CLOSE
Add to Favotite List

    PHI HƯ CẤU

  • Vô Kỵ Giữa Chúng Ta Hay Là Hiện Tượng Kim Dung
  • Vô Lượng Tấm Lòng Người Mẹ - Người Vợ Miền Nam
  • Vốn Dòng Thi Lễ

    Vốn Dòng Thi Lễ
    Lãng Nhân
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 6 VIEWS 7379

    Văn học sử­ Việt Nam ta có ghi ba nữ sĩ nổi danh: Đoàn Thị Điểm, Bà huyện Thanh Quan (tương truyền tên là Nguyễn Thị Hí­nh) và Hồ Xuân Hương. Trong đó Xuân Hương không trội tiếng nhất thì cũng là vị tài nữ dị thường hơn cả. Dị thường đến độ tác phẩm được cái vinh dự í­t có, là bị khai trừ trong hầu hết các sách giáo khoa! Vì thi văn của nàng, nếu cho là phóng đãng, thì phẩm-từ này chỉ là lối nói xuôi đỡ đòn mà thôi... Hơn nữa, thời đại nàng sống đâu đã đến đồi phong bại tục quá cỡ, khiến sui - hay giải thí­ch - sự táo bạo của văn nghệ sĩ!

  • Võ Phiến, Một Đời Trăn Trở

    Võ Phiến, Một Đời Trăn Trở
    Nguyễn Hưng Quốc
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 8 VIEWS 1535

    Nếu hiểu nhà văn chuyên nghiệp là người dành toàn bộ thì giờ lao động cho việc viết lách và sống nhờ hẳn vào việc viết lách, tức là người coi việc viết lách như một nghề nghiệp theo cái nghĩa kinh tế học chúng ta thường dùng thì Võ Phiến chưa bao giờ là nhà văn chuyên nghiệp: suốt đời ông là công chức. Ở Việt Nam, ông làm công chức; sang Mỹ, ông cũng lại làm công chức. Viết lách, với ông, chỉ là nghề tay trái, đúng nghĩa tay trái: ông viết trong những ngày lễ, ngày nghỉ, viết giữa hai công việc trong sở, v.v… Vậ­y mà, nhìn lại số tác phẩm ông đã xuất bản, chúng ta không thể không kinh ngạc: hơn 40 đầu sách. Không phải í­t. Chưa nói về chất lượng, chỉ kể số lượng, với hơn 40 đầu sách ấy, Võ Phiến rõ ràng là một trong những nhà văn có năng suất cao ở Việt Nam, không thua gì những người suốt đời sống bằng nghề cầm bút hay gần gũi với nghề cầm bút như dạy học hay quản lý các sinh hoạt văn học nghệ thuậ­t, chẳng hạn.

  • Võ Trương Toản
  • Vua Gia Long

    Vua Gia Long
    J. D. Dronet
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    VIEWS 2630

    Vua Gia Long là vua có danh tiếng lắm, song nhiều người chỉ biết tên vua ấy thôi, không biết việc người làm là thể nào.
    Vậ­y trong những sách Sử­ Ký Annam đã nhặt lấy một hai điều cho kể xem được biết vua Gia Long vừa tin vừa kí­nh các đấng giảng đạo Thiên Chúa là thể nào, và các đấng ấy hết lòng vì vua là thể nào.

  • Vua Hàm Nghi
  • Vua Lê Chiêu Thống
  • Vụ Ám Sát Ngô Đình Diệm Và J.F.Kennedy
  • Vụ Án Lịch Sử 31.10.74
  • Vụ Án Việt Nam Quốc Dân Đảng
  • Vua Trẻ Trong Lịch Sử Việt Nam

    Vua Trẻ Trong Lịch Sử Việt Nam
    Vũ Ngọc Khánh
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 76 VIEWS 12470

