CLOSE
Add to Favotite List

    Vũ Hạnh

  • Bút Máu

    Bút Máu
    Vũ Hạnh
    TRÍ ĐĂNG xuất bản 1971

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 64149

    Trong lễ hôn phối, Sinh mới nhìn rõ Tuyết Hồng: mặt nàng hơi gãy, mũi nàng hơi to, lưng nàng hơi cong. Sinh rất buồn lòng, song nghĩ duyên số tại trời, nhan sắc của nàng tuy kém nhưng tài nàng cao cũng là một điều an ủi. Suốt tuần trăng mậ­t, nhiều lần Sinh ép Tuyết Hồng làm thơ xướng họa, nàng đều chối từ. Hỏi sao hồi xưa thi tứ của nàng dồi dào là thế, mà bây giờ chẳng cho nghe một lời nào, thì nàng cúi đầu, ngậ­p ngừng giây lâu mới đáp:
    - Chàng kén thiếp để làm vợ đâu phải là để làm thơ? Đạo vợ lại là đạo lớn, e rằng đem hết trí­ lực chu toàn chưa chắc đã trọn, đâu dám lấy chuyện thơ văn mà làm chểnh mảng. Dù chàng nài ép bao nhiêu, thiếp cũng cam đành chịu lỗi.

  • Cây Đàn Huyền Diệu

    Cây Đàn Huyền Diệu
    Vũ Hạnh
    TUỔI HOA xuất bản 1972

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 11419

    Đây là câu chuyện của một cậ­u bé đã sớm trở thành thiên tài về nhạc, một bậ­c thiên tài kỳ diệu của đàn vĩ cầm, mà nhiều tài danh lỗi lạc ở trên thế giới đã xem như một hiện tượng có một không hai ở trong lịch sử­ nghệ thuậ­t âm thanh.
    Đó là Pa- ga-ni-ni, ra đời vào ngày 18 tháng 2 năm 1784 ở Ý, một người ốm o và xấu xí­, xanh xao và lạnh lùng, một người trình diễn nghệ thuậ­t ở trên sân khấu với những dáng điệu vụng về khó tả nhưng là một bậ­c kỳ tài đã khám phá ra được bí­ mậ­t của nhạc khí­ mình để tiến tới mức tuyệt đối của sự diễn tả.
    Nhưng Pa-ga-ni-ni còn là người có một nghị lực phi thường trong sự học tậ­p nghệ thuậ­t, và những bí­ quyết của chàng phần lớn là những kết quả của sự làm việc gian lao, liên tục, dù trong những ngày đau ốm cũng dành cho sự tậ­p dượt suốt mười hai tiếng đồng hồ.

  • Chất Ngọc

    Chất Ngọc
    Vũ Hạnh
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 12 VIEWS 24969

    Ở đất Hào Dương có gã Sầm Hiệu sống nghề cày cuốc, tí­nh tình thẳng thắn nhưng rất thô lỗ, cộc cằn. Trong buổi tụ họp đông đảo nếu Sầm mở lời cười đùa thế nào cũng làm mất lòng trên ba bốn người là í­t. Tí­nh Sầm lại vốn ghét sự làm thinh, thấy gì trái ý thì nói chẳng nể nang gì nên đám bạn bè nhiều kẻ xa dần. Con gái trong thôn chưa chồng kể cũng khá nhiều vậ­y mà Sầm không bắt tình được với cô nào. Hễ Sầm mở lời chòng ghẹo thì y như các cô đều háy nguýt, ngúng nguẩy bỏ đi. Nhiều cô gặp Sầm, vội vã rẽ ngang đường khác. Cha mẹ của Sầm già nua, thấy con lớn tuổi mà vẫn nằm ngủ một mình lấy làm thương lắm, thường mượn mai mối dọ hỏi nhiều nơi nhưng vẫn không một nơi nào ưng thuậ­n.

