-
Gió Đầu Mùa
Tập Truyện Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn
Thạch Lam
ĐỜI NAY xuất bản 1937CHAPTERS 13 VIEWS 113109
Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo trước. Vừa mới ngày hôm qua giời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười làm nứt nẻ đất ruộng, và làm ròn khô những chiếc lá rơi. Sơn và chị chơi cỏ gà ở ngoài cánh đồng còn thấy nóng bứt, chảy mồ hôi.
Thế mà qua một đêm mưa rào, trời bỗng đổi ra gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang ở giữa mùa đông rét mướt. Sơn tung chăn tỉnh dậy, nhưng khôg bước xuống giường ngay như mọi khi, còn ngồi thu tay vào trong bọc, bên cạnh đứa em bévẫn nắm tay ngủ kỹ. Chị Sơn và mẹ Sơn đã trở dậy, đang ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Sơn nhìn thấy mọi người đã mặc áo rét cả rồi.
Nhìn ra ngoài sân, Sơn thấy đất khô trắng, luôn luôn cơn gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Trời không u ám, toàn một màu trắng đục. Những cây lan trông chậu, lá rung động và hình như sắc lại vì rét. -
Hà Nội 36 Phố Phường
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn
Thạch Lam
ĐỜI NAY xuất bản 1943CHAPTERS 20 VIEWS 45501
Trước hết có hiệu trâu vàng, hẳn thế. Ấy là câu chuyện huyền thoạicủa ông Khổng Minh Không đã được hình tượng ra bằng hai cái biển. Rồi đến hiệu bò vàng, cá chép vàng (cá chép hóa long thì đúng hơn và con cá này đã trái tật chạy lên Hàng Ngang rồi), con lạc đà không biết đến đây để làm gì?, con gà sống kim kê hẳn thôi, con hươu sao, con kỳ lân, con phượng (lai hoàng), con rùa rùa (kim quy), con rùa rùa này về núi rồi, con vịt che ô, con voi (con này cũng về rừng), và con tê giác. Các nhà hàng còn lâu mới dùng hết được tên các loài vật. Và chúng ta nên nhận rằng trong các con vật đã dùng, không có con nào dữ cả. Con tê giác thì kể là vật dữ, nhưng con tê giác ở Hàng Đào thì lành lắm: nó không cắn ai bao giờ. Không có hổ vàng hay sư tử vàng, chẳng hạn. Vì những con vật trên kia là những con vật thần linh chăng, hay là những con vật chỉ lành có thể gợi lòng tin của khách mua? Con trâu, con hươu, con bò ... Những con vật này có làm hại được ai bao giờ đâu? Vào nhà con trâu, con hươu mua vải, lụa, chắc không bị hớ, chắc sẽ được nhà hàng tiếp đãi niềm nở và tử tế (như các bà bán hàng Việt Nam biết tiếp khi khách chỉ mặc cả mà không mua, hay muốn mua mà trả rẻ), và nếu họ có bị dại như một con bò thì cũng được an ủi rằng ít ra cũng là một con bò vàng.
-
Hạt Ngọc
Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn
Thạch Lam
ĐỜI NAY xuất bản 1941VIEWS 366
Ông bà Ba trước kia vẫn ở nhà quê, ở một làng đông đúc và sầm uẩt về tỉnh Hưng yêu. Sau, vì nghèo nàn, ông bán hết cả nhà cửa và ruộng nương, thu xếp lên trên tỉnh làm ăn. Từ độ ấy đến nay, ông cũng không có dịp nào trở về thăm quê cũ ; hai con ông, Đan và Hồng, em nó, đều sinh trưởng ở trên này cả. Ông rất chăm chút các con, rất để ý đến sự nuôi dạy chúng. Ban năm nay học lớp nhì trường Hàng Vôi, còn em Hồng, còn bé theo học một trường tư ở gần nhà.
