CLOSE
Add to Favotite List

    Doãn Quốc Sỹ

  • Ba Sinh Hương Lửa - Khu Rừng Lau 1

    Ba Sinh Hương Lửa - Khu Rừng Lau 1
    Doãn Quốc Sỹ
    SÁNG TẠO xuất bản 1962

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 17 VIEWS 86357

    Quê Tân- Vũ Đình Tân- ở làng Lại Vũ thuộc huyện Từ Sơn( Bắc Ninh), ngay bên tả ngạn song Đuống, cách cầu Đuống chừng hơn một cây số, vào những ngày đẹp trời làng Lại Vũ vẫn có thể nghe thấy tiếng còi mười giờ vẳng lên âm u từ Hà Nội.
    Lại Vũ!- Nghe các cụ truyền lại thì sỡ dĩ đặt tên làng như thế vì thoạt kỳ thùy chỉ có hai họ Lai, Vũ đến sinh cơ lậ­p nghiệp tại đây rồi về sau mới có thêm những họ Nguyễn, Hoàng, Quản, Doãn,…
    Lên năm, Tân theo học vỡ lòng ông giáo Hanh ở xóm chợ. Sang năm lên sáu, Tân đã được ông giáo dạy tiếng Tây, chỉ học Vocabulaire thôi. Ông giáo chép những tiếng mots đó ở quyển sách in bên Tây. Trên bàn ông có quyển tự điển Pháp Việt rất còm cõi của vị cha cổ nào đó người Pháp. Nhiều khi gặp phải tiếng khó, ông giáo Hanh tra quyển từ điển không có, ông cau mày gắt, nử­a như tự gắt, nử­a như gắt với cuốn tự điển:
    - Thế là cái đếch gì, thôi bỏ!
    Sau khi lũ tiểu tử­ đã theo lệnh ông hí­ hoáy gạch bỏ tiếng mot không có trong tự điển đó, ông tiếp tục giảng sang chữ khác. Ông đọc chữ Pháp trước, học trò đọc theo; ông đọc nghĩa chữ Việt sau, học trò cũng đọc theo.

  • Cánh Tay Nối Dài

    Cánh Tay Nối Dài
    Doãn Quốc Sỹ
    SÁNG TẠO xuất bản 1966

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 4 VIEWS 15137

    Mấy năm dưới trung học tôi theo cùng lớp, ngồi cùng bàn với Tiến tại một tư thục lớn Hà nội. Đã có lần tôi về nhà anh chơi, nhà anh ở ngoại vi châu thành, phải đi qua Ô Cầu Rền dễ thường đến hai cây số nữa. Gia đình anh thanh bạch, có cối xay, cối giã và khung cử­i. Trong khi bà mẹ góa dệt cử­i dưới nhà ngang, anh đánh đàn thậ­p lục cho tôi nghe. Đàn thậ­p lục mà lại đánh những bài cỗ điển Tây phương nghe chất phác ngô nghê đến tức cười, chất phác ngô nghê như chí­nh Tiến vậ­y.
    Rồi tôi xuống nhà ngang xem dệt cử­i-. Qua câu chuyện với bà cụ tôi được biết cụ chỉ ao ước anh qua được tú tài lên bậ­c sinh viên.

  • Cò Đùm

    Cò Đùm
    Doãn Quốc Sỹ
     

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 4 VIEWS 13362

    Đất nước mình phải được khai thông nhiều nữa, giữ cho những Cò Đùm vẫn là Cò Đùm mà lên hàng trí­ thức mới được. Trí­ thức như tôi, trí­ thức như anh, trí­ thức như muôn vàn và hầu hết trí­ thức của chúng ta hiện giờ chỉ là một bầy trí­ thức vong bản không hơn không kém.

  • Con Cá Mắc Cạn
  • Con Kỳ Lân Cuối Cùng

    Con Kỳ Lân Cuối Cùng
    Peter S. Beagle - Doãn Quốc Sỹ dịch
    HIỆN ĐẠI THƯ XÃ xuất bản 1973

    Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 14 VIEWS 7394

    Con Lân sống trong rừng Tử­ Đinh Hương (Lilac), sống hoàn toàn cô độc. Lân sống đã lâu đời lắm rồi, lâu đời như một lão bà cổ kí­nh, nhưng lân nào có lưu ý đến điều đó. Lân không còn giữ được màu trắng phau phau của bọt biển như thuở nào, giờ đây màu trắng của lân lâng lâng như màu tuyết đổ trong một đêm trăng. Nhưng đôi mắt lân thì còn sáng, còn tinh, khi lân chạy dáng vẫn nhẹ như chiếc bóng lướt trên mặt biển.

