Nhất bộ đồng hành
- 16. Trận pháp bát cấp
- 17. Chủ nhân Mê Nhĩ sơn
- 18. Song ngư Mê Nhĩ sơn
- 19. Uy của Hùng Hắc
- 20. Tối cường sát trận
- 21. Tương trì
- 22. Khấu Đầu
- 23. Khai thiên tích địa
- 24. Càn khôn chi cảnh
- 25. Hỏa diễm
- 26. Thần kiếm Xích Huyết
- 27. Độc hồn câu
- 28. Kinh hỷ đích phát hiện
- 29. Nhất cá,hựu nhất cá
- 30. Đàm Cửu
- 31. Bát đại gia tộc
- 32. Uy hiếp
- 33. Tam phương thủ lĩnh
- 34. Quần chiến
- 35. Tàng nặc
- 36. Đột biến
- 37. Thảm lệ cửu diệp hoa liên
- 38. Tàn Tuyết thần thương
- 39. Tiểu Hắc đích tu luyện đạo lộ
- 40. Lộ nhân giai tri
- 41. Bắc Cực Phiêu Tuyết thành
- 42. Tình thế bất diệu
- 43. Hiện thân
- 44. Hiên nhiên đại ba
- 45. Tiền phó hậu kế
- 46. Cuồng thu phó nhân
- 47. Thượng bộ thiên thần xuất hiện
- 48. Trận pháp "Càn Khôn"
- TẬP 16. HÔN NHÂN
- 1. Đạo của ta không đơn độc
- 2. Trận pháp tông sư
- 3. Các phương yêu thỉnh
- 4. Đông Cực Huyễn Kim Sơn
- 5. Điện Phủ
- 6. Tranh đoạt
- 7. Gây hấn
- 8. Thời gian pháp tắc?
- 9. Hoa Liên phân thân biến dị
- 10. Nhân tuyển
- 11. Thủ chiến
- 12. Người đứng đầu sau Thần Vương
- 13. Trường chiến tranh khủng bố nhất thần giới
- 14. Cảnh giới mới
- 15. Vũ trụ sơ thành
- 16. Khương Lan Đệ Tam Tầng
- 17. Tái Kiến Lan Thúc
- 18. Tam thiên tôn
- 19. Cuối cùng cũng gặp lại
- 20. Tuyển Trạch
- 21. Luyện khí chi đạo
- 22. Ngàn vạn lần thí nghiệm
- 23. Số lượng thiên thần khí khủng bố
- 24. "Tàn Tuyết" chung thành
- 25. Kiến nghị
- 26. Tranh luận
- 27. "Phệ linh"
- 28. Tân chủ nhân Mê Thần điện
- 29. Minh ngôn
- 30. Tâm kết
- 31. Nhập Phiêu Tuyết thành
- 32. Gặp mặt
- 33. Ngày chiêu thân
- 34. Tam kiện lễ vật
- 35. Thụ nhân sở thác
- 36. Giai thê
- 37. Kiên trì
- 38. Đề tỉnh của Lôi Phạt thiên tôn
- 39. Bội phục
- 40. Tiêu Diêu thiên tôn
- 41. Hạ hỷ
- 42. Ba kiện linh bảo
- 43. Bình phán
- 44. Phong ba
- 45. Mục tiêu
- 46. Nam Hải khu vực
- 47. Trúc Lâm đảo chủ
- 48. Hải để phủ để
- 49. Thiên địa dị biến
- 50. Tân đích thần vương
- 51. Thối xuất chiêu thân
- 52. Tử huyền phủ
- 53. Bình Phán
- 54. Kinh thán đích lễ vật đại
- 55. Biến đổi bất ngờ
- 56. Khảm phạt
- 57. Tàng khố
- 58. Hồng Mông linh khí?
