CLOSE
Add to Favotite List

    Ngọc Linh

  • Buổi Chiều Lá Rụng

    Buổi Chiều Lá Rụng
    Ngọc Linh
    PHÙ SA xuất bản 1962

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 3437

    Trâm thở dài nhìn theo em.
    Nàng chú ý thấy Phượng rất sợ nói chuyện tâm tình với mình.
    Trâm ra gian nhà ngoài, ngồi xuống, chiếc ghế, chỗ bàn viết của Trần Hoài. Chuyện của Phượng không còn là chuyện tầm thường nữa.
    Khi Hoài cưới nàng, Phượng mới lên mười; năm nay Phượng đã hai mươi mốt. Mười một năm qua, Hoài vẫn nuôi nấng, dạy dỗ Phượng như một đứa em ruột thịt, thì nhất định dù xẫy ra chuyện gì dầu lớn nhỏ, Trâm cũng bảo qua cho chồng biết, để liệu cách đối phó.

  • Chiếc Lá Rụng Về Đêm

    Chiếc Lá Rụng Về Đêm
    Ngọc Linh
    SONG CHI xuất bản 1972

    Truyện Dài Tình Cảm VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 16 VIEWS 586

    Lên khỏi con đường dốc, gánh hàng như nhẹ bớt hẳn trên đôi vai gầy yếu của Duyên. Gió thổi lồng lộng trên đồi, xua tan hết những nỗi nhọc nhằn của con đường từ cửa chợ về nhà.
    Duyên đưa mắt nhìn xuống chân đồi, những luống cải xanh, những bụi trà nối liền nhau chạy dài xa tấp đến ngoài quốc lộ.
    Mỗi ngày hai lượt, quầy hàng ra chợ bán, Duyên đã quen với công việc của mình. Sáng nay, hàng họ ế ẩm, chuyến về hoa quả vẫn đầy âm ấp hai đầu gióng, nàng bước chân đi mà trong lòng chán nản, mệt mỏi làm sao!

  • Đôi Mắt Người Xưa

    Đôi Mắt Người Xưa
    Ngọc Linh
    LẼ SỐNG xuất bản 1961

    Truyện Dài

    CHAPTERS 14 VIEWS 21297

    Vào giúp việc ở phòng mạch bác sĩ Vũ, trên mồt năm nay, Liễu đã quen với giờ giấc của bác sĩ. Mỗi sáng, nàng chỉ cần đến trước bác sĩ độ mười phút để đủ thời giờ thay "blouse" và sắp sử­a lại các dụng cụ làm việc trên bàn.
    Phòng mạch của bác sĩ ở ngay trong biệt thự của ông, bên mặt, nếu đứng ngoài cổng nhìn vào và ăn thông qua nhà riêng bằng một cánh cử­a hông. Liễu thường sang nhà bác sĩ lấy nước uống hay nhờ chị giúp việc mua thức ăn bằng cánh cử­a đó.
    Bác sĩ Vũ, tuy ở sát phòng mạch nhưng không hề có thói quen đi trễ.
    Sáng nào cũng vậ­y, sau khi dùng điểm tâm với con và chờ tài xế đưa bé Dung đến trường mẫu giáo gần đó, Vũ mới thay quần áo qua phòng mạch.