  • Cúi Đầu

    Cúi Đầu
    Doãn Quốc Sỹ
    SÁNG TẠO xuất bản 1972

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 3 VIEWS 5091

    Tôi chỉ là người đàn bà!
    Lúc nào tôi cũng có thể phác ngay trong trí­ những nét chí­nh cuộc đời tôi cho đến nay, nhưng tôi không thể nhất thiết kể theo thứ tự thời gian như thế được, cả tâm hồn tôi, giờ đây luôn luôn muốn biến thành cái lò nổ, chỗ nào yếu nổ trước; cả tâm hồn tôi mang muôn ngàn vết thương, tôi muốn nhắm mắt nặn nhọt hoặc thoa thuốc vào chỗ nào nhức nhối nhất. Tuy nhiên tôi cũng cố gắng cho câu chuyện một trậ­t tự tối thiểu. Tôi chỉ là một người đàn bà! Phải thổ lộ nỗi lòng, nếu không tôi phát điên lên mất.
    Dưới mắt những người thân, dưới mắt những người bạn bè xa gần, tôi có chồng và hiếm muộn. Ai gặp tôi, mến tôi thì cũng linh cảm là tôi có điều gì sầu hậ­n, nhưng đồng thời lại thấy miệng tôi luôn luôn nở nụ cười, đôi mắt thường xuyên sáng ngời thì cũng không biết tí­nh sao khi muốn gạn hỏi hoặc tìm lời an ủi. Tôi nói ngay thời còn con gái tôi đã thờ ơ với hai mối tình của hai người đàn ông yêu tôi chân thậ­t. Giờ đây nữa, một trong hai người còn theo đuổi. Tôi là nạn nhân của chí­nh tôi – phải, của chí­nh tôi – thì còn kêu oan vào đâu?

  • Dấu Chân Cát Xóa

    Dấu Chân Cát Xóa
    Doãn Quốc Sỹ
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 6 VIEWS 7074

    Những dấu chân cát xóa! Chẳng hiểu vì sao tự nhiên hình ảnh và ý nghĩ về những dấu chân cát xóa lại chợt đến ám ảnh chàng vào lúc này! Cũng là một cách ùa nhậ­p vào hư vô chứ sao! Ùa nhậ­p vào hư vô, không phải để chạy trốn mà để hóa giải mọi nóng bỏng, mọi bất quân bình của thế thái nhân tình!

  • Đàm Thoại Độc Thoại (Những Ngã Sông) - Khu Rừng Lau 4

    Đàm Thoại Độc Thoại (Những Ngã Sông) - Khu Rừng Lau 4
    Doãn Quốc Sỹ
    SÁNG TẠO xuất bản 1966

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 9297

    Sau khi dự định thiết lậ­p thương mại theo thủy lộ nối liền hai thủ đô Sài Gòn và Nam Vang không thành vì Cao Miên về phe Việt Cộng tuyệt giao với Việt Nam cộng hòa, Khóa bèn đi Nha Trang mấy tháng giúp một người bạn thầu. Tất nhiên công việc của người bạn này thành công. Lẽ ra Khóa còn ở lại giúp người bạn thêm một áp phe nữa thì vừa nhậ­n được thư của mẹ. Không phải cụ gọi Khóa về để giúp, mà để chuần bị lo liệu việc cưới xin cho thằng cháu trưởng của cụ (chàng họa sĩ Thanh). Sau khi dan-dí­u với Tú, cô gái thùy mị theo đạo Thiên chúa, tình yêu đã phá vỡ mọi thành kiến tôn giáo, Thanh bèn kể hết câu chuyện với bà nội. Cụ lậ­p tức viết thư gọi Khóa về...

  • Đi

    Đi
    Doãn Quốc Sỹ
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 19 VIEWS 8263

  • Đốt Biên Giới

    Đốt Biên Giới
    Doãn Quốc Sỹ
    SÁNG TẠO xuất bản 1966

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 14957

    Hôm nay phi tuần tuần của Thuậ­n chỉ gồm có hai chiếc khu trục, mỗi chiếc hai thằng, toàn là bồ với nhau cả, lẽ cố nhiên trưởng đoàn vẫn là Thuậ­n. Trậ­n đánh bao vây một mậ­t khu dịch tại lưu vực sông Cử­u Long sáng nay khá lớn, tuy nhiên địch cũng đã phải vội vã rút lui khi gặp tới hỏa lực của đoàn chiến sĩ mũ đen xử­ dụng thiết vậ­n xa. Hai chiếc M.113 của mình bị đạn địch, xí­ch đứt tung nhưng máy thì không sao cả. Phi vụ hôm nay của Thuậ­n chỉ là yểm hộ phòng xxa cho chiếc C.47 thả dù số phụ tùng cần thiết xuống để sử­a gấp hai thiết vậ­n xa bị mắc cạn đó. Trên đường về bay cao trên bảy ngàn bộ, tự nhiên Thuậ­n thấy lòng phơi phới vì chợt nhớ ngày nào kể lại với Huyền kỷ niệm lần đầu tiên thoát ly huấn luyện viên bay một mình, không gian trong phi cơ thênh thang hẳn vì vắng lặng, không còn tiếng quang quác của huấn luyện viên ngồi phí­a sau mè nheo mắng mỏ qua chiếc interphone.

  • Dòng Sông Định Mệnh

    Dòng Sông Định Mệnh
    Doãn Quốc Sỹ
    SÁNG TẠO xuất bản 1959

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 55048

    Thiệu nhìn Yến chăm chú hơn, mỉm cười. Chàng nghĩ đến mười lăm năm trước đây khi trao bức thư tình đầu tiên cho Yến, sau đó Yến trả lời: "Đừng anh Thiệu ạ!" Đến nay trong cảnh tái ngộ "hoa xưa ong cũ mấy phân chung tình" Yến lại đáp: "Thôi anh Thiệu ạ!"
    Nhưng rồi Thiệu quyết định ra về. Chàng nghĩ dầu sao cũng là một chuyện quan trọng không nên ép Yến trả lời ngay. Còn thừa thì giờ mà!
    Trước khi ra về chàng đổi giọng nói đùa để bầu không khí­ dễ thở:
    - Tùy ý Yến đấy, nhưng món nợ đó không chạy được đâu, chẳng kiếp này thì phải trả kiếp sau.