- 59. Thiên địa động
- 60. Tân đích tượng thần
- 61. Đệ tam cá danh ngạch
- 62. Sính lễ
- 63. Sinh mệnh linh hồn chi lệ
- 64. Tuyên bố
- TẬP 17. THẦN VƯƠNG ĐÍCH HUYẾT
- 1. Phân đạo dương tiêu
- 2. Thệ yếu sát chi
- 3. Công khai
- 4. Tiên ma yêu giới
- 5. Động phòng hoa chúc dạ
- 6. Thực lực đột thăng
- 7. Thông đạo
- 8. Chúc mục
- 9. Linh hồn công kích
- 10. Chu Thông
- 11. Tọa khán chúng thần vương
- 12. Bế quan (1)
- 13. Bế quan (2)
- 14. Thủy mạc
- 15. Khuyến thuyết
- 16. Hỏa Nguyên Linh châu
- 17. Vạn lí giang sơn
- 18. Thánh hoàng quyết liệt
- 19. Lôi Phạt thiên tôn đích hàng lâm
- 20. Tả Thu Mi đích tả tả
- 21. Bắc hải chi cực
- 22. Băng phủ địa ngục
- 23. Đông hải lão quỷ
- 24. Sanh sanh bất tức
- 25. Cao thủ chân chính
- 26. Vũ trụ bổn nguyên
- 27. Thần vương cảnh
- 28. Kiến cơ
- 29. Mê Vụ thành
- 30. Hãn Nhiên Lai Tập
- 31. Đống Kết
- 32. Thần Vương Vẫn Lạc
- TẬP 18. THIÊN TÔN SƠN
- 1. Hàng lâm
- 2. Địa vị
- 3. Phù Điêu Thông Đạo
- 4. Huyền phù đích thạch bản
- 5. Nữ hài Tử Hà
- 6. Nhi tử Tần Tư
- 7. Khắc Lôi Duy Cách
- 8. Nhị ca
- 9. Phù Thế ấn
- 10. Thương Thiên ấn
- 11. Đồ lục
- 12. Thối nhất bộ
- 13. Thệ ngôn
- 14. Huyết hải nữ vương
- 15. Huyền thanh nhất khí côn
- 16. Thân thể đích chàng kích
- 17. Cải biến đột ngột
- 18. Mười năm
- 19. Hậu thổ ấn xuất thế
- 20. Trọng trọng kiếp sát
- 21. Tất cả để cho con
- 22. Chấn nhiếp sát chiêu
- 23. Lại một Tu La thần vương
- 24. Tàn Sát Lạnh Lùng
- 25. Lạt Thủ
- 26. Thối Lui
- 27. Dò hỏi
- 28. Súc thế
- 29. Vạn Dân Ấn xuất thế
- 30. Thánh Hoàng gục ngã
- 31. Thiên tôn xuất thủ
- 32. Thời gian đảo lưu
- 33. Mộc Ngư
- 34. Thông đạo màu đen
- 35. Ngày tàn của các thần vương
- 36. Tiêu Diêu Thiên Tôn
- 37. Kết cục mới
- 38. Thanh tu lão giả
- 39. Xa Hầu Viên
- 40. Thiên Tôn Linh bảo
- 41. Tặng dữ
- 42. Đây là số mệnh
- 43. Phụ thân?
- 44. Thiên Tôn Thị Tha
- 45. Hồng Mông kim bảng (Đại kết cục - Thượng)
- 46. Hồng Mông kim bảng (Đại kết cục - Hạ)
Hồi 101
Tần Vương Diệt Chu dời Chin Đỉnh
Liêm Pha Chém Tướng Bại Quân Yên
Lại nói Trịnh An Bình đã đem quân hàng Ngụy, thừa tướng Phạm Chuy là người tiến cử, theo phép tất phải chịu cùng tội, nên không đợi hỏi đến, Phạm Chuy liền nằm trên cỏ khô để đợi tội. Vua Tần nói:
- Dùng An Bình là do ý quả nhân, không can hệ gì đến thừa tướng!
Rồi lại yên ủi Phạm Chuy hai ba lần, cho vẫn được làm thừa tướng như cũ. Quần thần bàn nói lao nhao, vua Tần sợ Phạm Chuy ái nái không yên, bèn hạ lệnh cho khắp nước rằng:
- Trịnh An Bình có tội đã giết cả họ rồi, nếu ai còn nói đến việc ấy lập tức chém đầu!
Người trong nước không còn ai dám nói đến việc ấy nữa. Vua Tần ban cho Phạm Chuy các thức ăn, lại hậu hơn trước. Phạm Chuy không được an tâm, bèn xui vua Tần diệt Chu xưng đế. Vua Tần sai Trương Đường làm đại tướng đi đánh Hàn, muốn trước lấy Dương thành để thông đường Tam xuyên.
Lúc ấy vua sở nghe tin Tín Lăng quân đại phá được quân Tần, Xuân Thân quân Hoàng Yết kéo quân trở về không, than rằng:
- Cái mưu hợp tung của Bình Nguyên quân không phải là điều nói bậy, quả nhân nếu được Tí Lăng quân làm tướng thì còn lo gì Tần.
Xuân than quân có dáng thẹn, bèn nói rằng:
- Cái nghị hợp tung trước kia, đại vương làm trưởng, nay quân Tần mới thua, khí thế tất nhụt, đại vương nếu sai sứ đi ước hội các nước hợp lực đánh Tần, lại tôn nhà Chu làm chủ, lấy thiên tử làm hiệu lệnh cho chư hầu, đó tức là cái công nghiệp của ngũ bá vậy.
