-
Bóng Nước Hồ Gươm 1
Truyện Dài Dã Sử
Chu Thiên
CHAPTERS 10 VIEWS 7282
Hà Nội trước ngày Tây sang, với làn nước Hồ Gươm còn soi bóng các làn xóm, đình chùa cũ ngay bên bờ; với các ô và phố phường tuy còn nhiều tre lá hơn gạch ngói nhưng đã tập hợp được những khối óc với bàn tay sáng tạo khéo léo nhất của cả nước; với những vần thơ, câu đối, mẩu chuyện truyền miệng đây tinh thần phản kháng, đả kích tất cả những gì là phản phúc, cơ hội, phi nghĩa, không sợ bất cứ quyền thế nào; với những con người hào hiệp khảng khái hễ động có việc nghĩa cử nào, có chuyện bất bình gì là đã thấy có mặt ở hàng đầu; với những cô gái lanh lợi,hoạt bát, có một vẻ thanh lịch riêng chỉ người Hà Nội mới có - bấy nhiêu cảnh trí,lối sống và con người của Hà Nội trước đây ngót một thế kỷ đã được cố gắng tái hiện bằng những bức vẽ giau sức tạo hình, giúp người đọc hình dung được phần nào những cái đã làm nên truyền thống của Hà Nội mà sau này thực dân Pháp làm thay đổi hẳn bộ mặt nhưng không sao có thể thay đổi được linh hồn bên trong.
-
Bóng Nước Hồ Gươm 2
Truyện Dài Dã Sử
Chu Thiên
CHAPTERS 10 VIEWS 4397
Hà Nội trước ngày Tây sang, với làn nước Hồ Gươm còn soi bóng các làn xóm, đình chùa cũ ngay bên bờ; với các ô và phố phường tuy còn nhiều tre lá hơn gạch ngói nhưng đã tập hợp được những khối óc với bàn tay sáng tạo khéo léo nhất của cả nước; với những vần thơ, câu đối, mẩu chuyện truyền miệng đây tinh thần phản kháng, đả kích tất cả những gì là phản phúc, cơ hội, phi nghĩa, không sợ bất cứ quyền thế nào; với những con người hào hiệp khảng khái hễ động có việc nghĩa cử nào, có chuyện bất bình gì là đã thấy có mặt ở hàng đầu; với những cô gái lanh lợi,hoạt bát, có một vẻ thanh lịch riêng chỉ người Hà Nội mới có - bấy nhiêu cảnh trí,lối sống và con người của Hà Nội trước đây ngót một thế kỷ đã được cố gắng tái hiện bằng những bức vẽ giau sức tạo hình, giúp người đọc hình dung được phần nào những cái đã làm nên truyền thống của Hà Nội mà sau này thực dân Pháp làm thay đổi hẳn bộ mặt nhưng không sao có thể thay đổi được linh hồn bên trong.
-
Bút Nghiên
Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến
Chu Thiên
CHAPTERS 30 VIEWS 33416
Đọc Bút Nghiên để biết ngày xưa học như thế nào. Không phải chỉ thuộc làu kinh sử, mà còn cần hiểu quy luật thi phú, cần óc sáng tạo để trau chuốt vần thơ, để cho thơ có hồn, có nghĩa mà không phạm quy luật của thơ. Đọc Bút Nghiên để biết có bao nhiêu lần khảo hạch từ lớp vỡ lòng đến kỳ thi Tiến Sĩ, thi cử ở đâu và chấm thi như thế nào. Vô hình trung, đọc tiểu thuyết lại thành học sử, qua những lời viết nhẹ nhàng của Nhà Văn Chu Thiên.
Chu Thiên không có ý phục cổ. Lảng vảng đâu đó ông so sánh thang điểm giữa ngày xưa và ngày nay, với phụ chú bằng tiếng Pháp. Té ra không có gì khác cả, giữa lối thi theo Nho Học hay Tây Học. Trong suốt quyển Bút Nghiên, ông không hề cổ vũ, khen chê lối học nào cả. -
Chia Ba Thiên Hạ
Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Chu Thiên
CHAPTERS 6 VIEWS 1085
Tháng mười năm Canh Ngọ (1210) vua Cao Tông mất, sang năm sau, Tân Mùi, Thái Tử Sấm lên ngôi, lấy hiệu là Huệ Tông giữ cộu là Dàm Dĩ Mông ở lại làm chức Tướng Quốc cầm quyền chính trị.
Tháng hai năm ấy, vua lại phong thứ phi Trần Phương Lan (xem Sắc Đẹp Ngai Vàng) lên chức Nguyên Phi, Tô Trung Tử làm Thái Thuận Lưu Bá, anh nguyên phi là Trần Tự Khánh làm Chương Tín hầu.
