-
Alexandre Soljenitsyne: Tác phẩm - Con Người Và Cuộc Đời
Phi Hư Cấu Văn Học
Trần Tử
CHAPTERS 4 VIEWS 10881
-
Bình Nguyên Lộc Với Hương Gió Đồng Nai
Phi Hư Cấu Văn Học
Nguyễn Q. Thắng
CHAPTERS 5 VIEWS 3766
Tập sách Bình Nguyên Lộc với hương gió Đồng Nai đề cập về nhà văn, học giả Tô Văn Tuấn (BNL) một cây bút của văn học Việt Nam nơi xứ Đàng Trong thời hiện đại mà cũng là một chứng nhân của đoàn người di dân lập ấp trên đường mở sinh lộ vào phương Nam.
Bút lực của con Nai Đồng bằng (BNL) miền Đông này rất sung mãn với bao suy tư, ray rứt về đất nước và con người nơi miền đất mới muôn nơi và muôn thuở. Những nỗi ưu tư của ông luôn hiện hữu suốt hành trình sáng tác, nghiên cứu cũa cá nhân mình. Không những ở từng trang tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký... mà rộng hơn, sâu hơn về hồn quê, hồn nước cũng như nguồn gốc, tiếng nói dân tộc Việt Nam.
-
Các Nhà Văn Nữ Việt Nam
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Uyên Thao
CHAPTERS 11 VIEWS 7156
Những người làm văn học sử tại Việt Nam sau này, khi theo dõi diễn trình sinh hoạt văn nghệ nữ giới trong 70 năm đầu của thế kỷ 20, sẽ phải dừng lại ở hai năm 1928 và 1900. Đó là những năm mà văn nghệ nữ giới Việt Nam trong thế kỷ 20 đã đạt tới một số thành tích có đủ tầm vóc ảnh hưởng quyết định cả một trào lưu sinh hoạt. Năm 1928 là năm tạp chí Nam Phong trình bày lần đầu thi phẫm Giọt Lệ Thu của Tương Phố. Sự thành công của Giọt Lệ Thu không chỉ thu gọn ở điểm đề cao tài năng của nữ giới trong văn chương mà còn được ghi nhận như một tác phẫm có sức quyến rũ mạnh mẽ nhất. Trong Nhà Văn Hiện Đại, Vũ Ngọc Phan ghi lại rằng Giọt Lệ Thu là tác phẫm có thể thúc đẩy nổi một phong trào văn nghệ, nếu được giới thiệu ở một quốc gia nào khác.
-
Chân Dung & Giá Trị Truyện Kiều
Phi Hư Cấu Văn Học
Dương Huệ Anh
CHAPTERS 8 VIEWS 1012
Tác phẩm của Nguyễn Du tiên sinh đã được đọc, tranh luận rất nhiều - đại đa số đều tán thưởng, ca ngợi văn tài của tiên sinh, chỉ có số ít là chỉ trích tác giả ở một vài điểm luân lý, đạo đức. Dù sao, chúng ta là hậu sinh, không thể nắm, hiểu rõ “tư tưởng” của người trước, nghĩ nên có một thái độ khoan hòa, vô chấp trong tranh luận, để tránh sự hiểu lầm, xung đột nhau.
Theo chúng tôi nghĩ, nếu Truyện Kiều thực sự chỉ là tác phẩm phóng tác theo Kim Vân Kiều Truyện - tiểu thuyết hóa theo mọi sự kiện lịch sử đời Minh thì điểm ta nên đặt nặng hẳn là giá trị văn chương của tác phẩm; còn những điểm khác chỉ là phụ thuộc, không can tốn thì giờ đào sâu thêm nữa. -
Chân Dung Nhất Linh
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Nhất Thịnh
SỐNG MỚI xuất bản 1971CHAPTERS 11 VIEWS 6122
Nhất Linh (Nhị Linh hay Bách Linh) là bút hiệu của Nguyễn Tường Tam. Ông có tinh thần khoa học, rất ghét cái tính mê tín dị đoan của người mình. Cái tính hay tin nhảm, phù thủy, bói toán, quan niệm đời sống của mình có dính dấp tớ ma quỷ. Theo ông, sự ngộ nhận đó là sự thất học của dân chúng, sự thiếu hiểu biết về khoa học. Tin rằng mọi vật đều linh thiêng, thần thánh. Để đả phá cái quan niệm sai lầm đó, ông tự cho ông cũng là một cái gì linh thiêng và tự nhận là Nhất Linh, Nhị Linh. Khái Hưng bắt chước ông ký tên Nhất Linh, Nhị Linh hay Tam Linh, Bách Linh. Vì thế có những bài hoạt kể ngăn ngắn in trên báo "Phong Hóa" trong những số ra mắt ký tên Nhất Linh hay Nhị Linh, có thể là của Nguyễn Tường Tam hay của Trần Khánh Giư hay của cả hai người cùng viết.
-
Đốt Lò Hương Củ
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Đinh Hùng
LỬA THÊNG xuất bản 1971CHAPTERS 14 VIEWS 13141
Cuộc sống văn nghệ có muôn vàn hình thái. Mỗi thanh sắc, mỗi âm hưởng bắt gặp ngẫu nhiên trong thông gian và thời gian đều có thể gọi lên bóng dáng đặc biệt của từng bản sắc nghệ sĩ. Bởi vì, ngoài những công trình sáng tác, người nghệ sĩ còn một tác phẩm khác cũng đáng kể không kém , đó là chính cuộc sống thực tại của nghệ sĩ, cuộc sống biến chuyển không ngừng với những tiết điệu riêng biệt, những động tác bất ngờ, những vang bóng linh động. Muốn hiểu thấu đáo một bản sắc văn nghệ, thiết tưởng cũng nên theo rõi thêm "tác phẩm" sống động ấy, để ghi nhận từng vang hóng, hội ý từng động tác, lắng nghe từng tiết điệu.
-
Hàn Mạc Tử
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Trần Thanh Mại
CHAPTERS 22 VIEWS 7935
Hàn Mạc Tử ĩìĩấl đi, đề lại cho tôi cải nhiẻm-vạ viêt đờỉ chàng.
Thuở si nhi hời, chàng đã ngô ỷấynhiầulần. Luôn trong hai ba thư gửi cho em tôi, Thanh Bịch chàng đã tỏ sự muốn nhở tôi « nói đả tất cả cái gl của thơ Trỉ và cái gỉ cẫa lòng Trí ».