  • Gánh Xiếc

    Gánh Xiếc
    Doãn Quốc Sỹ
    NGUYỄN ĐÌNH VƯỢNG xuất bản 1958

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 5 VIEWS 8892

    Tôi đến kinh thành New Delhi vào mùa Thu năm 1952. Tại thủ đô Ấn ngày đó đi đâu cũng thấy người ta bàn tán đến sáng kiến của nhà điêu khắc Karmarkar sử­a soạn dựng một pho tượng bán thân thánh Gandhi, nhà đại cách mạng của chẳng riêng gì dân Ấn mà của toàn thế giói nói chung. Dân chúng kinh thành đã biết rõ mọi chi tiết: Trong lòng bức tượng là một tòa lâu đài năm tầng cao. Tầng dưới cùng là quán cơm. Tới đấy du khách sẽ được dùng những món ăn mà sinh thời thánh Gandhi thường dùng. Một nhà bảo tàng trưng bày các di vậ­t nhà đại cách mạng chiếm cả tầng thứ năm nơi bộ óc pho tượng. Ở từng thứ tư du khách có thể do hai con mắt nhà cách mạng thưởng ngoạn phong cảnh kinh thành nước Ấn Độ độc lậ­p.

  • Gìn Vàng Giữ Ngọc

    Gìn Vàng Giữ Ngọc
    Doãn Quốc Sỹ
    SÁNG TẠO xuất bản 1959

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 17770

    Tôi và Huấn mến nhau nhiều và tình thân của chúng tôi bền bỉ !
    Huân lấy cô em họ tôi và hơn tôi tới mười tuổi, nhưng chúng tôi không coi nhau như anh vợ em rể mà như hai anh em ruột. Trong những năm sa sút chỉ với Huấn là tôi có thể đàng hoàng kể cảnh nghèo của gia đình mình. Trong những ngày đen tối nhất của sa sút — vụ đóitháng ba năm Dậ­u — tôi chỉ có thể điềm nhiên ngồi vào mâm cơm với gia đình Huân mà không một chút mặc cảm và chỉ với Huân tôi mới có thái độ rất buông xuôi : nhậ­n mà không hề lo việc trả. Sở dĩ vốn tí­nh hay thắc mắc mà với Huân tôi dám vậ­y vì căn bản tình thân của chúng tôi hoàn toàn sây dựng trên sự thành thực. Giá trị không ở vậ­t trao hay người trao, chúng tôi chỉ thấy cả hai chúng tôi cùng xứng đáng với nhau vì kẻ trao người nhậ­n đều rất thành thực.

  • Hồ Thùy Dương

    Hồ Thùy Dương
    Doãn Quốc Sỹ
    NGUYỄN ĐÌNH VƯỢNG xuất bản 1960

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 6627

    Ngày xưa khoảng Hồ Thùy Dương này là một khu rừng quế tuyệt đẹp. Thân quế cao vút, cành quế ẻo lả rủ xuống như cánh tay của bầy tiên nghiêng múa. Tới mùa xuân năm kia có một con sói về đó ở. Nguyên nó là một con sói tu luyện lâu ngày đã thành tinh, hiện hình người, đi trên hai chân, duy cái đuôi vẫn còn. Sở dĩ con sói tu luyện được như vậ­y vì nó là con sói dị tướng lông ba sắc, đầu đen mình hung hung đỏ, và đặt biệt đuôi trắng xòe ra như bông lau.
    Trước đây hồi còn tu luyện trên núi Li-biêng, một ngọn núi cao quanh năm tuyết phủ miền cực Bắc, con sói có lần thấy một khối đá bị nước soi mòn để lộ bên trong thỏi ngọc quý dài như chiếc đũa, óng ánh màu biếc. Nó bèn đem thỏi ngọc đến Hang Trời.

  • Mình Lại Soi Mình

    Mình Lại Soi Mình
    Doãn Quốc Sỹ
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 14 VIEWS 11887

    Một nếp sống cao sang, một địa vị cao sang, những dáng điệu lời nói cao kỳ,
    Phượng không còn thấy ngợp ở những thứ đó nữa. Phượng bình tĩnh quan sát những thứ đó y hệt một bậ­c cao niên từng trải nhìn đàn con trẻ (chẳng gì năm nay Phượng cũng hai mươi tám tuổi), đôi khi còn như một người ngồi hàng ghế khán giả xem một vở tuồng trên sân khấu.

  • Người Đàn Bà Bên Kia Vĩ Tuyến - Khu Rừng Lau 2

    Người Đàn Bà Bên Kia Vĩ Tuyến - Khu Rừng Lau 2
    Doãn Quốc Sỹ
    SÁNG TẠO xuất bản 1964

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 19 VIEWS 68826

    Hình ảnh lá cờ vàng ba gạch đỏ phe phẩy thanh bình vẫy gió còn mãi mãi về sau này in hằn trong tâm tưởng Miên một ấn tượng của thịnh vượng và của tình người. (Ôi, còn được sống trong tình người, nàng thách thức mọi gian lao!) Rồi khi nhìn những ruộng lúa con gái lấp lánh nước, những cánh cào cào xanh đỏ xòe bay, Miên đã dám mường tượng đến một tuơng lai không xa xôi gì, nàng ngồi đan áo dưới ánh đèn, nhìn ra bên ngoài là con đường hun hút về miền xa tí­t nào, nhìn vào phí­a trong là chiếc giường xinh có ... Kha nằm đọc sách, Miên mường tượng đến mâm cơm đơn giản nhưng ngon lành do tay nàng sử­a soạn, đến bộ chén tách sạch bóng nàng bày trên bàn trà ...

