CLOSE
Add to Favotite List

    Nguyễn Tuân

  • Chiếc Lư Đồng Mắt Cua

    Chiếc Lư Đồng Mắt Cua
    Nguyễn Tuân
    HÀN THUYÊN xuất bản 1941

    Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 6 VIEWS 10360

    Nhưng lúc này tâm ngà ngà say rượu, tỏ ý say thêm đối với nghề nghiệp, khổ phách gõ xinh hơn mọi lần, tiếng phách ròn vui như tiếng chim buổi sớm mai trong bụi cây. Trái với tiếng phách vui, giọng hát Tâm đượm mùi sầu xứ, mỗi hơi chuyển từ làn này sang làn khác là một giọng cảm động đầy tha hương thương nhớ…Tâm nhìn làn khói mà hát, mắt long lanh tiếng hát có tinh thần và nhiều chữ mở, nhiều hơi mớm rất thần tình. Một giọng hát đẹp này vẳng lên vào một trường hợp cảm động lúc năm đã hồ tàn hình như đủ gột hết khỏi người Tâm tất cả những bẩn thỉu chát vào kể tư lúc dấn thân và nghề...

  • Chùa Đàn

    Chùa Đàn
    Nguyễn Tuân
    TÂN VIỆT xuất bản 1947

    Truyện Dài

    CHAPTERS 3 VIEWS 18033

    Bị phát vãng lên đường ngược, ở một tỉnh phí­a tây Bắc bộ vào những năm khủng bố thời Pháp thuộc ấy, tôi đã chú ý đến một người tù. Anh Lịnh.
    Thậ­t vậ­y, trong đời sống hằng ngày của trại an trí­, người bị đi đày kia là tượng trưng cho đời tù của bọn trí­ thức say đắm với công cuộc, vướng luỵ vì hoài bão, đưa Cách Mệnh lên thành một tôn giáo, và trong cảnh đày ải tù tội, tinh thần lúc nào cũng vững vàng như cái thái độ bất diệt của bậ­c chân tu chuyên nhất trong niềm đạo hạnh.

  • Giai Phẩm

    Giai Phẩm
    Trần Tiêu - Nguyễn Tuân
     

    Tậ­p Truyện Thơ Truyện Hay Tiền Chiến Tự Lực Văn Đoàn

    CHAPTERS 16 VIEWS 3943

    Ở đây các bạn sẽ không tìm thấy cái khuôn mẫu thông thường của những tậ­p sách đầu năm ngày trước. Cuốn «Giai Phẩm» này có một tí­nh cách riêng biệt, tao nhã và cao quý hơn.
    Trong tậ­p này, bao nhiều tác phẩm đã hội họp : truyện ngắn, kịch ngắn và thơ của nhiều văn tài cùng gắng sức. Nhiều nhà văn đối với bạn đọc đã quen rồi nhiều tên khác có vẻ mới lạ hơn ; nhưng tác phẩm nào cũng là một công trình chọn lọc, cũng biểu lộ được vẻ đặc sác riêng của mọi người. Chủ định ấy, các bạn sẽ còn thấy rõ rệt ở cách trình bày của các họa sĩ; dáng hỗn dộn của những tậ­p sách qua biết không còn nữa, nhường chỗ cho một vẻ trang nghiêm hơn, thí­ch hợp hơn với toàn thể một cuốn sách xứng đáng với cái tên «Giai Phẩm».
    Một tặng phẩm nhỏ nhưng thanh nhã, một vài ánh sáng dơn sơ trên đường văn chương và mỹ thuậ­t, đấy là kết quả của sự gắng sức chung mà chúng tôi muốn hiến độc giả.