Việc đỏ, khi Hàn Mạc Tử cồn sổng, tôi đẵ không làm. Tồi khổng làmvlhắicở. Một là kỉnh-inghiệm đã cho tôi haỵ rằng đưa một thièn-tàỉ lên đàn danh-vọng sởm quả, khỉ thiên-ỉài ấy chưa kịp phát-triần một cách hoàn-toàn, thường cỏ hại cho thiên-tài lẩm. Tài-hoa như một nạ quả cây. Cứ đè cho nỏ tự-do lởn đã, chứ mỏ tay vào thì nỏ đứng ngay. Tối không muốn làm cải giọt nựởc rơi trên dây phảo đề làm cho nó tịt ngồi.
Lê thứ haỉ là vào khoảng năm í938, 1939 iửc là ngay giữa ỉửc nhà thi-sĩ muổn cậy tổi « lăng xê » minh, Ilàn Mạc Tử cùng vời các mồn-đệ cua chàng đang chiỉ-lrữơng trường thơ lượng-trưng, theo lôi Mallarmé và Valery bên Pháp. Sự ấy tỏỉ hét sửc cỏng-kich. Tôi chỉ thấy trong ấy những cở đầ cho kẻ bất tài vỗ hộc mửa-tncn irưởc lồ mữỉ người đậc-giã khờ-khạo hien-làtìh những mở ngở-nghn và vớ-ỳ‘ -
Khi Những Lưu Dân Trở Lại
Phi Hư Cấu Văn Học
Nguyễn Văn Xuân
CHAPTERS 6 VIEWS 2848
Hồi còn nhỏ, nghe ai nói đến văn chương, báo chí Nam kỳ là tôi mỉm cười, cũng như khi nghe hát bộ, cải lương. Vậy mà lạ lùng: tôi vẫn theo người trong vùng, đọc cả đống truyện Tàu của nhà Tín Đức thư xã. Báo chí thì vẫn mượn tạp chí Phụ nữ tân văn và nhật báo Sài gòn xem cho được. Nhìn rộng ra chung quanh, những nhà khá giả đều có một vài tập Nhị Thiên Đường in những truyện kiếm hiệp như Bạch Yến Nhi, tiểu thuyết phong tục như "Ngọn cỗ gió đùa" của Hồ Biểu Chánh. Còn bình dân thì thích tụng các loại truyện bán hai ba xu, bày đầy hai bên đường đi xuống chợ Hội an: truyện thơ lục bát như Thạch Sanh Lý Thông, vè Mụ Đội, Phạm Công Cúc Hoa, Thoại Khanh Châu Tuấn...
-
Kỷ Vật Đầu Tay và Cuối Cùng
Tập Truyện Văn Học Tự Lực Văn Đoàn
Khái Hưng - Nguyễn Thạch Kiên
CHAPTERS 52 VIEWS 6875
Kỷ Vậy Đầu Tay và Cuối Cùng tập hợp tiểu thuyết đầu tiên Hồn bướm mơ tiên cùng với những truyện ngắn và kịch bản cuối cùng của Khái Hưng đã in trên hai tờ Việt Nam và Chính Nghiã trong hai năm 1945 và 1946, giúp ta biết rõ hoàn cảnh chính trị và nhất là tư tưởng của Khái Hưng trong hai năm cuối đời.
Ngoài ra, Nguyễn Thạch Kiên còn cổ động các đồng chí trong Quốc Dân Đảng, ai còn giữ được kỷ niệm gì về Khái Hưng thì viết ra, vì vậy, bộ sách này hữu ích cho những ai muốn nghiên cứu về con người Khái Hưng, tìm hiểu toàn diện nhà văn, nhà trí thức, nhà cách mạng. -
Lược Sử Văn Nghệ Việt Nam - Nhà Văn Tiền Chiến
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Thế Phong
VÀNG SON xuất bản 1974CHAPTERS 44 VIEWS 2194
Khách Nợ là nét vẽ thực về những con người, những cảnh đời khốn cùng ở làng quê nghèo ngoại thành Hà Nội trước Cách mạng Tháng Tám. Với cách kể chuyện bình dị, nhẹ nhàng, không màu mè, hoa mỹ, từng câu chuyện, từng số phận cứ từ từ xuất hiện, họ sống, chết, đói khổ, đau thương… chân thật đến ngỡ ngàng nhưng cũng xót xa đến ngỡ ngàng. Trong tập truyện không thể không kể đến những trang viết độc đáo, đầy hấp dẫn về loài vật như Đôi ri đá, Chú gà trống ri, Mụ ngan… Những câu chuyện tưởng chừng vô thưởng vô phạt, nhưng góp phần không nhỏ phơi bày những hiện trạng xã hội thời bấy giờ.
Dường như với bất kỳ tác phẩm nào của mình đã xuất bản, nhà văn cũng luôn cẩn trọng đọc lại và chỉnh sửa những chi tiết chưa hài lòng. Như chính lời con trai của Cụ, nhà báo Nguyễn Phương Vũ, chia sẻ: “Đã từ lâu từ khi cầm bút bố tôi là người cẩn thận và luôn có trách nhiệm với câu chữ nên mỗi bản in dù là in lại nhưng ông luôn đọc, cắt gọt, chỉnh sửa, “uốn nắn”, tỉ mẩn như người dệt vải. Khi ông trao lại cho tôi để xử lý nhập liệu với một bản thảo chi chít màu mực, chữ, từ, câu mà ông thêm bớt đan xen ngang dọc. Cha tôi là vậy, sự cẩn trọng, kỹ lưỡng trong nghề viết như mối nợ tình với ông.” -
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Tạ Tỵ
PHẠM QUANG KHAI xuất bản 1970CHAPTERS 10 VIEWS 39246
Nghệ thuật là cao quý.
Người làm ra Nghệ thuật đã cao quý.
Người thưởng ngoạn Nghệ thuật còn cao quý hơn.
Trong cuộc sống có những giờ phút thật trống rỗng, cái trống rỗng đến ghê sợ cả sự hiện hữu của mình cũng như của sự vật xung quanh. Nhất là những ngày thời tiết thay đổi bất ngờ làm lòng người tiếc nhớ bâng khuâng một-cái-gì-đó thoáng còn, thoáng mất. Nói cho đúng, cái còn, cái mất là lẽ đương nhiên, là sự luân lưu miên viễn của thời gian - trong đó thân phận con người chỉ được coi như sự góp mặt định kỳ nơi một khoảng sống nào đó mà Thượng đế đã an bài cho từng số mệnh.
Nói thế có vẻ duy tâm và bi quan đây, nhưng làm sao khác được khi chính mình đã và đang làm "chứng nhân bất lực" trước từng sự thực, những sự thực lần lượt bước qua vòng lẩn quẩn tử sinh - sinh tử ở con người cũng như Nghệ thuật. Do đó, nỗi đau dằng dặc, con người làm văn học nghệ thuật đành đem ẩn giấu trong trang sách hay trải ra bằng suy tư đơn độc ở đáy tiềm thức.