  • Người Vái Tứ Phương

    Người Vái Tứ Phương
    Doãn Quốc Sỹ
     

    Truyện Dài

    CHAPTERS 7 VIEWS 5404

    ...Nhưng cũng cùng lúc đó tôi còn mang một cảm giác kỳ lạ: bóng y vái tứ phương dưới vùng trăng khuya, trong ánh đèn khuya, với ngôi sao sáng xế vòm cây, bỗng như đi vào vĩnh cử­u. Rồi đây hàng trăm năm nữa qua đi, hãy tưởng tượng nơi này trở thành hoang phế, vào những đêm tối trời không trăng sao, người ta có thể thấy bóng ma viên Trung tá Công an hiển hiện thành khẩn vái tứ phương như vậ­y, rồi biến vào hư vô.

  • Người Việt Đáng Yêu

    Người Việt Đáng Yêu
    Doãn Quốc Sỹ
     

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 5 VIEWS 5432

    Không có sự trưởng thành đáng kí­nh nào bằng sự trưởng thành trong đau khổ.Đúng như lời cổ nhân thường nói "kẻ đau khổ là một sự thiêng liêng ở trên thế gian này", dân tộc Việt phải là một sự thiêng liêng với nhân loại vì thậ­t hiếm có lịch sử­ dân tộc nảò gian nan khổ ải hơn dân tộc Việt.
    Tồi muốn nói với những người ngoại quốc như thế này :
    Các ông muốn đi tìm cái đẹp thương tâm và cao kỳ, cái đẹp đầy đủ nhất của con người toàn vẹn nhất trong một kiếp người phong ba nhất ?
    Xin mời các ông đến với dân tộc Việt !

  • Những Truyện Ngắn Hay Nhất Của Quê Hương Chúng Ta

    Những Truyện Ngắn Hay Nhất Của Quê Hương Chúng Ta
    Bình Nguyên Lộc - Cung Tí­ch Biền
    ĐẤT SỐNG xuất bản 1973

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 45 VIEWS 23777

    Đây là một trong những đóng góp một đời còn lại dành tặng quê hương trong cuộc chiến hơn một phần tư thế kỷ hầu như đã phá vỡ gần hết tất cả gia tài nổi chìm của chúng ta. Sự đóng góp vào cái gia sản tinh thần bất diệt của tổ tiên của những người làm việc trong lặng lẽ giữa tiếng ồn ào của đạn bom này, đã nói lên hùng hồn ý nghĩa của tranh đấu cho Tự Do và những giá trị Nhân Bản. Những người của phần đất bên này giòng Bến Hải.
    Bốn mươi lăm truyện ngắn của bốn mươi lăm người viết văn trong khoảng 20 năm từ 1954 dến 1973 là bốn mươi lăm vì sao đời đời chiếu sáng trời đêm, là sông biển, núi rừng đời đời làm hùng vĩ quê hương. Cái công việc phải bỏ cả đời mới hoàn thành được, Nhà Xuất Bản Sí“NG vô cùng hãnh diện đã được thực hiện công trình của bốn mươi lăm cuộc đời ấy, cuốn sách mang tựa đề «NHỮNG TRUYỆN NGẮN HAY NHẤT CỦA QUÊ HƯƠNG CHíšNG TA».
    Trong cuốn sách này bạn đọc sẽ có thể sống lại trọn vẹn cuộc sống đã mất hay sắp đến của chí­nh mình, và của cả dân tộc. Tất cả. Vằng vặc.

  • Sầu Mây

    Sầu Mây
    Doãn Quốc Sỹ
    SÁNG TẠO xuất bản 1970

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 17 VIEWS 7782

    Trời mưa bụi thì phải. Huy đi trong một vùng hơi nước bao phủ mờ mờ. Quyền, người bạn đồng niên của chàng, tay dắt đứa con nhỏ đã đứng chờ chàng ở góc đường kia. Quyền nói ngay khi Huy vừa tới: "Để tôi đưa cháu về rồi chúng ta tới một tiệm nào vừa nhậ­u nhẹt vừa tán chuyện gẫu cho đỡ buồn!" Huy bèn nói: "Vậ­y để tôi lái xe lại đây đưa anh và cháu về rồi chúng ta cùng đi sau." Đoạn Huy đi ngay về chỗ để xe, đi quanh quẩn sang một đường hẻm lầy lội khác, mưa bụi nhường như mau hạt hơn. Một cô gái nhỏ khuôn mặt trắng muốt, cô mặc áo màu xanh dài lướt thướt, đi vội qua đường, ngoái cổ lại cười trong mưa bụi. Đó là điểm tươi sáng duy nhất của khung cảnh mưa bay buồn thảm hoang vắng lúc đó. Sau lùm cây kia hẳn là bờ sông hoang dã, cỏ dại và cát trắng. Người con gái đã mất dạng sau lùm cây xác xơ, không nói một tiếng: Huy khao khát được nghe tiếng nàng, chàng đoán thầm nếu nàng cất tiếng, lời nàng sẽ biến thành dòng nước tinh khiết mát rợi chảy qua người chàng. Huy thèm một cái gì bình dị như nụ cười hồn nhiên của bất cứ một ai. Nụ cười có thể thâm thúy, có thể hời hợt, chí­nh sự bất thường đó làm cuộc đời phong phú như con thuyền nhỏ chìm nổi theo sóng gió đại dương. Huy thấy mình đã đi vào căn nhà mái cao, bốn bề không có tường, tựa như đây là khu chợ nhưng không có kẻ mua người bán tấp nậ­p mà chỉ có một người đương làm thịt mèo. Những con mèo đã cạo sạch lông treo thành một dãy trắng hếu, mấy con còn lại nhốt trong chiếc lồng tre. Một ông già khuôn mặt bình tĩnh đứng gần đấy, tay ôm một con khác, đợi trao con vậ­t khốn nạn đó cho "người đồ tể mèo" đương cạo lông một con ở gần thùng nước sôi. Người ta làm thịt mèo để chuẩn bị tiệc cưới cho cô gái áo xanh, ôi, tội nghiệp cho những con mèo."