  • Một Chuyến Đi

    Một Chuyến Đi
    Nguyễn Tuân
    TÂN DÂN xuất bản 1940

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 11 VIEWS 1655

    Buổi chiều mùa đông ấy, tầu Kinh Châu rút neo vào khỏang bốn glờ. Trời không sáng và cũng không tối. Mặt nước thương khẩu Hải Phòng lẫn lộn vừa nước ngọt vừa nước mặn, phản chiếu ánh sáng lạnh một vòm trời thấp tịt như cái vung nồi đè nặng trên lữ hành.
    Từ ruột con tầu bể, nổi lên mấy tiếng phỉ ! phì ! làm rạo rực lũ người đứng trên boong muốn nói nốt chuyện với bọn người đứng dưới bến. Tiếng còi tràn qua sự buồn rầu của cuộc tiễn biệt và chạy dài dến giang thôn kia thì chết hẳn. Hồi chuông báo hiệu lắc mạnh. Con tầu dịch đí­t. Sườn tầu nhẵn nhụi còn gợn mẩu cầu chưa rút hết, lừ lừ nhả thành đá nơi bến. Cái quãng trống từ thành đá đến thân tầu sáng dần ra và rộng thêm mãi. Con tầu cựa mình làm mực nước rạt rào vỗ mạnh vào chân dậ­p bến lởm chởm gắn những mảnh hầu và vỏ sò. Luồng khói trắng, loãng, cao và dựng đứng trân nền mây chì đã nhường chỗ cho thứ khói đen và đặc.

  • Ngọn Đèn Dầu Lạc

    Ngọn Đèn Dầu Lạc
    Nguyễn Tuân
     

    Phi Hư Cấu Phóng Sự Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 10 VIEWS 108299

    Tôi mở đầu thiên phóng sự này bằng một cái chết. Cái chết của chủ Trô. Chủ Tro, — vua tiệm ở xứ Bắc. Tôi lấy cái chết của ông tị tổ nghề bán đầu tiệm ở Hanoi thay làm lời mở đầu.
    Chiều hôm 2 Mai 1939
    Đi đến đầu Hàng Bông Phủ Doãn, một ông bạn trẻ gầy đét như mắm khô, trông người là búng ra sái được, vội cản tôi lại và dè dè cái giọng đau thương:
    - Khốn nạn người thế mà chết.
    Tôi nhìn người bạn với sự nghi ngờ. Một phế nhân như y, một người nghiện hút như y đã đốt cả cơ nghiệp nhà ra sái, đã đốt cả tình cảm ra tro, một người như y mà trái tim chỉ còn chứa đầy tro và muội, chỉ biết có a phiến và đặt a phiến lên mọi cái thiêng liêng ở đời, ử­ , một người như thế mà cũng lền giọng khóc.

  • Nguyễn
  • Tàn Đèn Dầu Lạc

    Tàn Đèn Dầu Lạc
    Nguyễn Tuân
     

    Phi Hư Cấu Phóng Sự Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 8 VIEWS 7831

    Bữa cơm chiều không cá, rượu chát, trong một tử­u quán trung bình đã đến lúc dùng tới ống tăm gỗ Nhậ­t Bản mà ông chủ quán, một chủ khách béo Quảng Đông cứ giẫy lên đây đẩy, nhất định bảo là tăm gỗ Trung Quổc. Chúng tôi là vài người làm báo, đang kềnh càng một cách không xứng đáng với mấy tách cà phê thiếu hẳn hương thơm và loãng như nước vôi. Câu chuyện nghề nghiệp trong phạm vi phóng sự được đặt lên mặt thảm, lúc bấy giờ là một cái khăn bàn ăn trắng hoen ố xì dầu và nước sốt. Mỗi người chêm một câu, rút ở sự nhậ­n thấy hàng ngày trong nghề.