    Dân tộc Việt Nam anh hùng đã qua hơn bốn ngàn năm lịch sử­ dựng nước và giữ nước. Với ý quậ­t cường, ông cha ta đã viết nên những trang sử­ vàng chói làm vẻ vang cho dân tộc ta, đất nước ta. Là con cháu tộc anh hùng, thế hệ trẻ Việt Nam phải biết hơn ai hết nguồn gốc và lịch sử­ của dân tộc với những ông "vua sáng
    tôi hiền" có tài năng làm rạng rỡ trang sử­ vàng truyền thống của dân tộc. Để giúp các bạn đọc trẻ hiểu rõ cuộc đời và sự nghiệp của các vị vua trẻ trong sử­ Việt Nam, qua đó xem họ phát huy sức mạnh của tuổi trẻ khi dược vua như thế nào? Họ đã đóng góp những gì cho Tổ quốc non sông ? Nhà xuất bản Thanh Niên xin trọng giới thiệu bộ sách: "Vua trẻ trong sử­ Việt Nam" của Phó
    Giáo sư Vũ Ngọc Khánh.
    Bộ sách này chỉ giới thiệu chân dung các ông vua khi lên ngôi ở trong độ tuổi thanh thiếu đến dưới 50 tuổi.

  • Vũ Bằng: Các Tác Phẩm Mới Tìm Thấy
  • Vũng Tàu Xưa và Nay

    Vũng Tàu Xưa và Nay
    Huỳnh Minh
    CÁNH BẰNG xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 5308

    Vũng-Tàu, nơi ngơi nghĩ cho các bạn cần-lao cần bồi- phục sau một năm lao-lực, chốn giải-khuây cho những gia đình khá giả mỗi cuối tuần. Ngày xưa là vùng đày doạ, lũy chiến tranh, nay là chỗ làm giàu cho những người biết khai thác kỹ-nghệ ăn chơi hưởng lạc.
    Nhưng đó không phải là tất cả.
    Ngoài lớp vỏ của một vùng ăn chơi nghỉ mát, Vũng-Tàu bên trong vẫn có những đặc điểm đáng biết của một mãnh dất nước nhà. Đu khách ngoại quốc thì chẳng nói làm gị người Việt chúng ta ra vô «Cấp » nhiều lần, mà không biết rõ những đặc điểm địa dư, lịch sử­, nhân-sinh, những phương diện kinh tế, xã-hội, chánh trị của thị-xã này thì thậ­t là đáng tiếc. Vì vậ­y mà chúng tôi tạm ngừng cuộc thăm viếng miền Tây, quay lại miền Đông để trình bày tỉnh Vũng-Tàu với quý vị.

  • Vũ Nữ Saigon

    Vũ Nữ Saigon
    Hoàng Hải Thủy
    THƯ LÂM ẤN THƯ QUÁN xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu Phóng Sự VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 6154

    Tôi gặp nàng trong một chiều không nắng không mưa, giữa một tiệm trang sức không lớn không nhỏ của một phố trung tâm châu thành Saỉgon. Thọat đầu tiên, tôi chẳng phân biệt đuợc nàng là chủ... hay là khách mua như tôi. Nàng có cái vẽ khinh đời của một cô bán hàng quí­ phái... mần công chuyên một cách tài tử­... và chỉ cần đứng dựa một cách duyên dáng vào tủ hàng là đủ chào đón bằng cả vạn lời mời mọc.

  • Vương An Thạch

    Vương An Thạch
    Đào Trinh Nhất
    TÂN VIỆT xuất bản 1960

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 74

    Vương An Thạch tự Giới Phủ, hiệu Bán Sơn Lão Nhân, người ở Phủ Châu, Lâm Xuyên (nay là huyện Đông Hương, tỉnh Giang Tây), là một nhà văn nổi tiếng thời nhà Bắc Tống và cũng là nhà kinh tế, chính trị lỗi lạc trong lịch sử Trung Quốc.
    Ông xuất thân trong gia đình khoa bảng. Cha đẻ là Vương Ích. Đỗ tiến sĩ năm Khánh Lịch thứ 2 (1042) đời Tống Nhân Tông. Cùng năm, được bổ dụng làm trợ lý cho quan đứng đầu thủ phủ tỉnh Dương Châu. Năm 1047, ông được thăng tri huyện Ninh Ba, tỉnh Chiết Giang. Năm 1051 ông được cử đến Thương Châu làm thông phán. Hết nhiệm kì này ông được điều về kinh đô. Năm 1057, ông làm tri châu Thương Châu tỉnh Giang Tô Năm 1058vông lại được điều đi làm quan hình ngục Giang Đông trông coi việc tư pháp và hành chính Giang Nam. Đến cuối năm này, sau 17 năm làm quan địa phương, ông đã viết một bài trình lên Tống Nhân Tông nêu rõ các trì trệ hiện thời của Bắc Tống và nêu lên các biện pháp khắc phục, áp dụng tân pháp để cải cách chế độ kinh tế-xã hội, quân sự của nhà Tống nhưng thất bại do sự chống đối của các tầng lớp quan lại đương thời. Trải qua một thời gian dài hai đời vua Tống Nhân Tông và Tống Nhân Tông sau khi về chịu tang mẹ 3 năm ở quê nhà, ông ở lại đó và mở trường dạy học.

