-
Chợ Trời Biên Giới Việt Nam Cao Miên
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Lê Hương
QUỲNH LÂM xuất bản 1970CHAPTERS 6 VIEWS 5299
Chợ Trời biên giới Việt Nam - Cao Miên đã vào lịch sử từ đầu năm 1955.
Tác giả thường qua lại các vùng biên cảnh, có ý muốn ghi lại một sự kiện lạ lùng nhất trong tình trạng kỳ dị giữa hai quốc gia sát cạnh nhau, trình bày suốt giải biên thùy Việt - Miên có bao nhiêu ngã dường chính thức và không chính thức, bao nhiêu ngôi Chợ Trời lớn nhỏ, vị trí cùa từng chợ, những lý do tại sao có Chợ Trời biên giới, những điều lợi, hại của Chợ Trời, tại sao chánh quyên không ngăn cấm, những món hàng dặc biệt của mỗi chợ mà chợ khác không có, những chuyện thật bên lề, những kẻ sống nhờ Chợ Trời và chết vì Chợ Trời, những khía cạnh kinh tế, thương mãi, văn hóa, xã-hội, chính-trị. -
Văn Học Miền Nam - Văn Học Hà Tiên
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Đông Hồ
QUỲNH LÂM xuất bản 1970CHAPTERS 32 VIEWS 28
Đông Hồ chẳng những là một ông giáo giảng mấy bài học về văn chương miền Nam mà ông đã đưa ra được hẳn một triết lý dân tộc về ý nghĩa của danh từ Miền Nam, một triết lý văn chương về ý nghĩa danh từ Văn Học Miền Nam, cuốn “Văn học Miền Nam- Văn học Hà Tiên” chính là minh chứng cho triết lý ấy của ông.
Theo ông, người Bắc thuần thành không phải là người giương đông kích tây khinh miệt người Nam mà là người ý thức được vai trò lịch sử của Nam tiến của Tổ tiên mình mà để yêu mến, gìn giữ bảo trì lấy miền Nam. Còn người miền Nam chính cống không phải là người kỳ thị xung đột với người Bắc mà là người ý thức được sứ mạng lịch sử truyền thống của cha ông mình để mà trở lu, nhìn ra phía Bắc như là nhìn về quê nhà và nếu nhà tan nát thì phải quay về mà kiến thiết xây dựng lại nó. Trong cuộc kiến quốc, xây dựng quê hương, mỗi miền có một vai trò, mỗi địa phương có một sứ mạng. Nếu người Bắc có cái tài tế nhị, khéo léo, làm giỏi, làm xong và hoàn thành những công trình vĩ đại thì người miền Nam lại có công nghĩ ra trước, tra tay vào việc, khởi công lúc đầu. Công nào cũng quý không thể nào bảo bên nào hơn. Trời đã thiên bẩm cho người của cả hai miền để hai miền bổ túc cho nhau, xây dựng cho nhau.