Vua Sở cả mừng, bèn sai đến nhà Chu, đem việc đánh Tần báo víưi Noãn vương. Noãn vương đã nghe tin vua Tần có ý đánh Chu, nay nếu lại đánh Tần trước, thì còn gì hay bằng, nên nghe theo ngay. Vua Sở bèn cùng năm nước định tung ước, hện kỳ đại cử binh mã. Bấy giờ vua nhà Chu càng ngày càng suy nhược, dẫu ở ngôi thiên tử, mà chỉ có cái tiếng không, chẳng thể sai bảo được chư hầu; từ khi Hàn, Triệu chia đất Chu làm Tây Chu và Đông Chu sai hai Chu công cai trị, thì Noãn vương đến ở nhờ đất Tây Chu công, chỉ ngồi làm vì. Đến lúc ấy, muốn cất quân đánh Tần, sai Tây Chu công ghép dân đinh vào hang ngũ, chỉ được có năm sáu nghìn người; lại không có xe ngựa, bèn tìm những dân giàu có ở trong nước hỏi vay tiền để làm quân phí, lậpi khoán hẹn đến ngày ban sư sẽ trả lại. Tây Chu công tự làm tướng, đóng quân ở Y khuyết để đợi quân chư hầu. Bấy giờ nước Hàn đang bị Tần đánh, tự lo không rỗi; Triệu thì mới giải vây, cơn sợ chưa hết; còn Tề thì thong hiếu với Tần, không muốn cộng sự với chư hầu; chỉ có tướng Yên là Nhạc Gian, tướng Sở là Cảnh Dương đều dẫn một đạo quân đến trước, đóng dinh trại một chỗ mà trông ngóng các nước kia.
Vua Tần nghe tin các nước không đồng tâm với nhau, không có ý tiến, thì thêm quân giúp cho Trưưong Đường đánh hạ Dương thành; lại sai đại tướng Doanh Cù đem mười vạn quân ra dương oai ở cử Hàm cốc. Quân Yên, Sở, đóng lại chừng ba tháng, thấy quân các nước kia không đến, đều chán nản rồi cùng rút về. Noãn vương một phen ra quân, chi phí tổn suông mà chẳng được lợi gì, các nhà giàu đều mang khoán đến đòi nợ, ngày ngày chật ních cả cửa cung, tiếng ồn ào lọt vào tận nội tẩm. Noãn vương thẹn quá, không biết làm thế nào, bèn tránh lên trên đài cao, người sau nhân thế đặt tên đài ấy là “Tị trái đài” nghĩa là “Đài trốn nợ”.
Lại nói vua Tần nghe quân Sở, Yên tan về, liền sai Doanh Cù và Trương Đường họp binh tiến đánh Tây Chu. Noãn vương quân lương đều thiếu, không thể chống giữ được, muốn chạy sang Tam Tấn. Tây Chu công nói:
- Xưa kia thái sử Thiền có nói rằng Chu, Tần năm trăm năm thì hợp, sẽ có vị bá vương ra đời, nay đã đên lúc rồi. Tần có cái thế thống nhất được thiên hạ, Tam Tấn chẳng bao lâu cũng về tay Tần thôi, nhà vua chớ nên lại mua thêm cái nhục nữa, chi bằng dâng đất tự về với Tần, lại còn được đất phong để giữ sự cúng tế.
Noãn vương không biếtlàm thế nào, bèn đem quần thần và con cháu đến khóc ở miếu hai vua Văn, Võ. Ba ngày sau, Noãn vương mang địa đồ thân đến dinh quân Tần lạy dưng, xin bó mình về Hàm dương. Doanh Cù nhận đất cộng ba mươi sáu thành, ba vạn nhà. Thế là đất Tây Chu thuộc về Tần cả, chỉ còn lại có đất Đông Chu. Danh Cù sai Trương Đường hộ tống vua tôi, con cháu Noãn vương về Tần để tấu tiệp, rồi dẫn quân vào thành Lạc dương, kinh lý bờ cõi đâu vào đấy. Noãn vương yết kiến vua Tần, dập đầu tạ tội, vua Tần có ý thương, phong cho đất Lương thành, giáng làm Chu công. Noãn vương vì tuổi già sức yếu, phải thường đi về qua lại đất Chu và đất Tần không chịu nổi khó nhọc, đến Lương thành được hơn một tháng thì chết. Vua Tần liền lấy lại đất phong ấy, lại sai Doanh Cù đem đinh tráng ở Lạc dương phá hủy tôn miếu nhà Chu, chuyên chở tế khí và chính cái đỉnh báu đem về Hàm dương. Dân Chu không muốn theo Tần đều chạy đến Củng thành, ở nhờ đất Đông Chu công, tỏ ra long người không quên nhà Chu vậy. Trước khi dời đỉnh một ngày cư dân nghe trong đỉnh có tiếng khóc, khi chở đỉnh đến song Tứ thủy, thì một cái đỉnh từ trong thuyền nhảy ra chìm xuống đáy nước mất. Doanh Cù sai người lặn xuống tìm, không thấy đâu cả, chỉ thấy một con rồng xanh, giương vây duỗi vuốt, một lát sóng gió nổi lên ầm ầm, người trong thuyền sợ quá, không dám xúc phạm. Đêm ấy Doanh Cù mộng thấy Vũ Vương nhà Chu ngồi ở nhà thái miếu, đòi Cù đến mắng rằng:
- Sao mày dám dời trọng khí của ta, hủy tôn miếu của ta?