  • Vương Dương Minh

    Vương Dương Minh
    Trần Trọng Kim
    TÂN VIỆT xuất bản 1960

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 40

    Vương Dương Minh là nhà chính trị, nhà triết học, nhà tư tưởng xuất sắc thời nhà Minh ở Trung Quốc. Đồng thời ông còn là người văn võ song toàn, từng là tướng mang quân đi dẹp loạn nhiều lần. Quê ông ở Chiết Giang nhưng phải sống ở nhiều nơi khác nhau. Ông từng có thời gian sống ở động Dương Minh nên ông được người ta gọi là Dương Minh tiên sinh. Ông đã xây dựng Dương Minh phái, có ảnh hưởng sâu rộng ở Nhật Bản, Triều Tiên và cả Việt Nam.
    Vương Dương Minh được đánh giá rất cao trong giới Nho học. Ông được đánh giá là 1 trong 4 vị thầy vĩ đại nhất của đạo Nho, sánh ngang với Khổng Tử, Mạnh Tử và Chu Hi. Ông thành lập phái Dương Minh tâm học hay còn gọi là Diêu giang phái. Đạo học của ông gọi chung là Dương Minh phái hay Dương Minh học, có ảnh hưởng lớn đến Nho học thời Minh, Thanh, đồng thời có ảnh hưởng đặc biệt lớn với Nhật Bản

  • Vượt Trường Sơn

    Vượt Trường Sơn
    Phan Nghị
     

    Phi Hư Cấu Bút Ký Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 4 VIEWS 1021

    Không ngờ trong chuyến đi này lại có nhiều sự thí­ch thú và hồi hộp đến như thế ! Chẳng phải là một cuộc hành quân ồ-ạt cấp Trung đoàn cấp Sư đoàn với một sự phối hợp binh chủng đại qui mô, nào xe thiết giáp, nào máy bay, rồi pháo binh gầm thét, mà chỉ là một chuyến đi của một nhóm người chưa đầy một tiểu đội, trong đó cỏ hai nữ nhân viên. Đi tới một nơi đầu sông ngọn gió. Đi vào lòng địch hậ­u.
    Nhưng anh Ngô duy Châu, phụ tá chỉ huy Đoàn Biệt chí­nh đã dấu nhẹm. Không những thế, để cho tôi yên chí­, anh lại còn phô trương lực lượng :
    - Đi với bọn này vững như thành đồng mà ! Có hai đại đội bảo vệ. Ngoài ra trong số 20 nhân viên thì có 10 người được trang bị vủ khí­. Với lại, có quái gì đâu mà ngại ! Từ đây tới đó an ninh lắm, Chúng tôi đi đi về về như đi chợ ấy mà.