Họ Trần đã bước được va o trường chính trị rồu. Dần dần lập đủ mưu kế lung loát cả Đàm Tướng Quốc. Nhờ có Phương Lan ở trong cung, họ Trần đưa được bao nhiêu người thân thích vảo các tiểu chức trong triều để làm vững vây cánh. Một mặt họ Trần lại thu dùng hết những tay võ sĩ nông cạn cho đi ngấm ngầm trừ diệt những mầm phản kháng họ ở khắp thiên hạ. -
Lê Thái Tổ
Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Chu Thiên
CHAPTERS 12 VIEWS 1526
Mặt giời đã lặn, còn ít ánh nắng rớt lại đỏ rực miền tây, nhuộm vàng những ngọn cây cao và mấy rẫy đồi núi xa xa. Chim chốc đã về bụi, riu rít tranh cành để chủ. Ngoài đồng không còn ai làm lụng. Thỉnh thoảng, trên đường về, mấy người nhà quê rảo bước. Giời tối dần, sóa nhòa những hình ảnh xa xăm...
Trần Nguyên Hãn quẩy gánh dầu mải miết đi về. Nhưng đường xa, giời tối, không thể kịp nữa, chàng ngập ngừng tìm nơi trọ. Thì một cái quán bên đường đang le lói lửa, chàng vào gõ cửa gọi, ở trong một ông lão mày râu bạc trắng đạo mạo đi ra. Chàng vái chào và ngỏ ý muốn nghĩ trọ một tối. Ông lão vui vẻ mời chàng vào, vừa đi vừa nói :
- Hân hạnh cho giờ này được gặp tráng sĩ !
Lần dầu tiên được người xưng hô mình như vậy, Trần Nguyên Hãn nửa mừng và nửa lo. Chàng vào chăm chú ngắm xem tứ phía. Quán rất sạch sẽ, song vắng vẻ không một bóng người. Ông cụ thấy chàng có ý suy xét, liền nói:
- Già này ở đây có mỗi một mình, tính già không muốn ở gần nơi huyên náo, chung đụng với nhiều người, nên phải lập ngôi quán này. -
Nhà Nho
Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến
Chu Thiên
CHAPTERS 19 VIEWS 60606
Nhà nho của Chu Thiên cùng miêu tả cuộc sống của tầng lớp sĩ dân, khoa mục dưới thời phong kiến, gần giống như Lều chõng của Ngô Tất Tố. Nhưng Chu Thiên đã vẽ nên một bức tranh tươi sáng khác với bức tranh khá ảm đạm của Ngô Tất Tố.
Đó là cảnh những trẻ em đi học, “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”, với những trò chơi ít nhiều mang tính chữ nghĩa như “Hồ xách khố, cố đấm lưng”, “thi đôi ăn đấm”, “đố chữ”…
Đó là cảnh những người có học hành: người thi đỗ làm quan, người ở nhà làm thầy đồ, “kẻ xuất cũng như kẻ xử”, được người đời trọng vọng. Người buông bút đi làm kinh tế thì trở nên giàu có, vì “sĩ kiêm bách nghệ, sĩ khả bách vi”. Học trò kính nể và sợ thầy một phép. Kể cả người đã đỗ tiến sĩ nhưng muốn bỏ vợ vì vợ xấu cũng bị thầy mắng cho một trận và bắt nằm xuống nhận ba roi đòn mà không dám cãi câu nào. -
Sắc Đẹp Ngai Vàng
Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Chu Thiên
CHAPTERS 10 VIEWS 1014
Trời vừa đổ tối. Cảnh vật hãy còn nhờ nhờ cố hết sức chống lại với bóng tối nhá nhem. Nhưng vô hiệu, màn đen đã dần dần phũ kín...
Dừng ngựa lại, xuống đường, một thiếu niên ngơ ngát, nhìn quanh, chú mục tìm nhà người quen trong đám cây xanh nhòa tối chỉ còn là một chấm đen đồ sộ. Rồi thiếu niên, tay giắt cương đi thủng thẳng đến một cái cổng, kéo cái liếp che ngoài ra, và hỏi to lên rằng:
- Bác Hai có nhà không ? Sao chưa thấy cho đuốc lên ?
Ở trong có tiếng đưa ra :
- Ai đấy ? Đã tối hẳn đâu ! Và chả có việc gì, thắp chi cho phí dầu.
- Lại còn chưa tối ! Bác thử trông xem có ra mặt tôi là ai nào ?
- Trông chẳng rõ ai cả ! Nhưng chắc là người quen. Để tôi gọi thắp lửa lên xem.
Bóng người lại trở vào nhà và gọi to :
- Tân thắp đuốc mau lên nhá !
Còn thiếu niên lặng lẽ giắt ngựa buộc vào gốc cây nhãn cổ thụ ở ngay cưa; rồi chàng ung dung bước vào nhà, ngồi vào trường kỷ. Một lát sau, chủ nhà cầm đuốc lên.