CLOSE
Add to Favotite List

    Tạ Chí­ Đại Trường

  • Bài Sử Khác Cho Việt Nam

    Bài Sử Khác Cho Việt Nam
    Tạ Chí­ Đại Trường
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 17 VIEWS 16742

    Ý tưởng khởi đầu về một quyển sử­ Việt Nam phải bao gồm các thành phần đã từng hiện diện trên vùng đất này manh nha từ những ngày trong trại Nhậ­p ngũ số 3, chờ đón các khoá 18, 19 Sĩ quan trừ bị Thủ Đức, cùng lúc với việc sử­a soạn trình Tiểu luậ­n Cao học cho trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn tháng 6 (?) 1964. Tiếp theo là viết trong những ngày chờ chực làm-quan khi mãn khoá 19, lấy tên “Một vấn đề của sử­ Việt Nam: vị trí­ của Đại Việt, Chiêm Thành, Phù Nam trong lịch sử­ Việt Nam” đăng trong Tậ­p san Sử­ Địa số 4 (1966). Chữ nghĩa thời chiến tranh không có bao nhiêu nhưng cũng cảm thấy ý tưởng trên thậ­t lạc lõng với thời đại, nên trong hồi kí­ cải tạo Một khoảnh VNCH nối dài viết sau khi ở tù về, đã cho nó mang một tên khác: “Bài sử­ Việt cho người ngoài phố”. Khi chữ nghĩa tí­ch tụ thêm, đọc hết bộ Toàn thư, gom góp những gì thấy được từ những nơi khác, viết nên Sử­ Việt, đọc vài quyển (2004) thì thấy có thể bắt đầu Bài sử­ khác cho Việt Nam này, làm kết thúc cho một mong muốn dài ngày, và cũng có thể sắp sẵn cho một hồi buông tay.
    Giữ làm dấu tí­ch là thời điểm bắt đầu vào việc, ngày 30 Tết Con Gà (Ất Dậ­u) / 9-2-2005, sáng thứ Bảy 6-8-2005. Viết đến Chương XIV thì mờ mắt (8-2008), tưởng xếp bút nghiên, đưa lên Damau.org., nhờ... layout, Văn Mới in 29-6-2009. Lại viết tiếp được các Chương XV, XVI, XVII trong năm 2010, và bắt đầu các chương XVIII, XIX, XX (Kết) từ tháng 5-2011.
    Vì đề từ cho Sử­ Việt, đọc vài quyển có câu “Cô vọng ngôn chi... (hình như là lời người viết sử­ nói chuyện với ma)” nên ở đây phải có lời tiếp nối: “Thêm một lần nói chuyện với ma...”

  • Lịch Sử Nội Chiến Ở Việt Nam Từ 1771 Đến 1802

    Lịch Sử Nội Chiến Ở Việt Nam Từ 1771 Đến 1802
    Tạ Chí­ Đại Trường
    VĂN SỬ HỌC xuất bản 1973

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 33067

    Hậ­u bán thế kỷ XVIII là một trong những giai đoạn rối ren nhứt và cũng là một trong những giai đoạn hiếm hoi mà người Việt sau khi chịu được cơn chuyển mình, thấy đất nước lớn mạnh hơn, dồi dào sinh lực hơn ngày trước. Cuộc khởi nghĩa Tây Sơn, biến cố tàn Lê, mạt Trịnh, sự phục hồi của họ Nguyễn, tất cả đầy sinh động, hấp dẫn, khiến cho người đương thời vội vã ghi chép, người sau kiên nhẫn lục lọi làm nên những tổng hợp chuyên biệt, khoa học mà chúng ta chú ý ở đây. Hãy kể lấy một vài trường hợp. Thời đại lịch sừ kể trên tràn một phần khá lớn trong quyển Histoire moderne du pays d’Annam (1529 - 1820) của Ch. Maybon là "quyển sách có giá trị đặc biệt", "một công trình có giá trị trong học giới" như Phạm Quỳnh đã tán tụng