Đọc sách để tìm cuộc đời hay tìm chính hình ảnh mình in hằn trong đó. Sách cũng như đàn bà tuỳ thuộc cái "thích" về 10 khuôn mặt Văn nghệ, chẳng những văn tài của họ đã tác động sâu đậm ở trong tâm mà còn vì chút giao tình với nhau giữa cuộc sống.
Tôi xin các bạn, dù vô tình hay hữu ý, khi đọc sách này, đừng bao giờ coi nó là một cuốn phê bình văn học, mà chỉ là cảm tưởng riêng của kẻ yêu văn nghệ viết về văn nghệ mà thôi. Vì là cảm tưởng riêng nên người viết được trọn quyền trong vấn đề tuyển lựa cũng như bày tỏ ý kiến. Sự tuyển lựa và ý kiến có thể đúng, có thể sai đối với đa số nhưng có điều chắc chắn, những người được viết, dù không phải là những nhà văn, nhà thơ hay nhất hoặc đại diện cho một khuynh hướng văn học nào, nhưng đích thực ở mỗi người đều có giá trị chuyên biệt với sắc thái đặc thù trong nền văn hóa Việt Nam hiện đại. -
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Tạ Tỵ
LÁ BỐI xuất bản 1972CHAPTERS 10 VIEWS 45017
Sinh hoạt văn học nghệ thuật miền Nam trong vòng mười năm (1961-1970) đã phát triển thật phong phú với sự góp mặt đông đảo những người làm văn nghệ thuộc nhiều lớp tuổi. Họ du nhập vào đời sống nghệ thuật như dòng nước lũ, chảy phăng phăng với những chiều hướng khác biệt nhưng vô cùng sung mãn.
Những người làm nghệ thuật hôm nay, họ không quan niệm văn nghệ có nhiệm vụ nhằm cải tạo nếp sống, hoặc đem cái tinh hoa của nghệ thuật để phục vụ cho mục đích nào đó của xã hội, nhưng chính để tỏ bày trước tập thể, những giá trị mới của suy nghĩ. Bởi vậy, cái ý nghĩa tinh khôi của danh từ, đã biến chất, trở thành một xác định hiển nhiên qua nhiều phương cách sáng tạo. Cái tạp đa (diversité) trong văn nghệ hiện đại, không phải chỉ do sự biến chuyển của những yếu tố cấu tạo nên ngôn ngữ, nó còn là biểu tượng của sự điều hoà thế hệ, ở một thời đại có nhiều biến chuyển đột ngột do thời cuộc đẩy tới. -
Nam Đình - Nhà Văn, Nhà Báo Kì Đặc
Phi Hư Cấu Văn Học
Nguyễn Q. Thắng
CHAPTERS 5 VIEWS 2386
Cuốn sách có trên tay bạn đọc với nhan đề: Nam Đình - Nhà văn, nhà báo kì đặc [Việt Nam]. Nhan đề này nguyên là một mục từ trong bộ sách Văn học Việt Nam nơi miền đất mới (tập II, NXB Văn học, 2007). Chúng tôi gọi ông là nhà báo kì đặc (Infiniment originale) vì đời viết văn, làm báo của ông không lớn loi, sôi nổi... mà ngòi bút ông không những đều đặn mà sâu lắng, thâm trầm, chân thực khác người trong từng trang viết.
Lần này biên giả sưu tầm được một phần lớn trong toàn bộ công trình não tủy của Nam Đình, số tác phẩm đó, gồm các tiểu thuyết (khoảng 9, 10 cuốn), bộ Hồi ký 1926-1964 (sách này tác giả không bán chỉ tặng cho độc giả, nếu có yêu cầu), các số háo Thần Chung (1929-1930), Thần Chung tục bản (1948-1954), Giai phẩm Thần chung (1974-1975), tuần báo Mai (1935-1939) và một số nhật háo Điển tín do ông chủ trương biên tập. -
Năm Sắc Diện Năm Định Mệnh
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Du Tử Lê
NHÂN VĂN xuất bản 1965CHAPTERS 5 VIEWS 16090
Thành phố đang vào mưa đấy em – trời xuống thấp vô cùng. Tưởng chừng cả một khoảng không gian chất chừa đầy nước mắt sa vào tầm tay. Như ngày nào, anh những tưởng đã cầm nắm được tình em – Nhưng trời vẫn mưa và tình người vẫn xa – xa quá em ạ!
Anh còn biết nói gì khi ngày mai em sẽ theo chân “những cô áo đỏ sang nhà khác” – Liệu chúng mình còn gì để cho nhau, còn gì để gửi nhau? -
Nhân Văn Giai Phẩm và vấn đề Nguyễn Ái Quốc
Phi Hư Cấu Văn Học
Thụy Khuê
CHAPTERS 30 VIEWS 36031
Dự định tìm lại dấu vết phong trào Nhân Văn Giai Phẩm đã đến với tôi từ cuối thu 1984, khi trở lại lần đầu, sau ba mươi năm xa Hà Nội. 1984, lúc ấy tôi chưa cầm bút, và 1954, khi rời Hà Nội, tôi mới lên mười. Như phần lớn học sinh miền Nam, tôi đã thuộc lòng không chỉ những câu thơ nổi tiếng của Trần Dần:
Tôi bước đi không thấy phố không thấy nhà
chỉ thấy mưa sa trên màu cờ đỏ -
Sơn Vương - Nhà Văn, Người Tù Khổ Sai Thế Kỷ - Tập 1
Phi Hư Cấu Văn Học
Nguyễn Q. Thắng
CHAPTERS 18 VIEWS 3387
Tập sách có trên tay độc giả với nhan đề Sơn Vương - Nhà văn, Người tù khổ sai Thế kỉ. .. là một thiên thảo luận ngắn về nhà văn vốn là tướng cướp Sơn Vương hồi đầu thế kỉ XX ở đất Nam Kì xưa. Nhà văn này hiện diện giữa làng văn Việt Nam như một ánh sao băng vượt qua màn đêm rồi biến mất gần 40 năm (1930-1968) đối với sinh hoạt văn học nước nhà.
