-
Chiếc Xe Thổ Mộ
Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa VH Miền Nam Trước 75
Bích Thủy
TUỔI HOA xuất bản 1968CHAPTERS 20 VIEWS 54121
Bình chúm môi huýt sáo và rồi lại nghêu ngao điệp khúc một bài ca:
- Ngựa phi, ngựa phi đường xa.
Vừa hát, Bình vừa luôn tay làm việc. Bình bận đánh bóng bộ dây cương treo ở trước tầu ngựa. Hai cánh tay Bình đã mỏi rời . Tuy vậy Bình vẫn cố miết cho những sợi dây da thật bóng láng . Bình huýt sáo, rồi hát, không phải để thêm phấn khởi trong khi làm việc mà chính là vì lúc ấy lòng anh vui sướng thật tình.
Buổi trưa vào cuối mùa mưa trời oi bức lạ . Bình quệt tay ngang trán vẩy những giọt mồ hôi trên trán, thầm nhủ :
- Mình phải làm cho xong việc để chiều nay ông nội có thì giờ nghỉ ngơi . Nghỉ được nhiều nội sẽ chóng bình phục …
Bình rất hãnh diện về công việc đang làm. Bộ dây cương treo trước tầu ngựa đã lên nước bóng láng . Gần đó, phía bên trái, chiếc xe thổ mộ cũng đã được lau chùi cẩn thận nằm dưới bóng râm mát của cây trứng cá . Chỉ còn có con Long mã nữa là xong. Long mã là tên của con ngựa . Nó cũng cần tắm rửa sạch sẽ . -
Chú Thỏ Đế
Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa VH Miền Nam Trước 75
Bích Thủy
TUỔI HOA xuất bản 1967CHAPTERS 7 VIEWS 28338
Chiều hôm ấy ông Toàn Thịnh trở về với nét mặt không được vui lắm. Ngồi vào bàn ăn, ông chậm rãi nói với vợ:
- Mình còn nhớ ông Nghị Lâm không ? Ông ta có một đứa cháu muốn gửi cho ở trọ nhà mình để đi học, trong khi ông ấy vắng nhà.
Bà Toàn Thịnh hỏi:
- Ông ta bận đi đâu thế mình ?
- Đi nghỉ dưỡng bệnh ở Đà Lạt.
- Lạ nhỉ ! Ông Nghị Lâm có đau ốm gì đâu ? Trông ông ta còn tráng kiện lắm mà !
- Phải, nhưng đó chỉ là sắc diện bề ngoài. Chắc phải có bệnh làm sao nên bác sĩ mới buộc phải dưỡng bệnh chứ.
- Thế bố mẹ đứa nhỏ đâu, mà nó ở với ông ta.
- Bố mẹ nó đi làm ăn xa. Đâu như tận Phú Quốc, nên không thể đưa nó theo được. Vả đứa nhỏ còn phải ở lại để đi học. Nó ở với ông Nghị Lâm vì ông ta là bác của nó. Ngoài ông ta ra nó không còn ai ở đây cả. Ông Nghị Lâm cũng lại sống độc thân, nên ông ấy mới nhờ đến mình săn sóc hộ, cho đến khi ông ấy về.
Bà Toàn Thịnh nhăn mặt hỏi:
- Độ chừng bao lâu ?
- Có lẽ vài ba tháng.
- Phiền nhỉ ! -
Mái Nhà Xưa
Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa VH Miền Nam Trước 75
Bích Thủy
TUỔI HOA xuất bản 1970CHAPTERS 18 VIEWS 47585
Tôi không thể nào quên được buổi nói chuyện với cô tôi chiều hôm ấy. Buổi chiều quận lỵ vẫn buồn, nhất là vào lúc mặt trời lịm tắt. Chiều tím dâng lên, quạnh hiu len lén theo về thường gợi nên những cảm xúc bâng khuâng man mác.
Cô cháu tôi vẫn có thói quen, cứ mỗi chiều ra ngoài hàng hiên nhìn ra thửa vườn trải rộng trước nhà, vừa hóng mát vừa chuyện trò thủ thỉ với nhau. Đó là những chiều hạnh phúc, những giây phút êm đềm trong suốt quãng đời thơ ấu của tôi.
Cô tôi là một góa phụ. Duyên phận của cô tôi thực hẩm hiu. Chú tôi sớm lìa trần giữa lúc cô tôi còn xuân sắc, và không để lại cho cô đứa con nào. Cô là em ruột của cha tôi, và vì cha mẹ tôi gặp nạn chết cả hai trong một vụ đắm tàu, nên cô tôi nuôi dưỡng tôi từ nhỏ tới nay. Cô không thể nào quên được đêm hãi hùng đó, một đêm giông bão đã chôn vùi người anh thân yêu của cô vào lòng biển cả. Cô là người sống sót và may thay cứu thoát được tôi. -
Mưa Nguồn (Phóng tác)
Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa VH Miền Nam Trước 75
Bích Thủy
TUỔI HOA xuất bản 1968CHAPTERS 8 VIEWS 20743
Mai đứng nép người bên khung cửa sổ nhìn ra. Ngoài trời đang mưa. Mưa tầm tả, liên miên từ trưa tới giờ chưa ngớt. Mùa mưa ở miền Cao Nguyên thường kéo dài hầu như bất tận. Những đám mây xám vần vũ nối tiếp nhau trút sũng nước xuống mặt đất. Ngớt trận này, trời quang được chốc lát, ánh nắng chưa kịp hong khô ngọn cỏ, mây xám ùn ùn kéo đến, và trận mưa khác lại bắt đầu.
Ngoài cửa sổ, nơi Mai đang đứng, những giòng nước từ trên mái chảy xuống đan mành che mờ cảnh vật.
Mai rất thích nhìn mưa. Mưa gợi lên nhiều ý nghĩ buồn buồn, nhưng cũng nhen nhúm những cảm giác ấm áp khi đứng trong nhà nhìn ra ngoài trời ướt át. -
Tuổi Hoa số 49 (1966)
Tạp Chí Tuổi Trẻ / Học Trò Tủ Sách Tuổi Hoa VH Miền Nam Trước 75
Bích Thủy - Vi Vi
TUỔI HOA xuất bản 1966VIEWS 9918