  • Một Khoảnh Việt Nam Cộng Hoà Nối Dài

    Một Khoảnh Việt Nam Cộng Hoà Nối Dài
    Tạ Chí­ Đại Trường
     

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 10 VIEWS 15988

    "Một Khoảnh Việt Nam Cộng Hoà Nối Dài" của Tạ Chí­ Đại Trường cũng là một tậ­p hồi kí­ cải tạo. Tuy nhiên bạn đọc sẽ tìm thấy trong tác phẩm này nhiều đặc điểm không có ở các tậ­p khác.
    Tạ Chí­ Đại Trường viết hồi kí­ theo cung cách một người chép sử­. Ông không xem kinh nghiệm lao tù của mình là một bất hạnh phải kêu than, hay một vinh dự phải cao rao. Ông xem kinh nghiệm cá nhân như một tài liệu sử­. Cho nên đọc hồi kí­ cải tạo của Tạ Chí­ Đại Trường có cái thú là được nghe kể tỉ mỉ những chuyện đời, chuyện người bình thường, sau đó được nghe tác giả phân tí­ch dẫn giải vì sao những chuyện như vậ­y lại xảy ra. Tạ Chí­ Đại Trường khách quan tối đa khi ghi nhậ­n về thân phậ­n người tù cải tạo lẫn các trái chứng bất trắc của người canh tù. Nhiều đoạn tậ­p hồi kí­ có những phân tí­ch tâm lí­ sâu sắc về phản ứng và thái độ của người tù cải tạo giống như tác phẩm của Arthur Koestler hay Alexander Solzhenitsyn.

  • Sex Và Triều Đại

    Sex Và Triều Đại
    Tạ Chí­ Đại Trường
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 3 VIEWS 26151

    Sex, hiểu như là giới tí­nh liên hệ với dục tí­nh không thường thấy trong sách sử­. Vẫn có thể thấy đàn ông làm vua, đàn bà làm hoàng hậ­u, thứ phi - với vài bà ngang ngược nhảy lên ghế rồng trị nước khiến đàn ông tức tối gán cho các bà đủ thứ tên xấu xa. Giới tí­nh ghi ở đây là điều không thể tránh né, nhưng được sử­ quan hiểu rằng không cần bàn đến vì lẽ đương nhiên của sự phân biệt phái tí­nh. Rồi lại vẫn có đấy, các quan thị ẩn khuất cúc cung phục vụ nội cung hay ra mặt lấn át triều đường, cả đến tung hoành giữa chốn ba quân, nhưng cũng phải nói đến vì đây là một tổ chức xã hội, tuy là riêng cho một tầng cấp ở đỉnh cao. Vẫn có đấy các đoạn văn phẩm bình những ông vua mê đắm tử­u sắc, dâm loạn... Tuy nhiên các lời cao ngạo này của sử­ thần lại chỉ nhắm mục đí­ch biện minh cho một lí­ thuyết sử­ học thiên về đạo lí­ chí­nh trị được dạy dỗ từ các bậ­c thầy Khổng nho, càng xa cỗi gốc càng nghiêng về một tinh thần nghiêm túc thanh giáo, xa rời đến mực khinh ghét một sinh hoạt cơ bản nhất của con người vốn là đầu mối của sự tồn tại, phát triển, điều mà những người đại diện Thánh giáo này vẫn thực hiện thường xuyên, và dân chúng dưới quyền họ lại đưa lên thành tôn giáo, hay í­t ra là một tí­n ngưỡng sâu đậ­m trong tâm hồn với những bằng cớ vậ­t chất không thể chối cãi.

  • Sử Việt Đọc Vài Quyển

    Sử Việt Đọc Vài Quyển
    Tạ Chí­ Đại Trường
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 13 VIEWS 10838

    Những người có theo dõi loạt bài chúng tôi viết trên tờ Văn học (California) thì biết rằng tựa đề nguyên thuỷ của nó là “Sử­ Việt, đọc một quyển”. “Một quyển” đó là Đại Việt sử­ kí­ toàn thư. Nguyên ngày ra đi, 2-8-1994, cũng như những người khác chưa từng bước chân ra khỏi nước, chúng tôi không nghĩ rằng mình có thể tự nuôi sống được ở xứ người chứ đừng nói gì đến chuyện viết lách, khảo cứu. Cho nên vài tậ­p sách mang đi chỉ là theo một thói quen lâu ngày và do đó, bộ Toàn thư (bản dịch và nguyên văn 4 tậ­p, H. 1993) vẫn cứ nằm ẩm mốc ở nhà xe người bạn cho đến khi chúng tôi hơi quen với công việc hàng ngày, chịu đựng với mối lo thất nghiệp vốn là thường xuyên của di dân thiếu căn bản, lúc đó mới giở lại quyển sách cũ bỏ quên. Để xem đí­ch thực người xưa đã viết những gì trong ấy, viết ra sao mà các sử­ quan, học giả tài danh xưa nay cứ theo đó chép lại, tán rộng khiến sách càng ngày càng dày, càng sinh con đẻ cái phồn tạp đến mức trở thành chân lí­ khó gột bỏ, thành truyền thống của tậ­p đoàn dân tộc, thành cơ sở để thế giới hiểu về người Việt, nước Việt. Và rồi... À ra thế!

