-
Con Đường Qua Mùa Đông
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo
Thế Uyên
XUÂN THU xuất bản 1990CHAPTERS 14 VIEWS 501
Bình thường ra miền Nam Việt Nam chỉ có hai mùa, một mùa mưa và một mùa nắng. Nhưng cứ vài năm, không theo một chu kỳ nào cả, lại có một mùa đông. Và năm đó, 1975, một mùa đông đã đến thật sự với trại cải tạo rộng lớn giành cho sĩ quan cấp úy ở gần chân núi Bà Đen này. Các sĩ quan cấp tá, tướng đã được Ủy Ban Quân Quản dặn dò là phải mang theo áo lạnh, còn sĩ quan cấp úy thì không. Do đó khi cái lạnh từ phương Bắc tỏa xuống, các bạn đồng đội của tôi đã phải từng toán đi đào các giao thông hào lây lên các bao cát mà chính chúng tôi đã theo lịnh của Ban Lãnh Đạo trại lấp đi để xoá bỏ những dấu tích của chiến tranh.
-
Đường Vào Tình Sử
Thơ VH Miền Nam Trước 75
Đinh Hùng
XUÂN THU xuất bản 1961VIEWS 14274
Khi tóc mùa xuân dài trước cửa
Khi nắng chiêm bao khẽ chớp hàng mi
Khi những con thuyền chở mộng ra đi
Giấc mộng phiêu lưu như bầy hải điểu
Kỷ niệm trở về, nắm tay nhau hiền dịu
Ngón tay thơm vàng phấn bướm đa tình
Anh sẽ tìm em như tìm một hành tinh
Mặc trái đất sắp tan vào mộng ảo -
Hồng Kông Ở Dưới Chân
Tập Truyện
Mai Thảo
XUÂN THU xuất bản 1989CHAPTERS 10 VIEWS 2684
Chiếc đồng hồ Thụy Sỹ hình bầu dục, mạ vàng, mỏng như một tờ giấy, người đàn ông mập mạp, đứng tuổi, thấy ngay là một người Mỹ, cầm trên tay với tất cả vẻ tần ngần lưu luyến, nhìn qua vai ông ta, Chính biết là một chiếc đồng hồ khá đắt tiền. Đắt lắm, chắc vậy. Và sự tần ngần của người muốn mua nó là không biết có nên trả giá hay không. Người Mỹ ngại ngần với sự trả giá. Không biết cách nữa. Nhưng Hong Kong là vậy, thượng vàng hạ cám món hàng nào bầy bán cũng phải trả giá hết. Thành ra Mỹ Quốc loay hoay, không biết nên có quyết định nào. Với chiếc đồng hồ óng ánh cầm lên đặt xuống nhiều lần trên tay.
Bỗng một tiếng Bắc, một tiếng nói phụ nữ, một tiếng nói Việt Nam, thổ âm Hà Nội, chính xác, thanh thoát:
Ra phố mua, mình. Thiếu gì. Hàng bán trong khách sạn này cốt bán cho du khách. Bao giờ cũng đắt gấp hai, gấp ba ngoài phố.
Người đàn bà Việt Nam vừa cất tiếng nói, ngồi ở đầu quầy là một thiếu phụ. Đã đứng tuổi, chừng trên dưới 40, khuôn mặt và thân hình cũng rất thanh tú, diễm lệ. Trái hẳn với cái thái độ bồn chồn của người chồng, nàng ngồi ung dung, hai chân vắt lên nhau, cặp đùi tròn lẳn và dài vút nổi bật dưới làn lụa mỏng của cái váy hoa màu tím. Chính tới Hong Kong, ghé qua Đại Hàn, đã được một tuần. Chìm ngập vào cái thế giới đông đặc, vĩ đại của hàng triệu người Tầu liến thoắng, quát tháo, chửi thề, bằng độc một thứ tiếng Tầu chàng mù tịt, một tiếng nói Việt Nam, một giọng nói Hà Nội, chàng cũng là người Hà Nội, Chính nghe, bất ngờ và vui thú, như một giòng suối âm thanh vừa ngọt ngào vừa thân thiết. Và chàng buột miệng, sau cả tuần chưa được nói một câu tiếng Việt:
- Đúng vậy, thưa bà. Tội gì. Hàng hóa trong khách sạn này đắt thật. Toàn một giá cắt cổ.