Rồi sai tả hữu đánh vào lưng ba trăm roi. Doanh Cù tỉnh dậy, liền thấy mọc cái nhọt ở lưng, mang bệnh về Tần, dem tám cái đỉnh nộp cho vua Tần và tâu rõ sự tình. Vua Tần xem xét thấy cái đỉnh mất ấy là cái đỉnh thụôc về châu Dự, bèn than rằng:
- Đất đai đều đã thuộc Tần cả, riêng cái đỉnh ấy lại không theo quả nhân ư?
Nói rồi toan phái nhiều lính và phu đến chỗ đỉnh chìm để mò tìm. Doanh Cù can rằng:
- Đó là vật linh, chớ nên tìm nữa!
Vua Tần bèn thôi. Doanh Cù bị đau nhọt rồi chết. Vua Tần đem cái đỉnh và các tế khí bày ở trong thái miếu nhà Tần, rồi bố cáo cho các nước biết, bắt phải đến triều cống, nước nào không đến thì đem quân đánh. Vua nước Hàn vào chầu trước, cúi lạy xưng thần; Tề, Sở, Yên, Triệu, đều sai tướng quốc đến triều hạ, duy sứ giả nước Ngụy chưa thấy đến. Vua Tần bèn sai Vương Kê mang quân đánh Ngụy, Vương Kê tiết lộ việc ấy cho Ngụy biết, vua Ngụy nghe tin sợ quá, vội sai sứ đến tạ tội, rồi cũng sai thái tử Tăng sang làm con tin ở Tần, xin theo mệnh lệnh, từ đó sáu nước đều thần phục Tần.
Vua Tần xét đến việc tư thong với nước Ngụy, đem Vương Kê xử tử. Thừa tướng Phạm Chuy thấy thế lại càng áy náy không yên. Một hôm vua Tần đang thị triều, bỗng thở dài. Phạm Chuy nói:
- Người xưa nói: “Vua lo thì tôi phải nhục, vua nhục thì tôi phải chết”. Nay đại vương đang thị triều mà thở dài, đó là vì chúng tôi không làm hết chức trách, không chia lo với đại vương, vậy tôi xin chịu tội.
Vua Tần nói:
- Phàm việc không dự bị sẳn sang, thì không ứng phó kịp trong khi thảng thốt; nay Anh Võ quân đã bị giết, Trịnh An Bình lại làm phản, ngoài nhiều cường địch mà trong không có lương tướng, vì thế quả nhân lấy làm lo.
Phạm Chuy vừa sợ vừa thẹn, không dám nói gì, rồi lui ra. Bấy giờ có người nước Yên tên là Thái Trạch, học rộng, có tài biện bác, thường dong một cỗ xe cũ kỹ đi du thuyết chư hầu mà chẳng nước nào dung; khi đến Đại lương gặp một người thầy tướng giỏi là Đường Cử, bèn nói rằng:
- Tôi nghe nói tiên sinhtừng xem tướng cho Lý Đoái nước Triệu nói trong hạn trăm ngày sẽ được cầm quyền chính, có không?
Đường Cử nói:
- Có.
Thái Trạch nói:
- Như tôi đây, tiên sinh cho là thế nào?
Đường Cử nhìn kỹ Thái Trạch rồi mỉm cười nói rằng:
- Tiên sinh mũi như con rết, vai cao hơn đầu, trán nhăn, mày cau, hai chân khuỳnh khuỳnh. Tôi nghe nói “Thánh nhân không có tướng”, câu ấy có lẽ đúng với tiên sinh lắm! Thái Trạch biết là Đường Cử chế nhạo mình, nói rằng:
- Phú quí sẽ tự tôi làm ra, tôi chỉ còn không biết tuổi thọ mà thôi.
Đường Cử nói:
- Tuổi thọ của tiên sinh, kể từ nay còn bốn mươi ba năm nữa.
