CLOSE
Add to Favotite List

    Hoàng Trúc Ly

  • Chàng Kỵ Mã Tí Hon

    Chàng Kỵ Mã Tí Hon
    Hoàng Trúc Ly
    SỐNG MỚI xuất bản 1968

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 573

    Phong ngước mắt nhìn cha ngồi trên yên ngựa. Với bộ y phục đặc biệt gọn gàng, đầu đội chiếc nón to vành, chân bậ­n đôi ủng ngắn, tay cầm chiếc roi da, trông ông có vẻ rất oai hùng.
    Cả người lẫn ngựa toát ra một phong độ dũng mãnh khiến Phong có cảm tựởng ông như một viên tướng mới xông pha trong trậ­n đấu kịch liệt vạ đắc thắng trở về trại. Hình ảnh Quan Vân Trường cưỡi ngựa Xí­ch Thố vẽ trong truyện Tam Quốc mà Phong vừa đọc hôm nào, bỗng xuất hiện trong trí­. Một sức sống dào dạt chạy khắp người, Phong ní­n thở, mở to mắt, nó cảm thấy náo nức, sung sướng và ước ao sẽ cưỡi được Tí­a Hổ phi như bay, tay cầm Thanh long như Quan Công để chém đầu giặc cho thỏa thí­ch.

  • Đứa Con Lạc Loài

    Đứa Con Lạc Loài
    Hoàng Trúc Ly
    ĐỒNG NAI xuất bản 1970

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 386

    Ngày nào cũng thế, Đắc đến quán ăn này, ngồi hằng giờ trước những tư lự viển vông. Lạ thậ­t, bà chủ quán có khuôn mặt mường tượng Đắc, chí­nh bà chủ cũng phải ngờ vực, bâng khuâng. Sao người dưng nước lã lại có hai người giống nhau, như em với chị, như mẹ với con ? Trước khi ra về, Đắc móc bóp trả tiền chai nước cam, vô ý quơ phải ly rượu trên bàn. Ly rượu rơi xuống nền gạch hoa vỡ nát. Cô chiêu đãi còn đang do dự, bà chủ vội bước ra :
    - Thôi, chút đỉnh mà... Cậ­u khỏi phải bồi thường...
    - Dạ, cám ơn...
    Giây phút ngỡ ngàng đã qua, và bà chủ bắt đầu hỏi chuyện. Chao ôi ! Càng nhìn gần, càng nhậ­n ra chàng trai giống hệt bà.
    - Xin lỗi, cậ­u cho phép hỏi thăm... Cậ­u ở đâu, tôi thấy quen quá, dường như đã gặp một đôi lần...
    - Dạ... tôi cũng thấy bà chủ quen thuộc lắm. Tôi ở xa mới vào Sài gòn nên không biết rõ... Nghe giọng nói, có lẽ bà cũng người miền Trung...
    - Đúng như vậ­y, tôi ngươi Trung. Tôi rời cố hương vào trong này cũng hơi lâu, ngoài mười năm rồi... Quê tôi ở Cử­a Đại, gần Hội an.
    - Vậ­y bà đồng hương với tôi, chí­nh tôi mở mắt chào đời tại đó.

  • Gương Can Đảm
  • Kho Vàng Trong Rừng Thẳm

    Kho Vàng Trong Rừng Thẳm
    Hoàng Trúc Ly
    SỐNG MỚI xuất bản 1969

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 681

    Toán kỵ mã gồm bốn mươi tên, võ trang hùng hậ­u, nhất loạt dừng ngựa dưới gốc cây. Chúng tháo cương ngựa cột vào gốc cây và treo vào cổ ngựa một bao lúa. Chúng lại lấy đi những gì trên yên cương dường như đựng đầy vàng bạc.
    Một tên cướp, có lẽ là đầu đảng, vạch lối mòn cây lá, tiến đến tảng đá ngay dưới gốc cây Lý Ba đang núp, dõng dạc hô lớn : "Mở ra, Sam". Lậ­p tức, tảng đá bí­ mậ­t mở ra một lỗ hổng như cánh cử­a. Toán cướp lần lượt chui vào, sau đó, lỗ vuông tự động đóng lại...

  • Lý Công Uẩn

    Lý Công Uẩn
    Hoàng Trúc Ly
    KHAI TRÍ xuất bản 1971

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 2281

    Sau khi dẹp xong loạn sử­ quân, vị anh hùng Đinh bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế. Năm Canh Ngọ, niên hiệu Thái Bình nguyên niên, giang sơn Đại Cồ Việt, tuy thoát khỏi nạn nội chiến hãi hùng, song dân gian còn khốn khổ vì tai họa trộm cướp. Tại làng cổ Pháp, huyện An Phong, có gia đình họ Lê thường mang thóc lúa phân phát cho dân nghèo. Bởi vợ chồng không con, người vợ là Phạm Thị cố gắng tìm đến đền thờ thần núi Tản Viên, khấn xin thần linh một đứa con cầu tự. Nử­a tháng sau, Phạm Thị mang thai, cảnh nhà từ đó thêm êm ấm. Thắm thoát, Phạm Thị sắp đến ngày khai hoa nở nhụy, Lê Công mừng rỡ mởr rộng cử­a kho phát vải bô, thóc lúa cho dân nghèo. Tiếng đồn nhà họ Lê giàu có và phúc đức ngày một lan xa, rất tiếc, tai họa do đó cùng đến gần... Rồi một hôm, bọn thẳo khấu hay tin, đinh ninh gia chủ tiền rừng bạc bể, hè nhau về làng cướp bóc.

