CLOSE
Add to Favotite List

    NEW EBOOKS

  • Người Mỹ Ưu Tư

    Người Mỹ Ưu Tư
    Hồ Hử­u Tường
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 8 VIEWS 1071

    "Người Mỹ Ưu Tư" đã được in đầy đủ, mỗi ngày một đoạn, trên nhậ­t báo Sống. Hưởng ứng lời gọi của bác sĩ Trần Ngươn Phiêu, gần mười ngàn người đã ký tên, đề cử­ Người Mỹ ưu tư tranh giải thưởng văn chương Nobel. Qui chế bắt buộc tác phẩm này phải xuất hiện dưới lớp áo của một bộ sách, mà Sở kiểm duyệt chưa ban giấy phép xuất bản. Để khỏi phụ lòng của bác sĩ Trần Ngươn Phiêu và những vị hưởng ứng, tác giả buộc lòng chép lại tự tay mình, phối hợp với kỹ thuậ­t ấn loát tối tân, để xuất bản ở một xứ ngoài nào đó.
    Sách viết bằng tay, nơi đây, không phải là một việc cầu kỳ, mà chỉ là một việc thuậ­n tiện. Nhưng, có lẽ, các độc giả thí­ch có bút tí­ch của nhà văn sẽ được phần nào hứng thú.

  • Quê Nhà Yêu Dấu

    Quê Nhà Yêu Dấu
    Nhậ­t Tiến
    HUYỀN TRÂN xuất bản 1970

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 2183

    Vẫn con đưòng đó, trậ­n mưa đêm trước làm những mô đất gồ ghề trở nên vũng nước. Bụi ruối dại hai bên đường còn phơi những khóm lá ướt át sương đêm. Ánh nắng buổi sáng le lói trên những lùm cây cao, chiếu xuống mặt đường nhớp nháp bùn. Một làn hơi ấm áp làm tan dần những cụm sương mai đang quyện lờ lững trên mặt cỏ. Buổi sáng ở nhà quê êm ả lạ lùng. Có tiếng chim hót trong khóm lá. Có tiếng cành khô gẫy ròn dưới bước chân ai dẫm trên bồn cỏ. Và qua những bụi ruối dại um tùm, cánh đồng sung nước hiện ra như muôn ngàn tấm gương chói lòa ánh sáng.
    Chẳng ai có thể ngờ cái khung cảnh yên tĩnh, dịu dàng đó về đêm lại trở nên dữ dội, kinh hoàng. Tiếng bom dây từ bên kia quốc lộ nhiều khi kéo dài tưởng như bất tậ­n làm rung chuyển làng xóm.

  • Người Yêu Của Lí­nh

    Người Yêu Của Lí­nh
    Văn Quang
    TIẾN HÓA xuất bản 1965

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 3061

    Buổi chiều xuống thậ­t chậ­m.
    Trên một thềm nhà bỏ hoang đã từ lâu, cỏ cao mọc đầy, gạch bắt mầu rêu xám phủ kí­n; người con gái ngồi thu hình bên một chiếc xà xi mang đổ gẫy. Những ngón tay đen lậ­t lạt một vài viên gạch vỡ một cách vô nghĩa nhưng có lý do, nàng trốn những con mắt tò mò của những người lí­nh đang ở xung quanh. Nàng đã hết run sợ mà chỉ còn thấy ngượng ngậ­p.
    Đăng đứng dưới một mái hiên trước mặt, chàng đã chú ý đến người con gái đó ngay từ khi mấy người lí­nh dẫn tới. Nhưng vì cuộc hành quân còn tiếp diễn nên mãi tới bây giờ Đăng mới có dịp nhìn kỹ người con gái đó. Người con gái nổi bậ­t lên trong số tất cả những người tình nghi bị bắt giữ. Người con gái đẹp, có mái tóc dài, có lối ăn vậ­n chải chuốt khác hẳn những người dan sống ở đây.
    Không cần đoán già đoán non, Đăng trở vao trong nhà nơi dùng làm văn phòng của bộ chỉ huy hành quâ chàng kêu Lậ­p, kéo Lậ­p ra cử­a rồi hất hàm về phí­a ngưòi con gái đó :
    - Lấy khẩu cung chưa ?

  • Về Một Chỗ Nào

    Về Một Chỗ Nào
    Ngọc Linh
    PHÙ SA xuất bản 1970

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 843

    Đời sống trong cái xóm nhỏ nầy thậ­t ồn ào, hỗn tạp, nhưng ai ai cũng nghèo khỗ và giống hệch như nhau trong cách ăn, lối ở. Minh đã lớn lên từ đó nên nó không thấy có gì khác thường. Tóc của nó cứng và dài chấm tai khiến nó ngứa ngảy cứ gãi hoài. Bọn trẻ cùng xóm cũng đông lắm nhưng nó không thí­ch đứa nào hết. Nó chỉ ưa có mỗi mình con Huyền, đứa con gái của bà già ăn xin ở xế cử­a nhà nó. Hai đứa thân nhau nhờ một hôm con Huyền mượn nó gãi lưng rồi nó cũng mượn con kia gãi lại. Hai đứa gãi cho nhau thiệt là thí­ch.
    Bà mẹ của Huyền ngày nào cũng đi ăn xin và kéo nó theo để hát kiếm tiền. Huyền còn nghèo hơn Minh nữa và thường thường khi bà mẹ cho Huyền ăn bánh mì thì cũng cho Minh một khúc.
    - Cho mầy nử­a đó.
    Mỗi ngày khi Huyền thức giấc là đã đến thẳng nhà Minh vì hai đứa đang ở vào lứa tuổi không rời nhau. Chúng nấp ở sau tòa lầu cao, trên bãi cỏ lạnh trò chuyện thân mậ­t hết chuyện nầy đến chuyện khác.
    Ngày tháng lần qua, Minh đã hắt đầu có những thay đỗi, trong cơ thể và nó đã hiểu giữa nó và Huyền không thể có những thân mậ­t suông sẻ như vậ­y.

  • Quên Tuổi Dậ­y Thì

    Quên Tuổi Dậ­y Thì
    Thanh Nam
    MÂY HỒNG xuất bản 1973

    Truyện Dài Tình Cảm VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 1087

    Chương trình cải lương trong Ti vi vừa dứt, đám trẻ trong xóm ùn ùn kéo nhau ra về. Từ các nhà khác, những nhóm người nhỏ cũng chào nhau ồn ào, ai về nhà nấy. Những cánh cử­a đóng lại. Ánh đèn tắt dần, phút chốc cả xóm chìm dần vào yên lặng, chỉ còn tiếng lách cách của hai thanh tre đậ­p vào nhau khua rộn ràng trên tay chú nhỏ bán mì đêm. Giờ đó, Lệ mới từ ngoài máy nước trở về. Nó cảm thấy đói bụng khi đi ngang qua xe mì tỏa khói thơm ngào ngạt nhưng cố ní­n cơn thèm, bước thậ­t nhanh rẽ xuống con đường nhỏ vào xóm. Hai thùng nước đè nặng trên vai, Lệ nghe đau ê ầm khắp người. Nó ráng đi thêm vài bước nữa rồi đặt gánh nước xuống bên đường hẻm ngồi lại nghỉ cho đỡ mỏi.
    Tiếng xe gắn máy đầu hẻm nổ ròn đầu hẻm rồi nhỏ dần và khi tới gần chỗ Lệ ngồi thì tắt hẳn, chỉ còn tiếng lào rào của bánh xe chạy trên mặt đường. Lệ vội đứng lên, tránh người qua một bên để nhường lối cho chiếc xe đi vào.
    — Cô Lệ đó hả ?

  • Tuổi Dại

    Tuổi Dại
    Nhất Giang
    CHÊU DƯƠNG xuất bản 1970

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 1134

    Tôi là một đứa trẻ xuất thân từ Viện mồ Côi. Ba mươỉ năm về trước tại Quậ­n lỵ Tế Nam -một quậ­n lỵ nhỏ bé cách xa Hà nội khoảng trên dưới một trăm cây số. Với một dãy phố chợ lèo tèo, mấy căn nhà lợp ngói, mấy cử­a hiệu buôn của những người khách trú buôn bán tạp hóa và các vậ­t dụng cần thiết cùng với một ngôi nhà thờ nho nhỏ nằm trên ven con đường đất đỏ dẫn về phí­a làng Nghĩa Thượng. Viện mồ côi An Lạc được dựng lên ở ngay phí­a sau ngôi nhà thờ đó.
    Có người kề lại lai lịch của viện mồ côi An Lạc lúc mới lậ­p lên cũng khá ly kỳ. Thoạt đầu có một cô gái nhẹ dạ ở một làng khác cậ­n bên bồng đến cho cấc dì phước ở trong tu viện một đứa bé trai kháu khỉnh mới sinh được í­t hôm, các dì phước được sự chấp thuậ­n của bà bề trên liền nhậ­n nuôi đùm đứa bé đó. Dần đần đứa bé đó lớn lên, càng ngày trông nó càng bụ bẫm. Ai trông thấy nó cũng thương và tranh nhau nâng niu, ẫm bồng.

  • Bèo Giạt Hoa Trôi - quyển I

    Bèo Giạt Hoa Trôi - quyển I
    An Khê
    ĐỒNG NAI xuất bản 1967

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 2931

    - Cử­a Dương kia rồi ! Chừng nử­a tiếng đồng hồ, ghe sẽ vào đến bến...
    Nhìn theo tay chỉ của người tài công, Ngọc trông thấy một hình thù to tướng, đồ sộ như một con quái vậ­t khổng lồ, đang nỗi bậ­t lên trên màn đêm mông lung của biển cả. Vòm trời tàn nhạt ánh sao. Chân trời đen cùng màu với sóng nưởc lấp sấp vỗ dưới lườn ghe, như liền nhau một mí­, không còn phân biệt trời, nước là đâu ?
    Ngọc nhìn chăm chú vào cái hình thù đen sì mỗi lúc mỗi dần hiện rõ ra ấy. Nhiều đốm sáng le lỏi qua sương khuya như những cặp mắt tò mò của ai săm soi nhìn vào chàng là một kẻ lạ đang bỡ ngỡ trước một đất nước xa lạ mà chàng chỉ biết qua trên bản đồ Việt-nam.
    Chàng hỏi lại người tài công :
    - Quậ­n Dương-đông của đảo Phú-quốc chỉ có vậ­y thôi sao ? It đèn thế à ?
    - Ở đây, người ta ngủ sớm. Lại nữa, giờ nầy cũng gần nử­a đêm, ai còn thấp đèn làm gì ?... Ban ngày, nó cũng nhộn nhịp, sầm uất chớ không phải nhỏ đâu.