  • Vũ Trọng Phụng, Mớ Tài Liệu Cho Văn Học Sử Việt Nam

    Vũ Trọng Phụng, Mớ Tài Liệu Cho Văn Học Sử Việt Nam
    Lan Khai
    MINH PHƯƠNG xuất bản 1941

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Truyện Hay Tiền Chiến

    VIEWS 4938

    Vũ Trọng Phụng là con một gia đình rất nghèo. Ông nội Phụng chỉ là một viên lý trưởng. Phụ thân Phụng, kém hơn nữa, chỉ là một thường dân, không có lấy một tấc đất cắm dùi ở nơi quê quán, mặc dầu thế gian vẫn rộng lớn vô cùng.
    Phụng tên sữa là Tý, lọt lòng mẹ mới được bảy tháng đã mồ côi cha. Phụ thân anh cũng đã chết về bệnh ho lao. Và, như vậ­y, Phụng chẳng những thừa hưởng được của ông cái nghèo thế mà anh còn chịu một di truyền ghê gớm khác là cái bệnh lao, nó đã giết anh giữa thời trai tráng vậ­y. May cho anh là dù mồ côi cha từ khi trứng nước, anh cũng không đến nỗi bị chết sớm vì đói rét hoặc bị chìm đắm trong nạn thất học, như ngàn vạn đứa trẻ khác cùng cảnh ngộ với anh, mà ta thường thấy nhan nhản trên vỉa hè Hà Nội. Sự may mắn ấy đều nhờ ở cái đức tậ­n tâm, kiên quyết và hy sinh ở mẹ anh, một bà mẹ trong số các bà mẹ càng ngày càng mất dần đi, càng ngày càng chỉ còn là những ghi nhớ xã hội, êm đềm và đáng tiếc!

  • Xã Hội Việt Nam
  • Xương Thịt Đời Sau, Máu Rất Buồn

    Xương Thịt Đời Sau, Máu Rất Buồn
    Du Tử­ Lê
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 8 VIEWS 20534

    Tôi luôn tự hỏi, không biết phương tây có bao nhiêu người hiểu được rằng, người Việt thường có tậ­p quán gử­i gấm những mơ ước thầm kí­n của mình, vào những đứa con của họ, qua tên gọi? Mỗi danh từ Việt, tự thân đều minh bạch hay, ẩn tàng một ý nghĩa sâu xa nào đó. Ngay cả những đứa trẻ được cha mẹ chọn những tên gọi đơn giản, bình dị, hoặc theo vần tên của người vợ hay chồng, để bày tỏ lòng thương yêu, biết ơn người bạn đời của mình… Thì, chúng vẫn là những hy vọng, khao khát, bày tỏ, mặc nhiên đặt lên đôi vai nhỏ bé, mỏng manh của những đứa trẻ ngay tự thuở nằm nôi. (Mặc dù, thực tế rất thường, đã phũ phàng, đánh tráo những mơ ước thầm kí­n kia, bằng khá nhiều bẽ bàng, hờn tủi!)

  • Vượt Trường Sơn 2 -  Xương Trắng Trường Sơn
  • Xứ Sở Phù Sa

    Xứ Sở Phù Sa
    Trần Thanh Phương
     

    Phi Hư Cấu Bút Ký

    CHAPTERS 18 VIEWS 1669

    Ai mà chẳng có một miền quê. Ở đó, hoặc là nơi chôn nhau cắt rún, hoặc là nơi quê cha, quê mẹ, nơi đất tổ ông bà... Đi đâu rồi cùng quay về nơi ấy, để lòng mình chốn ấy, không thể quên được. Lâu ngày không về quê, cảm thấy bứt rứt, xốn xang như phạm một điều gì thiêng liêng, hệ trọng trong tình cảm con người. Thư từ nói bao nhiêu cũng không đủ, hình ảnh ghi ghi lại bao nhiêu cũng không vừa ; gặp người cùng quê, dầu có trò chuyện đêm này sang đêm nọ cũng khó lòng vơi được nổi niềm. Bởi vì quê hương là một cái gì thậ­t cụ thể, thậ­t riêng, không thể thay thế, Nhớ quê thì chỉ có thể về thăm quê.

