-
Bảy Hựu
Tập Truyện Truyện Hay Tiền Chiến
Nguyên Hồng
TÂN DÂN xuất bản 1937CHAPTERS 12 VIEWS 2268
Anh Hai-răng-vàng không còn trẻ trung can trường như mấy năm trước. Cảnh tù tội đầy ải đã làm yếu ớt cả phần xác và phần hồn Hai, một người cằn cỗi, xấu xa, hầu mất hết lương trí. Bốn tháng tù ở Hà-đông, tám tháng ở đề lao Nam-định, ba tháng ở Hải-phòng, hai năm ở Hỏa-lò Hà-nội và ngót mười năm ở Côn-Iôn, bao nhiêu tuổi trai trẻ của Hai-răng-vàng đều phung phí một cách đáng tiếc, đáng tiếc như hai chiếc răng vàng của anh vì một lời khiêu khích mà anh giơ thẳng tay bẻ, đem bán lấy tiền làm tiệc thết đẵi anh em.
Bữa tiệc ấy cách đây hơn mười năm, long trọng và vui vẻ, bữa tiệc đầy những tiếng lóng kỳ dị, tiếng hò hét ầm ĩ của một bọn trong cái xã-hội «chạy vỏ» không hao giờ hết người. -
Bốn Con Yêu Và Hai Ông Đồ
Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Nguyễn Triệu Luật
TÂN DÂN xuất bản 1943CHAPTERS 6 VIEWS 3056
Cuối mùa thu năm ký hợi, nhà vua đương vào đời Hiển Tông Vĩnh Hoàng đế, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 40, nhà chúa đương vào năm thứ 13 đời Thánh Tổ Thịnh Vương Trịnh Sâm (lịch tây vào năm 1779), các quán trọ phường Tả Bà Ngô lại tấp nập những cống cùng đồ.
Năm ấy, chúa Tĩnh Đô mở cả thi hương cả thi hội vào một năm, nên sĩ tử bốn trăn Nam
Bắc Đông Đoài và mấy trấn Thanh Nghệ cùng kéo nhau đến kinh cả.
Phương Tả Bà Ngô khách trọ đông hơn mọi năm bội phần. Tựa như cái thùng đầy tràn nước, sĩ tử ở trọ ấn sang cả phường Hậu B- Ngô, phường Tú Uyển.
Quán Tí Hàn, cố nhiên là thêm đông khách trọ. -
Cai
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Tiểu Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Vũ Bằng
Tân Dân xuất bản 1944CHAPTERS 24 VIEWS 6641
Câu chuyện bắt đầu như thế này: Bấy giờ, nước ta đương trải qua một thời kỳ hỗn độn. Thanh niên mắc phải "bệnh thời đại"; hầu hết không có lý tưởng để theo. Một số rất đông sống môt cuộc đời không tin tưởng. Không có ngày mai. Sa ngã. Trụy lạc. Và còn gì nữa?
Tôi, cũng như một số đông bạn trẻ không có tinh thần mạnh, cả ngày chỉ nằm đọc những sách chán đời. Dần dần, mình đâm ra chán cả mình, tôi tìm những cuộc giật dục vong nhân để tiêu ma sức khỏe. Tinh thần càng bạc nhược thêm. Tôi mới hai mươi mốt, hai mươi hai tuổi mà sức khỏe đã bắt tay đi mất. Tôi ốm yếu như một ông cụ sắp đi về cõi thọ. Tôi làm ra mặt già. Như vậy, thú lắm. Tôi chít khăn và mặc áo the để tiếp anh em. Tôi vái họ. Trong câu chuyện, tôi lại đá dăm ba câu chữ Hán cho ra vẻ con người cổ kính... -
Cuộc Sống
Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến
Nguyên Hồng
TÂN DÂN xuất bản 1942CHAPTERS 11 VIEWS 988
Anh Minh, Tôi đã nhận được thư của Minh và những bức thư của Xuân viết cho Minh trong khi tôi đi vắng. Thư Minh có nói với tôi rằng hơn năm nay Xuân thấy một sự rạo rực nung nấu trong lòng đến độ không thể chịu đựng được. Xuân phải viết và đã viết. Nhưng không là thi ca, truyện ngắn hay truyện dài mà là thư. Những bức thư ấy tôi đã đọc và chỉ biết nói với Minh rằng ngay đương khi đọc tôi đã bứt rứt cả người và cũng muốn cầm ngay bút để viết và viết. Vừa phần tôi bị Xuân gọi dậy cả một tâm hồn đã mọng lên những thấm nhuần, những nghiền ngẫm chực vọt ra thành lời; vừa phần, hỡi Minh của tôi ! có phải không Minh, tôi đã nghĩ viết vừa đúng ba năm ?
