-
Chết Ở Venice
Truyện Dịch GT Nobel Văn Học
Thomas Mann
CHAPTERS 6 VIEWS 5999
Trong bao câu chuyện xuyên suốt nền văn minh của loài người, cuộc chiến giữa lý trí và tình cảm, giữa cái đẹp được định dạng và bản năng cuồng dại, giữa quy củ đạo đức và khát vọng nổi loạn đã được nhắc đến không chỉ một lần. Những mặt đối lập đó chính là yếu tố để con người trở nên “người” hơn, và biến cuộc đời thành cuộc chiến không bao giờ có điểm kết thúc với chính bản thân mình.
Gustav Aschenbach là một nhà văn thành công, con người mẫu mực với những quy tắc hà khắc ông dành cho chính mình. Chính vì vậy, tác phẩm của Aschenbach thấm đẫm tinh thần trọng nghĩa khinh tài, khả năng kiên tâm gìn giữ đạo lý vượt lên trên mọi hiểu biết uyên thâm. Một Aschenbach như thế đã không còn bồng bột hay vô tư, say mê hay biểu cảm – những yếu tố vốn là cội nguồn của nghệ thuật.
Và rồi mọi thứ thay đổi vì một chuyến du lịch. -
Gia Đình Buddenbrook
Truyện Dịch GT Nobel Văn Học
Thomas Mann
CHAPTERS 97 VIEWS 11103
Gia Đình Buddenbrook xuất bản lần đầu tại Đức năm 1901, khi Thomas Mann mới 26 tuổi, đã nhanh chóng trở thành tác phẩm kinh điển của văn học hiện đại. Câu chuyện kể về một gia đình bốn thế hệ thuộc tầng lớp đại tư sản ở thành phố Lí¼beck miền Bắc nước Đức. Với ngòi bút điêu luyện, Thomas Mann đã dựng lên một bức tranh toàn diện và chân thực về đời sống của tầng lớp trung lưu: kết hôn và ly hôn, sinh ra và chết đi, thành công và thất bại. Những sự kiện ấy lặp đi lặp lại qua nhiều thế hệ, trong khi gia đình Buddenbrook dần bị cuốn vào vòng xoáy hiện đại dẫn đến sự sụp đổ không thể tránh khỏi của cả dòng họ.
Với hơn 400 nhân vật, câu chuyện giàu chi tiết và đầy tính nhân văn, Gia Đình Buddenbrook vượt qua tất cả các cuốn biên niên sử gia đình khác và trở thành hình mẫu cho thể loại văn chương này. Đây cũng được coi là tác phẩm vĩ đại nhất của Thomas Mann. -
Núi Thần
Truyện Dịch GT Nobel Văn Học
Thomas Mann
CHAPTERS 52 VIEWS 33446
Núi thần - một tác phẩm do Thomas Mann chấp bút, sẽ mang tới cho người đọc cái nhìn toàn cảnh và sâu sát về xã hội tư sản châu Âu đầu thế kỷ 20. Ở đó có tư tưởng cấp tiến, tình yêu, nhưng cũng có sự đồi truỵ, suy thoái của chủ nghĩa tư bản. Ở đó con người không chỉ biết đến những thứ bệnh của thể xác mà còn hiểu có sự tồn tại của những thứ bệnh tật trong tâm hồn, khi chủ nghĩa tư bản đang trong giai đoạn thoái trào.
-
Tình Yêu và Lý Tưởng
Truyện Dịch GT Nobel Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Thomas Mann - Huỳnh Phan Anh dịch
NGÀY MỚI xuất bản 1974CHAPTERS 9 VIEWS 2277
Mặc dù được viết vào thời trẻ tuổi của tác giả và mặc dù tính cách mỏng mảnh của nó, Tonio Kroger - mà chúng tôi chuyển sang bản Việt văn với nhan đề "Tình Yêu và Lý Tưởng" - vẫn được hầu hết các nhà phê bình xem là một tác phẩm tiêu biểu cho trọn sự nghiệp của Thomas Mann. Hơn thế nữa, là một kiệt tác của nhà văn Đức, giải thưởng Nobel 1929 này, với những kích thước lớn lao chứa đựng những chủ đề trung kiên nhất của tác giả, cũng như với nghệ thuật hoàn hảo và đầy hàm súc của nó. Viết ở ngôi thứ ba, thiên truyện lại được xem là mang nặng tính cách tự thuật. Tiểu sử của Tonio Kroger, do đó, một phần nào, cũng chính là tiểu sử của Thomas Mann: một vận hành tri thức có tính cách quyết định của tác giả trong cuộc đi tìm ý nghĩa của đời sống và nghệ thuật, của thực tại và lý tưởng. Trong một bài viết vào cuối đời mình, năm 1953, Thomas Mann đã thú thật: “Nói thẳng ra là không có nhiều đức tin, nhưng tôi cũng không tin lắm vào đức tin; đúng ra, và còn hơn thế nữa, tôi tin nơi lòng tốt con người là điều có thể hiện hữu mà không cần tới đức tin và đúng ra là phát sinh từ sự hoài nghi… Nghệ sĩ là người sau cùng còn nuôi ảo tưởng về ảnh hưởng của mình trên định mệnh con người. Vốn khinh miệt cái xấu, hắn đã không bao giờ kéo ngừng lại được sự chiến thắng của cái xấu. Vốn quan tâm đến việc cống hiến một ý nghĩa, hắn đã không bao giờ kéo ngừng lại được những cái vô nghĩa đẫm máu nhất. Nghệ thuật không thiết lập nên một quyền lực, nó chỉ là một sự an ủi”. (Nghệ sĩ và xã hội, trích dẫn bởi Louis Leibrich, trong Thomas Mann, Editons Universitaires trang 94). Lời tự thú của một nhà văn ở cuối đời mình, về quyền năng và khả hữu tính của nghệ thuật, gói trọn ý nghĩa khốc liệt của một sự thức tỉnh nền tảng, lời tự thú đã từng được bộc lộ ngay trong Tonio Kroger, ra đời trước đó đúng nửa thế kỷ, năm1903. Có thể xem đó chính là lời tự thú của chàng tuổi trẻ Tonio Kroger với tâm hồn nóng bỏng những ngọn lửa của trí tuệ và đam mê, luôn trên đường tìm kiếm cho đời mình và cho nghệ thuật, một sự cứu rỗi, một cách nào đó, tìm cách giải quyết mối phân ly tàn khốc nội tại nơi ý thức của con người sáng tạo. Chính Thomas Mann cũng đã nói: “Nghệ thuật có xứ mạng nhất thống”. Không mang nặng ảo tưởng, không ngụy tín, không ngộ nhận, nhà văn của chúng ta, sau một đoạn đường dài tìm kiếm, tư duy và sáng tạo, không ngừng nghỉ - đã trầm tĩnh nhìn nhận nghệ thuật sau cùng chỉ là một khả năng thống nhất, giải quyết những mối xung khắc làm nên yếu tính của chính mình. Có thể Thomas Mann bi quan - nếu không nói là tuyệt vọng, nhưng điều ta không thể phủ nhận được là bằng số lượng tác phẩm vô cùng phong phú của mình, ông đã “sống” trọn kinh nghiệm của một ý thức khốn khổ, bị kết án trong cô đơn, phải quờ quạng trong đêm tối mịt mùng của lịch sử (con người đã sống qua hai trận thế chiến), tìm đến một ý nghĩa, một giá trị giữa hư vô và tuyệt vọng bốn bề.