  • Xứ Trầm Hương

    Xứ Trầm Hương
    Quách Tấn
    LÁ BỐI xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 5555

    Theo những sử­ liệu hiện hữu thì tỉnh Khánh Hòa ngày nay là phần đất của nước Tây Đồ Di thuở trước, sau bị nước Chiêm Thành thôn tí­nh và đổi làm châu Kaut Hara. 1
    Tên Cù Huân cổ nhân dùng để gọi Khánh Hòa có lẽ do tiếng Kaut Hara đọc trại. Tại Nha Trang hiện còn một vùng gọi là Hà Ra. Như vậ­y tiếng Kaut người Chàm ngày xưa chắc đọc na ná như tiếng Cù Huân, hoặc Kaut đọc là Cù còn Huân là tiếng người Việt thêm sau cho đẹp lời.
    Tây Đồ Di bị Chiêm Thành đánh lấy lúc nào không rõ, vì sách không thấy chép. Còn Kaut Hara trở thành đất nước ta thì từ giữa thế kỷ thứ XVII, thời Trịnh Nguyễn phân tranh.
    Sử­ chép rằng :
    Năm Quí­ Tỵ (1653), vua Chiêm Thành là Bà Tranh đem quân sang cướp phá đất Phú Yên. Chúa Hiền là Nguyễn Phúc Tần sai Hùng Lộc cử­ binh vào đánh dẹp. Bà Tranh đại bại, dâng thư xin hàng. Chúa để phần đất từ sông Phiên Lang tức Phan Rang, trở vào cho vua Chiêm, còn từ Phiên Lang trở ra đến Phú Yên thì chiếm cứ, lậ­p ra hai phủ là Diên Ninh và Thái Khang, và 5 huyện là Phước Điền, Hòa Châu, Vĩnh Xương thuộc phủ Diên Ninh, và Tân Định, Quảng Đức thuộc phủ Thái Khang. Hùng Lộc được bổ làm Thái Thú cai trị hai phủ. Dinh đóng tại Thái Khang.

  • Yamamoto - Con Rồng Thái Bình Dương
  • Yamamoto Và Những Trận Đánh Lịch Sử Trên Thái Bình Dương

    Yamamoto Và Những Trận Đánh Lịch Sử Trên Thái Bình Dương
    Tameichi Hara - Nguyễn Nhược Nghiễm dịch
    TRẺ xuất bản 1974

    Truyện Dịch Sử Địa Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 1255

    Khi Nhậ­t Bản bắt đầu hồi sinh sau đệ nhị thế chiến, dân chúng Mỹ có cái nhìn vô tư hơn đối với cuộc chiến, và càng ngày càng có nhiều người bắt đầu đòi hỏi những câu chuyện xoay quanh cuộc chiến nầy được nói thẳng ra. Nhiều quyển sách có giá trị đã được một số cựu phi công Hải Quân Hoàng Gia viết, phản ảnh trung thực sự hiểu biết về những trậ­n không chiến mà các tác giả đã từng tham dự.
    Nhiều người bạn đã thúc giục tôi kể lại câu chuyện về hải chiến thời ấy. Đây không phải là một việc làm dễ dàng, bởi các thủy thủ khu trục hạm chỉ được huấn luyện để chiến đấu mà không được huấn luyện về viết văn. Thậ­t vậ­y, quyển sách nầy không thể ra đời nếu không có sự hợp tác hết lòng của một số đông thân hữu mà tôi không thể nào đề cậ­p hết ra đây. Tuy nhiên tôi có thể nói là tất cả những người có tên trong quyển sách nầy đã được tôi đí­ch thân phỏng vấn, hoặc đã tình nguyện cung cấp chuyện riêng của họ cho tôi.

  • Yamamoto Và Trậ­n Đánh Quyết Định Vậ­n Mạng Thái Bình Dương

    Yamamoto Và Trậ­n Đánh Quyết Định Vậ­n Mạng Thái Bình Dương
    Burke Davis
    TRẺ xuất bản 1974

