-
Nam Hải Dị Nhân Liệt Truyện
Phi Hư Cấu Sử Địa Truyện Hay Tiền Chiến
Phan Kế Bính
Mậ¶C LÂM xuất bản 1968CHAPTERS 8 VIEWS 6819
Hào kiệt anh tài là khí tinh anh của một nước, cho nên nước nào cũng có, mà thời nào cũng có. Lớn thì gây dựng nên thời thế, tô điểm cho non sông nhỏ thì lập nên công nghiệp, để danh tiếng về sau cũng là làm gương cho người đời cả.
Nước Nam ta từ xưa đến nay, trải hơn 4.000 năm, chẳng thiếu gì người tài đức, người danh tiếng nhưng bởi vì sự tích xa xôi mà không rõ, hoặc vì sử sách biên sót mà không tường. Chỉ còn người nào ghi vào sử, hoặc chép vào ký tái của các tư gia, thì còn có thể lưu truyền lại được.
Nhưng lại ngặt vì sách thì ít, cho nên lưu truyền ra không được rộng. Người ta nói truyện cổ tích chẳng qua chỉ một vài người được trông vào sách, rồi thì truyền khẩu cho nhau, lõm bõm người nhớ khúc này, kẻ nhớ khúc kia, mỗi người truyền đi lại sai một tý, té ra nhầm lẫn sai cả sự thực của người xưa. Vả chăng mình là người nước Nam, mà sự tích các bậc danh giá trong nước Nam mình không biết, chẳng hóa ra kiến thức của mình kém lắm dư? -
Tam Quốc Chí
Trung Hoa VH Miền Nam Trước 75
La Quán Trung - Phan Kế Bính dịch
KHAI TRÍ xuất bản 1972CHAPTERS 120 VIEWS 50872
Thế lớn trong thiên hạ, cứ tan lâu rồi lại hợp, hợp lâu rồi lại tan: Như cuối đời nhà Chu, bảy nước tranh giành xâu xé nhau rồi sau lại hợp về nhà Tần. Đến khi nhà Tần mất, thì Hán Sở tranh hùng rồi sau thiên hạ lại hợp về tay nhà Hán.
Nhà Hán, từ lúc vua Cao tổ (Bái Công) chém rắn trắng khởi nghĩa, thống nhất được thiên hạ, sau vua Quang Vũ lên ngôi, rồi truyền mãi đến vua Hiến Đế; lúc bấy giờ lại chia ra thành ba nước.
Nguyên nhân gây ra biến loạn ấy là do hai vua Hoàn đế, Linh đế. Vua Hoàn đế tin dùng lũ hoạn quan, cấm cố những người hiền sĩ. Đến lúc vua Hoàn đế băng hà, vua Linh đế lên ngôi nối nghiệp; được quan đại tướng quân Đậu Vũ, quan thái phó Trần Phồn giúp đỡ. Khi ấy, trong triều có bọn hoạn quan là lũ Tào Tiết lộng quyền. Đậu Vũ, Trần Phồn lập mưu định trừ bọn ấy đi, nhưng vì cơ mưu tiết lộ nên lại bị chúng nó giết mất. Từ đấy, bọn hoạn quan ngày càng bạo ngược.
Ngày rằm tháng tư năm Kiến ninh thứ hai (một trăm sáu mươi bảy dương lịch) vua ngự điện Ôn Đức. Tự nhiên có cơn gió to ầm ầm từ góc điện nổi lên, rồi thấy một con rắn xanh lớn ở trên xà nhà quăng xuống quằn quại trên long án. Vua kinh hoàng ngã đùng ra, các quan tả hữu vội cứu vực vào cung; ở ngoài văn võ cũng sợ chạy cả. Được một lát con rắn biến mất và bỗng nhiên mưa to, sấm sét ầm ầm; lại thêm mưa đá rào rào mãi đến nửa đêm mới tạnh, đổ nhà đổ cửa không biết bao nhiêu mà kể.
Tháng hai, năm Kiến ninh thứ tư (một trăm sáu mươi chín) tỉnh Lạc Dương có động đất, nước bể dâng lên ngập lưng trời, dân cư ở ven bể bị sóng lớn cuốn trôi đi mất cả. -
Việt Nam Phong Tục
Phi Hư Cấu
Phan Kế Bính
KHAI TRÍ xuất bản 1973CHAPTERS 3 VIEWS 3724
Cha mẹ: Hai tiếng cha mẹ, nước ta mỗi nơi gọi cũng hơi khác nhau: Nơi thì gọi là Bố là Đẻ, nời thì gọi là Thầy là U. Về đường ngược ( Hưng hóa) thì gọi mẹ là Bầm, về đường trong thì gọi là Bu. Nam kì thì gọi cha là Tía, mẹ là Má. Ở đây, bây giờ lại nhiều người cho con gọi cha là Ba, gọi mẹ là Me. Còn các nhà hiếm hoi thì chẳng cứ gì, người thì cho con gọi là Chú, Thím, người thì cho con gọi là Anh, Chị, Cậu, Mợ. Ngày xưa lại có tiếng gọi mẹ là Cái nữa, tiếng ấy thì bây giờ không đâu dùng
Sinh con: Đàn bà có mang ai cũng muốn sinh con trai mà ít người muốn sinh con gái. Hàng xóm bà con nghe thấy sinh con trai thì mừng. Trong khi có mang, váng đầu, đau mình thì gọi là ốm nghén; hay thèm ăn của chua, của chát gọi là ăn dở. Đến lúc sinh sản, mời bà tắm đến đỡ, con xổ ra rồi thì cắt rốn chôn nhau. Chôn phải sâu, nếu chôn nông thì con hay bị trớ, mà phải tránh chỗ giọt gianh ( chỗ nước mưa mái nhà nhỏ xuống – Yahoo) kẻo về sau con chốc đầu toét mắt -
Việt Hán Văn Khảo
Phi Hư Cấu Văn Học Truyện Hay Tiền Chiến
Phan Kế Bính
NAM KỲ xuất bản 1938CHAPTERS 25 VIEWS 29
Văn chương chẳng những là một nghề chơi thanh nhã để di tính dưỡng tình mà thôi; mà lại có thể cảm động lòng người, di dịch được phong tục, chuyển biến được cuộc đời, cái công hiệu về đường giáo hóa lại càng to lắm. Cho nên xưa nay vẫn lấy văn-chương làm một khoa-học rất cao: mà bên Âu-châu lại kể vào một nghề mỹ-thuật, vì là cũng bởi ở tay tài tình mới tả được ra thành văn-chương linh động có thần.
Nước Việt-Nam ta, xưa nay chẳng thiếu gì danh văn kiệt tác, tuy lý-tưởng so với Âu văn cũng khi hẹp hòi thực, song những ý tứ cao kỳ, những lời nói chính đáng, những vẻ châu ngọc gấm thêu, cũng đủ lưu truyền làm gương soi chung cho một nước thì cũng có thể tự phụ được là một nước có văn-chương.