Thiếu phụ đứng ngay lên, vẻ mặt vừa ngạc nhiên vừa mừng rỡ:
- Tuyệt quá, hôm nay mới được gặp ông là người Việt Nam. -
Một Tù Binh Mỹ Ở Việt Nam
Truyện Dài
Duyên Anh
XUÂN THU xuất bản 1990CHAPTERS 40 VIEWS 25255
Đã lâu lắm rồi, James Fisher chẳng còn ý thức nổi không gian và thời gian nữa. Chàng sống như một tội đồ thời tiền sử. Hang động giam nhốt chàng là những conex, những cachots. James Fisher chưa biết địa ngục vì chàng chưa chết. Nhưng nếu địa ngục giống hệt sự tưởng tượng của tôn giáo, của tiểu thuyết, của điện ảnh, địa ngục ấy tầm thường, thiếu hẳn niềm hiu quạnh soi mòn tái tê xương thịt và nỗi cô đơn nhỏ giọt lạnh buốt linh hồn. Nơi chốn chàng đang hiện hữu, đang thoi thóp, đang hôn mê không phải địa ngục của Diêm vương, của quỷ sứ phán xét và trừng trị xác chết khi nó làm người gian ác trên trần thế. Mà là cõi âm u bóng tối của những con người say mê thù hận và khai thác tận cùng hình phạt của thù hận để truy nã tư tưởng người khác và đe dọa nó từng phút, từng giây. Nơi chốn đó, thân phận con người không tìm ra định nghĩa và chỉ cần một khoảnh khắc tuyệt vọng, con người sẽ bị hủy diệt nhục nhã.
-
Nhà Tù
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Nhật Ký / Tiểu Sử
Duyên Anh
XUÂN THU xuất bản 1987CHAPTERS 26 VIEWS 128154
Tôi không có ý định viết hồi ký về những năm tù đầy của tôi khi tôi trở lại đời sống bình thường. Con người sinh ra là để chịu đựng mọi hệ lụy. Từ đầu đường oan nghiệt, tôi khởi sự khóc và tôi sẽ gục ngã ở cuối đường oan nghiệt. Từ đấy, theo tôi, là những cái mộ u cao hơn, nhiều chông gai hơn những cái mộ u khác dốc dài sau đó. Vượt qua hay chẳng vượt qua thì rồi cũng chết. Có những cái chết thật vô tích sự và mục rả như có cây tàn tạ. Có những cái chết được phục sinh. Chinh ý nghĩa của sự sống đã phục sinh sự chết. Ý nghĩa ấy nảy mầm trong lòng những cái mộ u cao nhất của sầu đạo và mầm ấy chổi lên mặt đất, chổi lên mãi thành cây nhân sinh xum xuê lá cành xanh mướt, trĩu nặng trái chín vàng mộ bằng sự phấn đấu can đảm của con người vượt qua mộ u. Nhà tù nào cũng chỉ là một xã hội thu hẹp. Nó nhỏ bé nên nó sinh động vô cùng. Nó gần gũi nên nó lột trần muôn mặt. Nó đầy rẫy ti tiện bẩn thỉu. Nó cao thượng và nó thấp hèn. Nó phản phúc đáy tim và nó sắt son đầu lưỡi. Nó đố kỵ ban đêm và nó hòa hoãn ban ngày. Nó anh hùng trong bóng tối và nó khiếp nhược ngoài ánh sáng. Nó tạo dựng ngộ nhận, vu khống, chup mũ và hành hạ lẫn nhau, bởi quan điểm cũ kỷ, bởi lập trường sắt máu, bởi sự ngu xuẩn, bởi máu lãnh tụ và bởi cả một điếu thuốc lào, một cục đường hay một miếng thịt chia chẳng đồng đều! Nhà tù không dạy con người một bài học cao quý nào cả. Con người đã tự học ở sự tủi nhục, ở nơi cay đắng trong nhà tù. Để biết chịu đựng. Để biết coi thường tất cả. Để biết thương xót.