-
Đứa Cháu Đồng Bạc
Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến
Lê Văn Trương
TÂN DÂN xuất bản 1939CHAPTERS 4 VIEWS 1434
Hôm ấy, bà Cả Bỉnh buồn. Mặt rầu rầu, bà ngồi trên sập, chống tay vào chồng gối xếp nghĩ-ngợi.
Không phải bà buồn cho tấm thân góa-bụa, cô-quạnh, cũng không phải bà buồn vì công việc cho vay mượn của bà bị vấp-váp, bà buồn vì cậu Cả vừa mới lấy của bà hai trăm đồng bạc để sắm quần áo tây !
Hai trăm đồng bạc đối với cái gia-tư kếch-xù của bà chẳng qua như muối bỏ bể. Bà buồn không phải buồn vì trong cái «két» ứ giấy bạc của bà thiếu đi hai trăm đồng mà buồn vì cái ý-nghĩ : sau này bà hai tay buông xuôi, không biết cậu Cả có giữ được cái gia-tài hàng bao nhiêu vạn đã mấy đời chắt bóp mới có không ?
Bà Cả Bỉnh không phải là hạng người trí-giả biết để cho con một thứ gia-tài không bao giờ có thể mất. -
Hận Nghìn Đời
Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến
Lê Văn Trương
TÂN DÂN xuất bản 1938CHAPTERS 14 VIEWS 3851
Có những cuộc gặp-gỡ nó đánh dấu cả một đoạn đường đời.
Tôi còn nhớ hồi ấy, tôi làm một cái nghề kỳ-lạ: buôn sái thuốc phiện ở Lục-tỉnh đem bán sang Xiêm. Cái nghề kỳ-lạ ấy tuy nguy-hiểm, nhưng nó có lắm chỗ thú-vị, thú-vị nhất là một chuyến nó đem lại cho tôi hơn nghìn đồng bạc lãi ở trong một cái va-li to. Sái nhất thuốc ti – đấy là thuốc Indien, hồi ấy chưa có local – mua chừng 5$ một lạng đem sang Xiêm bán được từ 8$50 đến 10$. Ai chẳng muốn làm? Nhưng sở-dĩ ai cũng chưa thành ra tay buôn thuốc phiện lậu sang Xiêm cả là vì bên Xiêm, người ta phạt tù những kẻ buôn thuốc phiện lậu như trộm cướp ; năm năm, mười năm, mười lăm năm, tùy theo số thuốc nhiều ít. Tôi sở dĩ không buôn thuốc hay cũng buôn ít thôi là vì ở Xiêm thuốc bán không mạnh bằng sái. Đất Xiêm phần nhiều là khách, mà khách thì phần nhiều nghiện, người nghiện phần nhiều thích hút sái. Thuốc phiện ở Xiêm cứ mỗi năm người ta đánh nhạt dần đi, nên không tốt sái mấy. Vì cớ ấy, sự buôn bán của tôi phát-đạt lạ thường ; mỗi năm, ít nhất, tôi làm ba chuyến. Tôi đài-tải sái thuốc phiện sang Xiêm bằng nhiều cách. Có khi tôi dùng đường bể đi từ Réam (Cao-mên) sang Pénang, có khi tôi dùng đường bộ đi xuyên sang Chan-taboun, có khi tôi đi xuyên rừng sang Pachim, nhưng đại-để mỗi đường tôi chỉ đi có một lần. -
Hòm Đựng Người
Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến
Nguyễn Triệu Luật
TÂN DÂN xuất bản 1937CHAPTERS 8 VIEWS 2236
Về đời vua Lê, chúa Trịnh, ở phía Nam thành Thăng Long, vào chỗ sinh tử ông quận Tống Khê bây giờ, có biệt thự một vị quan già.
Hai trăm sáu mươi sáu năm trước đây, năm 1671 vào khoảng trời cuối đông, một thiếu niên công tử từ cửa Nam thành một mình lững thững tìm lối đến biệt thự ấy. Dân trong xóm có người nhẹ miệng hỏi:
«Chầu tìm nhà ai?» 1 thì người ấy nói: «Không, tôi đi chơi đây thôi, chẳng tìm nhà ai cả».
Rồi lại cứ cắm đầu đi ; thỉnh thoảng ngước mắt nhìn cổng những nhà trong xóm.
Người dân nhẹ miệng kia lấy làm lạ, bàn nhỏ với người làng : «Trông dáng rõ là người đương tìm tòi, mà hỏi thì lại bảo chẳng tìm nhà ai! Đại Hành Hoàng đế vô tự, hay là người này lại can dự gì vào chuyện dựng vua mới đây». Dân làng có người nói: «Mà dễ phải đấy ! Kể người khả dĩ nối ngôi được cũng nhiều. Thần Tông Hoàng tử, Duy Hội hiện nay ở trong phủ Chúa.
