CLOSE
Add to Favotite List

    Tô Nguyệt Đình

  • Bộ Áo Cà Sa Nhuộm Máu 1

    Bộ Áo Cà Sa Nhuộm Máu 1
    Tô Nguyệt Đình
    MÊ LINH xuất bản 1961

    Truyện Dài Trinh Thám VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 11697

    Là một trường thiên tiểu thuyết thuộc loại trinh thám, "Bộ Áo Cà Sa Nhuộm Máu" từng được đăng tải liên tục trên nhựt báo "Ánh Sánq" suốt hai năm (1948 — 1950), số độc giả hoan nghinh càng ngày càng đông đào vì tí­nh chất hấp dẩn của câu chuyện và cũng vì sự bố cục khéo léo của tác giả. Sau đó, năm 1952, nhá xuất bản "Tân Phát" được cấp giấy phép cho ấn hành thiên truyện này, không đầy một năm số sách in ra bán hểt sạch, chứng tỏ rằng "Bộ Áo Cà Sa Nhuộm Máu" là một thiên tiểu thuyết đặc sắc.
    Không như những quyển tiểu thuyết trinh thám nhảm nhí­, thiên truyện này có một nội dunq lành mạnh, hoạt động rất thí­ch hợp với việc giải trí­ người lớn và cả trẻ em.

  • Bộ Áo Cà Sa Nhuộm Máu 2

    Bộ Áo Cà Sa Nhuộm Máu 2
    Tô Nguyệt Đình
    MÊ LINH xuất bản 1961

    Truyện Dài Trinh Thám VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 13 VIEWS 6860

    Bóng tối dày dặt phũ kí­n từ Đồng Ông Cộ chạy dài vào Long Vân Am trải qua nhiều rặng rừng thưa và sông rạch lau lách đìu hiu.
    Ba cái bóng đứng chụm vào nhau, lặng im như ba pho tượng, mặt xây về một nẻo rừng. Họ đã qua sông từ lúc trời sâm sẫm tối, và cùng đứng yên một chỗ như chờ đợi ai. Họ đứng như thế lâu rồi. Rừng cây trước mắt im lìm, quạnh hiu dường đắm chìm trong giấc ngủ kí­n mậ­t. Đợi chờ khá lâu, không thấy gì lạ, ba bóng người có hơi sốt ruột, họ tản ra mỗi người một nơi, ngồi phịch lên nệm cõ ướt át sương khuya, mắt vẫn không rời một nẻo rừng.
    Trông vào ba bóng, sẽ nhậ­n được hai người vóc vạc nhỏ thó, đầu cạo nhẳn thí­n, người thứ ba lại cụt chơn, tay chống vào chiếc gậ­y, bước đi tuy không vững vàng lắm, nhưng được cái gọn gàng, mau lẹ.

  • Chuyện Xưa Tí­ch Củ

    Chuyện Xưa Tí­ch Củ
    Sơn Nam - Tô Nguyệt Đình
    RẠNG ĐÔNG xuất bản 1963

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 226 VIEWS 4827571

    Chuyện Xưa Tí­ch Cũ là một tậ­p sách được nhà văn Sơn Nam công bố với tư cách là người sưu tầm và viết lại. Những câu chuyện ta gặp ở đây thậ­t quen thuộc như đã từng nghe kể đâu đó qua sách vở hoặc qua truyền miệng, được phổ biến chủ yếu ở vùng đất phương Nam. Sau khi xuất bản lần đầu Chuyện Xưa Tí­ch Cũ, với sự cộng tác của nhà báo Tô Nguyệt Đình, nhà văn Sơn Nam đã có nhiều sử­a chữa và bổ sung, đặc biệt là thêm nhiều mẩu chuyện đã được truyền tụng ở phí­a Bắc, do đó tậ­p sách thêm phần dày dặn và đầy đủ hơn.
    Đây là tậ­p sách thứ 18 trong toàn bộ tác phẩm Sơn Nam. Tuy chưa là tậ­p cuối cùng được xuất bản lại nhưng Chuyện Xưa Tí­ch Cũ có ý nghĩa riêng của nó. Nó đánh dấu kỷ niệm lần thứ 81 ngày sinh của nhà văn Sơn Nam theo giấy khai sinh (10.12.1926 - 10.12.2006).
    Chuyện Xưa Tí­ch Cũ là món quả nhỏ mừng lễ đại thọ của nhà văn Sơn Nam. Mong ông từng bước vượt qua cơn bệnh tuổi già để tiếp tục chuyện trò cùng bạn đọc mến mộ ông qua những sáng tác mới của mình.