-
Nhìn Lại Những Bến Bờ
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Nhật Ký / Tiểu Sử
Duyên Anh
XUÂN THU xuất bản 1989CHAPTERS 17 VIEWS 44484
Thuở còn ngồi trung học, tôi đã say mê phóng sự tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng. Nhân vật không tên trong Giông tố khiến tôi ngưỡng mộ là ông nhà báo. Ông ta từ Hà Nội xuyên huyện lỵ dự phiên tòa xử Nghị Hách hiếp dâm Thị Mịch để viết bài tường thuật. Hồi đó, huyện đường cơ hồ triều đình nhỏ và tri huyện cơ hồ ông vua con. Thế mà ông nhà báo coi thường cái quyền uy ghê gớm ấy. Đứng về phe yếu đuối chống đối cường quyền, về phe bị trị chống đối thống trị, nhà báo nhân danh sự thật và soi sáng sự thật. Ông nhà báo làm tôi quên hẳn những hiệp sĩ trừ gian diệt bạo của truyện kiếm hiệp Thanh Đình, Lý Ngọc Hưng, Văn Tuyền … Ông ta mới đích thực là thần tượng của tôi. Dưới ngòi bút Vũ Trọng Phung, hình ảnh ông nhà báo anh hùng ám ảnh tôi không ngớt. Tôi mơ ước trở thành nhà báo.
-
Sàigòn Ngày Dài Nhất - Hồi Ký
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Nhật Ký / Tiểu Sử
Duyên Anh
XUÂN THU xuất bản 1988CHAPTERS 12 VIEWS 50667
Tôi nhìn đồng hồ: 0 giờ 1 phút. Ngày mới của nhân gian đã sang được 60 giây. Hoàng hôn của đời tôi khởi sự. Từ đốm lửa ở đầu điếu thuốc loé lên mỗi hơi rít đẫy đà, tôi mơ hồ thấy nỗi chết gần kề. Đao phủ và hình cụ của nó đang chờ tôi bên bờ biển máu. Tôi linh cảm tôi sẽ là một trong cả triệu nạn nhân bị đẩy vào cuộc tàn sát tuyết hận ghê gớm của cộng sản như người Mỹ khẳng định và như Soljenitsyne quả quyết. Tôi sợ hãi. Tôi sợ hãi vô cùng: Vì tôi chưa hiểu cộng sản sẽ dành cho những nhà văn chống đối họ cách chết nào, lối chết nào, kiểu chết nào. Khái Hưng đã bị dìm dẫy sặc dưới nước. Lan Khai đã bị nhét vô rọ liệng xuống sông. Sắp đến lượt chúng tôi. Sắp đến lượt Doãn Quốc Sĩ, Dương Nghiễm Mậu, Nguyễn Mạnh Côn, Như Phong... Chẳng biết những người này có nhanh chân và may mắn hơn tôi? Chẳng biết anh em nào đã ra đi, anh em nào còn kẹt lại? Riêng tôi, tôi tuyệt vọng di tản từ lúc cổng sắt của Phòng thông tin Mỹ góc đường Lê Quý Đôn - Phan Đình Phùng mở tung, dân Sài gòn ùa vào đập phá cho hả giận bị đánh lừa và hôi đồ cho bõ tức. Với tôi, định mệnh an bài hồi 14 giờ, ngày 29-4-1975. Sứ thần Lan Carter không trở lại thực thi lời tâm huyết của tổng thống Gerald Ford: "Phải dành ưu tiên di tản những nhà văn, những nhà báo, những chủ bút"... Tôi nhớ Phạm Duy, trước phút chạy thục mạng, đã cố gọi giây nói khuyên tôi: "Tìm lối thoát lẹ đừng tin Mỹ, bọn Mỹ chó đẻ lắm"? Bọn Mỹ chó đẻ thật. Nó năn nỉ chúng tôi đến Usis ghi tên di tản. Nó lập danh sách, ghi rõ tên tuổi, bút hiệu, địa chỉ của chúng tôi. Nó đem danh dự của dân tộc nó quả quyết sẽ không bao giờ để chúng tôi lọt vào tay cộng sản. Chúng tôi tin nó. Và chúng tôi đã không kiếm đường khác. Bấy giờ, ông đại sứ John Dan chưa công bố thư riêng của hoàng thân Sirit Matak sau khi cuốn cờ sao xọc rời Phnom Penh: "Sống chết đối với tôi không quan trọng. Điều quan trọng là tôi đã trót tin người Mỹ"? Sirit Matak khước từ di tản. Nếu tôi không lưỡng lự giữa hợp pháp và bất hợp pháp, chỉ cần xỉa cho chị me Mỹ đen dưới chợ Xóm Lách mỗi đầu người ba trăm đô-la, tôi đã leo máy bay Mỹ ở phi trường Tân Sơn Nhất. Mới hay, me Mỹ giá trị