-
Đời Trong Ngục
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Nhượng Tống
VĂN HÓA MỚI xuất bản 1940CHAPTERS 9 VIEWS 1972
Năm 1929, can vào một việc chính trị, tôi bị bắt giam. Năm 1933, nhân dịp vua Bảo Đại thân chính, người ta thả tôi về. Tính ra, dòng dã bốn nằm tnrờng, tôi đã sống cái «Đời trong ngục». Khônq như khách giang hồ phương Tây hay người quân tử phương Đông, coi những buồng kín, những khám giam là trường học, là nhà phúc : vốn nhìn đời là rạp hát lớn, tôi cho đó là những rạp hát nhỏ dành riêng cho những người tốt số ... hay xấu số như tôi.
Tan hát ra, ai chẳng có câu chuyện làm quà cho các bà con ? -
Lan Hữu
Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến
Nhượng Tống
LÊ CƯỜNG xuất bản 1940CHAPTERS 19 VIEWS 13331
môi trường phù hợp và xứng đáng. Tố Tâm đã có một số phận như vậy, và giờ đã đến lúc chúng ta cần trả về đúng vị trí một tác phẩm khác, không kém phần kỳ diệu - Lan Hữu của Nhượng Tống. Đến nay, ngoài lần ra mắt năm 1940, nó mới chỉ tái xuất một lần duy nhất, tại nhà xuất bản Á Châu (Hà Nội) đầu thập niên 50, vài năm sau khi Nhượng Tống qua đời.
Lan Hữu có thể được đọc trên ba phương diện: vì nó thuật lại rất trung thực một quãng đời tác giả, đây chính là một tài liệu quan trọng góp cho việc tìm hiểu tiểu sử Nhượng Tống Hoàng Phạm Trân, một tiểu sử mới chỉ được biết đến sơ sài, với rất nhiều chi tiết nhầm lẫn. Vì gia cảnh, Nhượng Tống phải bỏ học rất sớm vào năm mười tám tuổi, sau khi thân phụ qua đời (người cha bất đắc chí, tuy từng là "thủ khoa thành Nam", nhưng giữa một thời kỳ lịch sử u tối, đã chán chường mà chết: cái chết này được thuật lại rất cặn kẽ trong Lan Hữu). Vụ việc liên quan đến mấy mẫu đất gây thiệt hại lớn cho gia đình Nhượng Tống cũng được kể lại trong Lan Hữu. Đặc biệt, tác giả viết rất chuẩn xác về dòng dõi của mình: "nối dõi cái mạch thư hương của nhà tôi, truyền từ đời Lê cho đến bấy giờ". Nhượng Tống thuộc một gia đình rất thành đạt về học vấn suốt nhiều thế hệ, tiền nhân của ông từng là thầy dạy hai nhân vật lớn của "thành Nam" là Nguyễn Khuyến và Trần Bích San. -
Mái Tây (Tây Sương Ký)
Trung Hoa
Vương Thực Phủ - Nhượng Tống dịch
CHAPTERS 18 VIEWS 17169
Trong đời Trinh Nguyên nhà Đường, có chàng họ Trương, tính hoà nhã vui vẻ; người xinh trai; lập chí cao và bền; những điều trái lễ không thể vào được. Hoặc khi theo bạn hữu trong các tiệc chơi, trong lúc ồn ào hỗn tạp, người khác ai cũng hồi hộp mải miết, như sợ mất phần! Trương chỉ ừ hữ mà thôi, rút lại không để ai làm loạn nổi. Vì thế tuổi đã hai mươi hai, chưa từng gần gái. Kẻ biết chuyện vặn hỏi chàng, chàng xin lỗi mà rằng: "Chàng Đăng Đồ có phải biết yêu sắc đẹp đâu! Đó là hạng đĩ tính mà thôi! Tôi là kẻ thực lòng yêu sắc đẹp, nhưng mà chưa có duyên gặp gỡ. Tôi sở dĩ nói thế là vì phàm cái gì có vẻ đặc biệt, lòng tôi đều thấy quyến luyến. Xem thế thì biết tôi chẳng phải là kẻ có thể quên được tình". Kẻ vặn hỏi cười khẩy...
-
Nam Hoa Kinh
Trung Hoa
Trang Tử - Nhượng Tống dịch
CHAPTERS 4 VIEWS 4792
Các nhà viết văn xưa nay, có ai là người chẳng đọc Trang ? Đã đọc Trang, có ai chẳng khen là lạ lùng, tuyệt diệu ? Tôi trộm nghĩ : kẻ đọc Trang, thực chưa ai đọc nổi Trang. Mà kẻ khen Trang, thực cũng chưa ai khen được đúng những chỗ lạ lùng tuyệt diệu đâu...
Sao vậy ?
Vì, phàm người đọc sách, tất trước hết phải biết được mặt chữ, rồi đó mới phân được từng câu, từng đọan câu. Phân được từng câu, từng đọan câu, rồi đó mới tìm được mạch lạc. Tìm được mạch lạc rồi đó mới hỉểu được ý chính trong bài, cùng những chỗ mắt nhằm tới, tinh thần dồn tới. Dó là phép nhất đinh phải thế. Trong văn cùa Trang viết, mặt chữ có khi dễ dàng, chín chân, lại có khi sống sượng, đặt đổi ; câu, đoạn câu có khi gọn ghẽ, lanh lẹ, lại có khi rắc rối, lôi thôi ; mạch lạc có khi dứt khoát, rõ-ràng, lại có khi lan man, chằng chịt...