Thái Trạch cười nói rằng:
- Ăn ngon mặc đẹp, lên xe xuống ngựa, mang ấn vàng, đeo thao tía, vái nhường trước mặt vị nhân quân, thì bốn mươi ba năm cũng đã đủ lắm rồi, còn cần gì hơn nữa!
Rồi đó Thái Trạch lại đi sang Hàn, Triệu, nhưng vẫn không đắc dụng; lại trở về Ngụy, không may gặp kẻ cướp, nồi niêu bị lấy mất cả, không có gì thổi cơm. Thái Trạch đang ngồi nghỉ ở gốc cây, lại gặp Đường Cử. Cử hỏi đùa rằng:
- Tiên sinh chưa phú quí ư?
Thái Trạch nói:
- Ta còn đang đi tìm đây!
Đường Cử nói:
- Tiên sinh tướng cốt kim thủy, sẽ phát ở phương tây. Nay thừa tướng Tần là Phạm Chuy tiến cử Trịnh An Bình và Vương Kê hai người đều bị trọng tội, Phạm Chuy lo sợ lắm, tất nóng long muốn từ chức, tiên sinh sao chẳng sang đó xem sao, việc gì cứ chịu khốn ở mãi đây.
Thái Trạch nói:
- Đường xa khó đi đến được, biết làm thế nào?
Đường Cử bèn móc túi lấy mấy lạng vàng trao cho Thái Trạch. Thái Trạch có tiền ăn đường, liền đi đến Hàm dương, vào nhà trọ, bảo chủ trọ rằng:
- Dọn cơm cho ta, gạo phải trắng, thịt phải béo, đợi khi ta làm thừa tướng, sẽ đền lại rất hậu.
Chủ trọ nói:
- Khách là người thế nào mà lại dám mong làm thừa tướng?
Thái Trạch nói:
- Ta đây họ Thái tên Trạch, là một người có tài hùng biện và nhiều mưu trí, đến đây để cầu yết kiến vua Tần. Vua Tần hễ thấy ta, tất nhiên bằng long nghe theo lời nói của ta, đuổi Ứng hầu mà lấy ta thay vào, ấn thừa tướng sẽ lập tức về tay tan gay!
Chủ trọ cười là người cuồng, rồi gặp ai cũng nói cho biết. Môn khách của Phạm Chuy nghe chuyện ấy bèn nói lại cho Chuy biết.
Phạm Chuy nói:
- Sự nghiệp ngũ đế tam vương, học thuyết bách gia chư tử, không điều gì ta không biết; bao nhiêu tay hung biện, gặp ta dều phải thua; vậy thằng Thái Trạch ấy có tài năng gì để nói lọt tay vua Tần mà cướp tướng ấn của ta?
Rồi sai người ra nhà trọ đòi Thái Trạch vào. Chủ trọ bảo Thái Trạch rằng:
- Tai vạ của khách đến nơi rồi! Khách bảo muốn thay Ứng hầu làm tướng, nay tướng phủ cho triệu, khách vào tất bị nhục to!
Thái Trạch cười nói rằng:
- Ta gặp Ứng hầu, hắn tất đem tướng ấn nhường ta, không đợi đến phải yết kiến vua Tần đâu.
Chủ nhân nói:
- Khách ngông cuồng quấ! Chớ để lụy đến tôi đấy!
Thái Trạch mặc áo vải, đi guốc vào yết kiến Phạm Chuy. Chuy ngồi vắt chân để đợi. Thái Trạch chỉ vái dài mà không lạy. Phạm Chuy cũng không mời ngồi, cất tiếng dữ tợn hỏi rằng:
- Nói rêu rao bên ngoài là muốn thay ta làm thừa tướng, có phải là mày đó không?
Thái Trạch đứng ngay bên cạnh nói:
- Chính tôi đây!
Chuy hỏi:
- Mày có thuyết gì có thể cướp tước vị của ta?
Thái Trạch nói:
- Ồ, sao ngài lại chậm hiểu như thế? Kẻ đã thành công rồi thì nên lui về để nhường bước cho người sau. Vậy nay ngài nên lui về là phải.
Chuy nói:
- Ta không tự lui, ai có thể lui được ta?
Thái Trạch nói:
- Phàm người nào than thể khỏe mạnh, chân tay lanh lẹ, thông minh thánh trí, hành đạo thi ân cho thiên hạ, thì người đời đều phải kính mến mà tôn làm bậc hiền hào, có phải thế không?
Phạm Chuy nói:
- Phải.
Thái Trạch lại nói:
- Đã đắc chí trong thiên hạ rồi mà yên vui cõi thọ, hưởng hết tuổi đời, đem lộc nước, ơn vua mà truyền cho con cháu, cùng với trời đất cùng lâu dài, như thế thì người đời gọi là việc tốt lành đại phúc, có phải thế không?
Phạm Chuy nói:
- Phải.