«Duy Hợp là con bà Trịnh Phi, là cháu ngoại họ Trịnh cũng có thể nối ngôi Hoàng đế lắm. Hai Hoàng tử đều nhỏ bé cả, bè đảng còn chán». -
Lầm Than
Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến
Lan Khai
TÂN DÂN xuất bản 1938CHAPTERS 18 VIEWS 25927
Trên dải đường lầy lội, bọn culi mỏ vẫn đi thấp thoáng như lũ tù dây hay một đàn quỷ đói: Hàng trăm ngọn đèn dầu sở họ cầm vung văng ở tay bị gió lạnh lập lòe như những ánh ma trơi. Dưới gót chân họ, bùn nước láp nháp lạnh như băng, khiến họ tê cóng... Những giọng nói kè nhè ngái ngủ nổi lên thành một mớ tiếng ồn ào gồm có những câu oán trời oán đất, nguyền rủa vu vơ hoặc chửi bới lẫn nhau tỏ ra rằng các linh hồn khốn nạn đó lúc nào cũng chứa đầy những uất ức, những khổ não không biết rõ nguyên cớ từ đâu.
Đi tới chân đồi, bọn culi nhà máy cùng nhau trèo dốc; bọn phu than thì tản vào các lối nhỏ chạy về phía các cửa lò. -
Lâu Đài Họ Hạ
Truyện Dịch Kinh Dị Truyện Hay Tiền Chiến
E. T. A. Hoffmann - Vũ Ngọc Phan dịch
TÂN DÂN xuất bản 1944CHAPTERS 22 VIEWS 589
Gần bờ bể Bảo-lặc-đệ có một tòa lâu-đài của họ Hạ. Người ta thường gọi cái xóm ở đây là Hạ thôn. Một xứ đồng khô, cỏ cháy, trên khoảng đất rộng bao la, lẫn sỏi và cát, chỉ có lác đác vài khóm lau thưa. Chung quanh các tòa nhà quý phái, người ta thường thấy vườn hoa cây cảnh, nhưng trước lâu-đài họ Hạ, chỉ có một rừng thông xơ xác, lúc nào cung phô một màu ủ-dột như khinh-thị cả cái vẻ tươi sáng của chúa Xuân. Trong khụ rừng nhỏ ấy, không làm gì có tiếng chim hót véo von, mà chỉ có tiếng quạ, tiếng chim âu báo những cơn giông tố. Cách đấy không xa, có một cái làng nhỏ phong phú, ở giữa một thung lũng phì nhiêu, cây cỏ xanh thắm ; thật là một cảnh mà hình như gậy tiên đã làm nổi lên ở giữa sa mạc.
-
Loạn Kiêu Binh
Truyện Dài Dã Sử Truyện Hay Tiền Chiến
Nguyễn Triệu Luật
TÂN DÂN xuất bản 1939CHAPTERS 5 VIEWS 2131
Hôm ấy vào một buổi trưa cuối tháng mười, năm Nhâm-dần, về năm Cảnh Hưng thứ bốn mươi ba, sáu ngày sau việc quân Tam-Phủ dựng chúa Trịnh, Đoan-Nam-vương.
Các cửa hàng phố hàng Buồm đã bắt đầu sửa-soạn cúng Tài-Thần đầu tháng.
Hiệu Nam-Phan tửu-điếm, hôm ấy, trái lệ thường, hơi ế hàng. Mọi bữa thì độ gần Ngọ, con gà luộc thứ mười đã được đem ra chặt và con lợn quay ít ra cũng khuyết đến hai đùi một lườn. Hôm ấy, trái lệ thường, hai con gà treo từ sáng vẫn còn nguyên, nếu chủ nó chẳng cao-hứng lấy nửa con ra đánh chén.