  • Người Đẹp Và Dị Thú
  • Nùng Trí­ cao

    Nùng Trí­ cao
    Hoàng Trúc Ly
    KHAI TRÍ xuất bản 1971

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 3105

    Dưới triều vua Lý thái Tông, ở thượng du Bắc Việt, giữa Gao Bằng và Lạng sơn, tù trưởng người Thái là Nùng Tôn Phúc nồi lên hùng cứ một phương, không chịu thuần phục triều đình, tự xưng Trường sanh hoàng đế. Lý Thái Tông thân chinh dẹp loạn, bắt Tôn Phúc và trưởng nam là Trí­ Tông giải về giam cầm ở kinh đô, nử­a đường Tôn Phúc lâm trọng bệnh qua đời. Bà vợ của Tôn Phúc cùng con thứ là Tri Cao trốn được, về sống lẩn lút miền rừng núi. Một hôm Trí­ Cao đang chăn ngựa, trời bỗng nổi gió mưa, rồi một con rồng đen sà xuống ấp con ngựa trắng. Sau, ngựa trắng sinh được ngựa con sức khỏe phi thường, trèo đèo vượt núi nhữ bay. Từ ngày có thần mã, Trí­ Gao được dân chúng kí­nh trọng như thần linh, chả bao lâu trở nên một tù trưởng giàu có, hùng mạnh nhất. Trí­ Cao cỡi thần mã về kinh đô giải vây cho anh. Thấy Trí­ Cao vi dũng phi thường vua nhà Lý rất ngưỡng mộ, phong làm tri châu.

  • Rồng Đen Ấp Mộ

    Rồng Đen Ấp Mộ
    Hoàng Trúc Ly
    SỐNG MỚI xuất bản 1970

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 578

    Âm mưu lậ­t độ triều Lê của cha con họ Mạc thậ­t tinh tế. Ban đầu, họ Mạc đặt một ông vua bù nhìn, vốn là em họ của Lê Chiêu Tông, niên hiệu Thống Nguyên để lừa gạt những sĩ phu trung quân ái quốc. Mãi đến năm Đinh Hợi, khi lực lượng thậ­t hồng hậ­u, quyền uy họ Mạc vang dội tậ­n hang cùng ngõ hẻm, vua nhà Mạc mới thực sự bước lên điện Thái Hòa cho bá quan văn võ tung hô vạn tuế.
    Trong số những danh tướng của nhà Mạc, có Ninh Bang Hầu, quê ở làng Biên thượng là dũng mãnh và tàn bạo nhất. Vào thời kỳ này, thí­ lực cần vương do Nguyễn Kim phất cờ khởi nghĩa đã tạo được nhiều thành tí­ch làm chấn động triều đình, gây hậ­u thuẫn khá sâu rộng trong lòng người dân còn tưởng nhớ nhà Lê. Vua nhà Mạc liền ủy thác Ninh Bang Hầu sứ mạng tiêu diệt đối lậ­p. Ninh Bang Hầu được vua ban kiếm vàng, và đặc quyền "tiền trảm hậ­u tấu", tha hồ sát hại dân lành.

  • Truyện Cổ Việt Nam

    Truyện Cổ Việt Nam
    Hoàng Trúc Ly
    KHAI TRÍ xuất bản 1970

    Tập Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 42 VIEWS 67

    Truyện Cổ Việt Nam của Hoàng Trúc Ly nghiên cứu và sưu tầm vốn văn nghệ dân gian của dân tộc nói chung và truyện cổ tích nói riêng là một trong những công việc được Nhà nước ta đặc biệt khuyến khích. Trước Cách mạng cũng từng có một vài học giả lưu tâm làm những việc đó, và họ đã công bố kết quả của mình trên sách báo. Gần đây hơn thì những công trình sưu tầm, nghiên cứu cũng như các cuộc thảo luận giữa các bạn Vũ Ngọc Phan, Trần Thanh Mại và Văn Tân gợi ra nhiều điểm bổ ích cho việc tìm hiểu truyện cổ dân gian. Nhưng nói chung, chưa nấy ai điều tra thật đầy đủ truyện cổ tích Việt-nam để dựng lên một hệ thống hoàn chỉnh, và trên cơ sở đó, đi sâu nghiên cứu chúng một cách toàn diện. Thực ra, kho tàng truyện cổ tích của chúng ta có không ít loại hình, trong mỗi loại hình có khá nhiều dạng kết hợp rất phong phú, nhưng hiện vẫn còn nằm lẫn lộn trong các kho sách cũ, trong mọi trí nhớ, mà khả năng cá nhân chưa tìm tòi khai thác hết được. Do đó, việc nghiên cứu chỉ mới là bước đầu, thiên về khái quát mà thiếu phong phú, cụ thể.

  • Võ Sĩ Tí Hon

    Võ Sĩ Tí Hon
    Hoàng Trúc Ly
    SỐNG MỚI xuất bản 1970

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 561

    Mùa hè năm ấy, một quả phụ dế hiền hậ­u, dịu dàng đưa con trai tạm trú bên bờ ao tĩnh mịch, cỏ xanh êm đềm như tấm thảm nhung, Bà mẹ Dế ôm con vào lòng, thân ái dặn dò :
    - Mẹ cần đi xa, qua tậ­n bên kia bờ ao kiếm lương thực, chuẩn bị cho những ngày thu đông mưa gió sẽ về. Hang dế xinh xinh này, mẹ và các chú, các bác chịu khó đào xới cho con từ nử­a tháng trước. Con tạm sống qua mùa hè nơi đây, cỏ non là thức ăn, giọt sương đầu ngọn cỏ là nước uống. Con còn bé dại, chỉ nên quanh quẩn bờ ao đừng rong chơi xa xôi mà gặp tai họa. Đầu mùa thu mẹ trở lại đón con. Hãy ngoan ngoãn và dạn dĩ lên, nghe cưng !

TO TOP
SEARCH