Với tập sách này, chúng tôi có tham vọng tìm hiểu, giới thiệu cuộc đời: của một nhà văn mà cũng là một tướng cướp, một người tù khổ sai, một nhà điều hành việc nước với chức danh Chủ tịch ủy ban hành chánh Côn Sơn (tên chính thửc là Giám đốc An Ninh quần đảo) sau cách mạng tháng 8 năm 1945. Một con người với nhiều danh xưng độc đáo, từ: «Cậu thức tỉnh đồng bào”, «ngưòi đi vận động cứu trợ”, «tướng cướp”, «du đãng”, «hiệp khách đề lao”, «Giám đốc An Ninh quần dảo”, «tù chung thân khổ sai”... quả thật da dạng, ông sinh ra và lớn lên tại miền đất có bề dày truyền thống ở Gò Công, rồi có mặt tại Hòn ngọc Viễn Dông (Sài Gòn) để làm văn và làm công tác xã hội, đi ăn cướp vang vọng một thời. -
Sơn Vương - Nhà Văn, Người Tù Khổ Sai Thế Kỷ - Tập 2
Phi Hư Cấu Văn Học
Nguyễn Q. Thắng
CHAPTERS 160 VIEWS 10732
Đây là phần hai của Bộ hồi ký Máu hòa nước mắt của Sơn Vương.
Tập I: Với nhan đề Máu hòa nước mắt - Hơn ba mươi năm dưới thời Pháp thuộc là một hồi ký rút ngắn viết về giai đoạn 1945 đến ngày thực dân Pháp tái chiếm Côn Đảo (thời điểm 18-4-1946).
Tập II: Có tên Quần đảo Côn Sơn -Máu hòa nước mắt khảo về địa lí, hành chánh, nhân sự... một tổng quan mà chi tiết về nhà lao lớn nhất và tàn bạo, hung hăn nhất của chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương. Đây là một nhà tù khổng lồ và tàn nhẫn, bẩn thỉu nhất của thực dân Pháp mà cũng là một “trường học thiên nhiên”, một “Đại học đường” của các chiến sĩ yêu nước, cách mạng hiện đại Việt Nam. -
Thi Nhân Việt Nam
Phi Hư Cấu Thơ Văn Học
Hoài Thanh - Hoài Chân
CHAPTERS 49 VIEWS 36145
Từ hơn nửa thế kỷ trước đây, phong trào Thơ mới đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển của nền văn học trước Cách mạng tháng Tám của đất nước. Các thi sĩ của thuở ấy đã đem lại cho bạn đọc một tiếng nói mới, phản ánh khá trung thực tâm trạng của cả một lớp thanh niên tiểu tư sản trong cuộc sống có nhiều đau buồn, trăn trở và đôi khi bế tắc trước hiện trạng của đất nước thời bấy giờ. Với sự đổi mới mạnh mẽ của hình thức nghệ thuật, Thơ mới thật sự đã thu hút được sự chú ý của khá đông bạn đọc yêu thơ và đó cũng là một đóng góp có ý nghĩa vào sự phát triển của thể loại và chứng minh khả năng biểu đạt phong phú của tiếng Việt.
-
Tiểu Thuyết Hiện Đại
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Tràng Thiên
THỜI MỚI xuất bản 1963CHAPTERS 8 VIEWS 1253
Cũng như thơ da-đa, thơ siêu thực, cũng như tranh trừu tượng, tranh vô hình thể, tiểu thuyết ngày nay đối với phần đông quần chúng bỗng trở nên khó hiểu và kỳ quặc. Tại sao Faulkner thuật sự lắm khi lộn xộn như một kẻ thác loạn ? Tại sao sự việc trong truyện của Dos Passos, của J. P. Sartre điên đảo ngổn ngang như không có chút bố trí xếp dặt gì ? Tại sao nhân vật của Dostoevski đột ngột bất thường ? của Kafka như ngẩn ngơ và bị đặt vào những cảnh huống tối vố lý? Tại sao một số tiểu thuyết gia mới đây lại thủ tiêu luôn cả nhân vật đi ? v.v. . Những hiện tượng như thế có ý nghĩa gì ? Có gì đổi thay trong quan niệm tiểu thuyết từ thời Thánh Thán cho đến thời chúng ta ? Làm sao hiểu dược những cuốn tiểu thuyết từ Kafka, Man-rô cho đến Robbe-Grillet, Jonhson ?... Những thắc mắc như thế không phải chỉ đặt ra trong một giới văn nghệ, mà là cho tất cả mọi người, cho bất cứ ai trong chúng ta. Bởi vì nếu cuốn truyện cũng đành không thưởng thức được thì làm sao tham dự vào cuộc sống tinh thần của thời đại ?
-
Tổng Kết Văn Học Thế Kỷ XX
Phi Hư Cấu Truyện Dịch Văn Học VH Miền Nam Trước 75
R. M. Albérès - Phạm Đình Khiêm dịch
VIỆN ĐẠI HỌC HUẾ xuất bản 1963CHAPTERS 4 VIEWS 9
Trong các nền văn học ngọai quốc, văn học Pháp, đối với ta ngày nay, vẫn còn nhiều liê'n lạc hơn cả, và có thể tiếp tục cống hiến cho nền văn học trẻ trung của ta nhiều hài hoc kinh nghiệm quí giá. Những bước chập chững dò đường, những cố gắng, thử thách, những thành công và cã những thất bại nữa, của nền văn học quen thuộc ấy đều có thể cỏ ích cho ta trên đường xây dựng nền văn học quốc gia.
-
Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Hoàng Văn Chí
CHAPTERS 7 VIEWS 7731
Trí thức ở miền Bắc Việt Nam đã nổi dậy chống lại chế độ cộng sản từ mùa Xuân năm 1956 mà mãi đến cuối Thu năm ấy báo chí ở Sài Gòn mới được tin vì nhà cầm quyền miền Bắc đã dùng mọi biện pháp để cố tình bưng bít một cuộc nội biến đánh dấu sự suy sụp của hệ thống tư tưởng cộng sản. Suốt trong thời gian mấy tháng, trong khi trí thức ở miền Bắc đã anh dũng vùng dậy đánh những đòn chí mạng vào uy tín của Đảng thì báo chí và đài phát thanh của Đảng hoàn toàn làm ngơ. Đảng chỉ mải miết dùng lực lượng công an để đe doạ những người đọc báo, bán báo và ra lệnh cho công đoàn xui giục công nhân nhà in không in báo đối lập.
