-
Dịch Cát
Tập Truyện VH Miền Nam Trước 75
Nguyễn Văn Xuân
TRÍ ĐĂNG xuất bản 1972CHAPTERS 7 VIEWS 4286
Đoàn thuyền mành, bườm lộng gió chạy nhanh thoăn thoắt trên những làn sóng xanh. Trong chiếc thuyền của Trùm Lự, bạn ghe chia nhau ngồi ở hai bên be để thuyền lấy thăng bằng. Trùm Lự vẻ mặt khắc khổ, một tay giữ lái, một tay với lại phía cái chum nước ngọt, múc một bát để uống.
Chợt có tiếng hỏi :
- Lạ, luôn mấy hôm ni, răng không thấy ghe xóm Trưởng Liếng ra biển, hề ?
Trùm Lự thong thả uống gáo nước; nước chảy lóng lánh trên hàng râu đen đã điểm bạc, rồi bỏ gáo vào chum. Lát sau ông mới đáp :
- Nghe đâu trên nế còn "rộn" lắm... -
Hương Máu
Tập Truyện VH Miền Nam Trước 75
Nguyễn Văn Xuân
TRƯỜNG SƠN xuất bản 1969CHAPTERS 7 VIEWS 1225
Đó là những ngày vinh quang nhất của chúng tôi. Bây giờ ta bước sang những ngày tàn của Nghĩa Hội. Tôi vẫn là một viên chức nhỏ tòng sự dưới quyền điều khiển của ông Phan Bá Phiến, cánh tay mặt của ông Hường. Cồng việc của chúng tôi thật phức tạp. Có thể nói, ngoài việc điều khiển ba quân, còn việc gì cũng phải được Phan đại nhân biết qua. Ông là người rất mực bình tĩnh, trầm lặng, khác hẳn tính tình ông Hường. Ông cũng chu đáo, giản dị, dễ thân mật với mọi người. Ông thương yêu chúng tôi một cách thành thật, luôn luôn lo lắng cho chúng tôi. Sự kiên nhẫn của ông càng biểu lộ rõ ràng khi quân lực của triều đình bắt đầu trở dậy dưới quyền điều khiển của Nguyễn Thân. Thời kỳ này, quân Pháp đã quá mỏi mệt vì phải chống với lối «đoản binh» của chúng tôi, đánh rồi chạy, chạy rồi đánh, ngày nghỉ đêm đánh, dĩ dật đãi lao. Số thương vong của Pháp và lính Á-Rập đã khiến cho nội các bên Pháp bắt đầu chú ý.
-
Khi Những Lưu Dân Trở Lại
Phi Hư Cấu Văn Học
Nguyễn Văn Xuân
CHAPTERS 6 VIEWS 2840
Hồi còn nhỏ, nghe ai nói đến văn chương, báo chí Nam kỳ là tôi mỉm cười, cũng như khi nghe hát bộ, cải lương. Vậy mà lạ lùng: tôi vẫn theo người trong vùng, đọc cả đống truyện Tàu của nhà Tín Đức thư xã. Báo chí thì vẫn mượn tạp chí Phụ nữ tân văn và nhật báo Sài gòn xem cho được. Nhìn rộng ra chung quanh, những nhà khá giả đều có một vài tập Nhị Thiên Đường in những truyện kiếm hiệp như Bạch Yến Nhi, tiểu thuyết phong tục như "Ngọn cỗ gió đùa" của Hồ Biểu Chánh. Còn bình dân thì thích tụng các loại truyện bán hai ba xu, bày đầy hai bên đường đi xuống chợ Hội an: truyện thơ lục bát như Thạch Sanh Lý Thông, vè Mụ Đội, Phạm Công Cúc Hoa, Thoại Khanh Châu Tuấn...
-
Kỳ Nữ Họ Tống
Truyện Dài Dã Sử
Nguyễn Văn Xuân
CHAPTERS 19 VIEWS 26795
Một buổi sáng sớm, chùa Thiền Long ở cách Kim Long chừng ba dặm có người lạ đến trú mưa. Cơn mưa dài dòng, lê thê, cái mưa thúi đất nổi tiếng, cái mưa mang theo cái lạnh của rừng, của biển, của đồng nội, của Trường Giang làm tê liệt một số hoạt động thương mãi. Đất trời, qua núi rừng giáp nhau trắng xoá muốn tan thành hơi nước.
Vị khách lạ chống nạng, mặt bầm tím, ra dáng lam lũ, co ro vừa dòm mưa, vừa nhìn chùa, lúc muốn bước vào, lúc lại lưỡng lự, thái độ cực kỳ do dự.
Thấy khách thập thò mãi nơi cửa Tam quan mà cái nón lá rách nát không che nổi gió lạnh từ đồng vắng vi vút tạt qua, một chú tiểu thương hại chạy ra gọi vào. Người khách có vẻ bạc nhạc, như không đứng vững thêm gợi lòng thương của chú tiểu. Chú lấy chén nước trà nóng bưng cho khách uống. Khách cám ơn, cầm chén nước toả khói áp lên đôi mắt đục lờ, mệt nhọc rồi nhấm từng ngụm nhỏ. Không biết khách đang nhìn vào đâu. Cặp mắt đang mở, mi mắt còn chớp, nhưng khách hình như không dùng nó vào việc gì khác hơn để người khác biết mình chưa chết . -
Phong Trào Duy Tân
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Nguyễn Văn Xuân
LÁ BỐI xuất bản 1970CHAPTERS 20 VIEWS 11205
Từ trước đến nay, chúng ta nghe nói tới Phong Trào Duy Tân, nhưng chưa có một quyển sách nào đề cập tương đối đầy đủ về lãnh đạo, tổ chức, phát triển Phong Trào. Chính ngay trong các quyển sử hay Văn học Sử nổi tiếng cũng chỉ trình bày một cách hết sức khái quát con người của Phan châu Trinh cùng vài hoạt động của ông. Không thấy có tác giả nào nói kỹ và toàn bộ về sức trổi dậy của ngọn triều ở nơi xuất phát (Quảng Nam), để rồi tràn ngập khắp các tỉnh miền Trung trước khi ra Bắc. Nhiều tác giả còn tách rời Đông Kinh Nghĩa Thục ra khỏi cơ thể Phong Trào, xem nó như một thực thể độc lập. Nhiều tác giả khác và chính là lãnh tụ Phong Trào cũng xem vụ Dân biến 1908 là một hiện tượng độc lập khác nữa.
Tôi cho rằng Phong Trào Duy Tân bao gồm tất cả các hoạt động ấy, nhưng nó biểu lộ những sắc thái và khả năng khác nhau của từng địa phương và không phải bao giờ cũng đi theo đường thẳng nhất định, nên khi dân trí lên cao lại thiếu lãnh đạo liền bột phát thành Dân biến. Dân biến cúp tóc (Tân Văn hóa), xin xâu (Dân quyền) là một diễn trình tích cực, sôi động của Phong Trào khi đi sâu vào quần chúng thực tế.