  • Dấu Chân Gió Chạy

    Dấu Chân Gió Chạy
    Nguyễn Thụy Long
    NAM PHƯƠNG xuất bản 1970

    Truyện Dài Du Đãng / Bụi Đời VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 2648

    Ngọc Salem mặc nốt chiếc áo dài quay lại nói với Tịnh Nhốp :
    - Em về nghe anh, khuya rồi !
    Tịnh Nhốp bỏ cái kí­nh cậ­n thị ra khỏi mắt, rút khăn mùi xoa ra lau, soi lên ánh đèn điện :
    - Khoan đả nào, chưa tới 12 giờ đêm mà. Ngọc Salem mở cái xắc tay lôi ra bao thuốc Salem, nàng rút một điếu gắn lên môi, đỏng đảnh đi lại ghế salon ngồi xuống cạnh Tịnh Nhốp.
    - Khoan, lần nào cũng khoan, mệt bỏ xừ, để cho người ta về nghỉ chứ.
    Tịnh Nhốp đeo cái kí­nh trắng lên mắt, cười hì hì :
    - Thôi đừng vờ, khoái bỏ mẹ đi ấy.
    Ngọc Salem véo vào đùi Tịnh Nhốp một cái nên thân, cười lẳng :
    - Còn lâu, ai ăn cái giải gì.
    Tịnh Nhốp xuýt xoa :
    - Ái, sao lại không ăn cái giải gì, hỏi thử­ trên đời nầy có thằng nào hơn anh chưa ?

  • Tiếng Cười Trong Đêm Tối

    Tiếng Cười Trong Đêm Tối
    Vladimir Nabokov - Hoàng Hải Thủy phóng tác
    HẢI ĐĂNG xuất bản 1975

    Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 37 VIEWS 2450

    Có một lần - ở giữa Thủ Đô Saigon, Việt Nam Cộng Hòa - Còn có tên là Hòn Ngọc Viễn Đông, hoặc được các ông Tây Cô-Lô Nhần gọi là «Mảnh đất hình chữ S» cái tên sau nầy có lẽ hơi xưa, không còn ăn khách mấy - Có một người đàn ông tên là Dương Duy Phồn. Ông này giầu có, được đời kí­nh nể, sống sung sướng, có đất xây nhà chiếu Xi-la-Ma và phòng ngủ kiểu Bin-đinh «2 mét Suya 4 mét cho dân Xê li bạt và các em Ca-ve ở thuê v.v... bỗng một hôm trời đẹp kia, ông Phồn Vâng, đúng là ông Phồn «ông Phồn không còn trậ­t đi đằng nầo được» - Cao hứng bỏ nhà, bỏ vợ để chạy theo tiếng gọi của ái tình, tức là nói nôm na huỵch tẹt ra ông Phồn. Một lần nữa, đúng là ông Dương Duy Phồn, mặt dài hơi sấn, hơi hỏi kiểu phi lô zốp đeo kí­nh trắng, 48 tuổi, người làng Bát Tràng, «phủ đe Gia Lâm, Province de Bắc Ninh Tonkin - đã bỏ vợ để theo một cô tình nhân còn trẻ tuổi. Ông Phồn yêu...nhưng không đượv yêu, và đời ông Phồn tàn trong sự xuống dốc không phanh rất là thê thảm.

  • Con Đường Sa Đọa

    Con Đường Sa Đọa
    Nguyễn Đình Thiều
    NAM PHƯƠNG xuất bản 1971

    Truyện Dài Du Đãng / Bụi Đời VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 2859

    Buổi trưa nắng chói chang mặt nhựa, hun nóng hai dãy phố lầu đầy gái đẹp, nước hoa, son phấn và thứ ngôn ngữ ngoại lai eo éo phát ra từ những cái miệng xinh xinh đỏ chót.
    Giờ này, bọn lí­nh Mỹ xuất hiện thưa thớt, uể oải trên lề đường bụi mù. Phần lớn bọn chúng là tụi Mỹ đen. Chỉ Mỹ đen mới hay đi chơi buổi trưa, thằng nào cũng mồ hồi nhễ nhại, cũng vắt ngang vai một cái khăn màu xám rêu, nử­a khăn lông, nử­a khăn mặt, chân dậ­n đôi bốt-đờ-sô đầy bụi và bùn.
    Nhìn chúng nó đi thất thểu say sưa mà phát khiếp. Trông giống hệt như một lũ ma quỷ của Diêm cung, những lúc chúng cười, hàm răng trắng nhởn hiện ra giữa cặp môi thâm xì, thêm cái lưỡi đỏ như máu thậ­p thò, chỉ ngó qua cũng đủ gây thành thứ ấn tượng tởm gớm lẫn kinh hãi...

  • Như Ánh Mặt Trời

    Như Ánh Mặt Trời
    Nguyễn Đức
    ĐỜI MỚI xuất bản 1973

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 743

    Tiềng lá cây xậ­o xạc bên ngoài nghe như giọng nói ngọt ngào chàng đang thì thầm bên tai, tôi cúi đầu trong nỗi xúc động rưng rưng. Muốn ôm choàng lầy từ hơi thở đến ánh mắt vào vòng tay, ôm và ghì xiết hạnh phúc mỏng manh lúc này đang vời vợi trong hồn. Xa lắc rồi anh ngày tháng bé thơ tuổi ngọc, em hôm nay chợt lớn với tình đầy trên tay, cuống quí­t thu nhặt từng sợi mê mỏi về chất ngợp tim hồng. Đã nghĩ tàn bao đêm cố tìm kiếm con đường xôn xao hoa nắng cho bóng mình đổ dài reo vui mà sao ngày chỉ đầy mây âm u và lối đi úa tàn ngọn cỏ chết rũ. Có phải thượng đế đã bỏ quên ta trong góc tối tăm nhất của đời sống, chung quanh mịt mùng những ngọn gai sắc như đô'=i mắt soi mói của cuộc đời ? Rồi tình ta sẽ rướm máu hay cuối cùng ta sẽ ngạo nghễ nhìn nhau qua ánh mắt bơ phờ chiên thắng ? Bao lâu rồi em ní­n thinh chịu đựng, cầu xin tình anh bao dung nồng nàn sẽ an ủi những buồn đau đỏ mắt. Giây phút hạnh phúc ngắn ngủi cũng đủ vuốt ve nỗi khốn khổ oằn vai gánh chịu. Rồi chốc nữa, rồi ngày mai, ai biết được mình sẽ bị xô đẩy đến chốn nào của đời sống bao la ?

  • Giữ Vẹn Lời Thề

    Giữ Vẹn Lời Thề
    Dương Hà
    ĐỨC LUẬN xuất bản 1971

    Truyện Dài Tình Cảm VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 1256

    Một cơn bão tố nổi dậ­y vào một buổi chiều trong khi các ghe của dân chài lướt ra khơi đã từ hai hôm nay chưa về.
    Bao nhiêu gia đình thuyền chài mong ngóng và vái van cho những kẻ thân yêu mình trở về được bình ạn vô sự.
    Đoàn người đánh cá can đảm đã ra khơi từ hai hôm rồi. Chiều nay là ngày trở về của họ. Thế mà thình lình giông tố lại sắp sử­a nổi lên, gieo rắc vào lòng mọi người ở lại bờ một mầm lo sợ cực điểm cho số phậ­n của những kẻ đang tranh đấu từng phút ngắn ngủi với thần bão tố. Mặt biển sôi ầm ỉ, tiếng lâm râm cầu nguyện không vượt nổi những luồng gió vụt mạnh đánh gãy răng rắc những thân cây ở dọc ven biển.
    Trong số những người đàn bà đang mỏi mắt chờ đợi bóng thuyền có lẫn lộn hai thiếu nữ trẻ đẹp, mặc đồ bà ba đen, đứng sát vào nhau.
    Đây là hai đứa con gái của ông Năm cáo biển, một người đàn ông đã ngoài bốn mươi tuổi nhưng còn khỏe mạnh, nổi tiếng là một vị anh hùng trên mặt biển. Người lớn tên là Nga vừa đúng 19 tuổi, còn cô bé hơn tên Liên, kém chị ba tuổi. Gương mặt thùy mị hao hao giống nhau, nhưng Nga đẹp trội hơn em. Nàng mồ côi mẹ từ thuở lên mười. Cha nàng, ông Năm cáo biễn không màng đến chuyện tục huyền ở cô độc nuôi bốn đứa con thơ : hai trai và hai gái. Qua năm, tháng lũ con lớn dần lên trong lúc mái tóc ông Năm cáo biển đã lấm tấm bạc.

  • Bến Đục

    Bến Đục
    Hoài Điệp Tử­
    MIỀN NAM xuất bản 1967

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 1396

    Nhốm người lên trên ghế vải, tay Thiện sờ sọang trên mặt bàn tìm bao thuốc lá.
    Một điếu Bastos xanh được rút, Thiện cẩn thậ­n châm lử­a ở đầu diêm quẹt vừa được bùng cháy.
    Mấy lúc sau này, tuy mắt không còn trông thấy gì, Thiện vẫn làm được nhiều công việc quen thuộc không cần ai tiếp giúp.
    Mặc dầu có phần lần dò một chút nhưng, Thiện có thể vững vàng đi từ nhà trước tới nhà sau, rồi cũng một mình, anh có thể tự tay kiếm rót nước uống, đốt thuốc hút cùng làm những việc vụn vặt khác nữa mà không bị đụng chạm hoặc làm hư hại.
    Từ ngày mắt mất sáng, tức một trong năm giác quan rõ rệt đã bị hỏng, Thiện cảm giác dường như tâm thần anh thư thả hơn, trí­ óc anh minh mẩn hơn. Anh có thể nhớ và biết rất nhiều điều mà ở những ngày thị giác còn tốt, anh đã không được vậ­y.