Chủ-hiệu, một người Tàu chỉ còn Tàu ở bộ quần áo nhiễu màu ngân-hôi dài lượt-mượt, cùng chiếc áo hoàng-mã-quải bông ngắn ngủn phủ ngoài, là một người Tàu họ Phan, sinh-trưởng bên ta, nhiễm hết cả phong-tục, ngôn-ngữ, cử-chỉ ta. Ông họ Phan, tổ-tiên rời sang ở Phố-Hiến từ trước đời vua Lê trung-hưng. Đến đời chúa Trịnh Dương-Vương, một người họ Phan vào làng ta, đỗ tiến-sĩ làm quan tới Ngự-Sử, mới xin riêng cho họ Phan được lên ở Kinh-kỳ. Ơn ấy nguyên kỳ thủy là ơn riêng cho họ Phan, sau thành ra ơn chung cho một vài họ Tàu khác. -
Một Chuyến Đi
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Truyện Hay Tiền Chiến
Nguyễn Tuân
TÂN DÂN xuất bản 1940CHAPTERS 11 VIEWS 1655
Buổi chiều mùa đông ấy, tầu Kinh Châu rút neo vào khỏang bốn glờ. Trời không sáng và cũng không tối. Mặt nước thương khẩu Hải Phòng lẫn lộn vừa nước ngọt vừa nước mặn, phản chiếu ánh sáng lạnh một vòm trời thấp tịt như cái vung nồi đè nặng trên lữ hành.
Từ ruột con tầu bể, nổi lên mấy tiếng phỉ ! phì ! làm rạo rực lũ người đứng trên boong muốn nói nốt chuyện với bọn người đứng dưới bến. Tiếng còi tràn qua sự buồn rầu của cuộc tiễn biệt và chạy dài dến giang thôn kia thì chết hẳn. Hồi chuông báo hiệu lắc mạnh. Con tầu dịch đít. Sườn tầu nhẵn nhụi còn gợn mẩu cầu chưa rút hết, lừ lừ nhả thành đá nơi bến. Cái quãng trống từ thành đá đến thân tầu sáng dần ra và rộng thêm mãi. Con tầu cựa mình làm mực nước rạt rào vỗ mạnh vào chân dập bến lởm chởm gắn những mảnh hầu và vỏ sò. Luồng khói trắng, loãng, cao và dựng đứng trân nền mây chì đã nhường chỗ cho thứ khói đen và đặc. -
Một Đứa Con Đã Khôn Ngoan
Tập Truyện Tuổi Trẻ / Học Trò Truyện Hay Tiền Chiến
Nguyễn Công Hoan
TÂN DÂN xuất bản 1942CHAPTERS 3 VIEWS 2157
Hôm nay, tuy là chủ nhật và trời rét hơn mọi ngày, nhưng Chỉ cũng dậy ngay từ năm giờ.
Anh lấy quyển giấy ráp, cầm ngọn bút chì. Anh đọc đi đọc lại hai dòng đầu bài, gạch những tiếng quan trọng, rồi nhắm mắt, gục mặt vào bàn tay để nghĩ.
Xung quanh anh không có một tiếng động.
Bọn người nhà, người quét dọn, ở tận dưới bếp và buồng khách. Cậu mợ và em Nhật vẫn còn ngủ.
Sự tĩnh mịch giúp anh tìm được rất nhiều ý hay.
Ấy là anh theo phương pháp làm luận của thày giáo vẫn chỉ bảo. Thày thường khuyên học trò khi gặp bài khó, phải làm lúc buổi sớm, là lúc trí não còn trong trẻo. Và dậy sớm, trong mình được khoan khoái và tinh thần sảng khoái, nghĩ gì cũng dễ ra. Thày bảo trước khi làm nên đọc kỹ đầu bài để nhận những ý chính, nếu cần lấy bút gạch để ghi nhớ, rồi hãy tìm tòi ý tứ. Rồi lần lượt biên ngay vào giấy. Khi ý đã nhiều thì nên chọn lọc cho đầy đủ và xếp đặt cho thứ tự. Lúc ấy hãy dàn bài và ráp câu. -
Một Người Cha
Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến
Lê Văn Trương
TÂN DÂN xuất bản 1942CHAPTERS 3 VIEWS 2694
Một người xưa nay mỗi câu nói là một cái lệnh cho bao nhiêu người, ai cũng phải cúi đầu nghe theo, nhắm mắt mà theo; một người xưa nay chỉ ra những cái lệnh không hao giờ giảng giải, tại làm sao có những lệnh ấy mà nay phải vò đầu nghĩ ra những lý rất tầm thường và rất dễ hiểu để cho hợp với trình dộ kiến thức của hai đứa con, sao cho nó hiểu biết lẽ phải, tin mình mà nghe mình, một người như thế phải có tấm lòng thương con đến cực điểm mới đàn áp nổi tình chuyên chế, giải thoát hết thói quen mà công việc hàng ngày ràng buộc hầu đã thành bản ngã thứ hai. Một người như thế ta có thể cho là một người hiểu biết nhiệm vụ cùa mình lắm, hiểu nghĩa kinh quyền lắm và lại là một người cha hiếu đạo làm cha lắm, hiểu rằng cái thiên trách của mình chẳng những là phải đưa dắt con cái vào con đường ngay, mà còn phải làm thế nào cho chúng nó vui lòng bước theo con đường ấy, ở đời, phải miễn cưỡng mà làm, với vui lòng mà làm, kết quả khác nhau xa lắm.