Thái Trạch nói:
- Còn như Tần có Thương quân, Sở có Ngô Khởi, Việt có Văn Chủng, công thành mà đều bị giết hại, ngài có cho đó là những điều đáng ước ao không?
Phạm Chuy nghĩ thầm người này nói những điều lợi hại, chực xoi mói ta, nếu nói là không muốn thì mắc vào thuật của hắn, bèn giả cách đáp rằng:
- Có gì là không đáng ước ao! Thương quân thờ Hiếu công, lấy công tâm định pháp lệnh để trị nước, mở mang nghìn dặm đất cho Tần. Ngô Khởi thờ vua Sở, bỏ Quí thích để nuôi chiến sĩ, Văn Chủng bình định Ngô, báo được cái thù cối Cối kê cho vua Việt. Ba người ấy dẫu đều bị giết, nhưng đại trượng phu bỏ mình mà nên điều nhân, coi chết như về, công ở đương thời, tiếng để đời sau, như thế há lại chẳng đáng ước ao ru?
Bấy giờ Phạm Chuy dẫu nói cứng ngoài mồm, nhưng trong long thì xao xuyến, không ngồi yên được, phải đứng dậy mà nghe.
Thái Trạch nói:
- Vua thánh tôi hiền là phúc của nước, cha lành con hiếu là phúc của nhà, làm con hiếu ai chẳng muốn được cha hiền, làm tôi hiền ai chẳng muốn được vua sáng. Tỉ Can trung mà nhà Ân mất, Thân Sinh hiếu mà nước Tấn loạn, hai người chịu cái chết thảm khốc mà không ích gì cho vua, cho cha, là cớ làm sao? Là vì vua không sáng mà cha không hiền vậy. Thương quân, Ngô Khởi, Văn Chủng đều không may mà chết, há phải cầu chết để lấy cái tiếng để lại đời sau đâu? Đại trượng phu ở đời, thân và danh đều toàn được là nhất, danh toàn mà than chết là thứ nhì, còn như danh nhục mà thân toàn đó là kẻ hèn kém.
Mấy câu đó khiến cho Phạm Chuy trong long sang sủa khoan khoái, vừa bước xuống thềm vừa nói:
- Phải lắm!
Thái Trạch lại nói:
- Ngài thử xem vua Tần ngày nay đối với bầy tôi, có tin dung hậu đãi như Hiếu công đối với Thương quân, Sở vương đối với Ngô Khởi, Việt vương đối với Văn Chủng không?
Phạm Chuy ngẫm nghĩ một lát rồi nói:
- Điều đó tôi chưa biết thế nào.
Thái Trạch lại nói:
- Ngài tự nghĩ sự nghiệp của ngài, so với Thương quân, Ngô Khởi, Văn Chủng, ai hơn?
Phạm Chuy nói:
- Tôi không bằng.
Thái Trạch nói:
- Vua Tần ngày nay tin dung công thần đã không hơn ba vua kia, mà sự nghiệp của ngài lại không hơn ba người kia, vậy mà lộc vị và tài sản của ngài lại gấp mấy ba người ấy. Nay ngài không sớm liệu mà lui về, làm kế tự toàn, thử hỏi: ba người ấy còn không khỏi vạ, huống chi là ngài. Tô Tần, Trí Bá xưa kia, không phải là không đủ trí, không thể tự giữ mình, vậy mà điều bị hại, chỉ là vì tham lợi không thôi. Ngài vốn là kẻ thất phu, được tri ngộ vua Tần, làm đến chức thượng tướng, giàu sang rất mực, thù đã báo mà ơn đã đền rồi, vậy mà còn tham tiếc quyền thế, lợi lộc thì tôi e cái vạ Tô Tần, Trí Bá ngài khó tránh được! Tục ngữ nói: “Mặt trời đến lúc giữa thì bóng xế, mặt trăng đến lúc đầy thì khuyết vành”, sao ngài không nhân lúc nộp giả ấn tướng, chọn người hiền tài mà tiến lên, tiếng là từ bỏ vinh hoa, thật là cất được gánh nặng, rồi sẽ tìm nơi cao ẩn, chẳng hơn là cứ giữ lấy cái địa vị bấp bênh không vững mà con lo cái họa vô hình không khéo sẽ xảy ra ư?