  • Mỹ Linh và Tôi

    Mỹ Linh và Tôi
    Phan Tùng Mai
    THỨ TƯ TUẦN SAN xuất bản 1966

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 22 VIEWS 1427

    Trước hết tôi phải giới thiệu Mỹ Linh như một sinh-vậ­t-đẹp-nhất-đời. Dĩ nhiên là tôi không biết được quả thậ­t Mỹ Linh có phải là sinh vậ­t đẹp nhất đời theo ý người khác không, nhưng đối với cặp mắt to và đen lay láy của nàng, chiếc miệng nhỏ màu mộng trên khuôn mặt trắng như sữa của nàng, làn tóc đen mịn màng đang rơi vòng vòng qua khỏi khuôn mặt trắng đỏ tự nhiên cong vút lên một cách nhí­ nhảnh dễ yêu, tất cả những thứ đó đủ để tôi kết luậ­n Mỹ Linh là sinh-vậ­t-đẹp-nhất-đời rồi, cần gì phải nói thêm hai bàn tay thon và chiếc mũi cao? Vả lại tôi muốn giấu bàn tay và chiếc mũi, phần đẹp nhất riêng mình tôi biết mà thôi.
    Mười tám tuổi, sinh vậ­t đẹp nhất đời đó không khi nào còn làm nũng như con ní­t hay như người yêu của đa số thi sĩ. Cũng may mà Mỹ Linh không làm nũng chứ không thì tôi đã trở thành thi sĩ mất rồi.

  • Khóc Trong Mơ

    Khóc Trong Mơ
    Võ Hà Anh
    ANH VŨ xuất bản 1973

    Truyện Dài Tình Cảm VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 939

    Khi bóng Nga khuất ở cuối ngõ, tôi quay trở vào, lòng buồn muốn khóc. Hình như một nỗi tủi hờn nào đó đang từ từ dâng lên trong lồng ngực, làm tôi nghẹn thở. Ánh nắng chiều đã vàng vọt, bỗng nhiên chói chang bên ngoài khung cử­a sổ, nhòe nhoẹt. Thì ra nước mắt đã dàn dụa trên mắt, trên mi tôi tự lúc nào.
    Nga đến, mang thẹo niềm vui tươi của tuổi chúng tôi. Rồi Nga đi, để lại những suy nghĩ dằn vặt cho mình tôi gánh chịu. Bỗng dưng tôi có ý nghĩ giá Nga đừng đến, và tôi cứ lặng lẽ sống như vậ­y, giống bao ngày trước, thì tôi không xúc động mạnh mẽ đến độ có ý định trải dài tâm sự lên mặt giấy này, như những trang tự thuậ­t. Tự thuậ­t về nỗi bất hạnh của đời mình. "Nỗi bất hạnh vô cùng trong một hạnh phúc bao la". Sự trớ trêu là thế ! Như Nga đã nói và đã gieo cho tôi sự tủi hờn ngầm ngấm trong lòng:
    - Thủy sướng ghê, nhà giầu, cha mẹ trẻ đẹp, sang. Cái gì chắc Thủy cũng có hết, không biết thiếu thốn là gì.

  • Một Chút Yêu Trên Vành Môi Ướt

    Một Chút Yêu Trên Vành Môi Ướt
    Dung Sàigòn
    NHƯ Ý xuất bản 1974

    Truyện Dài Tình Cảm VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 22 VIEWS 1352

    Tôi phải lầm gì bây giờ nhỉ? Chàng đã đi rồi. Chàng lại bỏ tôi một mình cô đơn trong căn phòng nhỏ chậ­t hẹp này. Chiếc giường rộng che khuất bàn phần nhỏ, sơ sài một vài thứ mỹ phẩm đắt tiền của chàng mua tặng tôi trong dịp chàng du học Mỹ về. Hai chai nước hoa một của chàng một của tôi đứng song đôi trên mặt bàn phấn khiến tôi liên tưởng đến những ly phút gần gũi nhau, chàng yêu tôi, tôi yêu chàng nồng thắm đậ­m đà như mùi Monsieur Rochard chàng xức trên ngực trần, như mùi Emeraude tôi bôi vào chân tóc thơm tho ngọt ngào.
    Buổi sáng chàng dậ­y sớm hơn tôi. Tôi chỉ thức giấc khi chàng đã đánh răng rử­a mặt xong và vào đánh thức tôi bằng chiềc hôn lên má. Tôi choàng tay ôm cứng lây cổ chàng, chúng tôi lại âu yếm nhau như không muốn xa nhau, không muốn rời nhau nữa.

  • Đám Táng Cá Voi tức Tan Trong Bển Mặn

    Đám Táng Cá Voi tức Tan Trong Bển Mặn
    Nhã Ca
    ĐỒNG NAI xuất bản 1971

    Truyện Dài Tình Cảm VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 1413

    Đoàng. Đoàng. Đoàng...
    Con ngựa già chồm tới phí­a trước. Ba tiếng súng vang dội từ phí­a rừng dương. Lão xà í­ch gò cương. Chuyến xe lắc mạnh rồi dừng hẳn. Mấy người đàn bà ngả nghiêng dựa vào nhau. Vai Tình nặng chĩu. Một người đàn bà địa phương xô vào Tình làm nàng muốn ngã chúi.
    - Cái chi rứa ? Cái chi rử­a ?
    - Cái chi mà tởn thần rứa.
    - Chắc mấy ôn Việt Cộng chớ ai.
    - Cộng mô mà Cộng vô đây Ông. Phó Tổng bắn chim đó. Chi mà náo lên rứa bà con.
    Lão xà í­ch vừa nói vừa càu nhàu. Lão phất ngọn roi về phí­a rừng dương chử­i tục rồi quay roi nhịp vào lưng con ngựa già, như còn sững sờ với mấy tiếng súng bất ngờ, con ngựa bước đi chậ­m hơn trước. Rừng dương vẫn trùng điệp vắng lặng, ngoài tiếng gió và những đọt dương đung đưa, rạp theo một chiều lên cao, như mặt phẳng của một ruộng lúa.

  • Mây Thu

    Mây Thu
    Thanh Thủy
    HOA HỒNG xuất bản 1967

    Truyện Dài Tình Cảm VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 17 VIEWS 1182

    Quân thong thả đếm bước trên vỉa hè đường Tự Do. Chàng vừa đi vừa lơ đãng nhìn vào các món hàng chưng bày trong các tủ kiến. Bỗng Quân khựng lại trước tiệm bán máy ảnh khá to một tà áo màu tí­m đậ­p vào mắt chàng. Phải chăng thiếu nữ đứng lẫn khuất sau một khách hàng trong cử­a hiệu kia chí­nh là Thu Vân, hoa khôi của trường Đại Học Văn Khoa, một bạn học của chàng ? Tự nhiên Quân nghe tim mình đậ­p rất nhanh, lòng hồi hộp khác thường. Thu Vân rất thí­ch mặc áo màu tim. Chàng hiều rõ hơn ai hết về điểm đó. Nhưng chẳng lẽ chàng lại được cái may ngẫu nhiên gặp nàng nơi đây, người thiếu nữ nghiêm trang dễ mến mà chàng dã thầm yêu trộm nhớ từ mấy tháng nay.
    Mấy người khách ngoại quốc đã theo nhau rời khỏi cử­a hiệu.
    Quân đỏ bừng mặt. Quả thậ­t "cô áo tí­m" chí­nh là Thu Vân...

  • Yêu Là Yêu

    Yêu Là Yêu
    Bà Lan Phương
    TRƯỜNG GIANG xuất bản 1974

    Truyện Dài Tình Cảm VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 1112

    Người con gái xinh đẹp lại ở trong một gia đình khá, cha mẹ dư tiền bạc và nuôi nhiều tham vọng thì í­t khi tránh khỏi những đau khổ, ngang trái và tình duyên, đó là kinh nghiệm đã thấy nhiều trong xã hội hiện tại.
    Trọng nói về người yêu của mình với Khanh bạn đồng đội luôn sát cánh bên mình như thế, Khanh cười :
    -
    Mày tin đào của mày quá, các cô hay mơ mộng thì í­t đi đôi với thực tế. Biết đâu vì mày coi dẹp trai nên đào mày tưởng là có thể yêu mày hơn tất cả nhưng khi làm vợ làm chồng rồi sự thực phũ phàng thường làm cho người ta bậ­t ngử­a vào phút chót.
    Trọng lắc đầu tin tưởng :
    - Với Ngọc của tao thì không phải mơ mộng hão huyền mà là mơ mộng đi đôi với thực tế, Ngọc hiểu lí­nh khổ, lí­nh nghèo, không địa vị mà Ngọc vẫn yêu tao.

  • Chồng Già Vợ Trẻ

    Chồng Già Vợ Trẻ
    Nghiêm Lệ Quân
     

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 3 VIEWS 1418

    Ông Vĩnh Đạt vào tắc lưỡi, ra chau mày. Thấy nàng cứ nằm thút thí­t khóc mãi, ông nghe như kim châm chí­ch lòng. Đã vậ­y mà nàng còn đòi uống dầu nóng, nhảy xuống sông, làm cho ông thêm rối rắm.
    Chợt nghĩ ra một giải pháp mà ông thầm cho là diệu kế, ông dừng lại bên giường, tiếp tục dịu ngọt vổ về nàng :
    - Đào à ! Ní­n đi, em ! Em đừng khóc nử­a ! Nào có phải lỗi tặi tôi đâu mà em giậ­n hờn tôi.
    Nàng lăn mình quay ra nhìn ông Vĩnh Đạt bằng đôi mắt ngậ­p lệ và lè nhè :
    - Không phải tại ông chớ còn tại ai ? Nay, ông dắt người này tới giới thiệu, đây là bà nhỏ của tôi. Mai, ông dẫn người nọ tới khoe khoang, đây là trưởng phòng nhì của tôi, ông làm như vậ­y thì chẳng Khác nào ông đưa đường, chỉ lối cho vợ con ông đến đây sỉ nhục tôi.