-
Nàng Công Chúa Huế
Tập Truyện Truyện Hay Tiền Chiến
Lưu Trọng Lư
TÂN DÂN xuất bản 1938CHAPTERS 2 VIEWS 1439
Tôi gặp Liên Hing lần đầu tiên ở tửu quán Đông sơn. Tôi nhìn anh ta mà không biết chán : đó là một người nhưng khác hẳn với những người tôi thấy xung quanh tôi. Liên Hing cũng như phần nhiều những người ‘‘khách’’ đã lăn lộn lâu ở đất An-Nam – có cái bụng phệ ra một cách tư bản. Nhưng Liên Hing không có đôi mắt Tàu hay Á đông chút nào, đôi mắt như bơi trong sự huyền ảo, trong sự lờ đờ, trong mộng. Đôi mắt của chàng, trái lại, là cái biểu tượng linh hoạt của cuộc đời Âu Mỹ. Trông cách chàng ta ăn uống, lối chàng ta cầm can, và nhất là cách chàng ta tiếp chuyện thì ta phải tin rằng chàng đã bớt vẻ ‘‘tàu’’ nhiều lắm, và nhiễm nhiều phong tục sang trọng và gọn gàng của người Tây.
-
Người Đàn Bà Nuôi Rắn
Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò Truyện Hay Tiền Chiến
Nam Cao
TÂN DÂN xuất bản 1944VIEWS 163
Cân tái nét mặt đi. Bỗng anb nẩy người lên như một cái lò xo. Anh xích lại gần Tiêm. Chỉ còn thiếu chút nữa, là anh ôm choàng lấy bạn. Nhưng Tiêm không để ý Anh đang lúc lắc cái đầu lấy dịp, và phình má ra thổi một điệu ca hướng đạo. Cái harmonica đưa đẩy rất nhẹ trên đôi môi mím lại. Bắc thì gân cổ hát :
Anh em nối giây liên đoàn,
Cùng chung mục đích chí cao.
Sao cho chóng nên hoàn toàn.
Người dân tâm trí lớn lao.
Cần phiải nắm lấy tay Tiêm, giữ lại. Tiếng harmonica ngừng bặt. Và Tiêm hỏi :
— Gì thế ?
— Lặng im ! Có tiếng gì...
Tiêm trả lời nga:
— À ! Tiếng hú... Tiếng hú của cô thày Mường. -
Người Mẹ
Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò Truyện Hay Tiền Chiến
Mạnh Phú Tư
TÂN DÂN xuất bản 1943VIEWS 136
Bửa cơm chiều xong đã từ lâu. Thằng bếp đã mang chiếc khăn bàn xuống. Người cha đang ngồi xem tờ báo hàng ngày. Ánh sắng của ngọn đèn điện xanh nhạt lờ mờ chiếu khắp gian buồng ăn. Con chó bông trắng bạch nằm kề đầu lên một chân trước, hai mắt lờ đờ như đang lim dim ngủ. Từ dưới bếp thỉnh thoảng vang lên tiếng bát dĩa của người vú già đang thu dọn. Trên một chiếc ghế ngựa kê gần chiếc bàn ăn hai đứa trẻ đang nằm co ngủ. Chị nằm ở giữa, đứa em giai nằm ngay ở cạnh giường, một tay bỏ thõng xuống gần mặt dất.
-
Qua Những Màn Tối
Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến
Nguyên Hồng
TÂN DÂN xuất bản 1942CHAPTERS 11 VIEWS 924
Gần tới cầu Ca rông, Trung đứng lại dưới một gốc soan tây thưa Iá. Trung chau mầy và tự nhủ :
- Đi đâu bây giờ ?