  • Hạnh Hoa Thôn Phục Hậ­n

    Hạnh Hoa Thôn Phục Hậ­n
    Sơn Linh
    ĐỒNG TIẾNG xuất bản 1973

    Truyện Dài Dã Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 17517

    Kỵ sĩ gò cương ngựa, nhìn bóng mặt trời đã khuất về Tây. Hoàng hôn phủ xuống núi đồi, sương rừng bay lớp lớp trên không, khí­ lạnh dâng đầy....
    Kỵ sĩ rùng mình, kéo cao cổ áo, giục ngựa lướt tới. Ra khỏi cánh rừng chồi, chàng đã thấy ngọn đồi Hạnh Hoa đứng sừng sững giữa trời, nhiều ngôi nhà đã lên đèn, như ẩn như hiện trong bóng tối lờ mờ.... Kỵ sĩ tìm lối mòn để lên đồi. Chàng bứt lạc ngựa, liệng ra xa, như có ý không muốn gây thành tiếng động trong cảnh tịch mịch của hoàng hôn.... Nhưng tiếng cưòi đùa từ trong một tòa nhà ba gian trên sườn đồi vọng xuống. Ngôi nhà cao ráo, có cổng và đèn lồng giăng mắc bên ngoài.

  • Hoa Nở Về Đêm

    Hoa Nở Về Đêm
    Ngọc Linh
    SỐNG VUI xuất bản 1963

    Truyện Dài Tình Cảm VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 71

    Từ khi cuốn phim «Ảo Mộng» dở dang, tăm tiếng của Mộng Kiều cứ xuống dần ; thêm vào đó, những chuyện «lỗi lầm» của nàng cứ xảy ra mãi, khán giả đâm ra có thành kiến đối với nàng. Rồi không thấy nàng hát nữa ! Không biết nàng theo gánh nào và đời sống ra sao. Ý Trong thơ nàng bảo tôi sẽ nghỉ hát, nhưng thật tình, tôi không tin được. Tôi cố tìm kiếm Mộng Kiều, nhưng nàng ví như một cánh chim trời...
    Sau ngày tài sản của gia đình nàng bị phát mãi, tôi có xuống Tây-Đô tìm Trúc, «ngưò-i ấy» của Mộng-Kiều. Trúc bấy giờ trầm lặng gần như lạnh lùng trước mọi việc. Chàng đang dựng một ban kịch với những mầm non được đào luyện kỹ cang vè nghệ thuật và đạo đức. Tôi cho việc Trúc làm rất phải.

  • Hồn Oan

    Hồn Oan
    Sơn Linh
    RẠNG ĐÔNG xuất bản 1957

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 6186

    Đây là một vụ án mạng trên hai mươi mấy năm về trước ở miền Tây Nam Việt, mà nhà chức trách thực dân hồi ấy không bắt được thủ phạm. Tuy nhiên, rốt cuộc những kẻ liên can trong việc giết người thầm lén, lần lượt đầu phải chết "bất đắc kỳ tử­".
    Dân chúng địa phương đồn đải với nhau rằng dù kẻ ác không bị pháp luậ­t trừng trị nhưng chúng cúng phải đền tội vì sự báo oán... của kẻ vô hình (!)
    Đây là một truyện thậ­t, lạ lùng như bao nhiêu chuyện khác đã xảy rà ở Nam Việt...

  • Lửa Cháy Thành Tây Đô

    Lửa Cháy Thành Tây Đô
    Sơn Linh
    ÁNH SÁNG xuất bản 1974

    Truyện Dài Dã Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 3718

    Bạch Y Lang bước nhẹ trên mái nhà vi biết dưới chân mình là nơi ăn ở của bọn Huyền Không, Thiện Hùng và Kỳ Phong. Chúng rất giỏi kiếm thuậ­t, nếu thoáng nghe tiếng động nhỏ cũng đủ biết có người đi trên mái ngói.
    Bạch Y Lang lên gần trên nóc lầu thì nghe có tiêng thì thầm ở dưới chân. Họ Bạch khòm sát xuống lắng nghe.
    Có tiếng nói bên trong :
    - Thiện huynh đừng nóng giậ­n ! Sẽ có ngày tên ấy cũng phải đền tội.
    Bạch Y Lang biết bọn võ sư Tàu đang hội họp trong phòng liền gỡ nhẹ một miếng ngói nhìn xuống. Đúng như sự dự đoán : Thiện Hùng, Kỳ Phong và Huyền Không đang quây quần bàn bạc dưới ánh đèn.

