-
Chín Mươi Ba
Truyện Dịch
Victor Hugo
CHAPTERS 14 VIEWS 13168
Ra đời năm 1874, Chín mươi ba là cuốn tiểu thuyết cuối cùng của Victor Hugo, đại diện xuất sắc nhất và vĩ đại nhất của văn học lãng mạn. Chín mươi ba kể một câu chuyện xảy ra vào năm 1793, năm cao trào và đẫm máu của Cách mạng tư sản Pháp, cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trong lịch sử loài người, với mục đích xóa bỏ chế độ vua chúa tập quyền để thiết lập một nền cộng hòa dân chủ. Sau khi vua Louis XVI bị chính quyền cộng hòa chém đầu, châu Âu già cỗi nhưng có chung quyền lợi trong sự tồn tại của chế độ quân chủ đã liên minh lại để chống nền cộng hòa non trẻ bằng cách gửi quân đội tới Pháp. Một nhóm bảo hoàng liên minh dưới sự chỉ huy của hầu tước sắt đá Lantenac đã vào bờ biển Pháp và bắt đầu tạo các hoạt động phản cách mạng uy hiếp nền cộng hòa. Từ Paris, chính quyền cộng hòa cử Cimourdain, một nhà cách mạng già vốn từng là linh mục tới bắt Lantenac.
-
Chú Bé Thành Paris
Truyện Dịch
Victor Hugo
CHAPTERS 11 VIEWS 12616
Những người khốn khổ là kiệt tác của đại văn hào Victor Hugo. Trong tác phẩm Chú Bé Thành Paris, tác giả đã khắc họa sống động chú bé Gavroche hồn nhiên, dũng cảm và nghĩa hiệp… Gavroche tuy đói khổ và nhiễm chút "bụi đời" nhưng vẫn rạng ngời phẩm chất tốt đẹp. Chú căm ghét kẻ giàu và sẵn sàng giúp đỡ người nghèo khó. Chú đã dùng đồng xu cuối cùng để mua bánh cho hai đứa trẻ lạc đường đang đói và còn mở rộng bụng voi để chúng ngủ qua đêm…
Paris khởi nghĩa, Gavroche hăng hái ra trận với khẩu súng không cò, miệng hát vang những khúc ca "hòa âm của tiếng chim và xưởng thợ". Gavroche luôn có mặt ở những nơi cuộc chiến gay go và ác liệt. Chú như con ong: châm anh sinh viên này, đốt anh thợ kia, đáp xuống, dừng lại, bay lượn trên chiến lũy. "Đôi cánh tay nhỏ của chú là sự chuyển động thường trực, hai lá phổi tí hon của chú chứa đựng sự huyên náo…" -
Giết Mẹ tức là chuyện nàng Lucrèce Borgia
Truyện Dịch Truyện Kịch Truyện Hay Tiền Chiến
Victor Hugo - Vũ Trọng Phụng dịch
CHAPTERS 3 VIEWS 645
Lucrèce Borgia mà «Dịch Thuật Tùng Thư» xuất bản bằng cái nhan đề Giết Mẹ, là một vở kịch lãng mạn của Victor Hugo. Bản kịch ấy là một bản kịch mà quốc dân ta có thể cho là dễ hiểu nhất, trong tất cả những kịch của nhà đại văn hào ấy.
Ai đã dọc chuyện «Những Kẻ Khốn Nạn» do ông Nguyễn văn Vĩnh dịch thì đã đủ hiểu cái tài văn chương quán thế của Victor Hugo như thế nào rồi, chúng tối không cần giới thiệu kỹ.
Chỉ biết rằng ít lâu nay quốc dân ta xem ra cũng đã chú ý về kịch trường. Điều đáng phàn nàn là những vở tuồng, chèo, cải lương Nam kỳ, tân kịch của ta đều không soạn theo một khuôn phép nào cả, có thể bảo là không có giá trị gì về mỹ thuật, mặc lòng đã có những bản kịch do «Âu Tây tư tưởng» đã xuất bản.
Quốc dân ta cũng đã hơi hiểu thế nào là một vở kịch cổ điển. Nay ta cần hiểu rõ thế nào là một vở kịch lãng mạn.