Trời xám nhờ. Đường sông Lấp chạy dài trong một thứ hơi bạc mờ lanh dợi. Gió thổi vun vút, hắt phần phật những lớp mưa phùn lấm tấm xuống mặt nước nâu lờ trùng trình của dòng sông chật hẹp. Ở bên kia chợ Sắt và phố Khách, người và xe cộ dồn dập ầm ầm qua cái cầu tủn mủn. Các bóng dáng vội vàng và chen lấn lướt trên nền mưa bay lớt phớt, xuống tới đường thì tỏa ra mấy ngả, mờ chìm dần vào hơi nước và bóng chiều lừ lừ lan rộng. -
Sống Nhờ
Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến
Mạnh Phú Tư
TÂN DÂN xuất bản 1942CHAPTERS 5 VIEWS 7061
Tôi sinh vào giờ Dần. Bà tôi lấy ngay cái giờ đó để đặt tên cho tôi. Người bảo như thế cho tiện về sau, khi nào muốn lấy số tử vi hoặc có ốm đau xem bói cũng dễ nhớ giờ. Vừa mới lọt lòng mẹ, tôi đã là đứa trẻ mồ côi. Mẹ tôi có thai tôi được ngoài năm tháng thì cha tôi chết. Mẹ tôi nuôi tôi tới năm lên sáu, bỏ tôi lại rồi đi lấy chồng. Năm đó mẹ tôi chừng hai mươi ba tuổi. Cha tôi và mẹ tôi khi mới lấy nhau hãy còn như hai đứa trẻ: Chồng mười bẩy, vợ mười lăm. Những cặp vợ chồng trẻ như thế, hiện nay ở vùng tôi cũng hãy còn có rất nhiều. Thường thường gia đình nào cũng vậy, chỉ mong cưới được nàng dâu về để cho trong nhà được thêm đông đúc và có người giúp đỡ các công việc. Bà tôi cũng có cái ý nghĩ đó, nên đều lấy vợ sớm cho các con. Vả lại, nuôi con mà chưa gây dựng cho trai có vợ, gái có chồng thì vẫn chưa là đủ; bởi thế, khi thấy người đã bắt đầu già yếu, bà tôi chỉ nghĩ tới sự kiếm đủ vợ cho các con. Ngày mẹ tôi sa vào cảnh góa bụa, là ngày bà tôi bắt đầu hắt hủi mẹ tôi. Hình như bà tôi đã hiểu rằng một người đàn bà góa chồng vào cái tuổi mười bẩy, mười tám thì khó lòng ở vậy được. Lòng hắt hủi đã khiến bà tôi coi mẹ tôi như một người ngoài và chỉ còn nghĩ tới tôi, giọt máu đầu tiên và cũng là giọt máu cuối cùng của người con giai mà bà tôi thường khen là khấm khớ. Cả đến các chú, các thím tôi cũng tỏ vẻ ghét bỏ mẹ tôi. Bà tôi dành riêng cho hai mẹ con tôi một gian buồng bên cạnh buồng bà tôi. Mẹ tôi vẫn phải ăn chung và làm chung với các chú tôi. Trong khi mẹ tôi phải đi cuốc hoặc đi cấy ngoài đồng, ở nhà, một mình tôi tha thẩn góc sân, xó vườn để nghịch đất, đào giun.
-
Tà Áo Lụa
Tập Truyện Truyện Hay Tiền Chiến
Thanh Châu (Ngô Hoan)
TÂN DÂN xuất bản 1942CHAPTERS 4 VIEWS 298
Những cảnh vui chơi cứ lần lượt hiện ra. Bình thấy dửng dưng như không. Lòng chàng nguội ngắt. Bình có cảm tưởng từ đây mình không thể lại sống như trước nữa. Một cơn gió nổi lên, mát lạnh, và thổi bay tơi tả những lá liễu đã bắt đầu xơ xác bên hồ. Có một vật gì rất mỏng mảnh, rất nhẹ chạm vào tay Bình. Chàng cúi xuống. Đó là cái tà áo sau của Phương đương bay lên với gió, Bình đột nhiên thấy đau xót và hối tiếc như một kẻ biết rằng chính mình đã làm lỡ mất đời mình, không làm sao cứu chữa được nữa. Chàng thấy tất cả cái mỉa mai chua chát của cuộc đời. Xưa kia, nếu Bình muốn, thì cái người đàn bà dịu dàng đi cạnh chàng chiều nay đã thuộc về chàng.
-
Tấm Lòng Vàng
Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến
Nguyễn Công Hoan
TÂN DÂN xuất bản 1937CHAPTERS 12 VIEWS 28417
Ngẫm nghĩ lời thầy Tuệ, Đức như thấy rõ cái đời khốn nạn của mình về sau. Làm thế nào được? Đức thông minh, có chí, nhưng không được học. Về đến nhà, Đức còn bao nhiêu công việc, có lúc nào rảnh để nhìn đến sách vở nhà trường. Thế thì ngày sau, tất Đức phải hèn hạ, phải kéo xe, phải ăn cắp, hoặc phải ngờ nghệch.
