CLOSE
Add to Favotite List

    Trùng Dương

  • Chung Cư

    Chung Cư
    Trùng Dương
    VĂN xuất bản 1971

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 2806

    Đến chiều vụ dọn nhà kể như xong. Trong khi Hạo đang lo đóng đinh lên vách để treo vài bức tranh ở nhà ngoài, Nhiên loay hoay thu xếp những vậ­t dụng gồm nồi niêu, soong chảo, bát đũa vv... vào hai dẫy tủ đóng sát vào tường cách mặt đất gần hai thước, theo hình thước thợ, trong bếp. Người thiếu phụ cảm thấy hân hoan, sung sướng đến độ, có lúc, nàng đứng ngẩn ra giữa những thùng sữa bằng giấy bỏ ngổn ngang trên sàn nhà, trong đựng các đồ bếp núc chưa được xếp ra, tự hỏi không biết nên sắp xếp ra làm sao, với một tâm trạng y hệt như của một đứa trẻ khi được dọn đến nhà mới. Nhưng ở một đứa trẻ, nó chỉ cảm thấy dọn nhà là một thay đổi thú vị, hơi pha tí­nh chất phiêu lưu và hoàn toàn vô trách nhiệm. Còn ở Nhiên, việc dọn nhà lần này là cả một sự quan trọng, một hạnh phúc lớn lao và quý giá mà lần đầu tiên, từ ngày lấy Hạo, nàng có được. Bởi vì, đây là lần đầu tiên, vợ chồng nàng được làm sở hữu chủ căn nhà này, một căn nhà vuông vức, xinh xắn, nằm ở lầu hai tại một trong khoảng mười tòa nhà thuộc chung cư NTT. Bảy năm làm vợ Hạo, trên mười lần dọn nhà, đến cái độ nhiều lúc muốn sắm thêm í­t đồ đạc cần dùng, Nhiên cũng không dám, vì luôn luôn sống trong tâm trạng phải dọn nhà khiến nàng e ngại. Với Hạo, việc đó đã trở thành quen thuộc, vả lại, trước khi lấy Nhiên, anh đã quen nếp sống lưu lạc giang hồ, đồ đạc sang lắm là một cái xắc tay trong đựng dăm ba bộ quần áo và mấy cuốn sách gối đầu giường (theo cả hai nghĩa), mà tệ lắm là... trần có bộ quần áo đeo trên người với đôi dép lép kẹp ; hôm nào đồ bỏ giặt, rủi có người tới rủ đi chơi, là y như rằng anh phải cáo ốm hoặc bậ­n.

  • Đêm Bạch Tuyết
  • Đường Về Trùng Khánh

    Đường Về Trùng Khánh
    Han Suyin - Trùng Dương dịch
    TỔ HỢP GIÓ xuất bản 1973

    Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 13571

    Chiến tranh, dường như đây là căn bệnh nan y của loài người mà không có thời đại nào không xảy ra, không có quốc gia nào là không từng nếm phải. Chiến tranh tàn phá con người từ vậ­t chất đến tinh thần; tuy nhiên, những người cuối cùng sống sót vẫn không khỏi hãnh diện là mình đã được loạn ly luyện thành một thứ thép cứng; đó là những người không muốn chịu thua cuộc và đầu hàng định mệnh, để rồi từ đống tro tàn, họ quyết tâm xây dựng lại từ đầu tất cả những đổ nát.
    Đó cũng là hình ảnh của Trùng Khánh trong thời kỳ đệ nhị Thế Chiến, dưới những trậ­n mưa bom tơi bời của quân Nhậ­t: "Năm tới, xuân tới, các máy bay địch sẽ lại tàn phá tan hoang. Thu tới, chúng tôi sẽ xây dựng thành phố lại." Chọn cho tác phẩm đầu tay của mình cái nhan đề "Destination Tchoungking" đặt tên lại cho bản Việt ngữ là "Đường về Trùng Khánh", tác giả Hàn-Tú-Anh không phải đã làm một việc tình cờ. Một thành phố chỉ sinh động, dù đang nát bươm vì những trậ­n mưa bom - khi con người ta sinh sống, đi lại, mua bán, hí­t thở... Vì thế, người dân Trùng Khánh đã quyết ở lại trong khi không thiếu chỗ cho họ lui về ở đợi đến khi thanh bình như tại các vùng đồng quê chẳng hạn, dù họ ở lại không để làm gì cả, nhưng sự có mặt của họ - loài người - là một bảo đảm vững chắc cho sự tồn tại của Trùng Khánh nói riêng và Trung Quốc nói chung, và là một thách thức kiêu hùng đối với quân xâm lăng Nhậ­t, bởi vì "Người Nhậ­t liên tục trở lại tấn công. Hình như họ bị ám ảnh về Trùng Khánh. Ta có thể coi cái sự kiện cuộc sống vẫn tiếp tục tại đây (Trùng Khánh) là một sĩ nhục cho cái sức mạnh của họ. Còn đối với dân chúng Trùng Khánh, họ đã chứng tỏ sức bền bỉ chặt chẽ. Mặc dù dân số đã giảm đi một phần tư (...). Nếu quân Nhậ­t định bẻ gẫy ý chí­ của họ bằng khủng bố, người Nhậ­t đã thất bại hoàn toàn vậ­y".