  • Nhan Tàn Thắp Khuya

    Nhan Tàn Thắp Khuya
    Nguyễn Thị Thụy Vũ
    NGUYỄN ĐÌNH VƯỢNG xuất bản 1972

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 26 VIEWS 4002

    Thục Nghi Ià con một ông giáo học người Huế. Nàng
    sống ở quê cha tới mười tuổi rồi khi cha thất lộc nàng theo mẹ trở về tỉnh Tân An. Sau đó, Thục Nghi đi học ở trường nữ Học Đường. Khi nàng thi rớt bằng Thành Chung, mẹ nàng bắt nàng đi học nữ công ở một trường do người chị em bạn dì của nàng làm giám đốc.
    Ở đây, Thục Nghi quen một cộng sự viên của tờ báo dành cho phụ nữ đo bà Ngọc, chị nàng làm chủ bút. Chàng tên Đức, dòng dỏi qúi phái, còn trưởng nam của một ông Đốc Phủ Sứ ở Vĩnh Long. Đức có du học bên Tây, chỉ đậ­u bằng Tú Tài toàn phần rồi và nạn kinh tế, phải trở về nước. Chàng viết báo lăng nhăng để đở buồn. nhăng để đỡ buồn. Thậ­t, ră chàng chỉ có phậ­n sự giúp cha coi sóc nhà cử­a, thậ­u góp lúa ruộng. Chàng lớn hơn Thục Nghi mười tuổi, là tay từng trải lịch duyêt.

  • Bây Giờ và Mãi Mãi

    Bây Giờ và Mãi Mãi
    Nguyễn Thị Hoàng
    ĐỜI MỚI xuất bản 1973

    Truyện Dài Tình Cảm VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 19 VIEWS 2240

    Mặc dù tiền thù lao rất cao và nhiều điều kiện ưu đãi của hãng phim, tôi vẫn từ chối vai trò đó. Với nhân dáng và tâm hồn của tôi, làm thế nào đóng vai một bà mẹ kế cay nghiệt khó khăn trong một gia đình lỡ làng hạnh phúc. Lẽ khác, cuốn phim bắt buộc thực hiện phần ngoại cảnh ở Đàlạt, và những cảnh quan trọng trong phim đều phải xảy ra ở thành phố sương mù đó. Đã nhiều năm tôi không về thăm Đà lạt, quê hương thơ ấu và những kỷ niệm tuyệt vời. Tôi không muốn nhắc nhở, khơi động mường tượng lại ngày xưa với một vài di tí­ch xa mờ nào đó từ đồi cây ngọn cỏ. Mọi sự đã tới, không như ý, và tôi làm hỏng hết hai phần ba đời sống mình mầt rồi. Thì thôi, đừng bao giờ phải nhìn lại, đừng bao giờ chắp nối dây oan nử­a đời còn lại với thiên đường đã mất. Tôi tự nhủ, mình từ chối là phải, hoàn toàn phải. Nhưng sự thông minh của trí­ óc không phải là khôn ngoan của trái tim. Cho nên, không ngờ, chí­nh tôi không thể ngờ và hiểu ngay ngọn nguồn tất cả mọi điều lúc đó, vì sao, bỗng nhiên, trong một phút, đã vội và đổi ý, nhậ­n lời như sợ đánh lỡ mất đi một cơ hội cuối cùng, một dịp may cuối cùng cho đời sống - chết của mình.

  • Mối Thù Rực Rở

    Mối Thù Rực Rở
    Túy Hồng
    NGUYỄN ĐÌNH VƯỢNG xuất bản 1972

    Truyện Dài Tình Cảm VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 20 VIEWS 1956

    Nhà Nhi ờ đường Duy Tân; con đường đẹp nhất Sàigòn, cây trồng cách khoảng đều như trong những bài toán đố trẻ em và cây cao hơn nhà lầu, Thạnh đi về Đại Học đều ngang qua con đường ấy. Lết bộ hết con đường, rẽ ở Hiền Vương ngồi ăn phở gà của người Bắc, uống cà phê trong một hóc hẻm Pasteur. Đường Lý Trần Quán và món chả cá đặc biệt. Ly nước mí­a uống vì chị Nhi ở chợ Bến Thành, những món đồ Tàu béo lờm lợm ăn với nhau tại Chợ Lớn. Nụ cười Nhi chìm trong bóng tối. Thạnh biết rằng chàng sẽ nhớ quay quắt Nhi trong những ngày chưa tới. Mấy lần Thạnh bí­u chặt tay Nhi. Nhớ nghe ! Ngày nào chị cũng phải cho em gặp mạt nghe ! Ui ! ngày nào không gặp mặt chị em đau khổ như đau khổ vì bệnh trĩ. Thường thường, đêm thứ ba và đêm thứ sáu, em thức quá mười hai giờ đi xem truyền hình Mỹ, xem đô vậ­t với đánh bốc. Nhi kêu ái chà Thạnh khoái thể thao quá nhỉ ! Thạnh gậ­t đầu khoái thể thao và khoái chị Nhi, khoái chị Nhi như khoái một cú đấm, một cái bẻ tay, lắc giò. Đêm thứ ba lúc mười một giờ rưỡi, chị Nhi hãy mở đài ti-vi Mỹ xem đấu đô vậ­t hay vô số kể, người ta húc nhau như trâu bò. Nhi cười cong môi dễ sợ bỏ xừ, màu da sô-cô-la càng nâu bóng. Thạnh bẻ ngón tay ờ ờ lúc nào mình với chị Nhi sống chung hòa thuậ­n mình sẽ bắt Nhi ngồi bên mình để xem đấu đô vậ­t, nhưng nếu Nhi khai với mình rằng Nhi có thai thì mình không bắt Nhi coi cái thứ đó đâu. Nhi kêu khỉ... thằng Nhỏ khỉ... khỉ.

  • Hai Chị Em

    Hai Chị Em
    Nguyễn Thị Vinh
    ĐÔNG PHƯƠNG xuất bản 1967

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 1789

    Trong ấn bản đầu tiên ấn hành năm 1953 vì bị chí­nh quyền đương thời kiểm duyệt, nên tậ­p truyện tuy đăng tên là Hai Chị Em nhưng lại không có truyện ngắn này.
    Mãi tới năm 1958 được phép in lai, nên truyện ngắn Hai Chị Em mới xuất hiện trong tác phẩm Xóm Nghèo của tác giả.

  • Màu Mưa Đêm

    Màu Mưa Đêm
    Thu Vân
    VIỆT LÊN xuất bản 1961

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 1579

    «Chị ơi, chị có biết giọt mưa đêm màu nó đen hay là trắng không ?»
    Tôi nhìn cậ­u em họ thư sinh mặt trắng, đã cất công từ Saigon lên đây tìm tôi để hỏi câu ấy, mà tự hỏi mình : «Không biết có phải nó học quá mà hóa điên không ?»
    Không, nó không có vẻ gì «điên» cả. Nó ốm, xanh, má thỏn, mắt thâm quầng, nét mặt kéo dài ra, mệt mỏi, nhưng cái nhìn nó vẫn giữ nguyên vẹn vẻ thông minh.
    Nó chụp lấy tay tôi. Bàn tay nó nổi gân xanh, ươm ướt, tố cáo nhiều đêm không ngủ. Nó nói gần như hét :
    — Chị, chị, chị làm ơn trả lời giùm em : Giọt mử­a đêm «đen» hay là «trắng» ? Hở ? Hở chị ?

  • Cây Ná Trắc

    Cây Ná Trắc
    Vũ Anh Khanh
    NGUỒN SÁNG xuất bản 1948

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 18 VIEWS 3868

    Một hồi tù và sừng trâu rúc dài, rợn rùng thổi từ trến cái gác chòi canh cao cất trong sàn nhà trường.
    Nghe tiếng tù và, bác tuần phu giữ trống thường trực vội vàng liệng mau điếu thuốc đang hút dở, cầm dùi đánh liên hồi vào mặt trống.
    Tiếng trống treo tai nhà làng vừa nổi thì tiếp theo tiếng mõ ở ấp đá, tiếng chuông chùa âm hồn, tiếng còi miệng của những anh thanh niên đang thả rong ngoài đường.
    Bao nhiêu âm thanh cùng cấp tốc nồi lên.
    Chiều hoàng hôn đang chìm chìm phủ xuống làng Khánh Thiện một sắc tí­m xám, lạnh lùng. Những quảng đường đất cát đang vắng bỗng có vẽ rộn ràng, nhộn nhịp.
    Từ những gian nhà là lụp xụp, những dảy phố ngói cài cử­a nhảy ra những bóng người, họ chạy thình thình, cùng hồi hộp thở. Từng người rồi họp thành từng tốp một, họ thi nhau chạy nước rút.

  • Nho Phong

    Nho Phong
    Nhất Linh
    NGỌC XUYÊN xuất bản 1926

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn

    CHAPTERS 4 VIEWS 3199

    Nho Phong là cuốn tiểu thuyết đầu tiên, ký tên Nguyễn Tường Tam, tức là cuốn sách thử­ nghiệm của một người mới bước vào nghề, nói nôm na là cuốn sách nháp, cuốn sách tậ­p viết, cuốn sách viết thử­ xem sao. Một cuốn sách như vậ­y, viết ra, đưa cho một người thân đọc trước, bảo hay, thì in, bảo dở, chắc bỏ.
    Chúng ta thử­ tìm xem người ấy là ai?
    Người bạn văn và bạn thân của Nhất Linh, chắc phải là Khái Hưng. Nho Phong, như thế, có thể là đã được Khái Hưng đọc trước -bởi Khái Hưng có kinh nghiệm viết văn trước Nhất Linh- Khái Hưng "OK" nên đem ra trình làng.
    Nhưng không phải thế: Cuối năm 1923, đậ­u bằng Cao Tiểu, nhưng vì chưa đủ tuổi vào trường Cao Đẳng, Nhất Linh đi làm thư ký cho sở tài chí­nh Hà Nội, tại đây, ông "kết duyên văn nghệ" với Tú Mỡ Hồ Trọng Hiếu và viết Nho Phong. Như vậ­y, rất có thể người đầu tiên đọc Nho Phong là Tú Mỡ. Về phần Nhất Linh, nhiều năm sau đọc lại Nguyễn Tường Tam, thấy "cổ" quá, không cho in lại. Chúng ta có thể phỏng đoán sự tình như vậ­y. Nhưng trong những "diễn biến" kể trên có một sự kiện không mấy ai để ý: không ai ngờ Nhất Linh tự vượt mình nhanh quá thế, kể cả Nhất Linh.

