-
Bà Chúa Chè
Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Nguyễn Triệu Luật
BỐN PHƯƠNG xuất bản 1954CHAPTERS 6 VIEWS 32076
Năm ấy là năm Tân Mão, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 32 đời vua Lê Hiển Tông Vĩnh hoàng đế, nhà chúa vào năm thứ năm đời chúa Tĩnh đô vương Trịnh Sâm, lịch tây vào năm 1771.
Một buổi trưa tháng năm, giữa mùa hạ.
Hai bên cầu, hai cánh đồng ruộng chiêm nước ngập liền bờ, chạy thẳng tít đến lận chân núi Nguyệt Hằng và núi Chè. Giá không có những ngọn cây gáo nước lơ phơ trên mặt nước để phân bờ ruộng, giá không có mấy con trâu đương bừa bì bõm, nước chấm đến bụng, thì chiếc cầu và con đường người ta tưởng như vắt ngang một cái hồ rộng hoặc một cánh đồng lụt ngút ngàn. Trong cầu, một bọn vài chục người đương ngồi nghỉ mát, quang gánh không vứt bừa bãi giữa sàn cầu. Giữa cầu một bà già đương ngồi múc nước và chan canh riêu vào bún bán cho khách đi chợ về giải khát và đã đói. Ngoài ruộng, mặt nước mỡ cua hắt ánh nắng hạ đầu mùa, đưa lên toàn hơi lửa. Bọn ngồi trong cầu đều là bọn người tổng Ném đi bán chè ở chợ Lũng Giang chân núi Nguyệt Hằng về. -
Bốn Con Yêu Và Hai Ông Đồ
Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Nguyễn Triệu Luật
TÂN DÂN xuất bản 1943CHAPTERS 6 VIEWS 3056
Cuối mùa thu năm ký hợi, nhà vua đương vào đời Hiển Tông Vĩnh Hoàng đế, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 40, nhà chúa đương vào năm thứ 13 đời Thánh Tổ Thịnh Vương Trịnh Sâm (lịch tây vào năm 1779), các quán trọ phường Tả Bà Ngô lại tấp nập những cống cùng đồ.
Năm ấy, chúa Tĩnh Đô mở cả thi hương cả thi hội vào một năm, nên sĩ tử bốn trăn Nam
Bắc Đông Đoài và mấy trấn Thanh Nghệ cùng kéo nhau đến kinh cả.
Phương Tả Bà Ngô khách trọ đông hơn mọi năm bội phần. Tựa như cái thùng đầy tràn nước, sĩ tử ở trọ ấn sang cả phường Hậu B- Ngô, phường Tú Uyển.
Quán Tí Hàn, cố nhiên là thêm đông khách trọ. -
Chúa Trịnh Khải
Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Nguyễn Triệu Luật
CHAPTERS 4 VIEWS 6823
Cách đây hai mươi nhăm ba mươi năm, quãng đất giữa những con đường Phố Nhi, con dường Rollandes, sau phố hàng Long có một cái hồ tục gọi là Hồ Tây Cú. Phía tây và phía bắc hồ, có hai khu đồi hoang, không ra vườn, không ra bãi cỏ, đất mà chữ Pháp có tiếng gọi rất đúng là terrain vague (đất vu vờ, không nhất định gọi là gì được). Hồi hai nhăm năm trước đây, trứ giả còn là một thằng bé lên mười tuổi, đã từng chơi đùa ở đó. Ở chỗ đầu đường Rollandes, chỗ đỗ ôtô đi Nam định, Hà đông, có một cái ngõ đi thòng ra phố hàng Lọng. Trong ba năm trời, từ lên bẩy đến lên mười, trứ giả ở cùng gia thân ở một gian nhà con trong cái ngõ ấy. Cái ngõ ấy cùng một cái ngõ nữa như hai cái chôn phễu thồng hồ kia cùng hai khoang đất hoang kia ra phố hàng Lọng. Ban ngày — nhất là về sáng và chiều, — trẻ con ở hai ngõ chật hẹp đổ rồn c?à ra quãng đất hoang kia chơi. Ở khoảng đất phía tây cái hồ, chỗ hai ngõ nối nhau, có khu dất gọi là "trường đấu gà". Cứ mỗi sáng chiều, phường gà chọi đem gà đến đó, đọ nhau, kháo nhao, và đấu thử.
