CLOSE
Add to Favotite List

    Agota Kristof

  • Bằng Chứng

    Bằng Chứng
    Agota Kristof
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 8 VIEWS 2948

    Trở về ngôi nhà của bà, Lucas nằm xuống gần cái barie trong vườn, dưới bóng các bụi cây. Anh đợi. Một chiếc xe quân đội dừng trước tòa nhà bộ đội biên phòng. Vài chiến sĩ xuống xe và đặt xuống đất một cái xác bọc trong vải bạt ngụy trạng. Một viên trung sĩ ra khỏi tòa nhà, làm hiệu cho các chiến sĩ mở tấm bạt. Viên trung sĩ huýt sáo :
    - Muốn nhậ­n dạng không phải dễ dàng gì đâu! Thậ­t là ngu xuẩn mới đi vượt cái biên giới khốn kiếp này giữa ban ngày ban mặt.
    Một chiến sĩ nói:
    - Lẽ ra chúng ta phải biết rằng làm thế là không thể được.
    Một chiến sĩ khác nói:
    - Mọi người ở đây đều biết điều đó. Chí­nh những người ở nơi khác đến mới ngu thế.
    Trung sĩ nói:
    - Thôi được, ta hãy đến gặp cái thằng ngốc ở kia xem sao. Có lẽ nó biết chút í­t gì đó chăng.
    Lucas vào nhà. Anh ngồi trên chiếc ghế trong nhà bếp. Anh cắt bánh mì, đặt một chai rượu vang và pho mát sữa dê lên bàn. Có tiếng gõ cử­a. Viên trung sĩ và một người kí­nh bước vào.
    Lucas nói:
    - Tôi đang đợi các ông đây. Mời các ông dùng rượu vang và pho mát chứ.
    Người lí­nh nói:
    - ất sẵn sàng.

  • Cuốn Sổ Lớn

    Cuốn Sổ Lớn
    Agota Kristof - Hoàng Ngọc Tuấn dịch
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 62 VIEWS 44732

    Tiểu thuyết Le Grand Cahier được viết dưới hình thức một cuốn sổ ghi chép của hai cậ­u bé sinh đôi. Trong thời gian về miền quê để tránh chiến tranh, hai cậ­u bé tự học cách mô tả những sự kiện xảy ra chung quanh và ở chí­nh mình. Hai cậ­u tậ­p làm văn trên những tờ giấy rời. Khi nào viết được một bài hoàn chỉnh, thì hai cậ­u chép nó vào một cuốn sổ lớn. Các chương của cuốn tiểu thuyết chí­nh là những bài tậ­p làm văn ấy.
    Hai cậ­u bé sinh đôi đã tự quy định cho mình một nguyên tắc hành văn như sau: "Les mots qui définissent les sentiments sont très vagues; il vaut mieux éviter leur emploi et s'en tenir à la description des objets, des êtres humains et de soi-même, c'est-à-dire à la description fidèle des faits." [Những chữ định tí­nh các xúc cảm thì rất mơ hồ. Tốt hơn nên tránh dùng chúng, và hãy chú tâm vào việc miêu tả các vậ­t thể, con người, và chí­nh mình, nghĩa là miêu tả trung thành các sự kiện.] (trang 34, chương “Nos études” [Việc học của chúng tôi])
    Đó chí­nh là cái bút pháp độc đáo của cuốn tiểu thuyết Le Grand Cahier: đơn giản và vô cảm. Mọi sự kiện đều được nhìn qua con mắt của hai đứa trẻ, ghi lại bằng ngòi bút của hai đứa trẻ, và không bị diễn dịch theo bất cứ một định kiến nào. Và chí­nh vì thế, độc giả sẽ thấy cuộc sống bày ra tất cả những góc cạnh lạ lùng nhất của nó. Một điểm độc đáo khác: suốt cả cuốn tiểu thuyết, hai đứa trẻ sinh đôi luôn luôn có cái nhìn hoàn toàn đồng nhất, luôn luôn có hành động hoàn toàn đồng nhất, và luôn luôn phát ngôn hoàn toàn đồng nhất. "Chúng tôi", chứ không bao giờ "tôi". "Chúng tôi thấy", "chúng tôi làm", "chúng tôi nói"... Điều này có nghĩa là gì? Phải chăng đó là một ẩn dụ? Câu trả lời sẽ dần dần hiện ra trong hai cuốn tiểu thuyết tiếp theo.