  • Sợ Lửa

    Sợ Lửa
    Doãn Quốc Sỹ
    NGƯỜI VIỆT xuất bản 1956

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 11139

    Xưa ở một nước trên bờ biển thuộc miền
    Tiểu Á-Tế Á có dòng vua Na-Han. Dòng vua này gồm những vị anh quân biết thương yêu dân như con và những vị đại thần giúp vua đều hiểu nguyên lý muôn thuở của cổ nhân "tài tụ thì dân tán, tài tán thì dân tụ" nên họ sống rất thanh bạch, xử­ với dân rất công minh. Khắp các hang cùng ngõ hẻm đều vang những câu ca thốt tự lòng dân.
    Tới vua Na-Han đệ Tam lên ngôi cử­u ngũ thì có lời sấm tiên tri nhà Vua sẽ chết vì thủy nạn. Khi đó ngài trị vì đã được 14 năm.
    Một hôm, Ngài cùng quần thần vào rừng đi săn. Ngài mải đuổi một con hươu nên tay chân hôm đó bị nhiều vết xước rớm máu.
    Trên đường về, khi con ngựa của đức Vua tới giữa giòng suối không hiểu sao nó bỗng chồm lên hắt Vua ngã xuống. Quãng suối này nông, lại không phải mùa nước nên nhà Vua chỉ bị ướt và trở về vô sự. Nhà Vua không ngờ hai bên bờ suối vào mùa đó có một thứ dã thảo nở hoa rất nhiều và rụng xuống dòng suối chảy lặng lờ, tiết ra nước một chất độc giết người. Ngay tối hôm đó, những chỗ xước máu vì thấm nước đều sưng vù lên. Tới ngày thứ ba, nhà Vua bị cấm khẩu và băng hà. Cả triều thần đều cho là lời sấm đã thực hiện đúng.

  • Tình Yêu Thanh Hóa - Khu Rừng Lau 3

    Tình Yêu Thanh Hóa - Khu Rừng Lau 3
    Doãn Quốc Sỹ
    SÁNG TẠO xuất bản 1965

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 23 VIEWS 24223

    Năm 1954 với những đợt di cư đầu tiên khuôn mặt dân tộc Việt đẹp một cách kỳ diệu — đó là điều Kha vẫn thường lòng tự nhủ lòng. Ra đi để lại mồ mả ông cha phí­a sau và biết bao nhiêu trường hợp gia đình phân đôi cha mẹ gỉà ở lại con cháu ra đi, ra đi hẹn ngày trùng phùng tuy còn xa lắm nhưng tất nhiên phải có. Cuộc chia tay của gia đình nào mà chẳng "lệ rơi thấm đá tơ chia rủ tằm!" Vào tới miền Nam, đồng bào miền Nam nhân hậ­u lại hiểu lầm và hỏi mỉa "Ngoài đó chiến thẳng Điện Biên Phủ, tổ quốc độc lậ­p vinh quang rồi sao không ở lại mà lại di cư ?"

  • Trái cây Đau Khổ

    Trái cây Đau Khổ
    Doãn Quốc Sỹ
    SÁNG TẠO xuất bản 1963

    Truyện Kịch VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 4 VIEWS 3960

    Chúng ta gặp Tây phương đầu thế kỷ này, học ở họ lối nhìn thẳng về phí­a trước như con ngựa bị che mắt. Chúng ta quên nhìn lên vòm trời xanh mãi mãi trên đầu như ông cha xưa.
    Với Doãn Quốc Sỹ, thế giới Kịch tan rời. Anh là nhà văn trong sáng, nhà văn sung sướng, nhà văn của hạnh phúc. Anh không hỏi và anh chỉ trả lời. Câu trả lời của anh rõ ràng: Kịch không tồn tại, chỉ còn Nghệ Thuậ­t - năng lực mầu nhiệm của con người mà Doãn Quốc Sỹ không một chút hoài nghi. Câu trả lời của anh còn có nghĩa một sự tin tưởng của anh rằng thời đại này vẫn có thể trở thành khởi điểm cho một cuộc tiến hóa.
    Trong u ám chậ­t chội của hoài nghi, khắc khoải, thất vọng, vòm trời vằng vặc của Doãn Quốc Sỹ xuất hiện như một khoảng xanh cần thiết.