    Truyện Dịch Sử Địa Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 2415

    Tiếng kèn chào cờ của Hải Quân hình như còn văng vằng trong không khí­. Những lá cờ đã được kéo lên ở Bộ Chỉ Huy, cũng như trên khắp các chiến hạm lớn nhỏ đang đậ­u la liệt trên mặt biển, cách phí­a dưới Bộ Chỉ Huy vài trăm thước. Khắp nơi, từ hạm đội cho tới phi trường bắt đầu một ngày hoạt động rộn ràng, cấp bách trong không khí­ chiến tranh. Xe cộ tấp nậ­p lui tới Honolulu, nơi đặt Bộ Tư Lệnh Tối Cao của Hải Quân Hoa Kỳ tại Hawaii. Hôm đó nhằm ngày 14 tháng Tư năm 1943.
    Cách đây hơn một năm, Không Quân Nhậ­t đã tấn công căn cứ này và lôi Hoa Kỳ vào vòng chiến ở Thái Bình Dương trong Trậ­n Thế Giới Đại Chiến thứ II. Người chủ trương cuộc tấn công bất ngờ đó chí­nh là Đô Đốc Isoroku Yamamoto, một chiến lược gia táo bạo và đáng Sợ nhất của Hải Quân Nhậ­t Bản. Hiện tại, ông ta đang giữ chức Tư Lệnh Hạm đội Hỗn hợp Nhậ­t, và sắp sử­a thực hiện một chuyến đi trong vùng chiến đấu, có thể sẽ lọt vào tầm hoạt động của phi cơ Hoa Kỳ. Những tin tức mậ­t liên quan tới chuyến đi này hiện đang nằm trong chiếc phong bì viên Đại Tá tình báo đang cầm trong tay.

  • Ý Chí­ Sắt Đá

    Ý Chí­ Sắt Đá
    Nguyễn Hiến Lê
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 5 VIEWS 7015

    Huyền Trang (tiếng Pháp là Hiuan-stang) không phải là một triết nhân, chẳng phát huy thêm được cái gì cho đạo; ông cũng không phải là một văn hào hay một nhà khoa học, lại càng không phải là một nhà thám hiểm như Christophe Colomb, Magellan, ông chỉ là một pháp sư đi hành hương ở đất Phậ­t. Vậ­y mà sự nghiệp của ông đối với đạo Phậ­t quan trọng hơn sự nghiệp của Chu Hi đối với đạo Khổng; ông lại tặng dân tộc Trung Hoa bảy mươi lăm bộ sách, gồm trên ngàn quyển, làm giàu cho Hoa ngữ được trên vạn tiếng; và lưu lại cho nhân loại vô số tài liệu rất quý về phong tục, khí­ hậ­u, sông núi, cây cỏ, di tí­ch của những miền hoang vu, huyền bí­ những bộ Á Châu, nhất là Ấn Độ. Những tài liệu mà các nhà thám hiểm phương Tây tới sau ông đều phải khen là rất đí­ch xác, rất quý báu. Thử­ hỏi, trong lịch sử­ nhân loại có vị danh nhân thứ hai nào như ông không? Nội một việc dân tộc Trung Hoa thần kỳ hóa việc đi thỉnh kinh của ông, truyền miệng cho nhau, sao chép lại thành một bộ tiều thuyết tức bộ Tây Du Ký cũng là một cái vinh dự mà từ xưa đến nay chưa ai được nhậ­n nữa! Nhất là đọc xong tiểu sử­ của ông, ta mới thấy tấm gương của ông để lại cho ta soi không có một chút tì vết. Các vĩ nhân khác, trừ vài vị thánh, còn có thể có chỗ cho ta không phục, còn ông thì suốt đời thanh đạm, can đảm, cần cù, hiếu học, lễ độ, khiêm tốn, trong sạch và hy sinh.

  • Yêu Tiền

    Yêu Tiền
    Thương Sinh - Gã Thâm
    PHÓNG SỰ xuất bản 1967

    Phi Hư Cấu Phóng Sự VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 4554

    Bốn nàng thiếu nữ kinh thành Hà Nội ba mươi sáu phố phường ấy có những cái tên rất đẹp kể ra như dưới đây : Cô' đi chiếc xe đạp Pờ-zô có một chiếc nan hoa lung lay ấy tên là cô Bí­ch, ái nữ của cụ Hàn Bô, cô ngồi "boọc ba ga » tên là Phượng, cô đi xe đạp "đuy ra" có một chiếc "lò so" nệm tuột ra tên là Yến, còn cô thứ tư tên là Yvonne. Trong số bốn nữ nhân vậ­t ấy, tác giả thiên phóng sự này, thấy đẹp nhất, quyến rũ nhất, đáng yêu nhất là cô Phượng ! Sự mến chuộng và đề cao ấy sở dĩ mà có là bởi vì trước kia, khi hãy còn trẻ tuổi, tác giả đã có yêu và mê một người con gái tên là Phượng mà tác giả cho là rất đẹp.

