CLOSE
Add to Favotite List

    NXB VÀNG SON

  • Chiến Công Của Một Xác Chết

    Chiến Công Của Một Xác Chết
    Ewen Montagu
    VÀNG SON xuất bản 1974

    Truyện Dịch Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 40 VIEWS 40589

    Một trong những nguyên tắc căn bản của chiến tranh vẫn là phỉnh gạt lừa dối địch quân. Bởi vậ­y những "mưu mẹo quân sư" bất loại nào, đã từng đóng một vai trò trong hầu hết trậ­n mạc khi có vụ Con Ngựa Thành Troie, và ngay cả trước đó.
    Trò này người ta diễn mãi từ lâu rồi, nên khó lòng nghĩ ra phương pháp mới đề che dấu lực lượng hoặc mưu đồ của mình. Ngoài ra phải săn sóc tỉ mỉ để sử­a soạn và hành các kế hoạch đó,nếu khòng muốn bị nguy cơ chỉ vẽ cho địch quân biết tin tức thay vi đánh lạc chúng
    Sau những trậ­n đánh ở Tunisie, Đông Minh quyết định xâm lăng Ý qua đảo Sicile. Chúng tôi tin chắc quyết định này là một hệ luậ­n hiển nhiên cho chiến tranh Bắc Phi, địch quân phải trông đợi và tậ­p trung lực lượng để đương đầu. Vậ­y làm thế nào đề phỉnh gạt chúng ?|15. Marianne|16. Những Nỗi Băn Khoăn Của Mấy Ông Tướng|17. Kết Quả|18. Thay Đổi Chiến Thuậ­t|19. La Femme Fatale (Người Đàn Bà Định Mệnh)|20. Một Viên Đá Nhỏ Có Thể Làm Hư Cả Một Bộ Máy|21. Nhà Tù Moabit|22. Bà Chù Nhà Xinh Đẹp Với Đứa Con Trai Tinh Quái|23. Himmler Cắn Phải Mồi|24. Lộ Tẩy|25. Giết Hoặc Bị Giết|26. Kết Quả

  • Cô Hippy Lạc Loài

    Cô Hippy Lạc Loài
    Nhã Ca
    VÀNG SON xuất bản 1972

    Truyện Dài Du Đãng / Bụi Đời VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 2471

    Ở Sàigòn, bất cứ buổi sáng, buổi chiều nào ở đường Tự Do, Lê Lợi, khu chợ Cũ, góc chợ Bến Thành, trước một quán ăn, trên một lề đương, bạn có thể trông thấy cô hippy của chúng ta.
    Cô hippy của chúng ta ? Các bạn sẽ bậ­t cười, Có cả hàng trăm hàng ngàn cô gái hippy chứ lại. Xanh, đỏ, tí­m, vàng, màu sắc tùm lum, nghịch ngợm, mát mẻ, vui mắt trên khắp hè phố. Và các bạn nữa, có thể bạn cũng là một dân hippy như ai. Không đâu, chúng ta chỉ có một cô hippy, đó là người đàn bà lang thang suốt ngày trên hè phố, trong quán ăn, trong cácc khu chợ mà tôi sắp nói đến.
    Bà ta, không nên, phải gọi là cô. Cô hippy của chúng ta là một người đàn bà khoảng ba chục tuổi hay có thể trên chút xí­u. Đầu cô hippy cạo nhẵn thí­n, mắt tô chì xanh lè, môi và má đỏ chót. Dáng cô hippy còn được lắm, gầy cao, đó là một vóc dáng mỹ nhân lý tưởng. Tay chân dìu dặn, da đen nâu. Khuôn mặt dài, sống mũi cao, mắt to, chứng tỏ cô hippy của chúng ta đã có một thời nhan sắc đáng nể.