Phạm Chuy nghe nói, thần phục Thái Trạch là người hung biện và có mưu trí, bèn xin vâng lời, rồi mời ngồi lên trên, đãi theo lễ khách; lại lưu ở tân quán, sai người làm cơm rượu khoảng đãi. Hôm sau Chuy vào chầu tâu vua Tần rằng:
- Có một người mới ở Sơn đông đến, tên là Thái Trạch, có tài vương bá, thông hiểu thời biến, có thể giao phó quyền chính cho được. Tôi biết người nhiều, mà không thấy ai được như người ấy, tôi thực kém xa. Có người giỏi như thế, tôi không dám dấu xin kính tiến lên đại vương. Vua Tần cho đòi Thái Trạch vào điện, hỏi kế liêm tính sáu nước, Thái Trạch tâu bài rất hợp ý, vua Tần lập tức cho làm khách khanh. Phạm Chuy xưng bệnh nộp giả tướng ấn, vua Tần không cho. Chuy cáo đau nặng không dậy được. Vua Tần bèn cử Thái Trạch làm thừa tướng để thay Phạm Chuy, phong làm Cương Thành quân. Phạm Chuy về dưỡng lão ở Ứng thành.
Lại nói Bình Nguyên quân nước Triệu là Triệu Thắng mất, vua Triệu cử Liêm Pha là tướng quốc, phong là Tín Bình quân. Vua nước Yên là Hỉ nghĩ Triệu là nước láng giềng, sai tướng quốc là Lật Phúc sang viếng tang Bình Nguyên quân và dâng năm trăm cân vàng mừng thọ vua Triệu, ước làm an hem. Lật Phúc muốn vua Triệu tặng hảo cho mình rất hậu, nhưng vua Triệu lại đãi theo lễ thường, Lật Phúc không bằng long, về tâu với vua Yên rằng:
- Nước Triệu, từ trận thua ở TRường bình, kẻ trai tráng đều chết cả, con bồ côi thì còn bé, tướng quốc lại mới mất, Liêm Pha thì đã già. Nếu ta thừa lúc không ngờ, chia quân đi đánh, thì có thể diệt được Triệu.
Vua Yên không xét kỹ, liền nghe theo lời Lật Phúc. Xương Quốc quân là Nhạc Gian và đại phu là Tương Cừ đều đem các điều lợi hại phải trái can ngăn vua Yên nhưng không được. Vua Yên cử ngay Lật Phúc làm đại tướng, Nhạc Thừa làm phó, đem mười vạn quân đi đánh Cao thành. Sai Khánh Tần làm đại tướng, Nhạc Gian làm phó, đem mười vạn quân đánh đất Đại, nhà vua thân xuất mười vạn quân ở phía sau tiếp ứng. Khi vua Yên lên xe, Tương Cừ nắm lấy dây thao, rỏ nước mắt nói rằng:
- Dẫu cho có đánh Triệu, cũng chỉ xin đại vương chớ đi!
Vua Yên dơ chân đạp Cừ, Cừ liền ôm lấy chân vua mà khóc rằng:
- Tôi giữ đại vương lại là vì long trung. Nếu vua không nghe thì cái vạ nước Yên sẽ đến ngay trước mắt đó!
Vua Yên lại càng giận, sai đem Tương Cừ giam vào ngục, đợi khi thắng trận về sẽ giết, rồi cả ba đạo cùng cất quân đi.
Lại nói vua Triệu được tin quân Yên kéo đến đánh, thì hợp quần thần để bàn kế, rồi cử Liêm Pha làm đại tướng, đem năm vạn quân đón đánh Lật Phúc ở Cao thành; dung Lý Mục là phó tướng, đón đánh Khánh Tần ở đất Đại. Lật Phúc nguyên là kẻ vô tài, không biết tướng lược, địch sao được tay lão tướng Liêm Pha. Khi hai quân vừa giao chiến, quân Triệu giả cách thua bỏ chạy, Lật Phúc không biết là mưu kế, truyền quân lính đuổi theo, chừng năm sáu dặm, quân phục xong ra, Lật Phúc luống cuống không chống lại kịp, bị Liêm Pha bắt sống. Nhạc Thừa bèn đầu hàng quân Triệu. Còn đạo quân Lý Mục ở đất Đại, cũng phá tan được quân Yên, chém giết được Khánh Tần, phó tướng là Nhạc Gian cũng đầu hàng quân Triệu. Vua Yên nghe tin hai đạo quân đều bị thua, liền luôn đêm chạy về Trung đô. Liêm Pha thẳng đường kéo quân vào bổ vây bốn mặt. Vua Yên sai sứ xin hòa. Liêm Pha nghe lời. Nhạc Gian bắt vua Yên phải tha Tương Cừ ra, dung làm tướng quốc và sai Tương Cừ đem lễ vật đến nghị hòa. Vua Yên không biết làm thế nào, phải tha Tương Cừ và trao cho tướng ấn. Tương Cừ từ chối nói rằng:
- Tôi may mà nói trúng, há lại lấy việc nước nhà bị thua làm điều may để cầu lợi ư?
