-
Giai Phẩm
Tập Truyện Thơ Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn
Trần Tiêu - Nguyễn Tuân
CHAPTERS 16 VIEWS 3943
Ở đây các bạn sẽ không tìm thấy cái khuôn mẫu thông thường của những tập sách đầu năm ngày trước. Cuốn «Giai Phẩm» này có một tính cách riêng biệt, tao nhã và cao quý hơn.
Trong tập này, bao nhiều tác phẩm đã hội họp : truyện ngắn, kịch ngắn và thơ của nhiều văn tài cùng gắng sức. Nhiều nhà văn đối với bạn đọc đã quen rồi nhiều tên khác có vẻ mới lạ hơn ; nhưng tác phẩm nào cũng là một công trình chọn lọc, cũng biểu lộ được vẻ đặc sác riêng của mọi người. Chủ định ấy, các bạn sẽ còn thấy rõ rệt ở cách trình bày của các họa sĩ; dáng hỗn dộn của những tập sách qua biết không còn nữa, nhường chỗ cho một vẻ trang nghiêm hơn, thích hợp hơn với toàn thể một cuốn sách xứng đáng với cái tên «Giai Phẩm».
Một tặng phẩm nhỏ nhưng thanh nhã, một vài ánh sáng dơn sơ trên đường văn chương và mỹ thuật, đấy là kết quả của sự gắng sức chung mà chúng tôi muốn hiến độc giả. -
Quê Mẹ
Tập Truyện VH Miền Nam Trước 75
Thanh Tịnh
BÚT VIỆT xuất bản 1975CHAPTERS 13 VIEWS 12488
Cô Thảo ra lấy chồng đã ba năm. Anh Vận chồng cô hiện làm Hương-thơ ở làng Mỹ-lý. Anh Vận trước kia có theo học chữ quốc ngữ, nhưng đã hai năm thi Yếu-lược không đậu nên anh ta lại thôi. Qua năm sau dân trong xóm bầu anh ta lên làm Hương-thơ trong làng. Ngày nào anh cũng đi nhà này qua nhà khác phát thư, rồi chiều đến lại phải ra tận đình để lấy hòm thư đem lên huyện.
Công việc của anh tuy vất vả, nhưng lương tháng – hay nói cho đúng lương năm – của anh trông ít quá. Làng chỉ trích cho anh ta ba mẫu ruộng và năm đồng bạc để làm tiền lộ phí. Nhưng năm đồng ấy thì không bao giờ anh nhận được. Vì các viên chức việc đã khéo léo trừ với món tiền phải đóng sưu này thuế khác gần hết.
Nhưng ở vùng quê, được một chức nghiệp như thế, anh Vận cũng cho là danh giá lắm. Và bà Lại, mẹ anh Vận, lúc nói chuyện với những người quen, cũng không quên tự hào được một người con ra đảm đương việc làng việc nước.
Cô Thảo ra lấy chồng vốn liếng không có nên không đi buôn bán gì hết. Cả nhà chỉ trông vào sáu mẫu ruộng tranh và ba mẫu ruộng làng để sống năm này tháng khác.