  • Tiểu Luậ­n và Chân Dung Văn Học
  • Tóc Chị Hoài

    Tóc Chị Hoài
    Nguyễn Tuân
    LƯỢM LÚA VÀNG xuất bản 1943

    Truyện Ngắn Truyện Hay Tiền Chiến

    VIEWS 631

    Nói đến cái độn tóc, nói đến mớ tóc là lại phải nói đến chuyện người đản bà. Một cái tóc là một cái tội. Một câu chuyện có đàn bà là một câu chuyện những mới chớm động đến thôi mà cũng đủ gợi đến hình ảnh của hỗn loạn rồi. Cầm đến cuốn truyện có đàn bà, nhiều người — những người đã từng — trở nên nghi ngại. Ở ngay chương đầu cuốn Kinh Cựu Ước, ta đã thấy người đàn bà là cả một sự quái gở, một trò phép lôi thôi. Cái gì mà người đàn bà lại là hóa sinh ra bởi một cái xương sườn đàn ông ! Có mà gọi nổi được cái ông Hổn Độn trong Kinh Dịch ra mả hỏi thi mới hiểu được. Ai mà hiểu được người đàn bà ! Người ta ghi lại những cái lổng chổng đổ vở gây nên bởi một người đàn bà, bởi những người đan bà, bởi tất cả đàn bà. Có ai còn nhớ đến truyện đám dân ông ẩn sĩ nọ định sống với nhau như anh em cùng một bố một mẹ sinh ra, giữa cái đảo hoang tịch cổ tí­ch kia không nhỉ ? Họ đang yên vui quý mến nhau trong sự xa lánh cuộc sống ồn ào nơi những bờ bể văn minh vừa rời bỏ, thì một buổi chiều bão táp, gió đẩy giạt vào đảo một người đàn bà. Đặt chân lên đất đảo, cái việc đầu tiên của người đàn bà làm theo thiên tinh là một cái cười bâng quơ rất có duyên. Thế rồi...

  • Tùy Bút II

    Tùy Bút II
    Nguyễn Tuân
    LƯỢM LÚA VÀNG xuất bản 1943

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 5 VIEWS 697

    Bồ Phu Nhân có một lối đẹp già dặn kí­n đáo. Tất cả vẽ đẹp của Phu Nhân không dựng lên cái sác con người mà lại hàm ở cái duyên trong tất cả những cái gì trên khuôn mặt, ở dáng điệu, ở khoé mắt, ở đầu lưỡi, càng nhìn lắng cầng muốn xem nghe lại thêm nhiều lần nữa. Vẽ đẹp Bồ Phu Mhân không có một chút gì là rực rỡ, quanh năm chỉ lạnh lẽo và ní­n thí­t như nét tràng tượng đá chạm chìm. Tia mắt Phu Nhân thê lương như ánh toáng lạnh chất kim mài bóng. Phu Nhân nhìn mà như không trông thấy một vậ­t gì ở trước mắt, ở quanh mình, ở giữa cuộc đời này. Con người ấy, chừng như đã có một ý niệm sáng suốt và táo bạo về cái đẹp quái gở bắt nguồn ngay từ mình mình rồi nên không cần để tâm tìm tòi và cầu cạnh thêm ở cuộc đời chung quanh nữa.

  • Tùy Bút

    Tùy Bút
    Nguyễn Tuân
    CÔNG LỰC xuất bản 1941

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 12 VIEWS 795

    Anh Ngh.
    Trong ba tháng nay, tôi gử­i cho anh có đến bốn lá thư mà không thấy anh trả lời. Thư đó đều gử­i về hội sở Ái Hữa Đông Dương ở Paris. Tôi chắc anh lại đi làm tầu rồi. Hồi gần đây anh chẳng viết cho tôi : nếu cái hồ khẩu ở trên cạn chậ­t vậ­t lắm thì anh lại tìm việc trên mặt nước là gì ? Và anh có nói rõ rằng một thủy thủ tầu kia muốn nhường cho anh chân giặt là quần áo trên chiếc tầu lớn nối Le Havre và New York. Đi Mỹ ! Khoái nhỉ. Những nghe không thôi mà trong người tôi đã giậ­m giậ­t. Tôi đăm ghen và ghét anh. Vì anh hơn tôi nhiều quá. Trong việc cậ­y cục, xoay sở đi ra ngoài tôi nhậ­n ra anh gặp nhiều cái may mắn. Nói lại chuyện cũ. Anh còn nhớ cái đêm tiễn hành ? Anh đứng trên boong tâu Jean La horde, tôi đứng dưới kè đá Sáu kho. Chốc là hai ba năm.