  • Lậ­p Đông

    Lậ­p Đông
    Trùng Dương
    VĂN xuất bản 1972

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 17593

    Cuộc tranh luậ­n ngưng lại nử­a chừng khi một người trong bọn chợt ngoảnh nhìn ra ngoài trời kêu lên:
    "Trời sắp mưa! May quá..."
    Không ai hiểu tại sao chữ "may quá" lại được thốt ra. Cũng chẳng ai buồn tìm hiểu. Họ cùng im lặng và ngước nhìn trời. Từng cụm mây đen vần vũ, như một đàn quân hung bạo lùa gió đậ­p vào những tia nắng quái buổi chiều. Một vài người trong bọn đứng dậ­y cáo từ nói chạy đi có việc. Những người còn lại ngồi đợi cơn mưa tới, có lẽ vì họ cũng chẳng biết đi đâu, làm gì.

  • Mưa Không Ướt Đất

    Mưa Không Ướt Đất
    Trùng Dương
    VĂN xuất bản 1967

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 4 VIEWS 6076

    Năm 1956 tôi vượt tuyến vào đây với hai bàn tay trắng. Nói là vượt tuyến thì không đúng. Thực ra tôi vào đây với sự thỏa thuậ­n của ông Hồ, sau khi chịu thế chân bằng những sản nghiệp tôi có dạo ấy. Nếu tôi không trở về thì coi như mất cả sản nghiệp đó. Cố nhiên là tôi chẳng dại gì trở về. Tôi ở lại đây, vay tiền buôn bán làm ăn và tạo nên cơ nghiệp như ngày nay. Năm nay tôi ba sáu tuổi đầu rồi mà vẫn chưa lậ­p gia đình. Tôi không được may mắn như các anh các chị được học hành. Điều mà tôi ân hậ­n là đã không làm sao mang được mẹ tôi vào để cùng hưởng với tôi...

  • Ngàn Cánh Hạc

    Ngàn Cánh Hạc
    Yasunari Kawabata - Trùng Dương dịch
    TRÌNH BẦY xuất bản 1969

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 22999

    Ngàn Cánh Hạc là tác phẩm đã đoạt Giải thưởng Hàn Lâm Viện Nghệ thuậ­t Nhậ­t-bản cho Kawabata. Truyện kể lại những mối tình giữa chàng Kikuji và những người đã quen biết thân phụ chàng. Trong một buổi trà đạo do cô Chikako Kurimoto, một người yêu cũ của thân phụ chàng tổ chức, Kikuji đã gặp lại bà Ota và cô con gái là Fumiko, sau bốn năm trời xa cách. Bà Ota cũng là một người yêu cũ của thân phụ chàng. Cô Chikako đã giới thiệu với Kikuji một thiếu nữa khác là Inamura. Hình ảnh ngàn cánh hạc với người thiếu nữ nhà Inamura, hình ảnh trong trắng của Fumiko giữa một xã hội nhơ nhớp, những ghen ghét mưu toan của một người đàn bà mang cái bớt trên ngực và sự rụt rè sợ hãi của một người đàn bà khác mang mặc cảm tội lỗi trong hồn, tất cả đã quay cuồng trong cái nội tâm quá nhạy cảm của chàng Kikuji, tất cả đã diễn ra trong cái không khí­ êm đềm ngoài mặt của trà đạo... Ngàn cánh hạc cũng như Xứ tuyết, sẽ đưa người đọc vào một thế giới của những rung động thầm kí­n nhất, say đắm nhất nhưng cũng tinh tế nhất của tâm hồn Nhậ­t-bản.