Vua Yên nói:
- Quả nhân không nghe lời nhà ngươi mà tự mua lấy cái nhục, nay phải cầu hòa với Triệu, vịec ấy tất phải nhà ngươi đi mới xong.
Tương Cừ phải nhận lấy tướng ấn, rồi đi sang quân Triệu, thay vua Yên tạ tội. Và đưa trả gia quyến Nhạc Gian và Nhạc Thừa. Liêm Pha bằng lòng cho hòa, rồi chếm đầu Lật Phúc và đem thi thể Khánh Tần trao trả nước Yên.
Lại nói Chiêu Tương vương nước Tần ở ngôi năm mươi sáu năm, tuổi gần bảy mươi bị bệnh mất, thái tử An Quốc lên nối ngôi tức là Hiếu Văn vương, lập Hoa Dương phu nhân làm vương hậu, Tử Sở làm thái tử. Vua Hàn nghe tin vua Tần mất, đầu tiên mặc áo sô gai vào thăm, coi việc tang lễ theo thần tử. Chư hầu đều sai các đại thần đến hội táng. Hiếu Văn vương sau ba ngày làm lễ trừ tang, mở đại yết thiết đãi quần thần. Tiệc tang Hiếu Văn vương trở về cung thì chết. Người trong nước đều ngờ Lã Bất Vi muốn cho Tử Sở chóng được lập làm vua, bèn đút tiền cho các người tả hữu, sai bỏ thuốc độc vào trong rượu, nên vua Tần bị độc mà chết. Nhưng ai nấy đều sợ Lã Bất Vi nên không dám nói. Rồi đó Lã Bất Vi cùng quần thần tôn Tử Sở lên nối ngôi, đó là Trang Tương vương, tôn Hoa Dương phu nhân làm thái hậu, lập Triệu Cơ làm vương Hậu, con là Triệu Chính làm thái tử, rồi bỏ họ Triệu đi, chỉ dung một chữ là “Chính”. Thái Trạch biết Trang Tương vương cảm cái ơn sâu của Lã Bất Vi, muốn cử Bất Vi làm tướng, bèn cáo bệnh đem ấn tướng nộp giả. Bất Vi bèn làm thừa tướng, phong làm Văn Tín hầu, ăn lộc mười vạn nốc nhà ở Lạc dương, Hà nam. Bất Vi mến tiếng Mạnh Thường, Tín Lăng, Bình Nguyên, Xuân Thân, thẹn mình không bằng, bèn cũng đặt ra tân quán, chiêu dụ tân khách, có hơn ba nghìn người.
Lại nói Đông Chu quân thấy nước Tần mất liền hai vua, trong nước nhiều việc, bèn sai tân khách đi nói các nước hợp tung để đánh Tần. Lã Bất Vi nói với vua Tần rằng:
- Tây Chu đã mất, mà Đông Chu chỉ còn như một sợi dây, tự cho mình là con cháu Văn, Võ, để hô hào thiên hạ; chi bằng ta diệt nốt đi, để dứt hẳn long trông mong của mọi người.
Vua Tần bèn dung Bất Vi làm đại tướng, đem mười vạn quân đánh Đông Chu bắt được vua đem về, lấy hết được cả bảy ấp Củng thành. Nhà Chu kể từ vua Vũ vương làm vua năm Kỷ dậu, đến Đông Chu quân năm Nhâm tí, trải ba mươi bảy vua, cộng tám trăm bảy mươi ba năm, thì bị nước Tần diệt. Vua Tần đã diệt được nhà Chu, lại sai Mông Vụ đánh Hàn, lấy được Thành cao, Huỳnh dương, đặt ra quận Tam xuyên. Lại nghĩ khi làm con tin ở Triệu, xuýt bị vua Triệu giết, thù ấy tất phải báo, bèn sai Mông Vụ đánh Triệu, lấy được ba mươi bảy thành, đặt ra quận Thái nguyên. Rồi lại đem quân đánh Ngụy, quân Ngụy bị thua luôn. Như Cơ nói với vua Ngụy rằng chỉ có Tín Lăng quân mới có thể lui được quân Tần, nên viết thư mời về. Vua Ngụy trong cơn nguy cấp, bắt đắc dĩ phải sai Nhan An mang thư và vàng lụa sang Triệu đón Tín Lăng Quân về. Tín Lăng quân xem thư xong, nghĩ vua Ngụy bỏ mình ở Triệu đã mười năm, nay có việc nguy cấp mới đón về, không phải là thực lòng nhớ mình, bèn treo lá thư ở dưới cửa, nói hễ ai đưa sứ giả của vua Nguỵ vào thì giết chết. Tân khách đều bảo nhau, không ai dám khuyên Tín Lăng quân về Ngụy nữa. Nhan An ngóng chờ mãi không biết làm thế nào.