Cho mãi đến khi những "đòn ngầm" đó không hạ nổi địch thủ, và cũng đến khi phe đối lập dồn Đảng vào chân tường, không có thế lui, Đảng mới chỉ thị cho các đoàn thể ở khắp mọi nơi viết kiến nghị đòi đóng cửa các báo đối lập. Chính những lúc kiến nghị đồng loạt đó xuất hiện trên mặt báo Nhân dân, thì dư luận ở Sài Gòn mới biết là có báo đối lập ở miền Bắc. Chỉ một tháng sau thông tín viên hãng AFP ở Hà Nội loan tin cho thế giới biết việc nông dân ở Nghệ An đã bạo động nổi dậy, dùng gậy tre và những võ khí thô sơ khác đánh nhau với bộ đội. Tin đó làm nhiều người sửng sốt. -
Triết Lý Văn Hóa Khái Luận
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Nguyễn Đăng Thục
VĂN HỬU Á CHÂU xuất bản 1959CHAPTERS 9 VIEWS 2
Đây là một vài điều đại cương về con đường văn hóa dân tộc mà chúng tôi mấy năm gần đây đã có dịp lên tiếng ở Bắc, Trung, Nam. Chúng tôi vẫn giữ gần đúng cả nguyên văn, chỉ sửa bỏ đôi nét thuộc về thời thế, "Verba volant scripta manent = Lời nói bay đi, chữ ghi còn lại". Chúng tôi đã muốn ứng dụng lời cách ngôn La Tinh trên mà để cho lời nói kia bay theo với cơ hội. Nhưng lại nhớ lại câu cách ngôn Việt Nam, có một tinh thần khác :
Trăm năm bia đá thì mòn,
Ngàn năm bia miệng hãy còn trơ trơ.
Nên cũng lại muốn ghi lại trước hết cho chính mình ngõ hầu thực nghiệm lời nói với việc làm, lý thuyết với thực tế, để tự mình cảnh giác. Thực tế biển đổi, ý tưởng cũng biến đổi theo, nhưng tựu trung có cái gì không biến đổi, ấy mới là đáng quí. Cái không biến đổi ấy chính là thành thực tin tưởng vào văn hóa, vì một dân tộc muốn phục hưng phải bắt đầu tự mình ý thức lấy mình. Công việc ý thức ấy chính là công việc văn hóa vậy. -
Trông Giòng Sông Vị
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Trần Thanh Mại
TÂN VIỆT xuất bản 1956CHAPTERS 15 VIEWS 20
Cuộc đời của Trần Tế Xương là cuộc đời của một nghệ sĩ, nhưng trước hết là một trí thức phong kiến. Ông thuộc loại nhà nho ” dài lưng tốn vải”. Mọi chi tiêu trong gia đình đều do một tay vợ ông lo liệu. Cuộc đời của ông gắn liền với việc thi cử, tính ra ông đã thi đến 8 lần. Ông sống trong một cuộc sống về vật chất rất thiếu thốn. Vào năm ông đậu tú tài ( 1894) thì ngôi nhà của ông bị cháy nhưng khi đã xây được nhà lại thì ông lại bị bà Hai An chiếm đoạt. Nghèo đói đã cứa xé Tú Xương. Sự đểu cáng đã vả vào Tú Xương. Những hoàn cảnh đó đã được in đậm trong thơ phú của Tú xương sự vất vả, cay cú, phát phẫn, buồn phiên.
-
Tục Ngữ Lược Giải 1
Phi Hư Cấu Văn Học Truyện Hay Tiền Chiến
Lê Văn Hòe
QUỐC HỌC THƯ XÃ xuất bản 1953CHAPTERS 26 VIEWS 28
Tục ngữ ta, nhiều câu rất khó hiểu. Khó hiểu hoặc vì lời quá vắn tắt. hoặc vì ý bỏ lửng giữa chừng, hoắc vì chữ dùng quá cổ. Không những anh em thanh niên học sinh, ngay người lớn chúng ta, nhiều khi cũng không khỏi lúng túng trước nghĩa một vài câu tục ngữ.
Sách này là kết quả sưu tầm, nghiên cứu tục ngữ trong mấụ năm nay cống hiến cho anh em thanh niên và các nhà trí thức, các bậc giáo sư làm tài liệu tham khảo trong các giờ nghị luận hoặc giảng văn, may giúp ích một phần nào cho việc học quốc văn chăng?
Dĩ nhiên là sách này chỉ giải thích sơ lược, đại ý mà thôi, không đi sâu vào lai lịch hay điển cố các tục ngữ... -
Tục Ngữ Lược Giải 2
Phi Hư Cấu Văn Học Truyện Hay Tiền Chiến
Lê Văn Hòe
QUỐC HỌC THƯ XÃ xuất bản 1953CHAPTERS 26 VIEWS 25
Tục ngữ ta, nhiều câu rất khó hiểu. Khó hiểu hoặc vì lời quá vắn tắt. hoặc vì ý bỏ lửng giữa chừng, hoắc vì chữ dùng quá cổ. Không những anh em thanh niên học sinh, ngay người lớn chúng ta, nhiều khi cũng không khỏi lúng túng trước nghĩa một vài câu tục ngữ.
Sách này là kết quả sưu tầm, nghiên cứu tục ngữ trong mấụ năm nay cống hiến cho anh em thanh niên và các nhà trí thức, các bậc giáo sư làm tài liệu tham khảo trong các giờ nghị luận hoặc giảng văn, may giúp ích một phần nào cho việc học quốc văn chăng?
Dĩ nhiên là sách này chỉ giải thích sơ lược, đại ý mà thôi, không đi sâu vào lai lịch hay điển cố các tục ngữ... -
Tục Ngữ Lược Giải 3
Phi Hư Cấu Văn Học Truyện Hay Tiền Chiến
Lê Văn Hòe
QUỐC HỌC THƯ XÃ xuất bản 1953CHAPTERS 26 VIEWS 25
Tục ngữ ta, nhiều câu rất khó hiểu. Khó hiểu hoặc vì lời quá vắn tắt. hoặc vì ý bỏ lửng giữa chừng, hoắc vì chữ dùng quá cổ. Không những anh em thanh niên học sinh, ngay người lớn chúng ta, nhiều khi cũng không khỏi lúng túng trước nghĩa một vài câu tục ngữ.
Sách này là kết quả sưu tầm, nghiên cứu tục ngữ trong mấụ năm nay cống hiến cho anh em thanh niên và các nhà trí thức, các bậc giáo sư làm tài liệu tham khảo trong các giờ nghị luận hoặc giảng văn, may giúp ích một phần nào cho việc học quốc văn chăng?
Dĩ nhiên là sách này chỉ giải thích sơ lược, đại ý mà thôi, không đi sâu vào lai lịch hay điển cố các tục ngữ... -
Tục Ngữ Phong Dao
Phi Hư Cấu Văn Học Truyện Hay Tiền Chiến
Nguyễn Văn Ngọc
BỐN PHƯƠNG xuất bản 1952CHAPTERS 26 VIEWS 20
Cuốn “Tục ngữ- Phong dao: Một kho tàng chung của nhân loại” của Nguyễn Văn Ngọc. Ông là một người luôn nặng lòng với quốc văn quốc tuý, lo sợ rằng những câu lý thú của ông cha để lại chính là cái kho vàng chung của cả nhân loại, nếu không chịu mau mau thu nhặt, giữ gìn lấy thì sẽ bị mai một, lãng quên.