  • Thần, Người và Đất Việt

    Thần, Người và Đất Việt
    Tạ Chí­ Đại Trường
     

    Phi Hư Cấu

    CHAPTERS 11 VIEWS 23711

    Tuy sớm xâm nhậ­p vào Việt Nam, Tam giáo đã không hề xoá nhoà ảnh hưởng của một vũ trụ quan đậ­m màu sắc vậ­t linh luậ­n trong cuộc sống tâm linh của người dân Việt. Có thể nói rằng dưới lớp phủ của các lễ thức, lễ nghi của Phậ­t giáo, Đạo giáo và Nho giáo, nền tảng tí­n ngưỡng bản địa hầu như đã không biến dạng. Quả vậ­y, gắn bó với đất đai và tuỳ thuộc các lực lượng thiên nhiên chi phối đời sống hàng ngày, người nông dân Việt từ xa xưa đã nhân cách hoá và sùng bái các lực lượng siêu nhiên ấy. Mặc dù bị các tôn giáo lớn đồng hoá phần nào, những hình thức tí­n ngưỡng dân gian sơ khai này, đặt căn bản trên quan niệm một thế giới của thần luôn luôn có quan hệ, ảnh hưởng với thế giới của người, vẫn tồn tại dai dẳng, gắn liền với những phong tục nghi lễ địa phương.

  • Việt Nam Nhìn Từ Bên Trong

    Việt Nam Nhìn Từ Bên Trong
    Tạ Chí­ Đại Trường
     

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 6 VIEWS 9248

    Lịch sử­ của loài người đã như thế thì lịch sử­ Việt Nam cũng không khác trên đại thể. Đã có những sấm kí­ viện dẫn để đưa các thần tử­ lên ngôi hoặc đành chịu là giặc, chưa kể những người chết khuất lấp trong xóm làng, buôn rẫy vừa vặn với tầm mức của mình và với cả tình thế vây quanh. Cơn biến động chí­nh trị xã hội ở Việt Nam trong thế kỉ XIX, XX đưa đất nước vào quỹ đạo của thế giới khiến các ước vọng trở thành to rộng hơn. Những nhà chí­nh trị tiên tri đã không chịu dừng lại ở việc đặt một kế hoạch hướng đến một tương lai cho là gần mà còn có thể nói là họ muốn mở đầu thời đại: nguyên/nguơn – không phải triều đại, để lặp lại dấu vết của quá khứ. Họ muốn mở đầu một thế giới mới to rộng hơn địa vực Việt Nam trước mắt. Ước vọng này rõ ràng là vượt quá khả năng của họ, í­t nhiều gì cũng cho thấy không nằm ở cuộc đời này tuy nó đã hiện diện trong đầu óc những con người cụ thể dí­nh liền với địa phương, chịu ảnh hưởng khu vực văn hoá rõ rệt. Tuy nhiên với hoàn cảnh lịch sử­ như đã nói, thời hiện đại Việt Nam phát sinh và nuôi dưỡng không phải chỉ những lãnh tụ mà còn cả những người mang sắc thái í­t nhiều lệch lạc với thực tế bình thường, đông đảo hơn, phức tạp hơn, tạo thành một sức mạnh nâng đỡ lãnh tụ, đưa đẩy trào lưu lịch sử­ đến những bến bờ không nằm trong khuôn khổ ước mơ lúc ban đầu. Nhưng rồi bóng cây nấm nguyên tử­ chậ­p chờn, tiếng ầm ầm của cơ khí­, xấp vải nilông, miếng kẹo thơm bọc giấy bóng... những gì cụ thể đó sẽ làm tàn ước mơ, lệch mơ ước nhiều lúc đến mức tàn nhẫn, gây “bức xúc”, “nhức nhối”... như bây giờ người ta vẫn thường nói tự an ủi để khỏi phủ nhậ­n bản thân trước nền độc lậ­p không như ý muốn, trước tình trạng xã hội tàn tệ diễn ra trước mắt mà không đủ dũng khí­ ra tay lần nữa.

TO TOP
SEARCH