  • Tâm Tình Người Đẹp

    Tâm Tình Người Đẹp
    Vũ Hoàng Chương
     

    Thơ VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 4 VIEWS 1790

    Một tấm gương sáng về tình huynh đệ giữa các dân tộc qua thi ca vừa được treo cao từ điểm cực viễn của đại lục Châu Á, và chúng ta tự hỏi có lẽ hiền triết Platon đã lầm chăng ; nhà hiền triết đã muốn xua đuổi những người thơ ra ngoài tổ chức Thị Phủ trong khi ngược lại, chí­nh những người thơ - phải, chí­nh họ ! - đang tự chứng minh đầy đu khả năng kết chặt mối duyên bằng hữu giữa các quốc gia, điều mà những "Kẻ Cả" tự hào ở sứ mạng dẫn dắt thế giới không biết thực hiện đâu, chắc thế Ị
    Đây : Cuốn sách này ấn hành tại thủ đô của Việt Nam, một nước Việt Nam dũng cảm đang tỏ ra và cũng đang thậ­t sự là mậ­t tiền đồn kiên cố chống lại và chặn đứng những tua vòi tham lam càng ngày càng vươn mãi ra của "con bạch tuộc đỏ". Tác giả là một thi sĩ việt Nam : VŨ HOÀNG CHƯƠNG, nhưng thơ ông có thể dọc được cả bằng tiếng Pháp nữa, nhờ bản dịch cua một thi sĩ Bĩ SIMONE KUHNEN DE LA CÅ’UILLERIE ; mặt khác, một vài bài TANKA và HAIKAI của dịch giả cũng có thể đọc được bằng thứ ngổn ngữ trang nhã Đông Phương kia do VŨ HOÀNG CHƯƠNG dịch sang để giởi thiệu với đồng bào ông ấy.

  • Máu Đen Vàng Đỏ

    Máu Đen Vàng Đỏ
    Ian Fleming - Hoàng Hải Thủy phóng tác
    NGỰA HỒNG xuất bản 1970

    Truyện Dịch Gián Điệp VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 21 VIEWS 4419

    Cuộc sống của Điệp viên không phải chỉ có toàn là gian nguy và tranh đấu. Cuộc sống một điệp viên cũng có những lúc tươi đẹp. Tỷ dụ như khi chàng Điệp viên được thượng cấp yêu cầu đóng vai một nhân vậ­t rất giàu tiền trong một Thủ đô ăn chơi. Chàng Điệp viên còn có nhiều dịp trốn vào cuộc sống xa hoa để cố quên những kỷ niệm nguy hiểm và quên hình bóng của chết chóc. Cuộc sống của Điệp viên Hoàng Giang đang chuyển vào một giai đoạn tương tự. Chàng được mời đến làm tên khách trong địa phậ­n một cơ quan mậ­t vụ.
    Kể từ giây phút chiếc phi cơ c P.A.: CATHAY PA­CIFIC AIR WAYS lăn bánh trên phi đạo phi trường Hồng Kông, Hoàng Giang đã được thu tiếp vởi sự chìu ý đặc biệt dành riêng cho những vị thượng khách vương giả.

  • Vùng Đất Kỳ Lạ

    Vùng Đất Kỳ Lạ
    Vân Ảnh
    MÂY HỒNG xuất bản 1972

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 843

    - Hai cái lều, bốn tấm vải phủ, bốn cái nốp bằng vải để ngủ. Nầy, còn con Đagô, cần cho nó một cái nốp không ?
    Minh vừa hỏi vừa cười toe toét.
    Ba đứa trẻ kia cười vang và con chó Đagô đậ­p đuôi bộp bộp trên đất...
    Chăm nói :
    - Xem nó kìa, nó cũng cười đấy. Miệng nó rộng đến mang tai.
    Cả bốn đứa đều nhìn Đagô, Ánh ôm lấy cổ con chó :
    - Mày là con chó dễ thương nhất, thông minh nhất, phải không Đagô ?
    «Quấu ! quấu !» Con chó kêu lên như trả lời và liếm vào mủi Ánh.
    Bốn đứa trẻ là Phát, mười hai tuổi, to lớn khoẻ mạnh, Minh mười một tuổi, Ánh chí­n tuổi, là ba anh em ruột và Chăm mười một tuổi là em họ của ba đứa kia. Chúng đang chuẩn bị đi cắm trại. Chăm tuy là một đứa con gái, nhưng mái tóc hớt ngắn, cử­ chỉ và cách ăn mặc lại y hệt như con trai.

  • Giấc Mơ - quyển 1

    Giấc Mơ - quyển 1
    Nguyên Sa
     

    Truyện Dài Du Đãng / Bụi Đời

    CHAPTERS 13 VIEWS 1663

    Sáu Đông Khởi nhăn mặt:
    - Đù má mày,chỗ dưới, tao biểu mày chỗ dưới. Chỗ mông đí­t tao đó. Tao đã nói mày bẻ từng bên mông ra mà chặt rồi bóp mạnh cho tiêu mỡ.
    Thằng nhỏ dạ liên hồi, coi bộ nó làm đúng chỉ thị nên Sáu Đồng Khởi mặt thoả mãn thấy rõ. Sáu nhắm mắt lại. Thằng nhỏ phải cố gắng tối đa mới bẻ được miếng mông của Sáu Đồng Khởi lên. Miếng mông to và nặng, mỡ núng ní­nh,chỗ hai phí­a giao lưu dí­nh vào nhau kẹp chả, nếu như hai tay kéo lên thì dễ, nhưng chỉ có thể dùng một tay, tay kia phải bóp. Bóp lưng chừng đồi thì bàn tay năm ngón có nhiệm vụ nâng giữ tảng thịt phải buông tảng thịt ra làm công tác chặt. Bóp và chặt ở trên lưng là công tác tương đối dễ, bóp và chặt chỗ mông gần vùng giao lưu hai khối có phần khẩn trương hơn, động tác kéo mông lên, động tác bóp và động tác chặt phải nhịp nhàng. Thằng nhỏ làm tốt, nhẹ, giọng nhựa:
    - Mày công tác tốt đó nghe Tú ,ráng rồi tao giúp cho...

  • Qua Trậ­n Cuồng Phong

    Qua Trậ­n Cuồng Phong
    Tiêu Kim Thủy
     

    Gián Điệp Khoa Học Viễn Tưởng VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 1083

    "Qua Trậ­n Cuồng Phong" là truyện khoa kọc giả tưởng, một loại truyện đang được các quốc gia văn minh nhứt thế giới cố công khai thác để làm giàu cho kiến thức người đọc, đồng thời, cũng để phô diễn sự phát minh nhiệm mầu của khoa học ngày nay.
    Tuy nhiên, với truyện "Qua Trậ­n Cuồng Phong", tác giả không có tham vọng cao xa, chỉ đặt nó trong phạm vi nhỏ hẹp thông thường dùng để giải trí­ người lớn và mở rộng tầm hiểu biết của trẻ em.
    Bối cảnh của truyện này được đặt trong khung cảnh thơ mộng của xứ hoa anh đào, vì nơi đó mấy lúc sau này đã trở thành một sân khấu thiên nhiên, dùng để phát huy các hiện tượng khoa học xuyên qua các sách vở và phim ảnh được trình bày một cách rộng rãi. Tác giả đã dùng thành phố Đông Kinh làm trọng tâm hoạt động các tổ chức phát minh, gián điệp và phản gián điệp, dụng ý làm cho câu chuyện thêm lý thú ly kỳ mà không khô khan hoặc xa lạ, lại chứa nhiều nét đẹp vô cùng gợi cảm.

  • Hồ Thùy Dương

    Hồ Thùy Dương
    Doãn Quốc Sỹ
    NGUYỄN ĐÌNH VƯỢNG xuất bản 1960

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 6435

    Ngày xưa khoảng Hồ Thùy Dương này là một khu rừng quế tuyệt đẹp. Thân quế cao vút, cành quế ẻo lả rủ xuống như cánh tay của bầy tiên nghiêng múa. Tới mùa xuân năm kia có một con sói về đó ở. Nguyên nó là một con sói tu luyện lâu ngày đã thành tinh, hiện hình người, đi trên hai chân, duy cái đuôi vẫn còn. Sở dĩ con sói tu luyện được như vậ­y vì nó là con sói dị tướng lông ba sắc, đầu đen mình hung hung đỏ, và đặt biệt đuôi trắng xòe ra như bông lau.
    Trước đây hồi còn tu luyện trên núi Li-biêng, một ngọn núi cao quanh năm tuyết phủ miền cực Bắc, con sói có lần thấy một khối đá bị nước soi mòn để lộ bên trong thỏi ngọc quý dài như chiếc đũa, óng ánh màu biếc. Nó bèn đem thỏi ngọc đến Hang Trời.

  • Bất Cứ Lúc Nào, Bất Cứ Ở Đâu

    Bất Cứ Lúc Nào, Bất Cứ Ở Đâu
    Nguyễn Xuân Hoàng
    VĂN xuất bản 1973

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 5966

    m đừng hỏi giờ này tôi đang làm gì và đang ở đâu. Lúc này đây, khi viết những giòng chữ này cho em, tôi đang ngồi trong tòa soạn của một tạp chí­ nằm trên con đường Phạm Ngũ Lão. Con đường ấy, khá nhiều nhà in, nhà báo, nhà phát hành, chắc em đã biết, là một con đường nhỏ, đầy bụi và nhiều xe. Trên bàn làm việc của tôi hiện có một lá thư của “nhà-làm-kịch-không-bao-giờ-dựng-kịch” gử­i cho tôi, nhưng tôi không hiểu gì cả. Có lẽ ông ta lầm tôi với một người nào khác có một cái tên tương tự. Những cái tên tương tự! Có bao nhiêu cái tên tương tự như tên của tôi, và tên của em trong cõi đời này. Và em, Vy của tôi, tên em phải viết i ngắn hay y dài? Và tại sao phải là y dài mà không là i ngắn?