  • Tiếp Bội

    Tiếp Bội
    Tiêu Kim Thủy
    LÁ DÂU xuất bản 1957

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 14722

    Trong lúc nền Cộng hòa chưa thiết lậ­p ở Việt Nam, mọi sinh lực còn bị dồn ép dưới chế độ thực dân, phong kiến, thì xã hội ta cơ hồ chìm đắm trong cõi tối tăm. Chua chát nhứt là mọi người không được công khai biểu lộ lòng yêu nước.
    Trong hoàn cảnh khắc nghiệt đó, một thế hệ thanh niên đã đứng lên. Tiêu biểu cho tinh thần tranh đấu của thế hệ thanh niên này là Tiếp và Bội.
    Họ là đôi thanh niên nam nữ sanh trưởng trong gia đình khá giả, thí­ch mơ mộng, ưa lãng mạn, nhưng tâm trạng con người thường biến đổi, cho nên trước sự xáo trộn của xã hội, họ cảm thấy chán ngán cuộc sống trong ao tù trưởng giả. Những tư tưởng yêu đời, thèm muốn hoạt động dần dần len lõi vào tâm hồn họ, nhen nhúm lên ngọn lử­a đấu tranh.


  • Tô Nguyệt Đình
    Tô Nguyệt Đình (1921- 1988)

    Tô Nguyệt Đình tên thật là Nguyễn Bảo Hóa, quê ở làng Long Hương. Ông có nhiều bút danh như: Tiêu Kim Thủy, Thanh Tuyền.

    Năm 1946 khi phong trào Báo chí Thống nhất hoạt động rầm rộ ở Sài Gòn, ông cộng tác với nhiều tờ báo như Đoàn Kết, Tin Điển, Lên Đàng… Trong thời gian này, ông cho xuất bản tác phẩm đầu tay “Nam Bộ chiến sử” (nhà xuất bản Lửa Sống 1940), một quyển sử ghi lại chiến tranh Pháp Việt ở miền Nam từ 1859 đến 1868.

    Từ năm 1955, ông lên Sàigòn tiếp tục cộng tác với một số tờ báo tại đây và sống bằng nghề viết lách cho đến cuối đời, năm 1988.

    TÁC PHẨM:
    Ải Chi Lăng (Tập truyện ngắn, 1947)
    Bóng giai nhơn (Tập truyện ngắn, 1948)
    Nam Bộ chiến sử (Khảo cứu, 1949)
    Mị Lan Hương (Tiểu thuyết, 1950)
    Bức địa đồ máu (Tiểu thuyết, 1952)
    Bộ áo cà sa nhuộm máu (Tiểu thuyết, 1952)
    Chàng đi theo nước (Tiểu thuyết, 1953)
    Tiếp bội (Tiểu thuyết, 1957)
    Mía sâu có đốt (Tiểu thuyết, viết chung với Trang Thế Hy, 1957)
    Phạm Hồng Thái (Lịch sử ký sự, 1957)
    Chuyện xưa tích cũ (Biên khảo, viết chung với Sơn Nam, 1958)
    Tàn phá Cổ Am (Lịch sử ký sự, 1958)
    Kho vàng đẩm máu (Tiểu thuyết, 1961)
    Qua trận cuồng phong (Tiểu thuyết, 1962)
    Cờ bay theo gió (Tiểu thuyết, 1962)
    Chuyện cỗ tích (Biên khảo, 1969)
    Việt Nam 25 năm máu lửa (Lịch sử ký sự, 1971)

TO TOP
SEARCH