-
Mấy Vấn Đề Phê Bình Và Lý Thuyết Văn Học
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo
Nguyễn Hưng Quốc
CHAPTERS 13 VIEWS 1222
Một trong những điều trớ trêu nhất trong lịch sử văn học Việt Nam hiện đại là một trong những nhân vật chính trong cuộc tranh luận đầu tiên về lý thuyết văn học tại Việt Nam, cuộc tranh luận giữa hai phái nghệ thuật vị nghệ thuật và nghệ thuật vị nhân sinh vào nửa sau thập niên 1930, lại là nguời rất ghét lý thuyết. Trong bài “Tiếp theo bài Văn chương là văn chương” nhằm trả lời Hải Triều và Phan Văn Hùm, Hoài Thanh thẳng thắn tuyên bố: “chẳng giấu gì các bạn, tôi nhát gan lắm, cứ thấy bóng lý thuyết là sợ.” Ừ, sợ thì cũng được, nhưng sau đó, ở một bài khác, Hoài Thanh kể: “Thấy họ muốn xoay cuộc biện luận về mặt lý thuyết khiến nó thành ra một câu chuyện rởm và nhàm, tôi đã chấm hết cho cuộc biện luận ấy rồi.” Tại sao bàn chuyện lý thuyết lại thành “rởm” và “nhàm”? Hoài Thanh không giải thích.
-
Phản Tỉnh và Phản Biện
Phi Hư Cấu
Nguyễn Hưng Quốc
CHAPTERS 6 VIEWS 1725
Một trong những hiện tượng nổi bật tại Việt Nam hiện nay là xu hướng toàn cầu hoá. Một trong những tác động lớn nhất của toàn cầu hoá là giúp người Việt thoát ra khỏi các luỹ tre làng và các loa phát thanh công cộng ở đầu ngõ để tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Một trong những ảnh hưởng sâu sắc nhất của việc tiếp xúc ấy là, nhờ đó, người Việt Nam sẽ tự hiểu về mình hơn. Một trong những phản ứng cần thiết và chính đáng nhất của việc tự nhận thức ấy là sự cương quyết giành lại cái quyền được suy nghĩ, được phát biểu và được đóng góp vào quá trình xây dựng đất nước vốn từ lâu đã bị nhà cầm quyền tước đoạt dưới nhiều danh nghĩa như "đoàn kết" hay "làm chù tập thể" hay "độc lập trước đã" hay "ổn định để phát triển".
-
Trăm Hoa Vẫn Nở Trên Quê Hương
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo
Thụy Khuê - Nguyễn Hưng Quốc
LÊ TRẦN xuất bản 1990CHAPTERS 7 VIEWS 4
Đặt tựa đề "Trăm Hoa Vẫn Nở…" cho tuyển tập này, chúng tôi có ý làm một việc tương tự công trình sưu tập văn liệu mà cụ Hoàng Văn Chí đã làm vào thập niên ’50 với cuốn: "Trăm Hoa Đua Nở Trên Đất Bắc". Chúng tôi cũng muốn ghi lại những chứng tích của một cuộc đấu tranh cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền khởi đi từ những người trong nước hiện nay. Trước đây cụ Hoàng đã viết:
"Bốn mươi năm một thuở" (nhân dịp hạ bệ Stalin), họ (nhóm Nhân Văn-Giai Phẩm) đều đứng dậy đấu tranh chống đảng, đòi phục hồi quyền tự do tư tưởng… Trí thức ở miền Bắc đã sản xuất được trên một trăm bản văn có giá trị. Cộng Sản coi những bản văn ấy là những “cỏ độc”, nhưng chúng tôicoi những tác phẩm của họ như một "trăm hoa thực sự". -
Văn Học Việt Nam Thời Toàn Cầu Hóa
Phi Hư Cấu
Nguyễn Hưng Quốc
CHAPTERS 8 VIEWS 8364
Một trong những hiện tượng nổi bật nhất trên thế giới và cũng là hiện tượng được giới hàn lâm Tây phương quan tâm nghiên cứu và tranh luận nhiều nhất trong mấy thập niên vừa qua là hiện tượng toàn cầu hoá. Theo Malcolm Waters, nếu "chủ nghĩa hậu hiện đại là khái niệm [thống trị] của thập niên 1980, toàn cầu hoá có thể là khái niệm [thống trị], và là ý tưởng chính yếu giúp chúng ta hiểu được sự chuyển tiếp của xã hội loài người vào thiên niên kỷ thứ ba." Xin lưu ý: Malcolm Waters chỉ nói đến sự thay đổi trong vai trò chủ đạo chứ không phải là sự triệt tiêu lẫn nhau của hai trào lưu hậu hiện đại và toàn cầu hoá trong sinh hoạt văn hoá. Khi toàn cầu hoá trở thành chủ âm, chủ nghĩa hậu hiện đại không biến mất: nó chỉ lắng xuống chiều sâu, và tác động ngược lên cách lý giải hiện tượng toàn cầu hoá. Ngoài sự khác biệt về thời điểm, giữa chủ nghĩa hậu hiện đại và toàn cầu hoá có ít nhất một điểm giống nhau: cả hai đều là những thực tiễn trước khi là một khái niệm hay một triết lý. Dù đồng ý hay không, người ta cũng không thể phủ nhận và cũng không thể thoát khỏi ảnh hưởng của chúng. Nhất là từ hiện tượng toàn cầu hoá. Bởi vì, nói như Michael Denning, "Toàn cầu hoá, giống như chủ nghĩa hậu hiện đại, không phải là cái gì người ta có thể theo hay chống. Nó chỉ là một nỗ lực đặt tên cho hiện tại."
