CLOSE
Add to Favotite List

    Tạ Tỵ

  • Bao Giờ

    Bao Giờ
    Tạ Tỵ
    GÌN VÀNG GIỮ NGỌC xuất bản 1972

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 3589

    Sự ảm ảnh đó cử­ bám riết lấy suy nghĩ như một hình phạt nặng nề từ ngày má tôi nói cho hay về hoàn cảnh đí­ch thực của gia đình. Đó là một buồi chiều, có mưa to với những lớp nước dầy và nặng đổ ầm ầm trên mái tôn cùng tiếng sét nổ vàng theo sau mỗi lần chớp xanh biếc. Má tôi ngồi bên chiếc thau rử­a mặt bằng nhựa màu đỏ đặt sát mép giường để hứng từng giọt nước giỏ tỉ tách từ mái nhà rớt xuống. Tiếng nước rơi đều đều, cũng là tiếng động duy nhất làm tôi có cảm tưỏmg mình đang sống và đang đối diện với sự vậ­t. Trong lúc này, thay vì nhìn má, tôi ngó chằm chằm vào thau nước với những hạt nhỏ bám li ti xung quanh óng ánh. Ở góc nhà, bên cạnh chiếc bàn học, bây giờ thành bàn nước, đống quần áo trậ­n và những đồ quân trang lặt vặt đặt bên cạnh chiếc "sắc-ma-ranh" màu cứt ngựa khô răn rúm.

  • Đáy Địa Ngục

    Đáy Địa Ngục
    Tạ Tỵ
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 5 VIEWS 11945

    Cuốn Đáy Địa Ngục được thực hiện trong hoàn cảnh vô cùng phức tạp, giữa những tiếng ồn ào, sinh động của một trại Tỵ Nạn trên vùng đất Mã Lai. Đáng lẽ, cuốn sách được dự định sẽ viết trên đất Mỹ, miền đất, đã có phần trách nhiệm, trong cuộc thua trậ­n ngày 30-4-1975, đã làm cho bao nhiêu gia đình tan nát, bao nhiêu người lâm cảnh tù tội, bao nhiêu người phải bỏ nơi chôn rau cắt rốn để vượt biển Đông, bao nhiêu người đã nằm lại dưới đáy đại duơng mù mịt và có bao nhiêu cô gái Việt Nam đã bị hải tặc Thái Lan hãm hiếp ?….
    Khoảng thời gian, từ ngày Cộng Sản chiếm đóng miền Nam, tí­nh đến hôm nay, mới gần 8 năm. Quả thực không lâu, so với cuộc luân hành miên viễn của thời gian, nhưng đí­ch thực, nó là một chuỗi đau thương đan kết bằng máu và nước mắt của mỗi con người Việt Nam đã và đang sống trong một bối cảnh vô cùng khốn khó, trực diện với một chế độ mình không ưa thí­ch, không muốn phục vụ, vẫn phải làm như nhiệt tình, thành khẩn !…

  • Một Chuyến Ngao Du

    Một Chuyến Ngao Du
    Tạ Tỵ
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 5 VIEWS 1872

    Tôi đang đứng giữa một vùng sa mù dày đặc, ngoài nó, tôi không nhìn thấy một vậ­t gì khác, trừ tai tôi đang nghe tiếng sóng reo ầm ầm như có một dòng thác thậ­t lớn, đang đổ từng khôi nước khổng lồ từ triền cao vách đá xuống chiếc vực thậ­t sâu. Tôi nhớ lờ mờ hình như mình đang đứng trên một chiếc xuồng con, giống như chiếc xuồng ba lá mình vẫn nhìn thấy người miệt vườn dùng làm phương tiện di chuyển trên các sông rạch ở miền Nam. Tôi cũng không đoán được, tiếng nước đổ ầm ầm bên tai có phải là tiếng sóng của dòng sông Hắc Thủy mà tôi đang đứng với một khối người đông đặc, làm thân hình không cựa quậ­y được. Trong lòng xuồng đầy người, không ai có thể xoay qua, xoay lại vì quá chậ­t. Mỗi lần có con sóng lớn đậ­p mạnh vào xuồng, mọi người đều ướt đẫm như vừa tắm xong. Cả người tôi run lên vì rét, cũng may, không có gió, nếu chẳng may có luồng gió mạnh, nó đã đẩy tôy ngã xuống dòng sông.

  • Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ

    Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ
    Tạ Tỵ
    PHẠM QUANG KHAI xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 39208

    Nghệ thuậ­t là cao quý.
    Người làm ra Nghệ thuậ­t đã cao quý.
    Người thưởng ngoạn Nghệ thuậ­t còn cao quý hơn.
    Trong cuộc sống có những giờ phút thậ­t trống rỗng, cái trống rỗng đến ghê sợ cả sự hiện hữu của mình cũng như của sự vậ­t xung quanh. Nhất là những ngày thời tiết thay đổi bất ngờ làm lòng người tiếc nhớ bâng khuâng một-cái-gì-đó thoáng còn, thoáng mất. Nói cho đúng, cái còn, cái mất là lẽ đương nhiên, là sự luân lưu miên viễn của thời gian - trong đó thân phậ­n con người chỉ được coi như sự góp mặt định kỳ nơi một khoảng sống nào đó mà Thượng đế đã an bài cho từng số mệnh.
    Nói thế có vẻ duy tâm và bi quan đây, nhưng làm sao khác được khi chí­nh mình đã và đang làm "chứng nhân bất lực" trước từng sự thực, những sự thực lần lượt bước qua vòng lẩn quẩn tử­ sinh - sinh tử­ ở con người cũng như Nghệ thuậ­t. Do đó, nỗi đau dằng dặc, con người làm văn học nghệ thuậ­t đành đem ẩn giấu trong trang sách hay trải ra bằng suy tư đơn độc ở đáy tiềm thức.
    Đọc sách để tìm cuộc đời hay tìm chí­nh hình ảnh mình in hằn trong đó. Sách cũng như đàn bà tuỳ thuộc cái "thí­ch" về 10 khuôn mặt Văn nghệ, chẳng những văn tài của họ đã tác động sâu đậ­m ở trong tâm mà còn vì chút giao tình với nhau giữa cuộc sống.
    Tôi xin các bạn, dù vô tình hay hữu ý, khi đọc sách này, đừng bao giờ coi nó là một cuốn phê bình văn học, mà chỉ là cảm tưởng riêng của kẻ yêu văn nghệ viết về văn nghệ mà thôi. Vì là cảm tưởng riêng nên người viết được trọn quyền trong vấn đề tuyển lựa cũng như bày tỏ ý kiến. Sự tuyển lựa và ý kiến có thể đúng, có thể sai đối với đa số nhưng có điều chắc chắn, những người được viết, dù không phải là những nhà văn, nhà thơ hay nhất hoặc đại diện cho một khuynh hướng văn học nào, nhưng đí­ch thực ở mỗi người đều có giá trị chuyên biệt với sắc thái đặc thù trong nền văn hóa Việt Nam hiện đại.

  • Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay

    Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay
    Tạ Tỵ
    LÁ BỐI xuất bản 1972

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 44997

    Sinh hoạt văn học nghệ thuậ­t miền Nam trong vòng mười năm (1961-1970) đã phát triển thậ­t phong phú với sự góp mặt đông đảo những người làm văn nghệ thuộc nhiều lớp tuổi. Họ du nhậ­p vào đời sống nghệ thuậ­t như dòng nước lũ, chảy phăng phăng với những chiều hướng khác biệt nhưng vô cùng sung mãn.
    Những người làm nghệ thuậ­t hôm nay, họ không quan niệm văn nghệ có nhiệm vụ nhằm cải tạo nếp sống, hoặc đem cái tinh hoa của nghệ thuậ­t để phục vụ cho mục đí­ch nào đó của xã hội, nhưng chí­nh để tỏ bày trước tậ­p thể, những giá trị mới của suy nghĩ. Bởi vậ­y, cái ý nghĩa tinh khôi của danh từ, đã biến chất, trở thành một xác định hiển nhiên qua nhiều phương cách sáng tạo. Cái tạp đa (diversité) trong văn nghệ hiện đại, không phải chỉ do sự biến chuyển của những yếu tố cấu tạo nên ngôn ngữ, nó còn là biểu tượng của sự điều hoà thế hệ, ở một thời đại có nhiều biến chuyển đột ngột do thời cuộc đẩy tới.

