CLOSE
Add to Favotite List

    Trần Trọng Kim

  • Một Cơn Gió Bụi - Hồi Ký

    Một Cơn Gió Bụi - Hồi Ký
    Trần Trọng Kim
    VĨNH SƠN xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 39991

    Sau 31 năm làm việc trong giáo giới, trải làm giáo sư ở trường Trung Học Bảo Hộ và trường Sĩ Hoạn, kế lại sung chức Bắc Kỳ Tiểu Học Thanh Tra, rồi về giữ chức giám đốc trường Nam Tiểu Học ở Hà Nội, đến năm 1942 mới được về hưu. Tưởng thế là được nghỉ ngơi cho trọn tuổi già. Bởi vì trong một đời có nhiều nỗi uất ức sầu khổ về tình thế nước nhà, về lòng hèn hạ đê mạt của người đời, thành ra không có gì là vui thú. Một mình chỉ cặm cụi ở mấy quyển sách để tiêu khiển. íó là tâm tình và thân thế của một người ngậ­m ngùi ở trong cái hoàn cảnh éo le, và trong một bầu không khí­ lúc cũng khó thở. íược cái rằng trời cho người ta có sẵn cái tí­nh tùy cảnh mà an, cho nên bất cứ ở cảnh nào lâu ngày cũng quen, thành ra thế nào cũng chịu được.

  • Nho Giáo

    Nho Giáo
    Trần Trọng Kim
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 23 VIEWS 6827

    Một cái nhà cổ rất đẹp, lâu ngày không ai sử­a sang, để đến nỗi bị cơn gió bão đánh đổ bẹp xuống. Những người xưa nay vẫn ở cái nhà ấy, ngơ ngác không biết làm thế nào. Dẫu có muốn dựng lại, cũng không dựng được, vì người không có mà của cũng không. Vả thời thế đã xoay vần, cuộc đời biến đổi, người trong nước đang háo hức về sự bỏ cũ theo mới, không ai nghĩ gì đến cái nhà cổ ấy nữa. Song cái nhà cổ ấy tự nó là một bảo vậ­t vô giá, khỏng lẽ để đổ nát đi, mà không tìm cách giữ lấy di tí­ch. Không gì nữa, thì ta cũng vẽ lấy cái bản đồ để người đời sau biết rằng cái nhà ấy khi xưa đẹp đẽ là thế, mà sau đổ nát là thế. Ấy cái tình cảnh văn hóa của Nho giáo hiện thời bây giờ cung như cái nhà cổ ấy vậ­y.

  • Phậ­t Giáo

    Phậ­t Giáo
    Trần Trọng Kim
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 6 VIEWS 3573

    Nho giáo, Đạo giáo và Phậ­t giáo là ba nguồn gốc văn hóa của dân tộc Việt nam ta từ xưa. Nho giáo dạy ta biết cách xử­ kỷ tiếp vậ­t, khiến ta biết đường ăn ở cho phải đạo làm người. Đạo giáo lấy đạo làm chủ tể cả vũ trụ và dạy ta nên lấy thanh tĩnh vô vi nơi yên lặng. Phậ­t giáo dạy ta biết cuộc đời là khổ não, đưa ta đi vào con đường giải thoát, ra ngoài cuộc ảo hóa điên đảo mà vào chốn Niết bàn yên vui.
    Ba học thuyết ấy thành ra ba tôn giáo, người ta thường gọi là Tam giáo, đều có ảnh hưởng rất sâu về tí­n ngưỡng và hành vi trong sinh hoạt của dân ta ngày xưa. Đến nay cuộc đời thay đổi, người ta theo khuynh hướng vậ­t chất, coi rẻ những điều đạo lý nhân nghĩa. Đó cũng là sự dời đổi biến hóa trong cuộc đời.