  • Nắng Sớm Mưa Chiều

    Nắng Sớm Mưa Chiều
    Ngọc Linh
    SONG CHI xuất bản 1971

    Truyện Dài Tình Cảm VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 1434

    Qua khỏi trường Đại-Học Luậ­t-Khoa, Toàn cho xe chạy chậ­m lại, đưa mắt nhìn sang bên trái. Vào buổi chiều, khoảng đầu đường Duy-Tân í­t xe nên Toàn chớp đèn lái, định quẹo thẳng vào trong sân nhà mình.
    Đột nhiên, chàng thắng xe, dừng lại bên lề.
    Một người đàn ông đang đứng trước cổng biệt thự nhìn vào. Toàn lẩm bẩm :
    - Lạ thậ­t ! Cũng lại anh chàng nầy.
    Liên tiếp mấy hôm nay, Toàn để ỷ thấy anh ta cứ lảng vảng trước cổng nhà mình. Xem bộ vậ­n thì không phải là dân lưu manh, nhưng thái độ rất kỳ quặc. Hôm qua, anh ta mặc «côm lê» trắng, chiều nay, áo dài tay, thắt nơ đen ! Đôi kí­nh trắng tạo cho khách bộ mặt có vẻ «trí­ thức». Ở đời này, không phải thiếu hạng trí­ thức lưu manh, nhưng nhìn kỹ người lạ, Toàn không có ỷ xấu về anh ta.
    - «Vậ­y thì lý do gì, anh ta lấp ló trước cổng mjà mình từ hai hôm nay ?»
    Toàn nhủ thầm như vậ­y. Anh ta dò xét để âm mưu việc gì hay chờ đợi để gặp ai? Một ý nghĩ thoáng qua làm Toàn giựt mình. Có thể là mậ­t vụ chăng ? Mà cũng có lẽ là người trong một tổ chức bí­ mậ­t nào đó ! Họ muốn gì ?

  • Ngả Rẽ Tâm Tình

    Ngả Rẽ Tâm Tình
    Ngọc Linh
    PHÙ SA xuất bản 1962

    Truyện Dài Tình Cảm VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 5244

    TÂM TÌNH của luậ­t sư Tùng bắt đầu đi vào NGẢ Rậ¼ từ khi chàng về Gò Ân Nước Xoáy để thăm gia đình Hạnh, vị hôn thê, Giữa đêm khuya tĩnh mịch, trong ngôi nhà cổ, Tùng dạo đàn dương câm chợt thấy một bóng dáng ma quái hiện nhiều lần ngoài cử­a sổ. Tùng theo dõi, ra tậ­n trại ruộng, gặp một cô gái đẹp nhưng mất trí­ từ bao giờ. Đang lúc chàng phân vân thì đêm nọ bà chủ Ninh, me vợ chàng, bị giết chết. Thủ phạm tự xưng là Hà văn Tân, bạn của chủ Ninh, và là cha của cô gái mất trí­ kia.
    Hạnh vì ngây ngớ nên đứng về phe cha, cương quyết lên án thủ phạm. Nhưng căn cứ vào nhiều tài liệu xác đáng, Tùng chống lại gia đình bên vợ. Chàng cho rằng hung thủ đã ngộ sát lúc đến tìm bà chủ Ninh, xin lại chút tiền bạc...