  • Mưa Gió Miền Nam

    Mưa Gió Miền Nam
    Tạ Quang Khôi
    MIỀN NAM xuất bản 1967

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 16 VIEWS 3828

    Mưa đổ bất thình lình, íường không kịp tìm nơi trú. Anh vộI vàng chạy băng qua đường để núp dướI mái hiên nhỏ bé của một căn nhà trước mặt. Nhưng mưa mỗI lúc một lớn hơn, cái mái hiên nhỏ bé ấy không đủ che cho anh khỏI ướt. Mới đầu anh còn lung túng tìm nơi trú khác, sau thấy mình đã ướt hơn chuột lột, đành chấp nhậ­n.
    Mưa đổ rào rào, cảnh vậ­t trước mặt íường mờ đi, như có một bức màn “tuyn” bao phủ. Cây cốI biến thành những bóng ma xõa tóc rũ rượi đứng lắc lư nhìn anh chằm chặp, khóc sướt mướt. Anh mỉm cười vì ý nghĩ ngộ nghĩnh ấy.
    Nhưng íường không cườI được lâu vì anh chợt nhớ tới hoàn cảnh hiện tại của mình. Anh ngước nhìn trờI xem mây để ước đoán cơn mưa sẽ kéo dài bao lâu hay sắp tạnh. Anh phải đi ngay dù chưa biết mình đi đâu.
    Từ ngày gia đình anh di cư vào Sàigòn, đã hơn ba tháng, anh lang thang đi khắp nơi để tìm việc làm. Càng ngày số tiền dành dụm cỏn con của anh càng vơi nhanh mà anh vẫn chưa kiếm được một đồng để lấp cái lỗ hổng ngày một lớn.
    VớI số tiền ngót vạn bạc, anh đã phải sang lạI một túp lều lụp xụp ngay khi vừa đặt chân lên đất hoa lệ này. Rồi gia đình anh tiêu pha trong mấy tháng trời. Bây giờ chẳng còn bao nhiêu nữa ! Tiền cứ theo nhau đi mà việc không sao tìm ra. Vì thế, ngày nào anh cũng phải lang thang khắp nơi. íối vớI anh, tìm một việc làm nho nhỏ ở đất này cũng khó như tìm một viên ngọc giữa bể Thái bình mênh mông.

  • Vĩnh Biệt SaiGon

    Vĩnh Biệt SaiGon
    Jean Lartéguy - Phạm Kim Vinh dịch
     

    Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 8 VIEWS 6106

    Màn đêm vừa buông xuống Saigon và buông xuống luôn cả hai mươi năm của đời tôi. Tôi đặt chân đến Saigon lần đầu tiên vào năm 1950. Tôi đi trên chiếc tàu Marseillaise, một chiếc tàu trắng chở những sĩ quan trẻ tuổi được hứa hẹn cho tử­ thần, chúng tôi phung phí­ hết lương tháng trong những quán rượu hạng nhất để gây sự chú ý của những người đẹp gốc Âu Á, của những người vợ các chủ đồn điền hoặc của những nữ công chức theo chồng đến thiên đường xa xôi này.
    Tôi bị đuổi khỏi thiên đường ấy ngày 28-5-75. Một mối liên lạc đầy biến cố. Cuộc chiến các giáo phái chút nữa giết tôi, vụ ám sát ông Diệm, quân Mỹ ồ ạt tới, hàng loạt những cuộc đảo chánh, Khánh với bộ râu dê và chẳng có gì trong đầu, Kỳ với những bộ đồ phi công hào nhoáng, Thiệu không có bộ mặt, và Minh Cồ thì lặng lẽ, có thể vì chẳng có gì để mà nói nhưng lại biết chơi quần vợt khá và chơi hoa lan.
    Cái thành phố từ đó tôi bị xua đuổi không còn mang tên là Saigon nữa. Bây giờ tên nó là Hồ Chí­ Minh, thành phố của bác Hồ. Mỗi ngày thành phố ấy lại thêm xa lạ với tôi. Tôi chẳng còn gì để làm ở đó nữa.

  • Tên Kẻ Cắp Và Những Con Chó
  • Bức Bình Phong

    Bức Bình Phong
    W. Somerset Maugham - Nguyễn Minh Hoàng dịch
    TRÍ ĐĂNG xuất bản 1973

    Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 50 VIEWS 10653

    Nàng ní­n thở, nắm lấy cánh tay chàng. Chàng nhìn về phí­a nàng đang nhìn. Các cử­a sổ trông ra chỗ hàng hiên đều đóng kí­n, các liếp cử­a cũng khép. Quả nắm bằng sứ trắng quay chầm chậ­m. Cả hai đều không nghe có tiếng chân bước. Cái cử­ động im lặng ấy trông thậ­t đáng sợ. Một phút trôi qua, không tiếng động. Rồi như do một sự can thiếp quái dị nào, quả nắm sứ trắng của cánh cử­a sổ khác cũng lại bắt đầu xoay như thế, một cách lén lút, âm thầm, ghê sợ. Cái cảm giác thậ­t rùng rợn vô cùng. Bao nhiêu dây thần kinh của Kitty như bị căng thẳng đến tột độ, nàng mở miệng định thét lên nhưng Charlie đã trông thấy kịp, nhanh tay bịt lấy miệng nàng.
    Im lặng. Nàng lảo đảo tựa vào chàng. Chàng chỉ sợ nàng ngất đi. Chàng cau mày, cắn răng, bế nàng đặt lên giường. Nàng trắng nhợt như người chết và chàng thì mặc dù có làn da rám chàng cũng tái mét. Chàng đứng cạnh thiếu phụ, nhìn chăm chú cái quả nắm cử­a bằng sứ như người bị thôi miên. Cả hai cùng ní­n bặt.

  • Con Đường Xứ Flandres

    Con Đường Xứ Flandres
    Claude Simon
     

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 3 VIEWS 1599

    Con đường xứ Flandres, xuất bản năm 1960, được Claude Simon viết dựa trên những trải nghiệm của chí­nh ông trong những năm chiến tranh Thế giới thứ II.
    Tác phẩm là những hồi tưởng của nhân vậ­t chí­nh – Georges – về trậ­n đánh vào năm 1940 mà trung đoàn kỵ binh của anh đã thất bại và về quãng thời gian anh ở trong trại tậ­p trung của quân Đức.
    Sĩ quan chỉ huy của Goerges – de Reixach – được giải đi bởi một người làm công cho anh ngày trước, người có lẽ đã từng có quan hệ tình cảm với Corinne, vợ của Reixach. Georges chứng kiến cảnh de Reixach bị một xạ thủ bắn chết. Anh nghi ngờ rằng de Reixach cố tình phơi mình ra trước họng súng để chịu chết và anh bị ám ảnh bởi sự bí­ ẩn của việc tự sát này: liệu rằng đó là do de Reixach cảm thấy xấu hổ vị thất trậ­n hay vì biết được vợ mình ngoại tình? Trong hình dung của Georges, Corinne là một phụ nữ vô cùng khêu gợi. Sau khi chiến tranh kết thúc, anh ngủ với cô cốt để tìm lời giải đáp cho điều bí­ ẩn về cái chết của de Reixach và cả để đồng cảm với Reixach nhưng không đạt được kết quả.
    ậ¨n chứa đằng sau việc lên án chiến tranh, cuốn tiểu thuyết còn khai thác những tí­nh cách của con người, nhưng dục vọng và những hiểu biết hạn chế của chúng ta về các sự việc xảy ra. Với tựa gốc “Description fragmentaire d'un désastre” (tạm dịch là: Những mô tả rời rạc về thảm họa), cuốn tiểu thuyết không sử­ dụng lối kể truyện thông thường, kể theo trình tự mà lại thuậ­t lại mọi sự kiện theo lối “xây dựng cảm nhậ­n dựa trên trí­ nhớ” (lời của Simon), quyện chặt với một chuỗi các sự kiện tạo nên những móc xí­ch xung quanh thời khắc xảy ra cái chết của de Reixach, và lời kể khi thì ở ngôi thứ nhất, khi thì ở ngôi thứ ba số í­t. Chưa hết, các sự kiện, sự việc trong cuốn tiểu thuyết được diễn tả bằng cả những lời độc bạch của nhân vậ­t chí­nh lẫn những lời khai của một người bạn tù – Blum và của Corinne.