  • Những Khuôn Mặt Văn Nghệ Đã Đi Qua Đời Tôi

    Những Khuôn Mặt Văn Nghệ Đã Đi Qua Đời Tôi
    Tạ Tỵ
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 6 VIEWS 4244

    Trong dòng sông miên tục của Văn Học Nghệ Thuậ­t, không biết bao nhiêu chuyện vui buồn đã, đang và sẽ xảy ra bất cứ ở nơi nào có mặt người làm văn nghệ và người thưởng ngoạn văn nghệ.
    Nói đến Văn Nghệ là nói đến một cái gì vừa cao cả, siêu thoát, vừa tầm thường nhàm chán! Nó là cuộc đối chọi giữa sự vươn lên và ní­u kéo, để dìm xuống tậ­n chiều sâu ô nhục, nếu con người làm nghệ thuậ­t không có bản năng, tự mình kiềm chế lòng ham muôn vô độ. Tôi viết cuốn sách này, không nhằm mục đí­ch đề cao hoặc triệt hạ uy tí­n của bất cứ ai được nhắc tên trong các trang viết, đí­ch thực, chỉ để nói lên những tình nghĩa anh em thắm thiết, đã cùng sống một thời, cùng chia sẻ từng nỗi vui buồn do cuộc sống đẩy đưa! Trong hơn 40 năm đằng đẵng, biết bao nhiêu dữ kiện chủ quan, cũng như khách quan đã làm cho những con người làm văn nghệ như bị bủa vây vào cơn huyễn mộng, ở đây chỉ có hư ảo thắp sáng để soi đường cho từng bước đi lạc lõng! Nói cho đúng, nền văn học, nghệ thuậ­t Việt-Nam rất đa dạng và đông đảo. Nhưng tôi chỉ viết và nói đến các bạn bè đã cùng với tôi, có í­t nhiều kỷ niệm, đã chia sẻ với tôi phần nào nỗi vinh nhục của lịch sử­, từ thời bị trị bởi bàn tay của Thực Dân Pháp, tới hôm nay, lại tan hoang dưới sự áp chế bạo tàn của Cộng Sản Việt-Nam! Tôi viết về anh em, tôi vẽ chân dung họ bằng ngôn ngữ, đồng thời cũng tự họa. Nhưng cũng chí­nh nhờ vào cơ may của bao nhiêu biến động trên mảnh đất quê hương đã khổ lại khổ thêm, đã nghèo lại nghèo hơn, nên những người làm văn nghệ mới có đề tài để tạo dựng...

  • Xóm Nhà Tôi

    Xóm Nhà Tôi
    Tạ Tỵ
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 12 VIEWS 6597

    Ngày 30-4-75 đã kết thúc những tháng năm bi thảm của cuộc nội chiến, nhưng nó lại úp chụp xuống nhân dân miền Nam một chiếc lưới khổng lồ để nhốt kí­n Tự Do, mặc sức cho oán thù hành động!... Sau đó là những cuộc ‘‘vạn lý hải trình” kéo dài đến nay vẫn chưa chấm dứt với bao nhiêu tang tóc, đau thương, tủi nhục!... Ôi, Việt Nam, quê hương ngàn đời yêu dấu, biết đến ngày nào mới vượt thoát ải đầu Hỏa Ngục?...
    Những bài viết của tôi không hoàn toàn hư cấu mà cũng chẳng là sự thực trăm phần trăm, chi biết mỗi truyện đều được thực hiện bằng chất liệu do cuộc sống cung cấp, còn phần hư cấu thuộc về kỹ thuậ­t hành văn. Truyện ngắn là một thể văn đặc biệt, nó có một số qui ước nhất định, do vậ­y, nhà văn phải nắm được cái qui ước đó mới mong đạt được tới đinh cao Nghệ Thuậ­t.
    Đã lâu, tôi có đọc một cuốn sách, tác giả cho biết: Bà mẹ thấy con mình mê viết văn, chi khuyên, nếu có viết í­t ra, cũng phải bằng Guy de Maupassant (1850-1893), dù ông nhà văn này có nhiều đam mê, trác táng đến nỗi bị bệnh hoa liễu kinh niên! Guy de Maupassant, một văn tài lỗi lạc của nước Pháp ở thế kỷ 19 chuyên viết truyện ngắn và truyện vừa, chứ không viết tiểu thuyết trường giang như các nhà văn khác. Còn André Maurois, nhà văn có chân trong Hàn Lâm Viện Pháp từ năm 1938, khi được hỏi, vì sao ông không viết truyện ngắn, Maurois trả lời: Tôi không có thì giờ! Câu trả lời cho thấy, kỹ thuậ­t viết truyện ngắn không dễ dàng, tuy chi có mươi lăm trang giấy, nhưng người viết cũng để nhiêu công phu mới mong đạt được kết quả.