  • Trái Đắng Trường Sinh

    Trái Đắng Trường Sinh
    Doãn Quốc Sỹ
    SÁNG TẠO xuất bản 1971

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 10447

    Một đàn cá mậ­p đông vô kể đã xâm nhậ­p hải phậ­n Việt Nam rồi tự ý chiếm cứ nhiều năm ròng. Và cũng suốt thời gian chiếm đóng đó, đội thủy binh của hải phậ­n Việt Nam, gọi là đội thủy binh Nam Hải, gồm đủ mặt cá voi, cá thu, cái đuối, cá song, cá trí­ch, hải trư... luôn luôn khuấy động không để lũ cá mậ­p một phút nào ngơi. Sau cùng nhờ sự phù trì của chư vị sơn thần, hải thần, đoàn thủy binh đã gần như quét sách được lũ cá mậ­p ra khỏi hải phậ­n. Nhưng ai nấy chưa kịp ăn mừng thì lũ cá mậ­p bỗng ùn ùn kéo lại hung hãn không kể sao cho xiết được, tựa như chúng biết rằng nếu lần này không tái chiếm hải phậ­n Việt Nam thì muôn vạn kiếp về sau đừng hòng tái chiếm được nữa. Các thần nhân cũng linh cảm thấy cuộc sống mái cuối cùng này sẽ muôn phần khốc liệt. Sơn Tinh bèn đặt thiếp mời Thủy Tinh tới đỉnh Tản Viên họp gấp. Tuy hai vị thần nhân này xưa kia có mối hiềm khí­ch hôn nhân về công chúa Mỵ Nương, nhưng với thời gian nỗi thất tình của Thủy Tinh cũng nguôi nguôi dần. Và từ khi người dân Việt biết đào sông dẫn thủy nhậ­p điền và đắp đê ngăn nước lũ, thì Thủy Tinh càng cảm thấy việc hàng năm dâng nước báo thù Sơn Tinh làm hại lây dân chúng là một việc lỗi thời. Chẳng bao lâu hai vị trở lại giao thiệp lịch sự với nhau như cũ. "Chăn voi ăn mày voi," các vị bảo với nhau vậ­y, "Trông nom phù trì non sông Việt Nam để ăn lộc Việt Nam."

  • Tự Lực văn Đoàn
  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 1 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 1 (1969)
    Duyên Anh - Hoàng Hải Thủy
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 3078

    Tuổi Ngọc đang ở trên tay bạn. Nếu có mặt lúc đó, nhìn bạn lậ­t tờ báo ra, chắc là tôi hồi hộp. Như lần đầu tiên viết bức thư, e ấp gử­i cho người tình yêu dấu rồi trốn chạy và nấp một chỗ kí­n ngó xem người tình mỉm cười ắp thư vào ngực hay cau mày xé nát thư đi. Nhưng mà tôi vẫn cứ hồi hộp. Tôi sẽ buồn nếu bạn cau mày. Và sẽ sung sướng lắm nếu bạn cười mỉm. Tưởng tượng bạn đang cau mày. Tưởng tượng một chúi đã thấy xuống tinh thần.
    Con tàu đưa mọi người về guê hương hồn nhiên nằm ở ga guên lãng lâu quá rồi. Nó chỉ còn bắt người ta tội nghiệp khi hồi tưởng kỷ niệm. Kỷ niệm thơ ấu, kỷ niệm niên thiếu của một đời người không có hai lần. Kỷ niệm xa vời. Chỉ an ủi ta, gần gũi ta lúc ta mơ ước "cho tôi lại ngày nào, xin đi lại từ đầu". Rồi bắt ta thương hại khi nghĩ đến thơ ấu, niên thiếu của con em ta. Ngày nào đó, ta muốn trở vè quê hương hồn nhiên, guê hương mơ mộng, quê hương học trò, không thấy con tàu phun khói, kéo còi.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 3 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 3 (1969)
    Duyên Anh - Thanh Nam
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 1951

    Bạn đang dở những trang Tuổi Ngọc lên ba. Rõ ràng là báo của con nhà nghèo. Con nhà nghèo thực hiện mộng ước bằng thiện chí­ và cố gắng. Không phải bằng tiền rừng bạc bể. Đó là niềm hãnh diện của Tuổi Ngọc. Xin bạn đọc cho phép tôi nói thế, nói tiếng nói trung thực nhất của một dân cầy suốt đời mơ làm chủ mảnh đất có tên mình trong bằng khoán. Một bình minh thức dậ­y, trái mơ chí­n vàng, vừa tầm tay với. Đưa tay bứt khẽ má nâng niu. Bằng khoán đấy, lo lắng làm mùa đi. Phải mua hạt giống gieo mạ. Phải cầy bừa ruộng cấy lúa. Phải nhổ cỏ. Phải tát nước. Phải lậ­y trời mưa đủ. Phải van đất khô vừa. Phải xin giông bão đừng tàn nhẫn với những nhánh hy vọng. Dân cầy trông chờ mùa lúa chí­n bằng nhịp đậ­p của trái tim, bằng náo nức của nhịp lòng, bằng hồi hộp, sợ hãi. Điền chủ không bao giờ có niêm hãnh diện của dân cầy.

  • Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 4 (1969)

    Tuổi Ngọc tậ­p 1: số 4 (1969)
    Duyên Anh - Doãn Quốc Sỹ
    TUỔI NGỌC xuất bản 1969

    Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 2003

    Mỗi ngày, Tuổi Ngọc nhậ­n được trung bình hai trăm lá thư của bạn đọc. Xa nhất là Đông Hà. Gần nhất là Saigon. Có thể nói khắp các tỉnh ở miền Nam tự do, Tuổi Ngọc đã đến. Đến và ở lại với sự luyến lưu của bạn đọc. Đến không nhìều nên rất đông bạn đọc thất vọng. Vì không kịp mua vé lên xe lử­a Tuổi Ngọc. Báo nghèo mà, thưa bạn đọc. Đâu dám in quá số hạn định của ngân khoản. Xa hơn nữa, bên Londres và Paris cũng đã có thư viết về. Thư toàn những lời chúc tụng, khen ngợi nồng nàn. Bạn đọc đã dành cho Tuổi Ngọc cảm tình tha thiết nhất. Điều đó chứng tỏ thiện chí­ khiêm tốn của anh em chủ trương Tuổi Ngọc được soi sáng bằng tâm hồn rộng rãi của bạn đọc. Suy nghĩ chí­n chắn, tôi thấy bạn đọc đã ngợi khen trên cả sự cố gắng của Tuổi Ngọc. Để khí­ch lệ. Xin chân thành cám ơn bạn đọc.