-
Hòm Đựng Người
Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến
Nguyễn Triệu Luật
TÂN DÂN xuất bản 1937CHAPTERS 8 VIEWS 2236
Về đời vua Lê, chúa Trịnh, ở phía Nam thành Thăng Long, vào chỗ sinh tử ông quận Tống Khê bây giờ, có biệt thự một vị quan già.
Hai trăm sáu mươi sáu năm trước đây, năm 1671 vào khoảng trời cuối đông, một thiếu niên công tử từ cửa Nam thành một mình lững thững tìm lối đến biệt thự ấy. Dân trong xóm có người nhẹ miệng hỏi:
«Chầu tìm nhà ai?» 1 thì người ấy nói: «Không, tôi đi chơi đây thôi, chẳng tìm nhà ai cả».
Rồi lại cứ cắm đầu đi ; thỉnh thoảng ngước mắt nhìn cổng những nhà trong xóm.
Người dân nhẹ miệng kia lấy làm lạ, bàn nhỏ với người làng : «Trông dáng rõ là người đương tìm tòi, mà hỏi thì lại bảo chẳng tìm nhà ai! Đại Hành Hoàng đế vô tự, hay là người này lại can dự gì vào chuyện dựng vua mới đây». Dân làng có người nói: «Mà dễ phải đấy ! Kể người khả dĩ nối ngôi được cũng nhiều. Thần Tông Hoàng tử, Duy Hội hiện nay ở trong phủ Chúa.
«Duy Hợp là con bà Trịnh Phi, là cháu ngoại họ Trịnh cũng có thể nối ngôi Hoàng đế lắm. Hai Hoàng tử đều nhỏ bé cả, bè đảng còn chán». -
Loạn Kiêu Binh
Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Nguyễn Triệu Luật
TÂN DÂN xuất bản 1939CHAPTERS 5 VIEWS 2131
Hôm ấy vào một buổi trưa cuối tháng mười, năm Nhâm-dần, về năm Cảnh Hưng thứ bốn mươi ba, sáu ngày sau việc quân Tam-Phủ dựng chúa Trịnh, Đoan-Nam-vương.
Các cửa hàng phố hàng Buồm đã bắt đầu sửa-soạn cúng Tài-Thần đầu tháng.
Hiệu Nam-Phan tửu-điếm, hôm ấy, trái lệ thường, hơi ế hàng. Mọi bữa thì độ gần Ngọ, con gà luộc thứ mười đã được đem ra chặt và con lợn quay ít ra cũng khuyết đến hai đùi một lườn. Hôm ấy, trái lệ thường, hai con gà treo từ sáng vẫn còn nguyên, nếu chủ nó chẳng cao-hứng lấy nửa con ra đánh chén.
Chủ-hiệu, một người Tàu chỉ còn Tàu ở bộ quần áo nhiễu màu ngân-hôi dài lượt-mượt, cùng chiếc áo hoàng-mã-quải bông ngắn ngủn phủ ngoài, là một người Tàu họ Phan, sinh-trưởng bên ta, nhiễm hết cả phong-tục, ngôn-ngữ, cử-chỉ ta. Ông họ Phan, tổ-tiên rời sang ở Phố-Hiến từ trước đời vua Lê trung-hưng. Đến đời chúa Trịnh Dương-Vương, một người họ Phan vào làng ta, đỗ tiến-sĩ làm quan tới Ngự-Sử, mới xin riêng cho họ Phan được lên ở Kinh-kỳ. Ơn ấy nguyên kỳ thủy là ơn riêng cho họ Phan, sau thành ra ơn chung cho một vài họ Tàu khác. -
Ngược Đường Trường Thi
Truyện Dài Dã Sử
Nguyễn Triệu Luật
CHAPTERS 6 VIEWS 6212
Sau khi cướp ngôi nhà Lý, nhà Trần lo củng cố quyền lực. Một trong công việc này là tìm mọi cách tiêu diệt hết những người lãnh đạo của triều đại cũ, và đồng thời tê liệt hóa hoạt động của tông thuộc hay các bầy tôi của triều đại này. Công tác ấy có hy vọng giúp tránh được hậu họa mất ngôi báu về tay triều đại cũ.
Nhà Trần làm những gì để ngăn ngừa hậu họa đó?
Lật lại các trang sử cũ, ta thấy có 3 phương cách nhà Trần áp dụng:
a) tiêu diệt những người lãnh đạo.
b) đầy ải một số ở những nơi xa xôi.
c) xóa tông tích lý lịch để những kẻ chống đối tiềm thế không còn nhớ tới nguồn gốc của mình.