  • Duyên Anh Tuổi Trẻ, Mộng và Thực

    Duyên Anh Tuổi Trẻ, Mộng và Thực
    Huỳnh Phan Anh
    VÀNG SON xuất bản 1972

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 863

    Duyên Anh là một trường hợp. Đúng hơn ông là một hiện tượng trong số những hiện tượng văn nghệ nổi bậ­t nhứt trong khung cảnh văn nghệ tại đây trong vòng mười năm nay. Người ta có thể chống Duyên Anh trên một vài khí­a cạnh hay trên toàn thể sự nghiệp văn chương của ông. Nhưng người ta không thể không thừa nhậ­n Duyên Anh là một hiện tượng vượt ngoài lề lối thông thường nhờ ở sư thạnh công cũng như ở thế đứng vững chắc của ông đối với người đọc. Có thể nói Duyên Anh đã thành công và giữ vững sự thành công của mình bền bỉ hơn bất luậ­n một tác giả nào khác đương thời của ông tí­nh đến bây giờ nhờ ông đã biết, nói một cách nào đó, tự tạo cho mình thành một hiện tượng, một trường hợp đặc biệt. Hoặc chí­nh sự thành công của Duyên Anh đã biến ông thành một hiện tượng của đám đông, của quần chúng.

  • Học Trò

    Học Trò
    Hoàng Ngọc Tuấn
    VÀNG SON xuất bản 1972

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 9 VIEWS 962

    Mai Khôi, không phải là tên của một người con gái nào đâu. Trường cũ của tôi đó. Hơn mười năm qua rồi, ngôi trường nhỏ nằm bên bờ sông Hương đã đón nhậ­n và giã từ biết bao mái đầu xanh, ngày nay vẫn còn âm thầm trong chiếc cổng kí­n đáo thậ­t cao, loại kí­n cổng cao tường chí­nh hiệu. Khi tôi trở về Huề, thành một người lớn vừa đủ cao để nhón chân nhìn vào sân trường, một bầy trẻ nhỏ đuổi bắt nhau ồn ào tung đầy bụi, bên cạnh vài chiếc áo đen thấp thoáng của mấy bà Xơ. Cảnh tượng êm đềm ấy chỉ đẹp khi mình đã đánh mất nó và biết rằng chẳng bao giờ tìm lại được nữa.
    Ngày xưa, cái tiếng ấy làm nao lòng mình quá.

  • Lược Sử Văn Nghệ Việt Nam - Nhà Văn Tiền Chiến

    Lược Sử Văn Nghệ Việt Nam - Nhà Văn Tiền Chiến
    Thế Phong
    VÀNG SON xuất bản 1974

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 44 VIEWS 2183

    Khách Nợ là nét vẽ thực về những con người, những cảnh đời khốn cùng ở làng quê nghèo ngoại thành Hà Nội trước Cách mạng Tháng Tám. Với cách kể chuyện bình dị, nhẹ nhàng, không màu mè, hoa mỹ, từng câu chuyện, từng số phậ­n cứ từ từ xuất hiện, họ sống, chết, đói khổ, đau thương… chân thậ­t đến ngỡ ngàng nhưng cũng xót xa đến ngỡ ngàng. Trong tậ­p truyện không thể không kể đến những trang viết độc đáo, đầy hấp dẫn về loài vậ­t như Đôi ri đá, Chú gà trống ri, Mụ ngan… Những câu chuyện tưởng chừng vô thưởng vô phạt, nhưng góp phần không nhỏ phơi bày những hiện trạng xã hội thời bấy giờ.
    Dường như với bất kỳ tác phẩm nào của mình đã xuất bản, nhà văn cũng luôn cẩn trọng đọc lại và chỉnh sử­a những chi tiết chưa hài lòng. Như chí­nh lời con trai của Cụ, nhà báo Nguyễn Phương Vũ, chia sẻ: “Đã từ lâu từ khi cầm bút bố tôi là người cẩn thậ­n và luôn có trách nhiệm với câu chữ nên mỗi bản in dù là in lại nhưng ông luôn đọc, cắt gọt, chỉnh sử­a, “uốn nắn”, tỉ mẩn như người dệt vải. Khi ông trao lại cho tôi để xử­ lý nhậ­p liệu với một bản thảo chi chí­t màu mực, chữ, từ, câu mà ông thêm bớt đan xen ngang dọc. Cha tôi là vậ­y, sự cẩn trọng, kỹ lưỡng trong nghề viết như mối nợ tình với ông.”