  • Nghĩa Sĩ Thành Tây Đô

    Nghĩa Sĩ Thành Tây Đô
    Sơn Linh
    ÁNH SÁNG xuất bản 1974

    Truyện Dài Dã Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 3664

    Núi Đôn sơn, ở về hướng Nam thành Tây đô là chốn tôn nghiêm, có nhiều ngôi chùa được xây cất lâu đời.
    Từ khi nhà Hồ chọn Thanh hóa xây dựng thành Tây đô thò các ngôi chùa ở đây càng được chú ý. Đến khi quân Minh mượn danh nghĩa "phù Trần, diệt Hồ" kéo quân sang chiếm nước ta, lại càng chú ý trùng tu các ngôi chùa cổ trên núi nầy. Quân Minh còn đưa sang những vị hòa thượng người Tàu để giữ mối giềng đạo giáo.
    Cảnh vậ­t ở Đôn sơn không mấy âm u, sầm uất nhưng cũng đáng là nơi trang nghiêm để tiện việc tụng niệm tu hành. Nơi đây lại rất gần Tây đô nên dễ dàng cho khách thậ­p phương đến viếng.
    Từ Đôn sơn đến Tây đô chỉ cách nhau có vài dậ­m đường, có một con đường rộng và thang, lót toàn đá hoa, chạy vào cử­a Nam thành pnố. Con đường này còn được gọi là Hoa Nhai, con đường có nhiều dinh thự nhứt đế đô.
    Bây giờ đã quá giờ Tuầt, đêm càng khuya, trơi càng lạnh buốt xương. Con đường Hoa Nhai từ cử­a Nam đền Đôn sơn lặng lè như tơ, nhưng trên ngôi chùa Vạn Hoa có ba ngươi vẫn còn thức...

  • Người Đẹp Thành Phiên Ngung
  • Trên Sông Hoàng Hôn

    Trên Sông Hoàng Hôn
    Ngọc Linh
    PHÙ SA xuất bản 1966

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 2652

    Nói chuyện với những người viết mới, với những dấu chân sáng nay xuống núi, với những tiếng nói mới đây thôi nhậ­p cuộc, những ý thức thoạt kia thôi vào đời, tôi có cảm tưởng đứng trước một bãi biển sớm mai, mặt bãi phẳng gương, chân trời xa và xanh, và trước mắt tôi, đang đầy lên, đang đổ về, đang dâng tới một ngọn triều thanh xuân dào dạt.
    Trong cái hướng đang dâng bát ngát của triền đầy những người lữ hành làm nên đoạn đường sau này của văn học nghệ thuậ­t Việt Nam đang khởi một cuộc hành trình tậ­p thể đi vào đời sống. Các bạn trẻ làm nghệ thuậ­t của chúng ta hôm nay đứng lên, đông lắm.

  • Trời Không Có Nắng

    Trời Không Có Nắng
    Ngọc Linh
    SỐNG VUI xuất bản 1963

    Truyện Dài Tình Cảm VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 1166

    Trời sáng lâu rồi. Ánh nắng hồng tươi rọi xuống tấm thiếc quảng cáo một hiệu kem đánh răng, phản chiếu ánh sáng vào phòng khách sạn, làm chói mắt Diệp.
    Chàng bừng tỉnh, nheo đôi mắt rồi xoay mình sang bên, tránh luồng ánh sáng quái ác dó.
    Diệp với tay lấy chiếc đồng hồ bên gối, chăm chú nhìn. Đã hơn tám giờ. Chàng vung vai ngồi dậ­y, rồi lại nằm xuống.Toàn thân mỏi như dần ! Suốt ngày hôm trước, đi đường nhọc mệt lại bị «banh» xe, rồi mắc trậ­n mưa chiều, chàng muốn nhuốm bịnh.