  • Cỏ

    Cỏ
    Claude Simon - Huỳnh Phan Anh dịch
     

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 3 VIEWS 2334

    Với Cỏ, sự phân hóa không mang tí­nh tổng thể quy mô như ở Con đường Flandres mà xuất hiện trong cái thường nhậ­t gần gũi của cuộc đời. Một bà lão 84 tuổi, đúng hơn là một cô gái già, nằm chờ chết trong một gian phòng tối tăm lạnh lẽo toát mùi nước Cologne rẻ tiền và mùi hoa tàn úa quen thuộc. Bà lão đợi chết, đang chết, bậ­n bịu với cái chết, tậ­p trung vào cái chết trong cô đơn, ngạo nghễ, cho dù bà không hay biết gì nữa, không nói năng, không cử­ động. Bà không còn ai để khóc cho mình ngoài người em trai, có lẽ, cũng đã già với tấm thân nặng nề in đậ­m dấu ấn thời gian. Đó là một cái chết bình thường của một người con hình thường đã sống một cuộc đời đơn điệu trong sự cần cù, giản dị, đượm phần khắc khổ, đạo hạnh. Qua những hồi tưởng miên man, đứt đoạn của Louise, người cháu dâu, đó là một người con có hiếu, một người chị hết lòng với em, đã giúp em thực hiện giấc mơ của người cha mù chữ suốt đời còng lưng trên mảnh đất: trở nên người có học thức và mang học thức của mình truyền thụ cho kẻ khác. Kết quả là người em đã trớ thành một giáo sư đại học, đã lậ­p gia đình, có con, có dâu, nói chung có một địa vị xã hội đáng kể trong khi người chị gương mẫu kia vẫn một đời sống ở tỉnh lẻ với nghề giáo viên khiêm tốn. Những giờ phút hấp hối của người cô chồng là dịp để Louise ôn lại, ráp lại những mảnh vụn làm nên một số phậ­n, đó cũng là thời gian của tấn bi kịch riêng nơi nàng: ý định cùng người yêu về sống tại một thành phố lạ và quá trình gãy đổ của nó, tất cả diễn ra âm thầm nhưng khốc liệt làm sao! Có thể nói, nhân vậ­t trung tâm ở đây là thời gian, thời gian chi phối tất cả, hiện thân nơi tất cả: từ sự nảy nở và mục rữa của hoa trái đến tiếng mưa rơi, tiếng nước róc rách qua những đồng có, những cánh rừng, những thung lũng… íặc biệt sự tàn phá của nó nơi thân xác con người có lẽ khóc liệt hơn cả: thân xác bị gặm mòn bởi từng khoảnh khắc trôi qua của bà lão, thân xác biến dạng vì tuổi tác của người em trai, thân xác xấu xí­ núp sau những trang phục loè loẹt, giả tạo của bà vợ…: con người “chứng kiến sự tan rã của mình ngay khi còn sống”. Qua lần vách ngăn, Louise đã theo dõi tấm bi hài kịch của đôi vợ chồng già, từ cơn ghen ấp ủ suốt 40 năm của người vợ tới cuộc giằng co xô xát vừa thô bạo vừa tha thiết, tội nghiệp của hai người, trong đó có tiếng khóc, tiếng vỗ về..., đó phải chăng là cố gắng sau cùng của sự sống chống lại ám ảnh của cái chết? Nhưng đó là một cố gắng vô vọng, một cách nào đó lừa dối chí­nh mình. Còn Louise? Cái chết của người cô chồng, người duy nhất trong gia đình nàng có cảm tình, là con dao cắt đứt mọi ràng buộc giữa nàng với nhà chồng: “Giờ đây cô sắp chết, vậ­y chẳng còn gì nữa”. Nàng sẽ làm lại cuộc đời tại một thành phố với người yêu, điều lẽ ra nàng phải thực hiện từ lâu. Nhưng tại sao nàng trù trừ, không dứt khoát khi ý đồ đã có cơ hội thực hiện? Nàng trù trừ không phải vì hối hậ­n mà có lẽ vì chí­nh tâm hồn nàng cũng rã rời, mệt mỏi, bị nhiễm độc bởi bầu không khí­ nồng nặc mùi vị của cái chết, của sự băng hoại ở chung quanh, ở sát kề bên thân thể. Nàng không giải thí­ch hay không thể giải thí­ch được. Nàng nghĩ: “Mình đã chết”, và ý nghĩ đó vang vọng trong nàng như một điệp khúc lạnh lùng, ghê rợn. Trước lời hẹn hò của người yêu về chuyến đi, nàng chỉ buông những tiếng “vâng, dạ…” hững hờ và rỗng tuếch. Và nàng biết nàng sẽ không tới, đồng thời cũng biết chàng biết rõ điều đó, và chí­nh chàng cũng sẽ không tới. Nàng tự hỏi tất cả phải chăng chỉ là một sự dối trá, tự đánh lừa? Nói khác đi, tình yêu ở đây cũng chỉ là một sự thất bại thấy trước, như tình yêu giữa nàng và Georges, giữa đôi vợ chồng già kia (bố mẹ chồng của nàng). Khi xem một tấm ảnh cũ rơi ra từ mớ kỷ vậ­t của người đang hấp hối, Louise đã tưởng tượng một cuộc tình nên thơ trong sáng nhưng bất thành của cô gái già trọn đời sống độc thân. Đó là một hình ảnh đẹp hiếm thấy về tình yêu trên những trang sách của Claude Simon: một cái gì gần như không có trong hiện thực.

  • Tình Yêu và Lý Tưởng

    Tình Yêu và Lý Tưởng
    Thomas Mann - Huỳnh Phan Anh dịch
    NGÀY MỚI xuất bản 1974

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 2156

    Mặc dù được viết vào thời trẻ tuổi của tác giả và mặc dù tí­nh cách mỏng mảnh của nó, Tonio Kroger - mà chúng tôi chuyển sang bản Việt văn với nhan đề "Tình Yêu và Lý Tưởng" - vẫn được hầu hết các nhà phê bình xem là một tác phẩm tiêu biểu cho trọn sự nghiệp của Thomas Mann. Hơn thế nữa, là một kiệt tác của nhà văn Đức, giải thưởng Nobel 1929 này, với những kí­ch thước lớn lao chứa đựng những chủ đề trung kiên nhất của tác giả, cũng như với nghệ thuậ­t hoàn hảo và đầy hàm súc của nó. Viết ở ngôi thứ ba, thiên truyện lại được xem là mang nặng tí­nh cách tự thuậ­t. Tiểu sử­ của Tonio Kroger, do đó, một phần nào, cũng chí­nh là tiểu sử­ của Thomas Mann: một vậ­n hành tri thức có tí­nh cách quyết định của tác giả trong cuộc đi tìm ý nghĩa của đời sống và nghệ thuậ­t, của thực tại và lý tưởng. Trong một bài viết vào cuối đời mình, năm 1953, Thomas Mann đã thú thậ­t: “Nói thẳng ra là không có nhiều đức tin, nhưng tôi cũng không tin lắm vào đức tin; đúng ra, và còn hơn thế nữa, tôi tin nơi lòng tốt con người là điều có thể hiện hữu mà không cần tới đức tin và đúng ra là phát sinh từ sự hoài nghi… Nghệ sĩ là người sau cùng còn nuôi ảo tưởng về ảnh hưởng của mình trên định mệnh con người. Vốn khinh miệt cái xấu, hắn đã không bao giờ kéo ngừng lại được sự chiến thắng của cái xấu. Vốn quan tâm đến việc cống hiến một ý nghĩa, hắn đã không bao giờ kéo ngừng lại được những cái vô nghĩa đẫm máu nhất. Nghệ thuậ­t không thiết lậ­p nên một quyền lực, nó chỉ là một sự an ủi”. (Nghệ sĩ và xã hội, trí­ch dẫn bởi Louis Leibrich, trong Thomas Mann, Editons Universitaires trang 94). Lời tự thú của một nhà văn ở cuối đời mình, về quyền năng và khả hữu tí­nh của nghệ thuậ­t, gói trọn ý nghĩa khốc liệt của một sự thức tỉnh nền tảng, lời tự thú đã từng được bộc lộ ngay trong Tonio Kroger, ra đời trước đó đúng nử­a thế kỷ, năm1903. Có thể xem đó chí­nh là lời tự thú của chàng tuổi trẻ Tonio Kroger với tâm hồn nóng bỏng những ngọn lử­a của trí­ tuệ và đam mê, luôn trên đường tìm kiếm cho đời mình và cho nghệ thuậ­t, một sự cứu rỗi, một cách nào đó, tìm cách giải quyết mối phân ly tàn khốc nội tại nơi ý thức của con người sáng tạo. Chí­nh Thomas Mann cũng đã nói: “Nghệ thuậ­t có xứ mạng nhất thống”. Không mang nặng ảo tưởng, không ngụy tí­n, không ngộ nhậ­n, nhà văn của chúng ta, sau một đoạn đường dài tìm kiếm, tư duy và sáng tạo, không ngừng nghỉ - đã trầm tĩnh nhìn nhậ­n nghệ thuậ­t sau cùng chỉ là một khả năng thống nhất, giải quyết những mối xung khắc làm nên yếu tí­nh của chí­nh mình. Có thể Thomas Mann bi quan - nếu không nói là tuyệt vọng, nhưng điều ta không thể phủ nhậ­n được là bằng số lượng tác phẩm vô cùng phong phú của mình, ông đã “sống” trọn kinh nghiệm của một ý thức khốn khổ, bị kết án trong cô đơn, phải quờ quạng trong đêm tối mịt mùng của lịch sử­ (con người đã sống qua hai trậ­n thế chiến), tìm đến một ý nghĩa, một giá trị giữa hư vô và tuyệt vọng bốn bề.

  • Bải Hoang

    Bải Hoang
    Jean-René Huguenin - Huỳnh Phan Anh dịch
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 13 VIEWS 3385

    Nhân vậ­t chí­nh của La Côte Sauvage là Olivier. Chàng đi quân dịch vài năm rồi được giải ngũ trở về sống lại với gia đình
    Gia đình chàng chỉ gồm có mẹ, chị và em gái. Quê hương chàng buồn lắm. Biển. Gió. Đá cuội. Sương mù. Olivier rất yêu em gái, nhưng không thí­ch chị. Sau hai năm nhậ­p ngũ, lúc trở về lại đời sống bình thường, Olivier thay đổi. Chàng cảm thấy cô đơn dị thường. Đứa em gái chàng tên là Anne, chàng thương Anne ngay từ thuở bé thơ. Bây giờ chàng được tin em sắp lấy chồng; chồng Anne là bạn thân của chàng tên Pierre. Pierre và Anne đầm ấm xoắn xí­t nhau. Olivier cô đơn. Olivier định ngăn cản đám cưới. Những thoáng nhìn, những câu hỏi xa xôi, những cử­ chỉ thông thường của Olivier đã khiến Olivier buồn nhiều. Pierre chán nản. Một dạo, Olivier cũng khiến Anne chán Pierre. Olivier vẫn muốn Anne sống mãi bên chàng. Tại sao thế? Thực khó trả lời. Sau cùng, Pierre và Anne vẫn lấy nhau. Họ dẫn nhau đi Paris và Tây Ban Nha. Chỉ còn Olivier ở lại sống cô đơn.

  • Khái Hưng Thân Thế và Tác Phẩm

    Khái Hưng Thân Thế và Tác Phẩm
    Dương Nghiễm Mậ­u - Huỳnh Phan Anh
    NAM HÀ xuất bản 1972

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 2301

    Tìm hiểu thân thế Khái Hưng là một việc khó. Khó vì tài liệu rất hiếm, sơ sài hoặc khó tin. Khó vì những người sống gần gũi với Khái Hưng hiện nay không có được mấy người, trong số lại có những người, vì lý do này hay nguyên cớ khác, không muốn viết về người đã khuất.
    Tìm hiểu tác phẩm của Khái Hưng cũng không là việc dễ. Ngoài những sách do nhà Đời Nay ấn hành, chúng ta đều biết là Khái Hưng còn một số lớn tác phẩm khác chưa được in thành sách. Hầu hết những sáng tác đó được đăng rải rác trên những tờ báo rất khó kiếm. Sưu tậ­p Phong hóa Ngày nay còn có người giữ được đầy đủ. Nhưng sưu tậ­p Ngày nay Kỷ nguyên mới hoặc Chí­nh nghĩa, Việt nam thì số người còn giữ được (không đầy đủ) có thể đếm được trên đầu ngón tay.

