-
Làm Thế Nào Để Giết Một Tổng Thống - Tập II
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Lương Khải Minh - Cao Thế Dung
ĐINH MINH NGỌC xuất bản 1971CHAPTERS 4 VIEWS 3712
Nếu không có vụ tranh đấu 1963 và nói một cách chung thì Phật Giáo chưa có xích mích nào đáng kể đối với chính quyền Ngô Đình Diệm. (Ngoại trừ những xích mích có tính cách địa phương xảy ra tại Bình Định vào những năm 1960-1961). Trước năm 1963 Phật Giáo Việt Nam chỉ là một tập thể bao gồm những cục bộ riêng rẽ. Mà những cục bộ này cũng không được tổ chức chu đáo (vì bản chất của Phật Giáo là phi tổ chức). Tuy vậy Phật Giáo Việt Nam cũng bị ảnh hưởng sâu xa bởi sắc thái địa phương bối cảnh địa dư và nhân sự. Do đó, Phật Giáo đã thể hiện rõ rệt qua ba “sắc thái sinh hoạt”: Phật Giáo Miền Nam, Phật Giáo Miền Trung và Phật Giáo Di Cư. Phật Giáo Miền Nam gồm Hội Phật Học Nam Việt (Cư Sĩ Mai Thọ Truyền và Chùa Xá Lợi) Giáo Hội Tăng Già Việt Nam Thượng Tọa Thích Thiện Hoa Chùa Ấn Quang. Phật Giáo Nguyên Thủy nhóm Tiểu Thừa Chùa Kỳ Viên) và một số hội đoàn lẻ tẻ khác. Phật Giáo Miền Bắc di cư có độ 20.000 người nhưng không tạo thành một cộng đồng. Phần nhiều Phật Tử đã đi di cư với tư cách cá nhân và bằng phương tiện cá nhân. Trong số 200.000 người có vào khoảng 50.000 sống rải rác ở các trại định cư. Khoảng 50.000 người sống tại các Thị Xã. Còn lại 100.000 người qui tụ tại Sài Gòn. Phật Giáo Di Cư tại Đô Thành đại cương có thể chia thành hai nhóm, nhóm thuộc Chùa Phổ Quang và Nghĩa Trang Bắc Việt (Thượng Tọa Thích Trí Dũng) Nhóm đa số thuộc Chùa Từ Quang (Thượng Tọa Thích Tâm Châu).
Riêng Phật Giáo Miền Trung được coi là một cộng đồng có tổ chức sinh hoạt từ cấp khuôn hội cho đến trung ương (tức Chùa Từ Đàm). Theo thống kê trước năm 1963 Phật Giáo Việt Nam (Miền Trung ) có khoảng 40.000 người với một tổ chức thanh niên và hướng đạo Phật Tử đáng kể. Sau 1963 cũng thì số Phật Giáo Miền Trung 800.000 người. -
Làm Thế Nào Để Giết Một Tổng Thống - Tập I
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Lương Khải Minh - Cao Thế Dung
ĐINH MINH NGỌC xuất bản 1971CHAPTERS 7 VIEWS 4911
Sáng sớm ngày 2.11.1963, sau một đêm dài nhất, một đêm không ngủ, trong lúc tiếng súng vẫn còn nổ lẻ tẻ đâu đây, với nhiều đám khói tại trung tâm Thủ Đô còn bốc lên nghi ngút, từ các máy thu thanh phát ra lời loan báo của phe đảo chánh đã hạ được Dinh Gia Long thủ phủ cuối cùng của chế độ họ Ngô Đình Diệm nhưng anh em Ông Diệm đã trốn thoát khỏi Dinh Gia Long.
Khoảng 10 giờ cùng ngày, Đài Phát Thanh Sài Gòn loan một tin vắn tắt: “Anh em Ông Diệm bị bắt tại Chợ Lớn, và đã tự tử!” Dư luận bàn tán xôn xao, phần đông nghi ngờ: Không tin anh em Ông Diệm đã chết, và nhất là không tin anh em Ông Diệm tự sát. Vì ai cũng biết: Cố Tổng Thống Diệm là một người ngoan đạo, mà Đạo Thiên Chúa cấm tự sát. Phe đảo chánh không cho biết thêm tin tức nào về cái chết, trong khi báo chí thì không dám nói rằng anh em Ông Diệm bị giết.