Ông vẫn yên trí rằng cho con đi bọc như thế là đủ. Nhưng nay ông mới thấy còn cần phải thỉnh thỏang đưa chúng đi chơi các nơi nữa mới được. Nhất là về nhà quê. Về quê để chúng biết công việc đồng áng ruộng nương ra sao, cái công việc cốt yếu và quan trọng ấy của cả một nước. Để chúng biết sự làm ăn khó nhọc, chân lấm tay bùn, của những người làm ruộng, suốt ngày giãi nắng giữa cánh đồng ; để chúng biết gia trị của một hạt thóc, mà bao nhiên công quả nới gặt được về. -
Hương Xa
Truyện Dịch Tập Truyện Truyện Hay Tiền Chiến
Stefan Zweig - Rabindranath Tagore
ĐỜI NAY xuất bản 1943CHAPTERS 13 VIEWS 512
Chủ ý bộ biên tập sách này là trình bày những vẻ mới lạ và những hình sắc khác nhau trong văn chương các nước. Những truyện ngắn thu hẹp lại đây tuy không thể đủ thay được một bộ toàn thư khảo về loại văn này của khắp hoàn cầu, nhưng có thể tả những thí dụ linh hoạt để bạn đọc trông thấy ít nhiều giọng điệu của một vài xứ sở phương ngoài. Một mẫu vải chưa là một bộ áo, nhưng vẫn có giá trị đối với trí tưởng tượng sáng suốt và rồi rào của bạn đọc.
Sự phong phú của văn chương nước ngoài đã khiến việc lựa chọn mất nhiều giờ dọ dự. Cách diễn dịch ra quốc văn cần phải cẩn trọng và thích hợp để bạn đọc không bị làm lạc trong sự xét đoán và không mất hứng thú riêng có thể gặp thấy ở nguyên tác. -
Nắng Trong Vườn
Tập Truyện Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn
Thạch Lam
ĐỜI NAY xuất bản 1938CHAPTERS 12 VIEWS 74079
-
Ngày Mới
Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn
Thạch Lam
ĐỜI NAY xuất bản 1939CHAPTERS 23 VIEWS 16088
Trường bước từng bước nhẹ nhàng trên hè phố, ngước mắt nghịch nhìn ngôi sao hôm cùng theo chàng đi lấp vào sau các lá cây. Trời mùa hạ đen và trong thăm thẳm, các vì sao lấp lánh như cùng một điệu. Trường thấy tâm hồn mình cũng cùng một điệu vui vẻ như thế, và vòm trời, ngàn sao, với những cơn gió mát thoảng đến đối với Trường như hòa hợp, thân mật lắm.
Cái vui của Trường chỉ là một cái vui rất giản dị. Hai ngày trước, chàng vừa thi đỗ bằng Thành chung một cách không ngờ. Khi nhận thấy tên mình trên bảng, Trường hồi hộp cảm động. Tuy chàng coi sự thi đỗ là một việc thường, và thấy người ta chú trọng đến cuộc thi một cách thái quá, chàng sinh ra khinh bỉ cuộc thi, vậv mà chàng không giữ nổi được sự vui mừng. Đến bây giờ Trường vẫn còn thấy người nhẹ nhõm và khoan khoái. Chàng muốn đi mau lên để chóng về tới nhà. -
Quyển Sách
Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn
Thạch Lam
ĐỜI NAY xuất bản 1940VIEWS 476
Bà Minh đang ngồi khâu vá ở bcn bàn, thì cửa mở. Bàng nhanh nhẹn bước vào, một cặp sách vở cắp ở nách. Bàng là con giai bà, lên mười tuổi, và học lớp ba trường bờ sông.
Bà Minh ngửng lên nhìn đồng hồ, rồi hỏi Bàng :
- Sao về muộn thế, con ?
Bàng vứt sách vở trên bàn đánh phịch một cái, và trả lời mẹ :
- Thưa me, tại hôm nay chúng con còn phải tập thể thao. À, me này, me cho con tiền để con mua quyển sách tập đọc khác, vì mai có ông Thanh tra đến khám trường.
- Thế nào ? Quyển trước me cho con tiền mua đâu rồi ?
Bàng trỏ tay vào chồng sách :
- Rách rồi còn đâu nữa. Bìa long cả ra rồi, me ạ. Mai thầy giáo khám thấy rách thế thầy phạt chết.
Bà Mi'nh với tay cầm lấy quyền sách cũ xem. Ngắm nghía một lúc rồi hà buồn rầu bảo Bàng :
- Con để sách đến nỗi rách nát thế này ư ? Con không chịu giữ gìn sách hay sao ?