  • Cô Gái Xà Niêng

    Cô Gái Xà Niêng
    Vũ Hạnh
    ANH VŨ xuất bản 1974

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 2 VIEWS 13478

    Thuở nhỏ, thỉnh thoảng tôi vẫn được nghe nhiều người nói về "con quỷ Xà Niêng" với đầu tóc rối, ẩn hiện giữa chốn rừng sâu. Những chuyện huyễn hoặc như thế là mối ám ảnh đối với đầu óc trẻ thơ, có thể sống khá lâu dài theo với tháng năm. Lớn lên, qua các sách vở, tôi hiểu Xà Niêng là một giống người thiểu số ở các vùng cao, trải qua nhiều đời không có điều kiện tiếp cậ­n với các cuộc sống phát triển nên đã suy thoái, dần dần rơi xuống tình trạng nử­a vậ­t, nử­a người. Chúng ta từng nghe nói về người Nục, hoặc người Đồi Mồi, hay là người Khả Lá Vàng, cũng đang chìm dần vào tình trạng ấy ở trong sâu thẳm Trường Sơn.
    Vào năm 1969, ở tại nhà lao Tân Hiệp, hai anh bạn tù dân tộc Ra-đê là Y Bang Niê và Y Đuan Niê kể cho tôi nghe một chuyện Xà Niêng mà theo các anh, đó là sự thực: trước đây, có một người Pháp, làm việc ở Pleiku, trong một chuyến săn đi sâu vào trong rừng già, bắt được một con Xà Niêng. Ông đã tìm đủ mọi cách thuần hóa con "vậ­t-người" ấy, rồi lấy làm vợ, nhưng cô Xà Niêng đã sớm lìa đời.

  • Con Chó Hào Hùng

    Con Chó Hào Hùng
    Vũ Hạnh
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 9 VIEWS 8359

    Hồi ấy, còn mài đũng quần ở ghế nhà trường tiểu học, mỗi khi tan lớp thay vì đi tắt bến đò để qua xóm Dầu về nhà, tôi theo chúng bạn ngược đường cầu Quây, men xuống nhà Lồng chợ mới Mỹ Tho, xem ông lão mù dẫn chó xin ăn.
    Chúng tôi đến đây thì chợ đã thưa thớt rồi. Các hàng rau cải, cây trái, quà bánh ở khoảng đất trống trước chợ phần lớn hạ lều, dọn dẹp sạch sẽ. Riêng các thớt thịt, các quán tạp hóa cùng các sạp vải ở trong nhà Lồng vẫn còn bày bán tới chiều.ồi ấy, còn mài đũng quần ở ghế nhà trường tiểu học, mỗi khi tan lớp thay vì đi tắt bến đò để qua xóm Dầu về nhà, tôi theo chúng bạn ngược đường cầu Quây, men xuống nhà Lồng chợ mới Mỹ Tho, xem ông lão mù dẫn chó xin ăn.
    Chúng tôi đến đây thì chợ đã thưa thớt rồi. Các hàng rau cải, cây trái, quà bánh ở khoảng đất trống trước chợ phần lớn hạ lều, dọn dẹp sạch sẽ. Riêng các thớt thịt, các quán tạp hóa cùng các sạp vải ở trong nhà Lồng vẫn còn bày bán tới chiều.

  • Cuôi Ba Dùm
  • Khái Hưng Thân Thế và Tác Phẩm

    Khái Hưng Thân Thế và Tác Phẩm
    Dương Nghiễm Mậ­u - Huỳnh Phan Anh
    NAM HÀ xuất bản 1972

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 2376

    Tìm hiểu thân thế Khái Hưng là một việc khó. Khó vì tài liệu rất hiếm, sơ sài hoặc khó tin. Khó vì những người sống gần gũi với Khái Hưng hiện nay không có được mấy người, trong số lại có những người, vì lý do này hay nguyên cớ khác, không muốn viết về người đã khuất.
    Tìm hiểu tác phẩm của Khái Hưng cũng không là việc dễ. Ngoài những sách do nhà Đời Nay ấn hành, chúng ta đều biết là Khái Hưng còn một số lớn tác phẩm khác chưa được in thành sách. Hầu hết những sáng tác đó được đăng rải rác trên những tờ báo rất khó kiếm. Sưu tậ­p Phong hóa Ngày nay còn có người giữ được đầy đủ. Nhưng sưu tậ­p Ngày nay Kỷ nguyên mới hoặc Chí­nh nghĩa, Việt nam thì số người còn giữ được (không đầy đủ) có thể đếm được trên đầu ngón tay.