-
Viết Vu Vơ
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo
Nguyễn Hưng Quốc
CHAPTERS 7 VIEWS 1826
Đề tài quyển sách này khá rộng, từ chuyện du lịch đến văn hóa ẩm thực, văn học nghệ thuật, chính trị Việt Nam và thế giới. Với bất cứ vấn đề gì, tôi cũng đều xuất phát từ một góc nhìn: Việt Nam, hoặc quay về một tụ điểm: Việt Nam. Có thể nói, dù đề tài có đa dạng đến mấy, ám ảnh cũng chỉ có một: Việt Nam. Tôi cho đó là số phận của những người Việt Nam lưu vong: Sau khi rời khỏi quê hương, chúng ta liền biến quê hương từ một lãnh thổ thành một ký ức và một tưởng tượng, hơn nữa, thành một khung nhận thức và một hệ quy chiếu, từ đó, chúng ta nhìn mọi vật và mọi việc. Nói cách khác, dù đi đâu và làm gì, chúng ta vẫn không thoát khỏi Việt Nam. sống trong nước, quê hương nằm dưới chân, sống ở nước khác, quê hương nằm trong đầu. Cái dưới chân, tuy mênh mông, nhưng rất nhẹ nhàng; cái trong đầu, tuy vô hình và không có diện tích nhất định, nhưng lại nặng trĩu và chật cứng, không thể thoát được. Khi quê hương dưới chân và quê hương trong đầu khác nhau, người ta liền tự biến thành những kẻ vượt biên liên tục, lúc nào cũng chông chênh và chòng chành ở giữa. Giữa quê nhà và đất khách. Giữa quá khứ và hiện tại. Giữa hoài niệm và dự phóng. Và, luôn luôn, giữa các biên giới, từ biên giới quốc gia đến các biên giới văn hoá và ngôn ngữ.
-
Võ Phiến, Một Đời Trăn Trở
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử
Nguyễn Hưng Quốc
CHAPTERS 8 VIEWS 1535
Nếu hiểu nhà văn chuyên nghiệp là người dành toàn bộ thì giờ lao động cho việc viết lách và sống nhờ hẳn vào việc viết lách, tức là người coi việc viết lách như một nghề nghiệp theo cái nghĩa kinh tế học chúng ta thường dùng thì Võ Phiến chưa bao giờ là nhà văn chuyên nghiệp: suốt đời ông là công chức. Ở Việt Nam, ông làm công chức; sang Mỹ, ông cũng lại làm công chức. Viết lách, với ông, chỉ là nghề tay trái, đúng nghĩa tay trái: ông viết trong những ngày lễ, ngày nghỉ, viết giữa hai công việc trong sở, v.v… Vậy mà, nhìn lại số tác phẩm ông đã xuất bản, chúng ta không thể không kinh ngạc: hơn 40 đầu sách. Không phải ít. Chưa nói về chất lượng, chỉ kể số lượng, với hơn 40 đầu sách ấy, Võ Phiến rõ ràng là một trong những nhà văn có năng suất cao ở Việt Nam, không thua gì những người suốt đời sống bằng nghề cầm bút hay gần gũi với nghề cầm bút như dạy học hay quản lý các sinh hoạt văn học nghệ thuật, chẳng hạn.