-
Dịch Hạch
Truyện Dịch GT Nobel Văn Học
Albert Camus
CHAPTERS 5 VIEWS 17567
DỊCH HẠCH là một cuốn tiểu thuyết biểu tượng. Thông qua hình tượng nhân vật, hành vi và nhất là tâm tư cùng ngôn ngữ của họ, người đọc dễ dàng cảm nhận chiều sâu tác phẩm và ý định tác giả là phủ định chiến tranh và bạo lực, khẳng định ý chí chiến đấu chống tai họa đe dọa cuộc sống con người. Tác giả xây dựng một loạt nhân vật tích cực tuy đường đi nước bước có khác nhau nhưng cuối cùng đều tự nguyện xông vào trận tuyến chiến đấu chống dịch hạch, đem lại cuộc sống yên lành cho con người, trả lại hòa bình cho xã hội.
Trong lúc một số người cho là làm gì cũng vô ích, chỉ nên quỳ gối cầu xin Thượng đế, thì Rieux, Tarrou và bè bạn đều khẳng định là phải chiến đấu bằng cách này hay cách khác, chứ không quỳ gối: “Toàn bộ vấn đề là ra sức ngăn cản không để người ta chết và vĩnh viễn xa nhau. Muốn vậy, chỉ có một cách duy nhất là chống lại dịch hạch”. -
Người Xa Lạ
Truyện Dịch GT Nobel Văn Học
Albert Camus
CHAPTERS 12 VIEWS 10981
Má tôi chết ngày hôm nay, hay có lẽ từ hôm qua, tôi cũng không biết nữa. Tôi nhận được một bức điện tín của viện dưỡng lão: mẹ chết. An táng ngày mai. Thành thực phân ưu”. Như thế không có gì rõ rệt cả. Có lẽ chết hôm qua.
Viện dưỡng lão ở Marengo, cách Alger tám mươi cây số. Tôi sẽ đi xe buýt hồi hai giờ trưa và tới nơi vào buổi chiều. Như thế, tôi có thể thức để canh tử thi và chiều mai sẽ trở về. Tôi xin phép chủ nghỉ hai ngày và ông không thể nào từ chối được trước một lý do như vậy. Nhưng ông có vẻ không bằng lòng. Tôi đã phải nói với ông: “ Đó không phải lỗi tại tôi”. Ông không trả lời. Sau tôi nghĩ, đáng lẽ tôi không nên nói với ông như vậy. Kể ra tôi không vệc gì phải tự bào chữa. Đáng lý ra chính ông phải chia buồn với tôi. Nhưng có lẽ đến ngày kia, ông sẽ chia buồn khi thấy tôi đeo băng tang. Còn bây giờ, cứ coi như má tôi chưa chết. Trái lại, sau lễ an táng thời đấy là một việc đã rồi và tất cả mọi sự sẽ có một tính cách chính thức hơn. -
Những Người Trung Thực
Truyện Dịch Truyện Kịch GT Nobel Văn Học
Albert Camus
CHAPTERS 5 VIEWS 11457
Bi kịch năm hồi
Kịch Những người trung thực được trình diễn lần đầu tiên ngày 15 tháng Chạp năm 1949, trên sân khấu hi viện Hébertot (giám đốc Jacques Hébertot) dưới quyền đạo diễn của Paul Ettly, trang trí và y phục của de Rosnay. -
Sương Tỳ Hải
Truyện Dịch Tùy Bút / Biên Khảo GT Nobel Văn Học
Albert Camus - Bùi Giáng dịch
CHAPTERS 13 VIEWS 4596
Tuyển tập này gồm những bản văn dịch của ba nhà tư tưởng hiện đại Tây Phương. Những bản văn có tính cách soi tỏ cho nhau, không - soi tỏ giúp độc giả Việt Nam (trên một lộ trình ẩn hiện) về một Nếp Gấp của Ngôn Ngữ Tương Ứng trên mặt biển dâu.
Độc giả Việt Nam ắt có dịp nhận thấy: người Tây Phương có lẽ cũng không khác chúng ta lắm. Có lẽ họ gần chúng ta lắm. Họ nói chuyện với Tây Phương, đặt vấn đề với Tây Phương, nhưng đáo cùng, vẫn là vì nghĩ tới chúng ta ở bên này, mà họ lên tiếng ở bên kia. Nói đúng hơn: họ nghĩ tới một Cõi Quê Chung... Bên này, bên kia, cùng đi về một nẻo, trên một triều Sử Lịch dị thường. -
Thần Thoại Sisyphus
Truyện Dịch GT Nobel Văn Học
Albert Camus
CHAPTERS 4 VIEWS 6767
Trong thần thoại Hy Lạp, Sisyphus bị các vị thần trừng phạt phải suốt đời phải đẩy một khối đá lớn lên đỉnh núi; khi lên tới đỉnh, anh phải đứng nhìn khối đá lăn xuống chân núi, và Sisyphus phải trở xuống đẩy hòn đá lên đỉnh, cứ như vậy. Với Albert Camus, nhà văn đoạt giải Nobel năm 1957, cuộc đời của Sisyphus đại diện cho bi kịch cuộc sống của đa số chúng ta: là con người có ý thức, về cơ bản đều muốn sống một cuộc đời tử tế (cao cả nếu có thể) nhưng cuối cùng thường bị “trừng phạt” bằng một cuộc đời với những lặp lại vô nghĩa. Càng là anh hùng, càng muốn vươn tới sự cao cả, tử tế, cái bi kịch này dường như càng rõ và càng lớn. Và như thế, Albert Camus hỏi: Sống để làm gì?