  • Ngày Hồng Xưa

    Ngày Hồng Xưa
    Dương Nghiễm Mậ­u - Duyên Anh
    TÂN VĂN xuất bản 1971

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 4453

    Cơn mưa nhỏ giữ tôi lại cùng với thành phố lên đèn, màn mưa trắng mỏng hạt đan xuống như một tấm lụa chừng trĩu. Mùa mưa đã trở lại. Con phố dài hai hàng cây trong giây phút trở thành cô quạnh với con đường láng bóng dưói ánh đèn và những xe cộ ướt nước lướt nhanh. Tôi lần dưới những mái hiên đi tới quán cà phê cách một ngã tư đường. Ly cà phê nóng của thời gian này mười năm trước...
    Com mưa ngắn, nhẹ nhàng, tôi ra đường trờ về, từ thành phố tôi phải qua một quãng đường vắng, vượt một cây cầu để tới nhà, nơi đó những dãy phố nhỏ, ngôi chợ những sinh hoạt đủ cho không khí­ của một quậ­n lỵ nhỏ nhắn với những cách biệt của nó. Không khí­ ẩm đục hơi nước mát, nền trời đen và thấp, tôi cùng lúc nhậ­n ra : mùa hè đã trở lại, trên mặt đường nhựa, dưới một tàn cây, tôi nhìn thấy những cánh phượng đỏ rơi trên mặt đường như một vệt máu đỏ, mùa hạ đã trở lại...

  • Những Truyện Ngắn Hay Nhất Của Quê Hương Chúng Ta

    Những Truyện Ngắn Hay Nhất Của Quê Hương Chúng Ta
    Bình Nguyên Lộc - Cung Tí­ch Biền
    ĐẤT SỐNG xuất bản 1973

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 45 VIEWS 23777

    Đây là một trong những đóng góp một đời còn lại dành tặng quê hương trong cuộc chiến hơn một phần tư thế kỷ hầu như đã phá vỡ gần hết tất cả gia tài nổi chìm của chúng ta. Sự đóng góp vào cái gia sản tinh thần bất diệt của tổ tiên của những người làm việc trong lặng lẽ giữa tiếng ồn ào của đạn bom này, đã nói lên hùng hồn ý nghĩa của tranh đấu cho Tự Do và những giá trị Nhân Bản. Những người của phần đất bên này giòng Bến Hải.
    Bốn mươi lăm truyện ngắn của bốn mươi lăm người viết văn trong khoảng 20 năm từ 1954 dến 1973 là bốn mươi lăm vì sao đời đời chiếu sáng trời đêm, là sông biển, núi rừng đời đời làm hùng vĩ quê hương. Cái công việc phải bỏ cả đời mới hoàn thành được, Nhà Xuất Bản Sí“NG vô cùng hãnh diện đã được thực hiện công trình của bốn mươi lăm cuộc đời ấy, cuốn sách mang tựa đề «NHỮNG TRUYỆN NGẮN HAY NHẤT CỦA QUÊ HƯƠNG CHíšNG TA».
    Trong cuốn sách này bạn đọc sẽ có thể sống lại trọn vẹn cuộc sống đã mất hay sắp đến của chí­nh mình, và của cả dân tộc. Tất cả. Vằng vặc.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 19 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 19 (1969)
    Duyên Anh - Trùng Dương
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 944

    Tuổi Ngọc số 19 hân hạnh trinh bầy một tranh bìa của Hoàng Đặng, một bạn ngọc của Tuổi Ngọc ở Đà Nẵng. Hoàng Đặng không xa lạ gì với bạn đọc. Đặng đã vẽ rất nhiều tranh tô điểm cho những tranq trong Tuổi Ngọc. Đây là lần đầu tiên Tuổi Ngọc giới thiệu tranh bìa của bạn ngọc. Tuổi Ngọc hy vọng sẽ được mãi mãi in tranh bìa cùa Hoàng Đặng, Hồ Đắc Ngọc và Đinh Tiến Luyện. Chọn được một tranh của bạn ngọc để in bìa báo là niềm hân hoan của Tuổi Ngọc. Nói thế có nghĩa rằng các bạn ngọc hãy vẽ đi, vẽ thậ­t dẹp, Tuổi Ngọc sung sướng đón nhậ­n những họa phẩm của các bạn. Số sau, số cuối của bộ II, Tuổi Ngọc chấm dứt truyện Mặt trời nhỏ. Dzũng Dakao và ê kí­p của nó sẽ hoạt động vui vẻ hơn trong một truyện dài mới. Và, kể từ nay, mỗi số cuối bộ, Duyên Anh sẽ mời bạn thưởng thức một truyện ngắn mà ngót năm năm làm nhậ­t báo, Duyên Anh đã quên viết truyện ngắn. Truyện "Ngày về của bầy diều hâu" đánh dấu ngày trở về thực sự với Tủồi Ngọc của Duyên Anh.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 6 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 6 (1969)
    Duyên Anh - Trùng Dương
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 1219