  • Vang Bóng Một Thời

    Vang Bóng Một Thời
    Nguyễn Tuân
     

    Tậ­p Truyện Truyện Hay Tiền Chiến

    CHAPTERS 12 VIEWS 74772

    Thế là từ hôm ấy Bát Lê lĩnh thanh quất của quan Tổng đốc leo lên tường thành, xông xáo trong vườn chuối, hết sức tự do, hết sức tàn nhẫn, chém ngang thân loài thực vậ­t, trước khi chém vào cổ mười hai tên tù đang nằm đợi ngày cuối cùng.
    Vườn chuối trên mặt thành vốn mọc không có hàng lối nhất định. Ông Bát phẩm Lê phải chọn lựa mãi mới được mấy dẫy chuối mọc theo hàng lối thẳng thắn. Y soạc cẳng, lấy bước chân đo những quãng trống từ một gốc chuối này đến một gốc chuối khác. Tiến lên, lùi xuống, đo ngang, đo dọc tự cho là tạm tạm được, y bèn nhẹ nhàng phát hết những tàu lá chuối rườm rà. íấy là cái khu dọn dẹp sẵn để nhân lấy sự thí­ nghiệm sau hết của một thanh quất bị bỏ quên đã lâu ngày.


  • Nguyễn Tuân
    Nguyễn Tuân (1910 - 1987)

    Nguyễn Tuân quê ở xã Nhân Mục (tên nôm là Mọc), thôn Thượng Đình, nay thuộc phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội. Ông sinh trưởng trong một gia đình nhà Nho khi Hán học đã tàn.

    Nguyễn Tuân học đến cuối bậc Thành chung (tương đương với cấp Trung học cơ sở hiện nay) thì bị đuổi vì tham gia một cuộc bãi khóa phản đối mấy giáo viên Pháp nói xấu người Việt (1929). Sau đó ít lâu ông lại bị tù vì "xê dịch" qua biên giới không có giấy phép. Ở tù ra, ông bắt đầu viết báo, viết văn.

    Nguyễn Tuân cầm bút từ khoảng đầu những năm 1930, nhưng nổi tiếng từ năm 1938 với các tác phẩm tùy bút, bút ký có phong cách độc đáo như Vang bóng một thời, Một chuyến đi... Năm 1941, Nguyễn Tuân lại bị bắt giam một lần nữa vì gặp gỡ, tiếp xúc với những người hoạt động chính trị.

    Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, Nguyễn Tuân nhiệt tình tham gia cách mạng và kháng chiến, trở thành một cây bút tiêu biểu của nền văn học mới. Từ 1948 đến 1958, ông giữ chức Tổng thư kí Hội Văn nghệ Việt Nam.

    Các tác phẩm chính sau cách mạng của Nguyễn Tuân là tập bút ký Sông Đà (1960), một số tập ký chống Mỹ (1965-1975) và nhiều bài tùy bút về cảnh sắc và hương vị đất nước.

    Nguyễn Tuân mất tại Hà Nội vào năm 1987, để lại một sự nghiệp văn học phong phú với những trang viết độc đáo và tài hoa. Năm 1996 ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I).

    TÁC PHẨM:
    Ngọn đèn dầu lạc (1939)
    Vang bóng một thời (1940)
    Chiếc lư đồng mắt cua (1941)
    Tàn đèn dầu lạc (1941)
    Một chuyến đi (1941)
    Tùy bút (1941)
    Tóc chị Hoài (1943)
    Tùy bút II (1943)
    Nguyễn (1945)
    Chùa Đàn (1946)
    Đường vui (1949)
    Tình chiến dịch (1950)
      Thắng càn (1953)
    Chú Giao làng Seo (1953)
    Đi thăm Trung Hoa (1955)
    Tùy bút kháng chiến (1955)
    Tùy bút kháng chiến và hòa bình (1956)
    Truyện một cái thuyền đất (1958)
    Sông Đà (1960)
    Hà Nội ta đánh Mỹ giỏi (1972)
    Ký (1976)
    Tuyển tập Nguyễn Tuân (tập I: 1981, tập II: 1982)
    Yêu ngôn (2000, sau khi mất)


    Nguồn: vi.wikipedia.org
TO TOP
SEARCH