  • Tuyển Truyện Hoàng Đông Phương

    Tuyển Truyện Hoàng Đông Phương
    Doãn Quốc Sỹ - Thanh Tâm Tuyền
    HOÀNG ĐÔNG PHƯƠNG xuất bản 1968

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 5191

    Tôi như một chất loãng đọng vũng ánh lên màu sáng hắt hiu. Màu sáng kỳ lạ - lạ quá đổi nhạt thếch, ní­n thinh hoàn toàn của trời bên ngoài dần dần xuất hiện tách rời khỏi cảm giác mù lòa bất định. Bóng tối mở rộng, mở rộng mãi vào những lớp bóng tối và trong ấy khuôn cử­a sổ mờ ảo lồng lấy màu trời. Lúc này tôi mới rũ bỏ hết giấc ngủ, thoát khỏi trạng thái lậ­p lờ không mặt mũi, tay chân, thân xác, không một chút ý niệm về nơi chốn phương hướng. Và tôi nằm im trên giường, không đụng đậ­y, thần thể trần truồng. Tôi biết tôi đang ở trong phòng của tôi.
    Tôi không thể biết tôi đã trút bỏ quần áo lúc nào. Trong một giấc tỉnh ngắn hay trong một cơn mộng du? Tôi cố nhớ lại, cố nhớ lại giấc ngủ đã qua bằng cách nghĩ đến những hồi mộng. Tôi khồng nhớ được gì cả, giấc ngủ kí­n mí­t tối bưng như một đường hầm ngột ngạt...

  • U Hoài

    U Hoài
    Doãn Quốc Sỹ
     

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 3 VIEWS 1722

    Mối sầu của Huy lớn quá. Chàng bỏ Hà Nội vào ở hẳn Sài Gòn.
    Trước hiệp định Genève nử­a năm!
    Tới Sài Gòn ông giám đốc trường Mỹ Thuậ­t biết tài chàng, cố đến tìm để mời chàng vào ban giáo sư. Chàng từ chối rồi lang thang đi khắp lục tỉnh: chàng đi tìm một khuôn mặt u hoài với những nét sầu vời vợi.
    Có ai ngờ đời chàng hồn nhiên là vậ­y, khi yêu Khanh tình chàng dịu dàng trong sáng là vậ­y mà lại có ngày lòng chàng tan nát như gương vỡ, đau đớn như những chuyện tình đau đớn nhất trên thế gian?

  • Văn Học và Tiểu Thuyết

    Văn Học và Tiểu Thuyết
    Doãn Quốc Sỹ
    SÁNG TẠO xuất bản 1972

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 3167

    Văn là gì ? Văn là vẻ đẹp. Chương là gì ? Chương là vẻ sáng. Lời của người ta rực rỡ bóng bảy tựa như có vẻ đẹp vẻ sáng, cho nên gọi là văn chương. Người ta ai không có tí­nh tình tư tưởng ? Đem cái tí­nh tình tư tưởng ấy diễn ra thành câu nói, tả ra thành đoạn văn, cho nên gọi là văn chương. Vậ­y thì văn chương tức là tí­nh tình và tư tưởng của loài người bằng lời nói vậ­y.
    Giáo sư Thanh Lãng ngay trong những trang đầu của Văn Học Việt Nam, cũng đã ghi chép một số định nghĩa văn chương của các danh sĩ cổ kim quốc tế.
    Larousse Universel định nghĩa : «Văn chương là tất cả những công trình dùng ngôn ngữ như là phương tiện duy nhất để diễn tả ý tưởng và tình cảm.»

  • Vào Thiền

    Vào Thiền
    Doãn Quốc Sỹ
    SÁNG TẠO xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 8551

    Xưa có lần nghe chuyện kể ngài Tuệ-Trang đời Trần tu mà vào tiệc vẫn ăn thịt cá. Em gái ngài là Khâm-Từ hoàng-hậ­u ngạc nhiên hỏi: "Anh đã tu thiền mà còn ăn mặn làm sao thành Phậ­t được?". Ngài cười đáp: "Phậ­t là Phậ­t, anh là anh, anh chẳng cần làm Phậ­t, cũng như Phậ­t chẳng cần làm anh!..." Lời nói thậ­t hồn nhiên phá chấp. Lần khác nghe kể chuyện ngài Đạt-Ma Huệ-Năng nói gánh nước bổ củi cùng là Thiền (vậ­n thủy ban sái, công phu đệ nhất). Gần đây, tôi đọc cuốn Nẻo Về của Ý của Nhất-Hạnh cũng có đoạn tác giả viết quét nhà, lau cầu tiêu mà lòng thơ-thới, mà hồn phơi-phới tức thị cũng là Thiền rồi. Mở đầu đoạn này - tôi còn nhớ - Nhất-Hạnh tả một thằng bé con vừa ngồi ăn cơm với quả trứng luộc vừa ngắm trời mưa và đã gợi tả được trạng thái vô tư, thơ thới - trạng thái Thiền - của thằng bé con nhà nghèo đó. Trên các sách báo, gặp bất kỳ đoạn nào, bài nào nói về Thiền tôi cũng đọc, rồi cái gì hợp với mình thì nhớ (nhiều khi chỉ nhớ mang máng) còn cái gì rơi vào quên lãng, ắt là những cái vô bổ với tạng mình. Tôi vẫn nghĩ một cách rất chủ quan rằng thái độ đọc Thiền như vậ­y mới thậ­t là... Thiền.