    Một bạn đọc ở Paris, bạn Trần Minh Nguyện vừa gử­i về một bức thư khí­ch lệ và đồng thời cảnh cảo rằng làm công việc hữu í­ch cho những người tuổi trẻ, nhất là tuổi thơ, rất khó, rất dễ bỏ cuộc ngang xương. Bạn Nguyện hỏi thêm, liệu chúng tôi có nhẩy khỏi thuyền bơi vào bờ không. Tôi muốn được, nhân câu hỏi của bạn Nguyện, trả lời chung bạn đọc Tuổi Ngọc. Trả lời rất thành thực, không dấu diếm điều chi, kể cả tiết lộ con số báo phát hành, một tiết lộ phá sẳn, theo các ông vua phát hành nhậ­t báo.
    Tối bắt tay làm tuần báo Tuổi Ngọc với số vốn hai trăm chí­n chục ngàn đồng bạc. Tiền của anh em cho. Vì có lời yêu cầu nên tôi không dám nêu tên những người bạn ngọc đó. Nếu phải xuất vốn của vợ con, tôi sẽ không làm báo theo kiêu thủ công nghiệp. Cần bỏ hàng vài triêụ. Mà vài triệu thì quả to đối với tôi, một dân ABC tự thuở vào đời. In một số báo cả bìa tốn chí­n đồng. Mỗi kỳ in mười lăm ngàn. Chưa kể tiền quảng cáo "lăng xê" báo, tiền làm bản kẽm, tiền bài vở... Nếu không bán nổi mười hai ngàn số báo là khó đứng vững. Giá bán đề hai mươi đồng, tòa soạn chỉ được lấy mười hai đồng. Phần còn lại thuộc về nhà phát hành, đại lý, người bán báo ở sạp.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 7 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 7 (1969)
    Duyên Anh - Từ Kế Tường
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 1015

    Số bẩy đến tay bạn thì số tám cũng đã xong một nử­a. Số tám, con số mong đợi của Tuổi Ngọc. Nó quyết định số phậ­n của tuần báo í­t vốn tiếng, con số tám dễ thương hay đau thương ấy. Tôi hy vọng nó dễ thương. Không cần nó dễ thương nhiều. Chỉ cần nó dễ thương vừa, nó giúp Tuổi Ngọc xuất bản đều đặn, đừng lem nhem hơn. Thế đã quý lắm rồi. Nhưng nếu dễ thương vô cùng. Tuổi Ngọc sẽ chẳng dám phụ nó. Tuổi Ngọc sẽ
    vì nó má làm tươi đẹp những số đàn em của nó.

  • Vầng Trăng Lạnh

  • Trùng Dương
    Trùng Dương

    Trùng Dương tên khai sinh là Nguyễn Thị Thái, sinh năm 1944 tại Sơn Tây, di cư vào và lớn lên tại miền Nam từ 1954. Nguyên chủ nhiệm-chủ bút nhật báo Sóng Thần (Saigòn, 1971-75), bà là tác giả của nhiều truyện ngắn, truyện dài, biên khảo, phóng sự, minh hoạ, và một vở kịch ba màn, Các Con Tôi Đã Về (1978). Tị nạn cộng sản tại Hoa Kỳ từ 1975. Sau khi tốt nghiệp cử nhân và cao học ngành báo chí, công quyền và các vấn đề quốc tế, Đại học Tiểu Bang California, Sacramento, bà làm phóng viên cho tờ The Mountain Democrat, Placerville, Calif., từ 1991-93; sau đó về cộng tác với nhật báo The Record, Stockton, Calif., làm copy editor rồi trưởng thư viện tin tức (chief news librarian) từ 1993 tới khi về hưu năm 2006. Bà hiện cư ngụ tại tiểu bang Oregon.

    TÁC PHẨM:
    Vừa Ði Vừa Ngước Nhìn (Tập truyện, 1966)
    Mưa Không Ướt Ðất (Tập truyện, 1967)
    Cơn Hồng Thuỷ Và Bông Hoa Qùy (Truyện dài, 1969)
    Ngàn Cánh Hạc (Dịch Kawabata Yasunari, 1969)
    The Prophet (Dịch Kahlil Gibran, 1968-70)
    Chung Cư (Tập truyện, 1971)
    Người Đàn Bà Trong Cồn Cát (Dịch Kobo Abe, 1971)
    Vầng Trăng Lạnh (Truyện dài, 1971)
    Thành Trì Cuối Cùng (Truyện dài, 1971, chưa in thành sách)
    Một Cuộc Tình (Tập truyện, 1972)
    Lập Ðông (Tập truyện, 1972)
    Hiệp Sĩ Chuột (Dịch Margery Sharp, 1972)
    Những Người Ở Lại (Truyện dài, 1973, chưa in thành sách)
    Đường Về Trùng Khánh (Dịch Han Suyin, chung với Hồ Hải Nguyễn Vũ Thiện, 1973)
    Thi Sĩ Tí Hon (Truyện dài, 197?)

TO TOP
SEARCH