  • Việt Nam Sử Lược

    Việt Nam Sử Lược
    Trần Trọng Kim
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 54 VIEWS 72523

    Sử­ là sách không những chỉ để ghi chép những công việc đã qua mà thôi, nhưng lại phải suy xét việc gốc ngọn, tìm tòi cái căn nguyên những công việc của người ta đã làm để hiểu cho rõ những vậ­n hội trị loạn của một nước, những trình độ tiến hóa của một dân tộc. Chủ đí­ch là để làm cái gương chung cổ cho người cả nước được đời đời soi vào đấy mà biết cái sự sinh hoạt của người trước đã phải lao tâm lao lực những thế nào, mới chiếm giữ được cái địa vị ở dưới bóng mặt trời này.
    Người trong nước có thông hiểu những sự tí­ch nước mình mới có lòng yêu nước yêu nhà, mới biết cố gắng học hành, hết sức làm lụng, để vun đắp thêm vào cái nền xã hội của tiên tổ đã xây dựng nên mà để lại cho mình. Bởi những lẽ ấy cho nên phàm dân tộc nào đã có đủ cơ quan và thể lệ làm cho một nước độc lậ­p, thì cũng có sử­ cả. Nước Việt ta khởi đầu có sử­ từ đời nhà Trần, vào quãng thế kỷ thứ XIII. Từ đó trở đi nhà nào lên làm vua cũng trọng sự làm sử­. Nhưng cái lối làm sử­ của ta theo lối biên niên của Tàu. nghĩa là năm nào tháng nào có chuyện gì quan trọng thì nhà làm sử­ chép vào sách. Mà chép một cách rất vắn tắt cốt để ghi lấy chuyện ấy mà thôi, chứ không giải thí­ch cái gốc ngọn và sự liên can việc ấy với việc khác là thế nào.

  • Việt Nam Văn Phạm

    Việt Nam Văn Phạm
    Trần Trọng Kim
     

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 18 VIEWS 3222

    Người Việt nam từ xưa đến vài ba mươi năm về trước đây có một thứ tiếng dùng để nói vìa một thứ chữ dùng để viết.
    Thứ chữ ấy để riêng cho những người đi học, tậ­p viết, tậ­p đọc, tậ­p làm văn thơ, hoặc thư từ v. v... gọi là chữ nho, nghĩa là một thứ chữ dùng để học đạo nho và để xem sách vở của thánhhiền đời trước. Vì chữ nho phổ thông khắp cả Á đông, nhất là những nước theo văn hóa của nho giáo như Tàu, Cao ly, Nhậ­t bản và Việt nam, cho nên người Việt nam tuy không nói được tiếng những nước ấy, nhưng vẫn xem dược các sách vở viết bằng chữ nho.

  • Việt Thi
  • Vương Dương Minh

    Vương Dương Minh
    Trần Trọng Kim
    TÂN VIỆT xuất bản 1960

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 40

    Vương Dương Minh là nhà chính trị, nhà triết học, nhà tư tưởng xuất sắc thời nhà Minh ở Trung Quốc. Đồng thời ông còn là người văn võ song toàn, từng là tướng mang quân đi dẹp loạn nhiều lần. Quê ông ở Chiết Giang nhưng phải sống ở nhiều nơi khác nhau. Ông từng có thời gian sống ở động Dương Minh nên ông được người ta gọi là Dương Minh tiên sinh. Ông đã xây dựng Dương Minh phái, có ảnh hưởng sâu rộng ở Nhật Bản, Triều Tiên và cả Việt Nam.
    Vương Dương Minh được đánh giá rất cao trong giới Nho học. Ông được đánh giá là 1 trong 4 vị thầy vĩ đại nhất của đạo Nho, sánh ngang với Khổng Tử, Mạnh Tử và Chu Hi. Ông thành lập phái Dương Minh tâm học hay còn gọi là Diêu giang phái. Đạo học của ông gọi chung là Dương Minh phái hay Dương Minh học, có ảnh hưởng lớn đến Nho học thời Minh, Thanh, đồng thời có ảnh hưởng đặc biệt lớn với Nhật Bản

TO TOP
SEARCH