Vì thế, ông đã gắng công sưu tập, chép lại thành cuốn sách này.
Cuốn sách này gồm có hai tập: Tập trên thì từ ba chữ đến hai mươi ba chữ và thuộc về phương ngôn, tục ngữ; Tập dưới thì từ bốn câu trở lên và thuộc về phong dao, lại có phụ thêm các câu đố ở cuối tập. Các câu xếp đặt vừa theo số chữ, từ ít đến nhiều, vừa theo trật tự mẫu tự la tinh, nhơ lối các từ điển. -
Tự Điển Văn Liệu
Phi Hư Cấu Văn Học Truyện Hay Tiền Chiến
Long Điền
Á CHÂU xuất bản 1952CHAPTERS 26 VIEWS 37
-
Tự Học 1200 Chữ Nho Thông Dụng
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Lạc Thiện
CHAPTERS 28 VIEWS 49
Bất cứ nước nào đã tự hào là có một nền văn hoá là phải có một cuốn tự điển để chuẩn xác cho ngôn ngữ của quốc gia mình hầu tránh sự dùng chữ bừa bãi, lố lăng hay lai căng, vay mượn. Chữ Quốc Ngữ sau khi thành hình không lâu đã có ngay một cuốn từ điển tiếng Việt đầu tiên của Paulus Huỳnh Tịnh Của, cuốn Đại Nam Quấc Âm Tự Vị xuất bản cuối thế kỷ 19.
Dựa theo cuốn tự điển đầu tiên này nhiều tự điển và từ điển Việt Nam khác được các tác giả sau này biên soạn. Cùng với Việt Nam Từ Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức thì Việt Nam Tự Điển của Lê Văn Đức (Lê Ngọc Trụ hiệu đính) là hai cuốn thông dụng trong Nam.
Tự Điển Việt Nam của Lê văn Đức do Lê Ngọc Trụ hiệu đính được các tác giả biên soạn trong vòng 10 năm. Từ điển gồm 2 quyển, tổng cộng 1865 trang, trong đó có 376 trang thành ngữ và 273 trang nhân danh, địa danh được xếp vào phần cuối mỗi quyển. -
Tự Lực văn Đoàn
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Doãn Quốc Sỹ
HỒNG HÀ xuất bản 1960CHAPTERS 5 VIEWS 38
-
Tùng Thiên Vương
Phi Hư Cấu Sử Địa Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Ưng Trình - Bửu Dưỡng
CHAPTERS 24 VIEWS 32
Tùng Thiện Vương là một hoàng tôn, hoàng tử, hoàng đệ, hoàng thúc, Ngọc Điệp Tôn Phổ đã ghi chép rõ ràng. Đến làm tôi, làm con, sử gia cũng đã đăng vào chánh biên liệt truyện. Từ làm quốc sĩ cho đến thành " Nhất đại thi ông" trong khoảng ba bốn mươi năm, cuộc đời ông có lắm đoạn ly kỳ, nhiều nguy hiểm đến tính mạng. Tùng Thiện Vương cũng là một nhân vật tiếng tăm lẫy lừng trong một nền cổ học Việt Nam. Thi văn của Tùng Thiện Vương như cỏ hoa giữa núi, như mây mống trên trời, vẻ đẹp ở tinh thần.
Đây là tác phẩm quý bởi vì trong lịch sử văn học nước nhà cũng như văn học sử các quốc gia trên thế giới, ít có những danh nhân được chính những hàng hậu duệ viết về mình như Tùng Thiện Vương. Tác phẩm này được viết bởi Ưng Trình tiên sinh, ông là cháu của Tùng Thiện Vương. Chính vì vậy mà những tư liệu về cuộc đời của Hồ Tùng Vương được viết một cách đầy đủ và chính xác. Tác phẩm trình bày rõ ràng cuộc đời của Cụ Vương, tường thuật lại những câu chuyện về cuộc sống đời thường khi còn nhỏ đến lúc trưởng thành của cụ. Đồng thời phân tích những bài thơ mà cụ đã để lại cho con cháu đời sau. -
Ức Trai Thi Văn Tập
Phi Hư Cấu Văn Học Truyện Hay Tiền Chiến
Trúc Khê
LÊ CƯỜNG xuất bản 1944CHAPTERS 3 VIEWS 14
-
Văn, Thi Sĩ Hiện Đại - Quyển I
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Bàng Bá Lân
XÂY DỰNG xuất bản 1963CHAPTERS 10 VIEWS 12688
Tôi say mê thơ văn từ hồi còn là một học sinh. Tôi thuộc khá nhiều thơ văn của các thi, văn sĩ Tây phưông,Trung quốc và nước nhà. Nhiều lúc ngâm đọc những bài thơ, đoạn văn ưa thích, tôi thường tự hỏi : "Không biết tác giả có thích như mình không ? Đây có phải bài thơ, đoạn văn mà tác giả ưng ý nhất không ? Và nếu không thì là bài thơ nào, đọan văn nào ?" Đồng thời với những câu hỏi này — những câu hỏi thật khó trá lời — tôi bỗng nảy ra ước ao giá có những phê bình gia cùng thời và quen biết các thi, văn sĩ ấy làm cái việc mà mình đang muốn biết này, há chẳng hay lắm ru !
ử¸ nghĩ ấy cứ ám ảnh tôi hoài, nhất là những khi tôi đọc những bài phê bình văn học hoặc chính tôi phải làm việc bình giảng vân thơ. Mắt nhìn những dòng chữ nhảy nhót mà lòng tôi thắc mắc hoang mang... Tôi hoài nghi tự hỏi : "Có thật tác giả có tư tưởmg này, có dụng ý kia, có tâm sự nọ ? Hay tất cả chỉ là võ đoán ?" Rồi sự thắc mắc trên đưa tới kết luận này : "Muốn phê bình thật đúng một nhà thơ, nhà văn nào, phải quen biết nhà thơ, nhà văn ấy !" -
Văn, Thi Sĩ Hiện Đại - Quyển II
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Bàng Bá Lân
XÂY DỰNG xuất bản 1963CHAPTERS 8 VIEWS 7058
Tôi say mê thơ văn từ hồi còn là một học sinh. Tôi thuộc khá nhiều thơ văn của các thi, văn sĩ Tây phưông,Trung quốc và nước nhà. Nhiều lúc ngâm đọc những bài thơ, đoạn văn ưa thích, tôi thường tự hỏi : "Không biết tác giả có thích như mình không ? Đây có phải bài thơ, đoạn văn mà tác giả ưng ý nhất không ? Và nếu không thì là bài thơ nào, đọan văn nào ?" Đồng thời với những câu hỏi này — những câu hỏi thật khó trá lời — tôi bỗng nảy ra ước ao giá có những phê bình gia cùng thời và quen biết các thi, văn sĩ ấy làm cái việc mà mình đang muốn biết này, há chẳng hay lắm ru !