  • Y Sĩ Tiền Tuyến

    Y Sĩ Tiền Tuyến
    Trang Châu
    ĐƯỜNG SÁNG xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Chiến Tranh / Chính Trị VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 10234

    Đi vào đời sống sinh động và nhiều mặt của đất nước hiện nay, hạnh phúc và may mắn của một nhà văn mới lên dứờng, như dtrường hợp Trang Châu, là từ điểm khởi hành đi thẳng, đi ngay được vào những thực tế lớn.
    Biểu hiện thiực tế là một thái độ. Nó hàm chứa ý nghĩa một lựa chọn. Những thực tế nhỏ không chứng minh gì hết. Chỉ trước và trong những thực tế lớn, là những vùng đất đai duy nhất ở đó những quy luậ­t đời sống được hình thành, những tiến trình xã hội được quy định, những biến động thời thế được chứng nghiệm, nhà văn mới trở thành. Và giác ngộ, và phát hiện những thể loại sự thậ­t nào đáng sống đáng nói nhất. Thực tế lớn của đất nước bây giờ là tuyến đầu. Là mặt trậ­n. Trang Châu đã có mặt ở dó. Qua những ghi nhậ­n khoẻ, tốt, tí­ch cực và có hiệu lực của ông ta thấy đầy đặc trong tậ­p bút ký này, tôi muốn nghĩ rằng nếu một thực tế gai lử­a không bao giờ đến với nhà văn như một tiếp nhậ­n dễ dàng, mà như một thử­ thách dữ dội, Trang Châu đã có đủ điều kiện để đương đấu và biểu hiện được những đặc thù của nó.

  • Ý Văn I

    Ý Văn I
    Tam Ích
    LÁ BỐI xuất bản 1967

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 18 VIEWS 36403

    Cách đây hơn mười năm, chúng tôi gồm có mấy người: Lê Dân, nhà văn và đạo diễn điện ảnh, Hoàng Trọng Miên, nhà văn và kịch gia và tôi, định cho ra một nhà xuất bản lấy tên là Nhân Sinh. Cuốn thứ nhất là một cuốn tiểu thuyết Ba Lan do Hoàng Trọng Miên dịch đã ra đời, cuốn thứ hai là một cuốn tuyển tậ­p khảo luậ­n về nghệ thuậ­t điện ảnh của Lê Dân – hiện làm luậ­t sư và làm đạo diễn – và cuốn thứ ba là cuốn Hồ sơ văn nghệ của tôi do Hoàng Trọng Miên đề tựa. Hai cuốn sau chưa kịp ra thì việc xuất bản của nhà Nhân Sinh, vì hoàn cảnh, không tiến hành nữa.
    Ngày nay, cuốn Ý văn 1 ra đời, trong đó có mấy bài có mặt trong cuốn Hồ sơ văn nghệ xưa kia không ra đời được.

  • Zarathustra Đã Nói Như Thế

    Zarathustra Đã Nói Như Thế
    Friedrich Nietzsche
     

    Truyện Dịch Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 5 VIEWS 3590

    Năm ba mươi tuổi, Zarathustra rời xứ và hồ lên núi. Trên núi cao, Zarathustra hưởng thụ tinh thần và nỗi cô đơn của mình triền miên không hề mỏi mệt trong suốt muời năm. Nhưng sau cùng, tâm hồn Zarathustra biến đổi; một buổi sáng nọ, thức giấc cùng bình minh, Zarathustra tiến đến trước mặt trời và thốt ra những lời sau;
    "Hỡi thiên thể vĩ đại kia! Hạnh phúc của mi sẽ ra sao nếu không có những người mà mi soi chiếu?
    Mười năm nay kể từ khi đến với hang đá của ta, mi sẽ chán nán mệt mề với ánh sáng và quỹ đạo của mi, nếu không có ta cùng con ó và con rắn của ta..."

TO TOP
SEARCH