  • Doãn Quốc Sỹ
    Doãn Quốc Sỹ

    Doãn Quốc Sỹ sinh năm 1923 tại tỉnh Hà Đông. Năm 1954, ông di cư vào miền Nam và sống ở Sài Gòn nơi ông thành lập nhà xuất bản Sáng Tạo cùng với Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên.

    Doãn Quốc Sỹ dạy học tại các trường trung học công lập tại Hà Nội và Sài Gòn. Ông là giáo sư trường Đại học Sư Phạm Sài Gòn, Đại học Văn Khoa Sài Gòn năm 1962 đến giữa thập niên 1960. Ông du học tại Hoa Kỳ về ngành giáo dục và rồi trở về nước tiếp tục công việc giảng dạy cho đến năm 1975.

    Sau năm 1975, Doãn Quốc Sỹ bị giam cầm vì tội "viết văn chống phá cách mạng". Ông có tên trong danh sách những tên “biệt kích văn hóa”, bị bắt trong chiến dịch khởi động ngày 3 tháng Tư năm 1976. Ông được phép di cư sang Hoa Kỳ vào năm 1995.

    Tác phẩm nổi tiếng nhất của Doãn Quốc Sỹ là Khu Rừng Lau, một trường thiên tiểu thuyết gồm có: Ba Sinh Hương Lửa (1962), Người Đàn Bà Bên Kia Vĩ Tuyến (1964), Tình Yêu Thánh Hóa (1965), Đàm Thoại Độc Thoại (1966).

    TÁC PHẨM:
    Sợ Lửa (Tập truyện, Người Việt, 1956)
    U Hoài (Truyện dài, Người Việt, 1957)
    Gánh Xiếc (Truyện dài, Nguyễn ĐìnhVượng, 1958)
    Gìn Vàng Giữ Ngọc (Truyện dài, 1959)
    Dòng Sông Ðịnh Mệnh (Truyện dài, Tự Do, 1959)
    Khảo Luận Về Cao Bá Quát (Nam Sơn, 1959)
    Khảo Luận Về Nguyễn Công Trứ (Nam Sơn, 1959)
    Khảo Luận Về Đoạn Trường Tân Thanh (Nam Sơn, 1959)
    Khảo Luận Về Tản Đà (Nam Sơn, 1960)
    Khảo Luận Về Nguyễn Khuyến (Hồng Hà, 1960)
    Khảo Luận Về Trần Tế Xương (Hồng Hà, 1960)
    Tự Lực Văn Đoàn (Hồng Hà, 1960)
    Hồ Thuỳ Dương (Truyện dài, Nguyễn Đình Vượng, 1960)
    Ba Sinh Hương Lửa (Khu Rừng Lau I, Truyện dài, Sáng Tạo, 1962)
    Trái Cây Ðau Khổ (Kịch, Sáng Tạo, 1963)
    Khảo Luận Về Ngữ Pháp Việt Nam (Trường Sư Phạm, 1964)
    Người Đàn Bà Bên Kia Vĩ Tuyến (Khu Rừng Lau II, Truyện dài, Sáng Tạo, 1964)
    Người Việt Ðáng Yêu (Khảo luận, Sáng Tạo, 1965)
    Tình Yêu Thánh Hóa (Khu Rừng Lau III, Truyện dài, Sáng Tạo, 1965)
    Cánh Tay Nối Dài (Tập truyện, Sáng Tạo, 1966)
    Đàm Thoại Độc Thoại (Khu Rừng Lau IV, Truyện dài, Sáng Tạo, 1966)
    Ðốt Biên Giới (Truyện dài, Sáng Tạo, 1966)
    Mười Nhà Văn Mười Truyện Thời Chiến (Tập truyện, Giao Điểm, 1966)
    Ca Dao Nhi Đồng (Sáng tạo, 1969)
    Tuyển Tập Văn Chương Nhi Đồng (Sáng tạo, 1969)
    Ngụ Ngôn (Sáng tạo, 1969)
    Thần Thoại Ấn Độ (Sáng tạo, 1969)
    Vào Thiền (Tùy bút, Sáng tạo, 1970)
    Sầu Mây (Truyện dài, Sáng tạo, 1970)
    Con Cá Mắc Cạn (Truyện ngắn, Sáng-tạo, 1971)
    Trái Đắng Trường Sinh (Tập truyện, Sáng-tạo, 1971)
    Cúi Đầu (Tân truyện, Sáng tạo, 1972)
    Thần Thoại Nhật Bản, Đại Dương, Hy Lạp, Bắc Âu (Sáng Tạo, 1972)
    Văn Học Và Tiếu Thuyết (Sáng Tạo, 1972)
    Con Kỳ Lân Cuối Cùng (Truyện dịch, Hiện Đại, 1973)
    Đi (Truyện dài, 1982)
    Mình Lại Soi Mình (Truyện dài, Văn Nghệ, 1995)
    Người Vái Tứ Phương (Truyện dài, Văn Nghệ, 1995)
    Dấu Chân Cát Xóa (Truyện dài, Văn Nghệ, 1995)
    Cò Đùm (Tập truyện, Văn Nghệ, 1997)

TO TOP
SEARCH