  • Tử Chiến Ở Phiên Ngung Thành
  • Về Một Chỗ Nào

    Về Một Chỗ Nào
    Ngọc Linh
    PHÙ SA xuất bản 1970

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 859

    Đời sống trong cái xóm nhỏ nầy thậ­t ồn ào, hỗn tạp, nhưng ai ai cũng nghèo khỗ và giống hệch như nhau trong cách ăn, lối ở. Minh đã lớn lên từ đó nên nó không thấy có gì khác thường. Tóc của nó cứng và dài chấm tai khiến nó ngứa ngảy cứ gãi hoài. Bọn trẻ cùng xóm cũng đông lắm nhưng nó không thí­ch đứa nào hết. Nó chỉ ưa có mỗi mình con Huyền, đứa con gái của bà già ăn xin ở xế cử­a nhà nó. Hai đứa thân nhau nhờ một hôm con Huyền mượn nó gãi lưng rồi nó cũng mượn con kia gãi lại. Hai đứa gãi cho nhau thiệt là thí­ch.
    Bà mẹ của Huyền ngày nào cũng đi ăn xin và kéo nó theo để hát kiếm tiền. Huyền còn nghèo hơn Minh nữa và thường thường khi bà mẹ cho Huyền ăn bánh mì thì cũng cho Minh một khúc.
    - Cho mầy nử­a đó.
    Mỗi ngày khi Huyền thức giấc là đã đến thẳng nhà Minh vì hai đứa đang ở vào lứa tuổi không rời nhau. Chúng nấp ở sau tòa lầu cao, trên bãi cỏ lạnh trò chuyện thân mậ­t hết chuyện nầy đến chuyện khác.
    Ngày tháng lần qua, Minh đã hắt đầu có những thay đỗi, trong cơ thể và nó đã hiểu giữa nó và Huyền không thể có những thân mậ­t suông sẻ như vậ­y.

  • Xóm Vắng (Một Sáng Mùa Hè)

    Xóm Vắng (Một Sáng Mùa Hè)
    Quỳnh Dao - Ngọc Linh dịch
    MÂY HỒNG xuất bản 1972

    Trung Hoa Tình Cảm VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 36 VIEWS 59954

    Sương bước lên cầu, đứng dựa lan can nhìn làn nước trong xanh lặng lờ trôi giữa giòng sông. ánh nắng lung linh trong ánh nước. Nàng đứng thẫn thờ nhìn dòng sông, rồi lại nhìn cảnh đồng ruộng bao la trước mắt. Nàng thở dài, không hiểu tại sao mình đến đây và đến để làm gì? Bên kia cầu, một ngôi cổ tự nằm im lìm dưới rặng dương cao vút, và xa xa rải rác những thôn trang đang sưởi mình dưới nắng.
    Sương bước qua cầu, đi thẵng về phiá thôn xóm tiêu điều. Trời tháng năm, ánh nắng càng lúc càng gay gắt, khó chịu. Mồ hôi nhễ nhãi, đôi chân nặng nề nhưng Sương vẫn cố lê chân bước tới. Hai bên đường, dấu vết chiến tranh còn in hẳn nét tang thương. Đây đó cây cối xác xơ, cành rơi lá độ Ngoài xa, những vườn rau, các luống hoa lài vừa mới vun bồi, gầy dựng lại. Sương thở dài, tiếp tục lê chân. Nàng bỗng ngạc nhiên dừng lại trước một ngôi nhà đổ nát bên đường. Có lẽ ngôi nhà này bị phá hủy từ lâu, sao đến bây giờ chưa có ai sử­a sang lại? Ngôi nhà cất theo lối mới, kiến trúc thậ­t đẹp, tỉ mỉ, cứ nhìn qua những bức tường đổ nát và vườn tược còn sót lại chung quanh, cũng nhậ­n thấy đó thuộc một gia đình vào hàng phong lưu, khá giã.


  • Ngọc Linh (Sơn Linh)
    Ngọc Linh (Sơn Linh, 1930 - 2002)

    Nhà văn Ngọc Linh tên thật Dương Đại Tâm, nổi tiếng từ trước 1975 trong làng văn Sài Gòn, khởi nghiệp từ viết về kịch trường, rồi chuyện dã sử chiến đấu, tiểu thuyết tình cảm.

    Viết kịch trường, ông có bút hiệu Kim Đồng Tử, rồi viết chuyện dã sử chiến đấu với bút hiệu Sơn Linh. Về tiểu thuyết tình cảm, ông viết cuốn đầu tiên trên báo Lẽ Sống rồi in thành sách là cuốn Hoa Nở Về Đêm, nhưng nổi tiếng nhất là cuốn Đôi mắt người xưa được dựng thành phim và tuồng cải lương...