Đức nhìn vào lớp, thấy các thầy nói chuyện vui vẻ. Ở sân, các anh em chạy nhảy, cười đùa. Riêng mình đứng tiu nghĩu một nơi. Đức tiu nghỉu vì đã làm thiếu bổn phận. -
Thềm Nhà Củ
Tập Truyện Truyện Hay Tiền Chiến
Nguyễn Xuân Huy
TÂN DÂN xuất bản 1941CHAPTERS 11 VIEWS 470
Những ngày còn bé ấy đã xa mờ lắm trong trí tôi. Tôi chỉ còn nhớ mang máng như vào một buổi chiều. Lúc ấy trời đã sẩm tối. Tôi đi chơi với trẻ hàng xóm về, thì thấy trong nhà trên đã thắp đèn, và có tiếng đông người nói nhốn nháo. Tôi nhát, sợ đông người lạ nên tôi chạy ngay xuống bếp. Dưới bếp, hôm nay, cũng đông người, nhưng là những người nhà cả : thằng Giang, thằng ở nhà tôi, thím Ninh, người vẫn đến làm cấy, nhổ cỏ cho nhà tôi, anh Vu, người anh con bác «Đoàn», bác ruột tôi. Bếp bừa bãi rác đun, và sanh, nồi, rế, dao, cũng còn để bừa bãi cả. Tôi hiểu là hôm nay nhà tôi đã lại «có cỗ». Anh Vũ nhìn, cười bảo tôi:
— «Chú» Tâm này, hôm nay «cúng nhà khai tâm» cho chú đấy ! -
Tiếng Gọi Của Rừng Thẳm
Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến
Lan Khai
TÂN DÂN xuất bản 1939CHAPTERS 10 VIEWS 11970
Ông khán Thi, chú ruột Cang-Ngrào, mãi lúc ấy mới rửa chân lên nhà. Mọi người hớn hở đón chào. Phải, một cuộc vui mà thiếu ông khán Thi, sao gọi là cuộc vui được. Ông ta thực là một nhân vật lạ lùng. Người bé loắt choắt, tuổi độ bốn mươi nhăm, năm mươi, mặt săn soăn, gò má cao, mắt hấp hìm, mũi đỏ như quả nhót chín, môi mỏng dính luôn ngậm chiếc điếu can đồng. Trông vẻ người đã ngộ nghĩnh, tính nết lại hay vui đùa; rát như cáy mà hay làm mặt bạo. Gặp ai cũng giở những chuyện hùm beo gớm chết. Phòng thử ông ta chỉ giết được chỉ một phần trăm cái số hùm gấu, cầy cáo, ông vẫn khoe khoang thì, nội vùng đó, dễ chẳng ai còn thấy bóng con thú rừng nào nữa!
-
Trở Vỏ Lửa Ra
Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến
Phan Khôi
TÂN DÂN xuất bản 1939CHAPTERS 15 VIEWS 3278
Trở Vỏ Lửa Ra là bộ tiểu-thuyết đầu tay của Phan Khôi tiên-sinh, khiến cho ai nấy đều chú ý.
Nhiều người, nhất là người Bắc-kỳ, không hiểu «Trở vỏ lửa ra», là gì, tưởng nên giải nghĩa ra ở đây.
Nguyên tục-ngữ có câu: «Con gái trở vỏ lửa ra», ở Trung Nam kỳ ai cũng biết cả. Bắc-kỳ cũng có tục ấy từ xưa, bây giờ ở Hanoi bỏ đã lâu rồi, nên ít người biết.
Nhà có đàn-bà đẻ, người ta buộc một cây ráy và một lẻ củi đã đun dở một đầu vào một với nhau, rồi lại buộc nó trên một cái nọc cắm ngoài ngõ, kêu bằng «khem». Đẻ con trai thì cái lẻ củi giở đầu đã đun trở vào, con gái thì đầu ấy trở ra. Người đi qua, thấy cái khem thì biết trong nhà đẻ con trai hay con gái.
Câu tục-ngữ ấy cũng như câu chữ nho: nữ sinh ngoại hướng nghĩa là con gái sinh ra thì hướng ra bên ngoài. -
Trương Vĩnh Ký
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo Truyện Hay Tiền Chiến
Lê Thanh
TÂN DÂN xuất bản 1941CHAPTERS 12 VIEWS 26
Sách Tả-truyện có chép một câu rằng : « Trên có bậc lập đức, dưới có bậc lập công sau có bậc lập ngôn ; tuy mất đã lâu mà tiếng vẫn còn : toàn là những người bất hủ ».
Nước ta có đức Trần Hưng-Đạo là bậc lập đức, vua Lê Lợi và vua Gia Long là bậc lập công, ông Phan phu-Tiên đời Trần và một vài ông sứ thần nữa là bậc lập ngôn.
Vậy thì hạng người làm sách để dạy đời là một hạng trong ba hạng người bất hủ ấy.