- « Con vẫn giữ gìn cẩn thận đấy chứ », Bàng đáp.
- Sao con dám nói thế. Con không nhìn quyển sách đấy xem : bìa rách, gáy long và trang quằn cả lén...
Bàng lặng yên, cúi đầu. Bà Minh tiếp :
- Me tiếc phải trách mắng con điều đó. Một người học trò như con mà không biết giữ gìn sách vở; con đã mười tuổi đầu rồi chứ còn bé đâu. Con thử xem các bạn con xem : sách của anh Đào có bẩn thỉu như thế này không ?
- Thưa me, không ạ. Sách của anh ấy lúc nào cũng như còn mới nguyên. -
Sợi Tóc
Tập Truyện Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn
Thạch Lam
ĐỜI NAY xuất bản 1942CHAPTERS 5 VIEWS 40241
-
Theo Giòng
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn
Thạch Lam
ĐỜI NAY xuất bản 1941VIEWS 6289
Có những tác phẩm được người ta lưu ý mãi mãi, càng về sau càng nổi tiếng; có những tác phẩm chỉ nổi tiếng một thời, rồi sau chìm đắm và do sự quên, không ai nhắc đến nữa. Tác phẩm trên là tác phẩm, ngoài cái phần cấu tạo vì thời thế, còn có những cái gì bất diệt, đời đời, trong các nhân vật; tác phẩm dưới là tác phẩm chỉ có những cái sôi nổi một thời mà không có gì lâu bền, sâu sắc.
-
Thạch Lam (1910 - 1942) Thạch Lam sinh ngày 7-7-1910, tức ngày 1- 6 âm lịch, năm Canh Tuất tại Thái Hà Ấp, gần Hà Nội; mất ngày 28-6-1942 tại làng Yên Phụ cạnh Hồ Tây, vì bệnh lao. Bút hiệu khác: Việt Sinh. Là con thứ sáu trong gia đình, cha là Nguyễn Tường Nhu. Quê nội làng Cẩm Phô, Hội An, Quảng Nam. Quê ngoại: huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Tên khai sinh hồi nhỏ là Nguyễn Tường Vinh, năm 15 tuổi làm giấy khai sinh lại, đổi tên là Nguyễn Tường Lân. Năm lên bảy, cha qua đời. Thủa nhỏ học trường sơ học Cẩm Giàng tới 14 tuổi. 15 tuổi, đỗ bằng cơ thủy, xin tăng 4 tuổi để được vào học ban thành chung. Ðỗ bằng Thành Chung năm16 tuổi, sau đó, vào học trường canh nông, được một năm, xin thôi, vào học trường Albert Sarraut. Sau khi đỗ tú tài phần thứ nhất, quyết định nghỉ trường, ở nhà học các anh.
Từ 1931, Thạch Lam bắt đầu làm báo, viết cho những tuần báo Phong Hoá, Ngày Nay, Tiểu Thuyết Chủ Nhật. Tác phẩm đầu tay Gió đầu mùa tuy được độc giả hoan nghênh, nhưng sách của Thạch Lam tương đối vẫn bán chậm nhất trong Tự Lực Văn Đoàn. Tập tiểu luận Theo giòng chứng tỏ Thạch Lam có một quan niệm rõ ràng về sáng tác và một lý luận văn học chặt chẽ.TÁC PHẨM: Gió đầu mùa (Truyện ngắn, Ðời Nay, Hà nội, 1937)
Nắng trong vườn (Truyện ngắn, Ðời Nay, Hà nội, 1938)
Ngày mới (Truyện dài, Ðời Nay, Hà Nội, 1939)
Theo giòng (Tiểu luận văn học, Ðời Nay, Hà Nội, 1941)
Hạt Ngọc (Truyện thiếu nhi, Đời Nay, Hà Nội, 1941)
Quyển sách (Truyện thiếu nhi, Đời Nay, Hà Nội, 1941)
Sợi tóc (Truyện ngắn, Ðời Nay, Hà Nội, 1942)
Hà Nội băm sáu phố phường (Bút ký, Hà Nội, 1943)