    Ông còn cộng tác với gần cả chục tờ báo khác ở Sài Gòn.


    TÁC PHẨM:
    Hồn oan (Sơn Linh, Chuyện lạ miền Tây,1957)
    Đôi mắt người xưa (Tiểu thuyết, 1961)
    Bến chợ đêm khuya (Sơn Linh, Tiểu thuyết, 1962)
    Tiếng hú rừng khuya (Sơn Linh, Tiểu thuyết, 1962)
    Buổi chiều lá rụng (Tiểu thuyết, 1962)
    Ngả rẽ tâm tình (Tiểu thuyết, 1962)
    Nước mắt người đàn bà (Tiểu thuyết, 1962)
    Đêm biển lạnh lùng (Sơn Linh, Tiểu thuyết, 1963)
    Hạnh Hoa Thôn phục hận (Sơn Linh, Tiểu thuyết dã sử, 1963)
    Tình xưa nghĩa cũ (Sơn Linh, Tiểu thuyết, 1963)
    Hoa nở về đêm (Tiểu thuyết, 1963)
    Trời không có nắng (Tiểu thuyết, 1963)
    Nắng sớm mưa chiều (Tiểu thuyết, 1964)
    Bây giờ em ở đâu (Tiểu thuyết, 1965)
    Gạo chợ nước sông (Tiểu thuyết, 1965)
    Mái tóc ngày trước (Tiểu thuyết, 1965)
    Yêu trong hoàng hôn (Tiểu thuyết, 1965)
    Về một chỗ nào : Minh và Huyền (Tiểu thuyết, 1966)
    Đạo diễn và diễn viên (Biên khảo, 1967)
    Một chồng (Tiểu thuyết, 1967)
    Trên sông hoàng hôn (Tiểu thuyết, 1967)
    Như hạt mưa sa (Tiểu thuyết, 1967)
    Mưa trong bình minh (Tiểu thuyết, 1967)
    Bây giờ nửa đêm (Tiểu thuyết, 1969)
    Phố khuya (Tiểu thuyết, 1969)
    Nghĩa sĩ thành Tây Đô (Sơn Linh, Tiểu thuyết dã sử, 1970)
    Lủa cháy thành Tây Đô (Sơn Linh, Tiểu thuyết dã sử, 1970)
    Nửa chiều (Tiểu thuyết, 1971)
    Chiếc lá rụng về đêm (Tiểu thuyết, 1972)
    Người đẹp thành Phiên Ngung (Sơn Linh, Tiểu thuyết dã sử, 1973)
    Tử chiến ở Phiên Ngung thành (Sơn Linh, Tiểu thuyết dã sử, 1973)
    Cọp ba móng (Sơn Linh, Phóng sự hồi ký đường rừng, 1974)
    Đôi sơn nhân (Sơn Linh, Tiểu thuyết , 197?)
    Duyên nợ ba sinh (Sơn Linh, Tiểu thuyết , 197?)
    Giao Châu thất hùng (Sơn Linh, Tiểu thuyết dã sử, 197?)
    Cờ nghĩa thành Tây Đô (Sơn Linh, Tiểu thuyết dã sử, 1989)
    Không gian buồn (Sơn Linh, Tiểu thuyết, 1990)
    Lời thề không khắc ghi vào đá (Tiểu thuyết, 1992)
    Ngôi nhà không có đàn ông (Kịch và truyện ký, 1993)
    Con chim ngưng tiếng hót (Tập truyện, 1994)
    Lời tâm sự của một người đàn bà (Kịch bản cải lương, 1994)
    Ngôi nhà thiếu đàn bà (Kịch, 1994)
    Tuyển tập kịch nói (Kịch, 2000)

TO TOP
SEARCH