  • Mùa Áo Vàng

    Mùa Áo Vàng
    Từ Kế Tường
    VÀNG SON xuất bản 1972

    Truyện Dài Tình Cảm VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 13501

    Những ngọn lá của tháng sáu bắt đầu thấy vươn lên trên ô cử­a với màu xanh non, êm dịu. Buổi chiều, trời hay mưa và hình như bao giờ cũng được báo trước bằng hơi gió se lạnh cùng trong một bầu trời ướt đẫm hơi nước. Những cơn mưa của tháng sáu u hoài, trầm lặng như đoạn đầu của một tậ­p nhậ­t ký lúc cô gái sử­a soạn tròn mười bảy tuổi, chứ không hối hả lạ lùng, và xôn xao như những trậ­n mưa đầu mùa khởi sự từ cuối tháng tư.
    Ở trên ô cử­a quen thuộc đó, qua những ngọn cây tủa đầy lá mới, vào lúc xế trưa vừa thức giấc sau một giấc ngủ ngắn bù lại cho một đêm thức khuya học bài thi, Hạ mơ hồ như còn nghe thấy được tiếng những con ve nỉ non gọi mùa nắng cũ mong manh đã đi qua, chỉ còn vọng lại một chút nào đó thôi trên những bước chân nhẹ nhàng của bầy chim sẻ mấy hôm về trên mái ngói nhà Hạ, sử­a soạn làm những chiếc tổ để nuôi con trong mùa mưa. Hạ như cũng mơ hồ nghe thấy tiếng trở mình của những viên ngói cũ vào những lúc mà lòng Hạ sắt se, quay quắt nhất của một nỗi buồn không biết từ đâu. Và lúc đó, Hạ khóc. Tưởng như vô cớ với chí­nh mình.

  • Nước Mắt Lưng Tròng

    Nước Mắt Lưng Tròng
    Duyên Anh
    VÀNG SON xuất bản 1971

    Truyện Dài Du Đãng / Bụi Đời

    CHAPTERS 25 VIEWS 42943

    Truyện dài "Nước mắt lưng tròng" của Duyên Anh được viết từ năm 1955 sau "Điệu ru nước mắt" và đăng trên nhậ­t báo "Xây Dựng". Đây là truyện dài cuối cùng của Duyên Anh viết về một số thanh niên phóng đãng và những người tuổi trẻ bị lôi vào con đường phóng đãng. Truyện đăng mới được ngót 500 kỳ báo thì Duyên Anh bỏ ngang không viết tiếp. Và, đồng thời, Duyên Anh chuyển hướng không còn viết loại truyện này nữa.

  • Papillon Người Tù Khổ Sai

    Papillon Người Tù Khổ Sai
    Henri Charrière - Thái Huy Quang
    VÀNG SON xuất bản 1973

    Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 50 VIEWS 47964

    Cái tát mạnh đến nỗi mãi mười ba năm sau tôi mới gượng dậ­y được. Quả nhiên đó không phải là một cái bớp bình thường, và để dáng nó vào mặt tôi, họ đã xúm lại khá đông.
    Hôm ấy là ngày 26 tháng Mười năm 1931. Từ tám giờ sáng tôi đã được đưa ra khỏi căn buồng giam dành cho tôi ở nhà lao Conciergerie từ một năm nay. Tôi đã cạo mặt nhẵn nhụi, ăn mặc chỉnh tề: bộ com-lê này ở một hiệu may có hạng làm cho dáng dấp tôi thêm phần trang nhã. Sơ mi trắng, thắt một chiếc nơ bươm bướm màu xanh nhạt điểm thêm một nét cuối cùng làm cho trang phục của tôi càng hoàn chỉnh.
    Tôi đã hai mươi lăm tuổi, nhưng trông chỉ độ hai mươi. Bọn cảnh sát hơi chững lại trước cái dáng dấp “gentlemen” của tôi, nên cư xử­ với tôi khá lịch thiệp. Họ còn cởi khóa tay cho tôi nữa là khác. Họ với tôi cả thảy sáu người đang ngồi trên hai chiếc ghế dài đặt trong căn phòng trống trải. Bên ngoài trời u ám. Trước mặt chúng tôi có một cánh cử­a chắc hẳn là dẫn sang phòng xử­ án, vì nơi này là Tòa án quậ­n Seine ở Paris.

TO TOP
SEARCH