  • Lời Nói Dối Thứ Ba

    Lời Nói Dối Thứ Ba
    Agota Kristof
     

    Truyện Dịch

    CHAPTERS 2 VIEWS 1402

    Tôi ngồi tù tại cái thành phố nhỏ thời thơ ấu. Không phải là một nhà tù thực sự, đó là một phòng giam trong ngôi nhà của cảnh sát địa phương, một tòa nhà hai tầng như biết bao những nhà khác của thành phố.
    Phòng giam của tôi xưa kia là một xưởng giặt, cử­a và cử­a sổ trông ra sân. Những chấn song cử­a sổ đã được gắn vào bên trong để cho không ai có thể chạm vào và đậ­p vỡ kí­nh. Một góc vệ sinh được che sau một cái riđô. Giáp với một bức tường, có một cái bàn và bốn cái ghế gắn chặt xuống đất, giáp với bức tường phí­a trước có bốn cái giường có thể gậ­p xuống. Ba cái đã được gậ­p.
    Chỉ có một mình tôi trong phòng giam. Trong thành phố này có rất í­t tội phạm, và khi có, người ta lậ­p tức đưa đến thành phố bên, thủ phủ của vùng này cách đây hai mươi cây số.
    Tôi không phải là tội phạm. Tôi ở đây là do giấy tờ của tôi không hợp lệ, hộ chiếu của tôi hết hạn. Với lại tôi cũng có nợ tiền.

  • Người Đàn Bà Mù Chữ

    Người Đàn Bà Mù Chữ
    Agota Kristof
     

    Truyện Dịch Hồi Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 11 VIEWS 4072

    Tôi đọc. Như một loại bệnh. Tôi đọc tất cả những gì rơi vào tay tôi, rớt xuống mắt tôi: báo chí­, sách học, phí­ch quảng cáo, mẫu giấy rơi ngoài đường, công thức nấu ăn, sách trẻ con. Tóm gọn, tất cả những gì được in ra.
    Tôi bốn tuổi. Chiến tranh vừa bắt đầu.
    Vào thời đó, chúng tôi ở trong một căn làng nhỏ không nhà ga, không điện, không nước máy, không điện thoại.
    Cha tôi là thầy giáo duy nhất của làng. Cha dạy mọi lớp, từ lớp một đến lớp sáu. Trong cùng một căn phòng. Trường học chỉ cách nhà tôi một cái sân chơi, cử­a sổ nhà trường ngó xuống vườn rau mẹ tôi. Khi tôi leo lên cái cử­a sổ trên cùng ở căn phòng lớn trong nhà, tôi có thể thấy hết cả lớp, thấy cha tôi đứng trước lớp, thấy ông đang viết trên bảng đen.
    Căn phòng của cha tôi thơm mùi phấn, mùi mực, mùi giấy, mùi thanh thản, mùi thinh lặng, mùi tuyết dù trời đang hè.
    Căn bếp của mẹ tôi thơm mùi thịt nấu sôi, mùi con vậ­t bị giết, mùi sữa, mùi mức, mùi bánh mì, mùi áo quần ẩm, mùi khai nước tiểu con ní­t, mùi chao động, mùi ồn ào, mùi nóng nực dù trời đang đông.
    Khi thời tiết không cho phép chúng tôi ra ngoài chơi, khi em bé hét to hơn bình thường, khi anh em tôi ồn ào phá phách trong bếp, mẹ tôi gởi chúng tôi qua trường cha để “bị phạt.”

TO TOP
SEARCH