Cũng vì muốn cho công chúng am hiểu những điều tinh túy của kịch giới phương Tây thì kỷ nghệ đóng kịch (trong đó phải kể cả tuồng, chèo, cải lương Nam kỳ) của nước nhà mới phải theo với công chúng mà tiến bộ, chúng tôi xuất bản, bản dịch vở Lucrèce Borgia. -
Ngày Cuối Cùng Của Một Tử Tù
Truyện Dịch
Victor Hugo
CHAPTERS 49 VIEWS 5409
Ngày Cuối Cùng Của Một Tử Tù ghi lại 24 giờ cuối cùng của cuộc đời một tử tù qua nhật ký của nhân vật xưng tôi - nhân vật không tên tuổi, lai lịch, không nguồn gốc tội lỗi, không ai biết anh ta phạm tội gì đến nỗi trở thành tử tù. Anh ta kể về không gian sinh tồn là nhà tù, những con người va chạm với anh ta trong 24 giờ đó là bạn tù, linh mục, cai ngục… và những người phụ nữ trong tâm tưởng gồm mẹ, vợ và con gái. Tất cả những suy tư đó đan xen với dòng suy nghĩ về việc anh ta sắp bị thi hành án.
Tác phẩm này gần như chứa đựng đầy đủ phong cách, mô típ nhân vật và chủ đề quen thuộc trong sáng tác văn xuôi của Victor Hugo. Đặc biệt hơn nữa, có lẽ đây là tác phẩm chứa đựng nhiều tâm sự thầm kín, những nhức nhối khôn cùng của một nhà văn suốt đời đấu tranh cho quyền “được sống” của con người: án tử hình và sự xóa bỏ vĩnh viễn nó khỏi cuộc sống nhân loại. -
Thằng Cười
Truyện Dịch
Victor Hugo
CHAPTERS 14 VIEWS 5740
Thằng Cười được khởi thảo và hoàn thành trong vòng hai năm (1866-1868) trong thời kỳ Victor Hugo bị lưu đày từ Bruxelles tới đảo Guernesey rồi lại trở lại Bruxelles, Thằng Cười đã vượt qua dự định ban đầu của người viết: cuốn sách không chỉ dừng lại ở một tác phẩm chính trị mà còn là một tác phẩm triết học, lịch sử và thi ca. “Nếu hỏi tác giả vì sao ông viết Thằng Cười, ông sẽ trả lời, là triết gia, ông muốn khẳng định tâm hồn và ý thức, là sử gia, ông muốn vạch rõ những thực tế ít được biết đến của nền quân chủ và giảng giải về dân chủ, và là thi gia, ông muốn tạo nên một bi kịch […] Bi Kịch của Tâm Hồn.” (Phác thảo lời tựa)
Émile Zola từng ngợi ca: “Thằng Cười vượt lên trên tất cả những gì Victor Hugo đã viết từ mười năm qua (từ 1859). Ở đó ngự trị một khí thế siêu phàm”, “một tác phẩm thấm thía và kì vĩ […] Độc giả của tôi hiểu tác phẩm ấy trong từng chi tiết nhỏ nhất. Cũng như tôi, họ yêu cuốn sách này. Cũng như tôi, họ đánh giá đây là một tác phẩm hay và vĩ đại.” -
Tử Tù Claude Gueux
Truyện Dịch Truyện Ngắn
Victor Hugo
VIEWS 1591
Claude Gueux, sáng tác văn học của Victor Hugo năm 1834, đã đề cập mối quan hệ tay ba phức tạp, tương hỗ vừa nói qua một câu chuyện cụ thể dựa trên một sự kiện có thật: Tháng 11 năm 1831 trong một nhà tù lớn tại Troyes, vùng gần Paris, một tù nhân đã giết chết một cai tù trước sự tán đồng, hả hê của đám đông bạn tù. Kẻ sát nhân tù nhân đó, cố nhiên không thể thoát được cơn thịnh nộ của nhà chức trách, đã bị luật pháp kết án tử hình và bị hành quyết gần như ngay lập tức. Nhưng Victor Hugo không nhìn vụ việc bằng con mắt lạnh lùng của luật pháp đương thời, Claude Gueux đã đặt lại vụ việc trên những bình diện lớn hơn: Trách nhiệm xã hội, bản thể con người, đạo đức, giáo dục, luật pháp và cả niềm tin tôn giáo.
Claude Gueux, về lượng chữ, là một tác phẩm rất mỏng so với hai tác phẩm đồ sộ nổi tiếng khác của Victor Hugo, Nhà thờ Đức Bà Paris (Notre Dame de Paris) và Những người khốn khổ (Les Misérables). Nhưng về triết lý nhân sinh, ý nghĩa xã hội, tâm lý nhân vật, cũng như tinh thần nhân văn cao cả, Claude Gueux chưa hẳn đã mỏng hơn hai tác phẩm đồ sộ kia, nếu không muốn nói chính Claude Gueux (Claude Khốn Cùng) là bà đỡ cho Les Misérables (Những người khốn khổ) ra đời gần 30 năm sau.