ử¸ nghĩ ấy cứ ám ảnh tôi hoài, nhất là những khi tôi đọc những bài phê bình văn học hoặc chính tôi phải làm việc bình giảng vân thơ. Mắt nhìn những dòng chữ nhảy nhót mà lòng tôi thắc mắc hoang mang... Tôi hoài nghi tự hỏi : "Có thật tác giả có tư tưởmg này, có dụng ý kia, có tâm sự nọ ? Hay tất cả chỉ là võ đoán ?" Rồi sự thắc mắc trên đưa tới kết luận này : "Muốn phê bình thật đúng một nhà thơ, nhà văn nào, phải quen biết nhà thơ, nhà văn ấy !" -
Văn Chương Và Kinh Nghiệm Hư Vô
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Huỳnh Phan Anh
HOÀNG ĐÔNG PHƯƠNG xuất bản 1968CHAPTERS 14 VIEWS 531
Nietzsche, người đầu tiên nói không trước Thượng Đế, người đầu tiên đưa ra ý niệm giá trị như một sáng tạo của con người đang tự hoàn thành trong cô đơn, đã có can đảm đặt con người trước một sự thật. Sự thật có thể vì nó nhân loại sẽ hủy diệt, sự thật chưa hề khai phá vượt khỏi mọi biên thùy của những cái đã biết, sự thật của một vũ trụ mói mẻ chất đầy những vật mỹ miều, kỳ lạ, hoài nghi, hãi hùng. Hãy gọi tên sự thật đó : hư vô toàn diện. Đó là sự thật, khả năng kéo sập mọi sự thật của những niềm tin, những truyền thống thơ ngây yêu chuộng bình yên và trật tự giả tạo. Tư tưởng hư vô khởi hành từ một khoảng trống, khoảng trống của cải chết Thượng Đế, khoảng trống của những giá trị tiêu ma.
-
Vân Đài Loại Ngữ
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Lê Quí Đôn
CHAPTERS 9 VIEWS 22
Vũ trụ có ba điều bất hủ là lập đức, lập ngôn, lập công, ở đây xin nói về lập ngôn.
Trong khoảng trời đất có đạo lý, đạo lý bao la không cùng, bản thể rất tinh vi, công dụng thật rõ rệt, chỉ những bậc thánh nhân quân tử mới hiểu thấu, mới phát huy và diễn đạt được trên sách vở để giữ lại tinh thần cùng pháp độ, vì đây không phải là câu chuyện cẩu thả, những kẻ hiểu biết hẹp hòi, lấy ống dòm trời, đem bầu đong biển, đâu thể bàn luận được.
Ông Quế Đường họ Lê, người Diên Hà, chẳng sách gì không xem, không vật gì không xét, ngày nghỉ được gì, ghi lên sách cả. Sách ông viết đầy án đầy tủ, không biết bao kể, nhưng bộ Vân Đài Loại Ngữ này là tinh túy hơn hết.
bộ chia làm 9 quyển, phân loại rõ ràng, nghị luận xác đang, trên suột thiên văn, dưới thông địa lý, giữa đủ các việc nhân luân, từ cách vật trí tri thành ý, chính tâm đến tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, không gì thiếu sót; căn cứ vào đó, có thể phát minh ra các ý nghĩa sâu xa của thánh hiền xưa và bắc cầu cho kẻ học sau này. -
Văn Hóa Việt Nam Với Đông nam Á
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Nguyễn Đăng Thục
VĂN HÓA Á CHÂU xuất bản 1961CHAPTERS 8 VIEWS 17
Nghiên cứu và trình bày đại cương một số dữ kiện địa lý, nhân chủng, lịch sử, kinh tế nhất là triết lý và tôn giáo của khu vực Đông Nam Á. Các mối liên hệ về văn hóa giữa Việt Nam và Đông Nam Á
-
Văn Học Dân Tộc Thiểu Số
Phi Hư Cấu Văn Học
Nông Quốc Chấn - Nông Minh Châu
CHAPTERS 7 VIEWS 1693
Theo tên gọi thông thường, nước ta có trên sáu mươi đân tộc thiểu số, phần lớn sống ở những vùng rừng núi quan trọng về quốc phòng và giàu có về tài nguyên thiên nhiên, bao gồm hai phần ba đất đai toàn quốc. Nhìn chung, từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt nam, xã hội các vùng dân tộc thiểu số cũng mang tính chất chung của cà nước : là thực dân và nửa phong kiến. Nhưng, vốn từ lâu, xã hội các vùng ấy phát triển không đều nhau nên mỗi vùng lại có những đặc điểm riêng biệt về kinh tế và chính trị: có vùng sản xuất đã phát triển, giai cấp đã phân hóa rõ rệt, trước Cách mạng tháng Tám, chế độ phong kiến hoặc phong kiến sơ kỳ đã hình thành; có vùng sản xuất còn ở trình độ thấp, giai cấp chưa phân hóa rõ nhưng cũng đã có kẻ giàu, người nghèo, có tầng lớp thống trị và tầng lớp bị trị; lại có vùng còn mang nhiều tàn dư của chế độ thị tộc, bộ lạc...
-
Văn Học Đời Lý
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Ngô Tất Tố
KHAI TRÍ xuất bản 1960CHAPTERS 24 VIEWS 27
-
Văn Học Miền Nam - Thời Nam Bắc Phân Tranh
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Phạm Việt Tuyên
KHAI TRÍ xuất bản 1965CHAPTERS 11 VIEWS 32
Văn học viết chịu ảnh hưởng của văn học dân gian về nhiều phương diện, từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật. Văn học viết cũng có tác động trở lại đối với văn học dân gian trên một số phương diện. Mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn học viết cũng như vai trò, ảnh hưởng của văn học dân gian đối với văn học thể hiện trọn vẹn hơn cả ở lĩnh vực sáng tác và ở bộ phận thơ văn quốc âm.
-
Văn Học Miền Nam, truyện 1
Phi Hư Cấu Văn Học
Võ Phiến
CHAPTERS 17 VIEWS 10702
Mơ đầu tập Tổng quan của bộ Văn học Miền Nam từng cỏ lởi hứa: “các tập kế tiếp sẽ được dành cho từng bộ môn sáng tác”. Mười tám năm sau, các tập đã hứa chính đang lân lượt đến tay bạn đọc đây.