hơn lời của tổng thống Gerald Ford và danh dự Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Khi tôi quán triệt tâm huyết Mỹ, đó là lúc tôi chờ đợi cái chết. Tôi đã chưa hề tin Mỹ. Lần đầu tôi tin Mỹ và tôi e rằng không còn dịp để nói là lần cuối cùng. Mỹ giống hệt cộng sản. Nó bảo trắng thì là đen. Nó bảo thắng thì là bại. Nó bảo đồng minh thì là đầy tớ. Nó bảo chung thủy thì là phản phúc. Nó dọa biển máu, biển máu. Nó vẽ ra những cảnh tượng hãi hùng. Nó sáng tạo sự khiếp đảm. Nó bắt thần kinh con người phải căng thẳng. Nó khiến con người gần như mất hết phẩm cách vì sợ chết, ôm lấy nó để nó giáng những báng súng thô bạo lên thân thể, nó đấm, nó đạp mà vẫn cam đành nhục nhã, ê chề, đau đớn cho sự sống hèn mọn ngoài biển máu quyết đoán của nó. Rồi nó thản nhiên vất cả một dân tộc lại, thoi thóp từng giây với ác mộng biển máu. Từ khai thiên lập địa, từ có loài người, chưa có giống người nào dã man, độc ác, lạnh lùng hơn giống tư bản. Cái giống tư bản đã viện trợ thêm cho chúng tôi cảm giác rụng rời của tưởng tượng nỗi chết, cách chết, kiểu chết tính bằng co rút của tế bào tính bằng héo khô của mạch máu, tính bằng rời rạc của nhịp tim. Tư bản làm tê liệt tâm hồn con người để cộng sản kết thúc cuộc sống của con người. Hai kẻ tội đồ của nhân loại đã thông đồng một trò chơi khốn kiếp ở nhiều nước nhỏ trên trái đất. Hôm nay, ở nước tôi.
-
Tay Che Thời Tiết
Truyện Dài Tình Cảm
Túy Hồng
XUÂN THU xuất bản 1988CHAPTERS 4 VIEWS 6317
Trên đồi cao, không gian thắp sáng hình cánh cung. Qua lớp cửa pha lê la đà màn hoa của căn phòng ngủ vuông và đẹp, Ngàn nhìn lên bầu trời hạt huyền in nổi mấy chiếc sao lẻ bên cạnh chòm Bắc Đẩu lung linh hào quang nhạt. Trăng tươi màu lửa non mang hình một phần tư quả dưa leo đã moi ruột. Bầu trời quê người nhiều đêm trông lên thấy khác bầu trời quê nhà. Đêm thượng tuần ở đây vỏn vẹn một mặt trăng với năm hoặc sáu ngôi sao trong khi ở quê nhà hàng ha sa số ánh sao rắc kín bầu trời như kê vàng.
-
Trại Tập Trung
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Nhật Ký / Tiểu Sử
Duyên Anh
XUÂN THU xuất bản 1987CHAPTERS 27 VIEWS 101403
Có kẻ mê giang-hồ đến độ thèm được lột da mình bọc ngoài chiếc va-ly của một lãng-tử nào đó, khi mình chết. Để mãi mãi ngày tháng là những chuyến đi. Nếu ông ta tiên-tri cuộc đời sẽ còn những tuyến đường Moscou – Goulag Sibérie, Suối Máu – Phước Long, Kà-Tum- Bù-gia-mập, Long Giao – Sơn Ca, Trảng Lớn – Hà Nam Ninh,Gia Lai – Vĩnh Phú, Washington – Hà-nội Hilton, Nhà Mình – Sở Công An, Đề-lao Gia Định – Chí Hòa…. di chúc của ông ta sẽ khác hẳn. Và nếu ông ta biết cuộc đời sẽ còn những chuyến xe lửa ngừng lại chẳng cần kéo còi, chẳng cần đợi đến ga nhỏ, lãng-tử chạy xuống vũng trâu đầm, múc nước uống ừng-ực ngang họng súng AK canh chừng, ông ta, chắc chắn, sẽ chán chuyện lãng-du. Ở thời đại tôi và trên quê-hương tôi có những chuyến đi đã trùm lấp định-nghĩa vô-định và thống-khổ mà tôi không sợ lộng-ngôn bảo rằng đó là những chuyến đi định-nghĩa làm người. Rồi sẽ có hồi-ký của một tù-nhân viết chính-xác về chuyến đi Sài gòn – Hà nội được chào mừng bằng những trận mưa máu đá củ đậu củ khoai. Rồi sẽ có hồi-ký của một tù-nhân viết chính-xác về chuyến đi Sài gòn – Phú Quốc trên chiếc tầu HQ 501 khởi hành từ bến Tân Cảng.