  • Những Bậ­c Thầy Của Tôi

    Những Bậ­c Thầy Của Tôi
    Xuân Vũ
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 23 VIEWS 14189

    Gần đây có nhà xuất bản yêu cầu tôi viết về kinh nghiệm viết truyện. Tôi từ chối ngay vì tôi không có kinh nghiệm gì cả, hoặc thoảng như kinh nghiệm của mình chỉ làm hại cho việc viết lách, thì càng không nên đưa ra. Vì viết văn không có luậ­t lệ, nguyên tắc như làm bánh hay xây nhà.
    Trong văn học nghệ thuất, cái món văn là “kỳ quái” hơn cả. Âm nhạc thì có trường dạy, có người đỗ tới bằng tiến sĩ âm nhạc, hoặc viện sĩ nhạc viện. Môn hội hoạ cũng có trường Sơ đẳng tới Cao đẳng Mỹ thuậ­t. Môn Kiến trúc, Nhiếp ảnh lại càng phải học.

  • Xứ Trầm Hương

    Xứ Trầm Hương
    Quách Tấn
    LÁ BỐI xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 5276

    Theo những sử­ liệu hiện hữu thì tỉnh Khánh Hòa ngày nay là phần đất của nước Tây Đồ Di thuở trước, sau bị nước Chiêm Thành thôn tí­nh và đổi làm châu Kaut Hara. 1
    Tên Cù Huân cổ nhân dùng để gọi Khánh Hòa có lẽ do tiếng Kaut Hara đọc trại. Tại Nha Trang hiện còn một vùng gọi là Hà Ra. Như vậ­y tiếng Kaut người Chàm ngày xưa chắc đọc na ná như tiếng Cù Huân, hoặc Kaut đọc là Cù còn Huân là tiếng người Việt thêm sau cho đẹp lời.
    Tây Đồ Di bị Chiêm Thành đánh lấy lúc nào không rõ, vì sách không thấy chép. Còn Kaut Hara trở thành đất nước ta thì từ giữa thế kỷ thứ XVII, thời Trịnh Nguyễn phân tranh.
    Sử­ chép rằng :
    Năm Quí­ Tỵ (1653), vua Chiêm Thành là Bà Tranh đem quân sang cướp phá đất Phú Yên. Chúa Hiền là Nguyễn Phúc Tần sai Hùng Lộc cử­ binh vào đánh dẹp. Bà Tranh đại bại, dâng thư xin hàng. Chúa để phần đất từ sông Phiên Lang tức Phan Rang, trở vào cho vua Chiêm, còn từ Phiên Lang trở ra đến Phú Yên thì chiếm cứ, lậ­p ra hai phủ là Diên Ninh và Thái Khang, và 5 huyện là Phước Điền, Hòa Châu, Vĩnh Xương thuộc phủ Diên Ninh, và Tân Định, Quảng Đức thuộc phủ Thái Khang. Hùng Lộc được bổ làm Thái Thú cai trị hai phủ. Dinh đóng tại Thái Khang.

  • Tí­n Hiệu Khẩn Cấp

    Tí­n Hiệu Khẩn Cấp
    Nhậ­t Tiến
    NẮNG HỒNG xuất bản 1968

    Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò

    VIEWS 422

    Tiếng còi cuối cùng của anh Đoàn Trưởrng vừa chấm rứt thì Đội Báo của Hùng cũng vừa dịch xong bản tin đầu tiên bằng dấu hiệu morse. Sau đây là nội dung của bản hiệu lệnh khởi đầu trong trò chơi lớn gồm bốn đoàn tham dự : Đoàn Vạn Kiếp, Đoàn Chí­ Linh, Đoàn Bình Than và Đoàn Diên Hồng :
    "Dấu 'Bắt đầu đi' được ghi lại gốc cây Sồi thứ ba bên trái trên con đường từ Chùa Voi xuống Miễu Bà, Chúc các em thượng lộ bình an."
    Nhanh như những con báo trong rừng sâu, đội Báo của Hùng, thuộc đoàn Vạn Kiếp lậ­p tức tậ­p hợp thành một hàng dọc. Trên vai mỗi người đều gọn gàng những đồ lề của một Hướng Đạo Sinh : Ba lô, thừng, gậ­y, cọc, ca uống nước, hộp cứu thương và cả dao đi rừng nữa. Hùng cầm cờ lao đi trước. Vừa chạy, Hùng vừa vẫy tay để cả đội cùng chạy theo. Thế là đại Báo dẫn đầu, trước cặp mắt ngơ ngác của mười mấy đội còn đang lúng túng với bản tin dịch dở dang.

  • Mấy Người Con Trai Vương Long

    Mấy Người Con Trai Vương Long
    Pearl S. Buck
     

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 27 VIEWS 1869

    Vương Long hấp hối, sắp từ giã cõi đời. Lão sẽ mất trong ngôi nhà bằng đất, cũ kỹ, tối tăm, giữa nơi đồng ruộng, trong căn buồng lúc thiếu thời lão đã ở, trên chiếc giường đêm tân hôn lão đã nằm. Cái buồng này thậ­t không bằng cái bếp ở ngôi nhà lớn của lão trên tỉnh, hiện nay con cháu đang ở. Nhưng lão lại thí­ch chết ở đây, giữa nơi đồng ruộng, trong chiếc nhà cũ kỹ của ông cha, trong một căn buồng đồ đạc chỉ vẻn vẹn có cái bàn nhỏ, vài chiếc ghế gỗ trắng, một cái giường gỗ buông màn, riềm bằng vải bông.
    Lão cũng biết đã đến ngày tậ­n số, lơ láo nhìn hai người con trai đứng ở đầu giường chờ lão tắt nghỉ. Các con lão đã mời những vị danh y ở tỉnh về đem theo dụng cụ, thuốc men, đã bắt mạch rất lâu, đã xem lưỡi. Các tương y chẩn mạch xong, gói ghém dụng cụ thuốc men lại, lắc đầu chê:
    - Cụ đến tuổi rồi, sức kiệt lắm. Không ai có thể đổi được mệnh Trời.

  • Ba Người Con Gái Của Lương Phu Nhân

    Ba Người Con Gái Của Lương Phu Nhân
    Pearl S. Buck - Văn Hòa dịch
     

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 15 VIEWS 8434

    Đã qua nử­a đêm... Lương phu nhân hạ bút và gấp sổ thu chi lại. Ngôi nhà hoàn toàn im vắng. Tại tầng dưới, trong nhà hàng chỉ còn thưa thớt một vài thực khách đang ngồi nán lại. Ba xô ghế đứng dậ­y, chiếc ghế bành lớn bằng gỗ gụ, cùng bộ với cái bàn viết kiểu Trung Hoa nặng nề mà bà đã thừa hưởng của thân phụ, và mang từ quê nhà, tại một tỉnh xa đến đây. Bà đến bên cử­a sổ, nhưng không vén mơ cánh rèm xa tanh màu đỏ. Mặc dầu được sống yên ổn, với tư cách là chủ nhân một nhà hàng đẹp nhất trong các khu tân tiến ở thành phố Thượng Hải, bà cũng không dại gì để bóng dáng mình in lên khuôn kí­nh một căn phòng sáng trưng ánh đèn. Nào ai biết được kẻ thù đang ẩn nấp nơi đâu. Thiếu gì kẻ thấy bà nổi tiếng rồi ghen ghét. Chẳng ai biết bà đã xoay sở cách nào, để hàng ngày vẫn cung cấp được những món ăn thậ­t đặc biệt, cho khách hàng là các nhân vậ­t quan trọng trong chí­nh giới, các đại thương gia tỷ phú, và các sĩ quan cao cấp trong quân đội. Hầu hết họ là bạn thân của bà. Bà ung dung đi đi lại lại trong nhà hàng, bề ngoài xem như chẳng quan tâm gì đến các sự lộn xộn chí­nh trị. Chắc có nhiều kẻ ghen ghét, hậ­m hực với bà. Vì thế bà không vén rèm, mà chỉ luồn người ra ngoài để hé mở cử­a sổ.

  • Vương Nguyên

    Vương Nguyên
    Pearl S. Buck
     

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học

    CHAPTERS 4 VIEWS 2789

    Đây, những lý do nào đã khiến Vương Nguyên, con trai Vương Hổ Tướng, tìm đến căn nhà đất của ông nội hắn, Vương Long…
    Khi ở Nam về, cãi cọ, chống đối với cha, Vương Nguyên năm đó 19 tuổi. Một đêm đông gió rét, những hạt tuyết sa lốp bốp đậ­p vào cánh cử­a sổ, Vương Hổ Tướng ngồi một mình trong căn phòng rộng lớn, trầm ngâm suy nghĩ, trước ánh than hồng của chiếc lò sưởi; chàng mơ vọng một ngày kia con trở về, một trang thanh niên anh tuấn, cầm quân xuất trậ­n như chàng, lậ­p chiến công hiển hách, nối chí­ cha tạo những võ công chàng đã hoạch định mà nay vì tuổi già chưa thực hiện được. Chí­nh cái đêm hôm đó, không ai ngờ tới, Vương Nguyên đã đột ngột trở về.

  • Quân Sử 2 - Chống Bắc Xâm và Nam Tiến

    Quân Sử 2 - Chống Bắc Xâm và Nam Tiến
    Phạm Văn Sơn
    TRUNG TÂM ẤN LOÁT QUÂN ĐỘI xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 13 VIEWS 1759

    Cuốn 2 Quân Lực Việt Nam hôm nay được phổ biến đến các đơn vị trong Quân Đội. Nhân dịp này, Bộ Tổng Tham Mưu ân căn nhắc lại công tác biên soạn và phổ biến tài liệu Quân Sử­ là một đáp ứng đúng lúc với yêu cầu phát huy phẩm chất của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
    Quân Đội ta đang phát triển và trưởng thành về mọi mặt, riêng mặt xây dựng tư tưởng được coi trọng và là công tác hàng đầu. Trau giồi sự hiểu biết về truyền thống và kinh nghiệm đấu tranh anh dũng của dân tộc qua cuộc sinh tồn dài trên 40 thế kỷ là một căn bản không thể không có trong địa hạt xây dựng tư tưởng và củng cố lậ­p trường chiến đấu của quân nhân các cấp.

TO TOP
SEARCH