-
Văn Học Miền Nam, truyện 2
Phi Hư Cấu Văn Học
Võ Phiến
CHAPTERS 18 VIEWS 5793
Văn Học Miền Nam, truyện 2: Ngô Thế Vinh, Nguyên Sa, Nguyễn Đình Toàn, Nguyễn Hoạt, Nguyễn Mạnh Côn, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, Nguyễn Thị Vinh, Nguvễn Văn Xuân, Nguyễn Xuân Hoàng, Nhã Ca, Nhất Linh, Nhật Tiến, Phan Du, Song Linh, Sơn Nam, Thanh Nam.
-
Văn Học Miền Nam, truyện 3
Phi Hư Cấu Văn Học
Võ Phiến
CHAPTERS 16 VIEWS 5735
Văn Học Miền Nam, truyện 3: Thanh Tâm Tuyền, Thảo Trường, Thế Uyên, Tô Thùy Yên, Trần Thị NgH, Trùng Dương, Túy Hồng, Tuyết Hương, Tường Hùng, Văn Quang, Viên Linh, Võ Hồng, Vũ Bằng, Vũ Hạnh, Vũ Khắc Khoan, Y Uyên
-
Văn Học Miền Nam, tùy bút - kịch
Phi Hư Cấu Văn Học
Võ Phiến
CHAPTERS 14 VIEWS 2273
Ông Hồ Hữu Tường học toán, ra đời lại chuyên hoạt động chính trị, lại viết văn làm báo. Trong nghiệp văn, ông viết nhiều thứ: khảo luận có, tiểu thuyết có, tạp văn có.
Ông là người có ý kiến phong phú: trong cái viết nào ông cũng nhằm gửi một số tư tưởng. Truyện ngắn truyện dài của ông đều có luận đề. Đầy những biện luận, minh giải. Ông coi luận đề là chính nghệ thuật là phụ; ta coi ông Hồ Hữu Tường là một tiểu thuyết gia thì thiệt cho ông. Tiểu thuyết của ông không có gì xuất sắc.
Ông cũng là người có nhiều sáng kiến, có sức tưởng tượng mạnh mẽ: trong các khảo luận, tạp văn của ông thường thấy những thị kiến độc đáo. Hoặc về văn hoá hoặc về tôn giáo, về chính trị, về khoa học v.v... ông đều nhìn về phía tương lai xa và trông thấy những cái bất ngờ. -
Văn Học Miền Nam - Văn Học Hà Tiên
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Đông Hồ
QUỲNH LÂM xuất bản 1970CHAPTERS 32 VIEWS 27
Đông Hồ chẳng những là một ông giáo giảng mấy bài học về văn chương miền Nam mà ông đã đưa ra được hẳn một triết lý dân tộc về ý nghĩa của danh từ Miền Nam, một triết lý văn chương về ý nghĩa danh từ Văn Học Miền Nam, cuốn “Văn học Miền Nam- Văn học Hà Tiên” chính là minh chứng cho triết lý ấy của ông.
Theo ông, người Bắc thuần thành không phải là người giương đông kích tây khinh miệt người Nam mà là người ý thức được vai trò lịch sử của Nam tiến của Tổ tiên mình mà để yêu mến, gìn giữ bảo trì lấy miền Nam. Còn người miền Nam chính cống không phải là người kỳ thị xung đột với người Bắc mà là người ý thức được sứ mạng lịch sử truyền thống của cha ông mình để mà trở lu, nhìn ra phía Bắc như là nhìn về quê nhà và nếu nhà tan nát thì phải quay về mà kiến thiết xây dựng lại nó. Trong cuộc kiến quốc, xây dựng quê hương, mỗi miền có một vai trò, mỗi địa phương có một sứ mạng. Nếu người Bắc có cái tài tế nhị, khéo léo, làm giỏi, làm xong và hoàn thành những công trình vĩ đại thì người miền Nam lại có công nghĩ ra trước, tra tay vào việc, khởi công lúc đầu. Công nào cũng quý không thể nào bảo bên nào hơn. Trời đã thiên bẩm cho người của cả hai miền để hai miền bổ túc cho nhau, xây dựng cho nhau. -
Văn Học Nam Hà
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Nguyễn Văn Sâm
LỬA THIÊNG xuất bản 1972CHAPTERS 3 VIEWS 24
Văn học Nam Hà của tác giả Nguyễn Văn Sâm trình bày bộ mặt của văn học miền đất từ Thuận Hoá đến Hà Tiên thời gian từ khi Nguyễn Hoàng thật sự rời đất Bắc (Canh Tý 1598) đến lúc Nguyễn Ánh lên ngôi (Nhâm Tuất 1802).
Những tác phẩm trong cuốn sách này phản ánh được tình trạng qua phân, phe nhóm, vì các tác giả phần nhiều là những người phục vụ cho chính quyền của Chúa Nguyễn. -
Văn Học Nghệ Thuật bộ mới số 1
Tạp Chí Văn Học
Võ Phiến - Lê Tất Điều
VIEWS 3152
1954-1975, chúng ta có những thời điểm ngộ nghĩnh: 1954 chấm dứt một cuộc chiến tranh, 1975 chấm dứt một cuộc chiến tranh khác; 1954 diễn ra một cuộc di cư, 1975 lại bắt đầu một cuộc di cư nửa; 1954 đất nước đang là một bị chia hai, 1975 đất nước đang chia hai lại hoàn làm một... Chiến tranh phát sinh rồi chiến tranh kết thúc trên nước ta xưa nay đã nhiều lần, nước qua phân rồi nước trở lại thống nhất xẩy ra ở ta cũng nhiều lần, duy có chuyện hàng triệu người kéo nhau ra đi là chưa từng thấy. Đó là đặc điễm một thời. Vậy có thể nói thời kỳ chúng ta đang nói đây là thời kỳ văn học giữa hai cuộc di cư.
-
Văn Học Nghệ Thuật bộ mới số 2
Tạp Chí Văn Học
Võ Phiến - Lê Tất Điều
VIEWS 2377
Kẻ viết văn thường được ví với con tầm nhả tơ. Tằm nhả tơ không cần đắn đo về một cách nhả thích đáng, cũng như con rết bò không cần suy tính về phép vận chuyển trăm chân cho nhịp nhàng. Người viết lách không thể như thế.
Viết phải suy gẫm về đường lối viết; vẽ, về quan miệm vẽ; ca nhạc, về xu hướng ca nhạc v.v... Văn nghệ không phải là chuyện bản năng, tự phát, khơi khơi, làm đại. Văn nghệ phải có lý luận văn nghệ.