Ông Trương-vĩnh-Ký có thể liệt vào hạng người đó, vì không những Hán học uyên thâm, Pháp học uyên bác, ông lại còn tinh thông về các thứ chữ ở Viễn-đông như chữ Cao-mên, chữ Xiêm, chữ Lào, chữ Ấn-độ : thực là một nhà bác-ngữ uẩn-súc, nước ta chưa từng có bao giờ. -
Truyện Đường Rừng
Tập Truyện Truyện Hay Tiền Chiến
Lan Khai
TÂN DÂN xuất bản 1940CHAPTERS 9 VIEWS 31305
Một đêm đông.
Ngồi quanh cái khuôn bếp cổ điển của những nhà mạn ngược, cha tôi và tôi lắng nghe ông Hội Cảnh kể câu chuyện lạ đường rừng...
Ở đây, người ta không dùng đèn. Ánh lửa bếp, tuy vàng úa và lung lay, cũng đủ chiếu sáng mấy gian nhà trống rỗng. Bên ngoài, giọt sương gieo lộp độp... gieo cái cảm giác tê tái vào lòng người.
Tôi ngồi xếp bằng tròn, hai tay thu vào bọc; mắt dán lên nhìn người kể chuyện: một ông cụ già ngót bảy mươi tuổi, nom còn quắc thước lắm. Vóc người ông vạm vỡ, chân tay ông to lớn, mặt ông vuông vức chữ điền, nước da ông đỏ thắm, râu tóc ông bạc phơ. Cứ trông cái trán vuông mà không cao, cặp lông mày chổi sể lòa xòa xuống cặp mắt voi sáng quắc của ông, ta đủ thấy ông là người thông minh, bạo dạn và thiết thực. Ông cụ mặc một cái áo cánh rộng tay bằng vải gai to sợi nhuộm chàm là thứ vải dân thượng du tự dệt lấy. Phủ ngoài áo cánh, một cái trấn thủ bằng nhiễu tam giang lót da rái cá, một vật quý có tính kỵ phong sương. Cái quần xanh cao ống để hở đôi bắp chân cục mịch, lằn những đường gân to như chão. Hai chân ấy đã từng vượt đèo lội suối, xông pha núi rừng nên hình như chẳng biết rét là gì. Ông cụ ngồi cạnh cha tôi; chân trái quắp vào lòng; chân phải chống bên cạnh sườn; đầu gối đỡ lấy bàn tay phải cầm chiếc điếu can đất thó. Thỉnh thoảng, mỗi lần ông đưa cái điếu lên miệng kéo mấy hơi thuốc, vẻ mặt ông càng thờ thẫn, hai mắt ông càng xa vắng. Ông ngồi lẳng lặng hàng giờ, nói thủng thẳng và thường lâu lâu mới lại sực nhớ tới chuyện mình đang kể...
Dưới ánh lửa đỏ, tôi nhìn ông già ấy, nhìn cái bóng ông chập chờn trên vách, tôi bâng khuâng như nhìn thấy chính cái huyền bí của sơn lâm. -
Vết Củ - Quyển I
Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến
Mạnh Phú Tư
TÂN DÂN xuất bản 1943CHAPTERS 6 VIEWS 139
Tất cả ba người ngả nghiêng dựa lẫn vào nhau kéo ùa ra khỏi chiếc cổng một cánh, nhỏ hẹp chỉ vừa lọt một người. Họ ra thuát khuôn cổng, len lỏi nhau, khó nhọc tựa như tìm một lối đi để ra thoát một đám đông người trong ngày hội chùa, hội đình.
Ba người đều say gần bằng nbau. Chỉ có hương Du là còn đủ hơi sức đặt được những bước vững vàng. Hai người kia thực không sao mà mò được lối. Nhất là trời đã nhá nhem tối; người qua đường chỉ còn trông thấy rõ hình mà không nhận ra được mặt. Những bậc thang trên con đường đất gồ ghề mấy lần khiến họ chuệnh choạng chỉ muốn ngã. -
Vết Củ - Quyển II
Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến
Mạnh Phú Tư
TÂN DÂN xuất bản 1943CHAPTERS 10 VIEWS 191
Chỉ có bàn quanh với mấy người trong bàn tổ tôm tại nhà hương Năm thôi mà chẳng bao lâu cái tin xã Mùng sắp ra làm lý phó đã lan đi khắp làng. Ai cũng chắc chắn rằng chính tại bị ức hiếp về cái vạ vịt mà hắn nhất định ra làm lý phó chuyến này. Nhưng lúc hắn không có hớp rượu trong người thì hắn vẫn một mực từ chối :
— Lý với khán quái gì tôi....Nói vậy mà chơ thôi chứ, tiền đâu ! Bây giờ ra lo cái lý phó cũng phải mất dăm trăm, đào đâu ra. Phải đền có mấy chục bạc vịt mà đến bán mất vườn soan nữa là...