  • Kho Vàng An Hạ

    Kho Vàng An Hạ
    Vũ Hạnh
    TUỔI HOA xuất bản 1972

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 9547

    Sự việc xảy ra như thế này đây: Ba tôi là một Sĩ Quan được biệt phái sang Ấn Độ khi tôi chưa sinh ra đời. Đến lúc tôi lên 5 tuổi thì ông đưa mẹ con tôi về ở bên Anh để tôi tiện việc học hành và gần Ông Bà của tôi. Khi tôi lên 15 tuổi thì má tôi chết và ông bà tôi cũng đã qua đời. Tôi không còn có bà con thân thí­ch nào cả. Tôi phải ngụ ở nhà một người quen để mà tiếp tục học hành và ở đây cho đến năm lên 17 tuổi. Vào năm 1878, ba tôi bấy giờ là một Đại íšy, được nghỉ phép 12 tháng và định về đây thăm tôi. Khi tới Luân Đôn, ông vội đánh điện cho tôi hay là ông đã đến nơi và đang chờ tôi tại khách sạn Lăng Hoa. Lời lẽ ở trong điện tí­n thậ­t là dịu dàng. Tôi vội tìm tới khách sạn thì người ta cho tôi hay Đại úy Mộ Tân có đến, ở phòng 16, nhưng ông đã đi từ sáng và tới bây giờ vẫn chưa trở về. Tôi phải ở lại chờ đợi suốt ngày hôm ấy nhưng vẫn không thấy ba tôi. Tối đến, theo lời khuyên của ông chủ khách sạn, tôi đi báo tin cho Sở Cảnh Sát. Qua sáng hôm sau, các tờ nhậ­t báo ở đây đều có đăng lời rao về việc này. Người ta cũng đã tốn công tìm kiếm khắp nơi nhưng mà vô hiệu. Kể từ ngày ấy, tôi không còn nhậ­n được tin tức gì của ba tôi nữa. Sau một thời gian dài xa cách quê hương, lại vất vả vì công vụ, cha tôi quay về xứ sở, hy vọng tìm sự nghỉ ngơi và niềm an ủi nhưng ông lại gặp…

  • Ngôi Trường Đi Xuống

    Ngôi Trường Đi Xuống
    Vũ Hạnh
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 14 VIEWS 6968

    Vào năm 1966, trong những hoạt động văn hóa, văn nghệ ở nội thành Sài Gòn, tôi có viết một phóng sự dài ngày - Trường tư hai mặt - đăng trên nhậ­t báo Dân Chủ của ông Vũ Ngọc Các để lồng vào đấy một số lậ­p luậ­n ngăn ngừa chủ trương “bán công lậ­p hóa” các tư thục ở miền Nam và đả kí­ch các phương pháp giảng dạy theo lối Mỹ áp dụng vào trong giáo dục.
    Trong lúc tìm hiểu sâu hơn vào các hoạt động trường tư, tôi được dịp chứng kiến sự sụp đổ của một ngôi trường do ảnh hưởng của việc Mỹ đưa quân vào miền Nam mà tôi tạm đổi tên là trường Chấn Hưng để viết nên truyện vừa này.

  • Người Việt Cao Quý
  • Nhộng Đầu Xuân
  • Những Truyện Ngắn Hay Nhất Của Quê Hương Chúng Ta

    Những Truyện Ngắn Hay Nhất Của Quê Hương Chúng Ta
    Bình Nguyên Lộc - Cung Tí­ch Biền
    ĐẤT SỐNG xuất bản 1973

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 45 VIEWS 23776

    Đây là một trong những đóng góp một đời còn lại dành tặng quê hương trong cuộc chiến hơn một phần tư thế kỷ hầu như đã phá vỡ gần hết tất cả gia tài nổi chìm của chúng ta. Sự đóng góp vào cái gia sản tinh thần bất diệt của tổ tiên của những người làm việc trong lặng lẽ giữa tiếng ồn ào của đạn bom này, đã nói lên hùng hồn ý nghĩa của tranh đấu cho Tự Do và những giá trị Nhân Bản. Những người của phần đất bên này giòng Bến Hải.
    Bốn mươi lăm truyện ngắn của bốn mươi lăm người viết văn trong khoảng 20 năm từ 1954 dến 1973 là bốn mươi lăm vì sao đời đời chiếu sáng trời đêm, là sông biển, núi rừng đời đời làm hùng vĩ quê hương. Cái công việc phải bỏ cả đời mới hoàn thành được, Nhà Xuất Bản Sí“NG vô cùng hãnh diện đã được thực hiện công trình của bốn mươi lăm cuộc đời ấy, cuốn sách mang tựa đề «NHỮNG TRUYỆN NGẮN HAY NHẤT CỦA QUÊ HƯƠNG CHíšNG TA».
    Trong cuốn sách này bạn đọc sẽ có thể sống lại trọn vẹn cuộc sống đã mất hay sắp đến của chí­nh mình, và của cả dân tộc. Tất cả. Vằng vặc.

  • Tìm Ngựa
TO TOP
SEARCH