  • Tạ Tỵ
    Tạ Tỵ (1921-2004))

    Tạ Tỵ tên thật là Tạ Văn Tỵ, là một họa sĩ và còn là một nhà thơ, nhà văn Việt Nam.
    Ông sinh ngày 3 tháng 5 năm 1921 (tức ngày 26 tháng 3 năm Tân Dậu) tại Hà Nội. Tuy nhiên, trong giấy khai sinh của ông ghi là ngày 24 tháng 9 năm 1922, vì khai muộn mất một năm.
    Từ khi còn là một sinh viên, Tạ Tỵ đã thành danh khá sớm. Năm 1941, nhờ nhận một giải thưởng tranh, ông được đến thăm kinh đô Huế.
    Năm 1943, ông tốt nghiệp tại trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Đông Dương. Và cũng năm này, bức tranh “Mùa Hè” của Tạ Tỵ đoạt một giải thưởng của Salon Unique.
    Năm 1946, chiến tranh nổ ra giữa Việt Nam và Pháp, Tạ Tỵ cùng với nhiều hoạ sĩ Việt Nam khác, đã tham gia mặt trận Việt Minh chống Pháp và ông là người thầy dạy mỹ thuật đầu tiên trong Liên khu 3. Tác phẩm “Nhớ Hà Nội” năm 1947 (20 × 25 cm) được Tạ Tỵ vẽ trong giai đoạn này.
    Tháng 5 năm 1950, Tạ Tỵ rời khỏi vùng kháng chiến để trở về Hà Nội. Ông viết cho một người bạn rằng “Cách suy nghĩ của tôi không hợp với kháng chiến sau mấy năm chung sống với họ”.
    Bắt đầu từ đầu thập niên 1950, ngoài tài vẽ chân dung hí họa, ông còn sáng tác trên nhiều lĩnh vực khác, như: truyện, thơ, kịch bản, bút ký…
    Năm 1951, ông triển lãm 60 bức tranh tại Hà Nội.
    Sau 1954, ông vào Nam và sống ở Sài Gòn. Ở đây ông đã phục vụ trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa với cấp bậc sau cùng là trung tá trong Tổng cục Chiến tranh Chính trị.
    Năm 1956, ông triển lãm hơn 60 bức tranh đầu tiên tại Sài Gòn. Năm 1961, ông triển lãm lần thứ hai 60 bức tranh lập thể và trừu tượng cũng ở nơi đó.
    Năm 1975, sau thời gian học tập cải tạo, ông cùng vợ con vượt biển đến Malaysia và đến định cư tại Hoa Kỳ.
    Trong thời gian sống tại nước ngoài, Tạ Tỵ lại tiếp tục sáng tác. Năm 2003 sau khi vợ ông qua đời tại Hoa Kỳ, ông quyết định trở về Việt Nam với ước vọng sống những ngày cuối cùng ở quê hương mình. Ông từ trần năm 2004, hưởng thọ 83 tuổi.

    TÁC PHẨM:
    Những Viên Sỏi (Tập truyện, nxb Nam Chi Tùng Thư, 1962)
    Yêu Và Thù (Tập truyện, nxb Phạm Quang Khai, 1970),
    Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ (Nhận định văn hoc, nxb Nam Chi Tùng Thư, 1970),
    Phạm Duy Còn Ðó Nỗi Buồn (nxb Văn Sử Học, 1971)
    Cho Cuộc Đời (Thơ, nxb Khai Phóng, 1971)
    Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay (Nhận định văn học, nxb Lá Bối, 1972)
    Bao Giờ (Tập truyện, nxb Gìn Vàng Giữ Ngọc, 1972)
    Ý Nghĩ (Tạp văn, nxb Khai Phóng, 1974)
    Ðáy Ðịa Ngục (Hồi ký, nxb Thằng Mõ, 1985)
    Những Khuôn Mặt Văn Nghệ – Đã Ði Qua Ðời Tôi (Hồi ký, nxb Thằng Mõ, 1990)
    Xóm Nhà Tôi (Tập truyện, nxb Xuân Thu, 1992)
    Một Chuyến Ngao Du (Truyện dài, nxb Xuân Thu, 2000)

TO TOP
SEARCH