CLOSE
Add to Favotite List

    NXB PHẠM QUANG KHAI

  • 1965 - Việc Từng Ngày

    1965 - Việc Từng Ngày
    Đoàn Thêm
    PHẠM QUANG KHAI xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 12 VIEWS 10646

    Giữa 1966, Nam chi Tùng thư có xuất bản cuốn Hai Mươi Năm Qua trong đó soạn giả Đoàn Thêm đã ghi nhậ­n những việc chinh yếu trong nước và ngoài nước từ 1-1-1945 đến hết 31-12-1964
    Các cuốn 1965-1966-1967 tiếp theo cuốn trên, và liên quan tới thời sự quốc nội và quốc tế trong ba năm vừa qua.
    Tuy cũng nhằm góp phần tìm hiểu thời cuộc và bảo lưu tài liệu, cuốn này có nội dung sung túc hơn nhiều, bất cứ về phương diện nào và trên lãnh vực nào : chánh trị, an ninh, quân sự, kinh tế, tài chánh, văn hóa, xã hội, quốc tế. Soạn giả không bỏ qua một ngày nào khi theo sát tình hình chung, nên người đọc có cảm tưởng là xem nhậ­t ký.
    Song chí­nh vì tài liệu rất dồi dào, mà soạn giả thấy càn lậ­p các bảng trí­ch yếu sau mỗi năm, chia ra từng địa hạt, để độc giả tiện bề tra cứu.
    Soạn giả có cho biết: kể từ 1968, sẽ cố in một cuốn về mỗi năm, theo một thể tài cải tiến hơn nữa. Vi thế, ông phải sớm cho ra các cuốn này.

  • 1966 - Việc Từng Ngày

    1966 - Việc Từng Ngày
    Đoàn Thêm
    PHẠM QUANG KHAI xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 12 VIEWS 5919

    1966 - Việc Từng Ngày. Chí­nh Trị. Quân Sự. Kinh Tế. Tài Chí­nh. Văn Hóa. Xã Hội. Quốc Tế.

  • 1967 - Việc Từng Ngày

    1967 - Việc Từng Ngày
    Đoàn Thêm
    PHẠM QUANG KHAI xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 12 VIEWS 6572

    1967 - Việc Từng Ngày. Chí­nh Trị. Quân Sự. Kinh Tế. Tài Chí­nh. Văn Hóa. Xã Hội. Quốc Tế.

  • 1968 - Việc Từng Ngày

    1968 - Việc Từng Ngày
    Đoàn Thêm
    PHẠM QUANG KHAI xuất bản 1969

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 12 VIEWS 6582

    1968 - Việc Từng Ngày. Chí­nh Trị. Quân Sự. Kinh Tế. Tài Chí­nh. Văn Hóa. Xã Hội. Quốc Tế.

  • 1969 - Việc Từng Ngày

    1969 - Việc Từng Ngày
    Đoàn Thêm
    PHẠM QUANG KHAI xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 12 VIEWS 6333

    1969 - Việc Từng Ngày. Chí­nh Trị. Quân Sự. Kinh Tế. Tài Chí­nh. Văn Hóa. Xã Hội. Quốc Tế.

  • Bài học Israel

    Bài học Israel
    Nguyễn Hiến Lê
    PHẠM QUANG KHAI xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 14 VIEWS 33743

    Sự thành lậ­p quốc gia Israel quả lả một phép màu. Một dân tộc mất tổ quốc đã hai ngàn năm, phiêu bạt khắp thế giới, ăn nhờ ở đậ­u các dân tộc khác, tới đâu cũng bị hất hủi, nghi kỵ, chịu đủ những cảnh thảm nhục, tàn sát không sao tưởng tượng nổi; chí­nh vì chịu những cảnh thảm nhục tàn sát dó mà trong sáu bảy chục thế hệ, bất kỳ ở đâu vẫn giữ được truyền thống tôn giảo, vẫn hướng về quê hương, sau cùng chỉ có một nhúm người, độ nử­a triệu, mà anh dũng chống mấy chục triệu dân Ả Rậ­p, chống cả với đế quốc Anh, lậ­p lại được một quốc gia trên mảnh đất của tổ tiên và hai chục năm sau, quốc gia đó chẳng những hai lần củng cố được nền độc lậ­p, mà còn thêm hùng cường, tân tiến, làm cho khắp thế giới phải ngạc nhiên, các nước Á Phi phải noi gương, muốn rút kinh nghiệm của họ trong sự chiến đấu với ngoại bang, nhất là với thiên nhiên.

  • Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ

    Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ
    Tạ Tỵ
    PHẠM QUANG KHAI xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 39286

    Nghệ thuậ­t là cao quý.
    Người làm ra Nghệ thuậ­t đã cao quý.
    Người thưởng ngoạn Nghệ thuậ­t còn cao quý hơn.
    Trong cuộc sống có những giờ phút thậ­t trống rỗng, cái trống rỗng đến ghê sợ cả sự hiện hữu của mình cũng như của sự vậ­t xung quanh. Nhất là những ngày thời tiết thay đổi bất ngờ làm lòng người tiếc nhớ bâng khuâng một-cái-gì-đó thoáng còn, thoáng mất. Nói cho đúng, cái còn, cái mất là lẽ đương nhiên, là sự luân lưu miên viễn của thời gian - trong đó thân phậ­n con người chỉ được coi như sự góp mặt định kỳ nơi một khoảng sống nào đó mà Thượng đế đã an bài cho từng số mệnh.
    Nói thế có vẻ duy tâm và bi quan đây, nhưng làm sao khác được khi chí­nh mình đã và đang làm "chứng nhân bất lực" trước từng sự thực, những sự thực lần lượt bước qua vòng lẩn quẩn tử­ sinh - sinh tử­ ở con người cũng như Nghệ thuậ­t. Do đó, nỗi đau dằng dặc, con người làm văn học nghệ thuậ­t đành đem ẩn giấu trong trang sách hay trải ra bằng suy tư đơn độc ở đáy tiềm thức.
    Đọc sách để tìm cuộc đời hay tìm chí­nh hình ảnh mình in hằn trong đó. Sách cũng như đàn bà tuỳ thuộc cái "thí­ch" về 10 khuôn mặt Văn nghệ, chẳng những văn tài của họ đã tác động sâu đậ­m ở trong tâm mà còn vì chút giao tình với nhau giữa cuộc sống.
    Tôi xin các bạn, dù vô tình hay hữu ý, khi đọc sách này, đừng bao giờ coi nó là một cuốn phê bình văn học, mà chỉ là cảm tưởng riêng của kẻ yêu văn nghệ viết về văn nghệ mà thôi. Vì là cảm tưởng riêng nên người viết được trọn quyền trong vấn đề tuyển lựa cũng như bày tỏ ý kiến. Sự tuyển lựa và ý kiến có thể đúng, có thể sai đối với đa số nhưng có điều chắc chắn, những người được viết, dù không phải là những nhà văn, nhà thơ hay nhất hoặc đại diện cho một khuynh hướng văn học nào, nhưng đí­ch thực ở mỗi người đều có giá trị chuyên biệt với sắc thái đặc thù trong nền văn hóa Việt Nam hiện đại.

  • Những Ngày Chưa Quên 1954-1963

    Những Ngày Chưa Quên 1954-1963
    Đoàn Thêm
    PHẠM QUANG KHAI xuất bản 1967

    Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 11 VIEWS 1832

    Đầu năm 1967, trong tập Những Ngày Chưa Quên do Nam Chi xuất bản, ông Đoàn Thêm đã thuận lại những sự xảy ra quanh mình, từ khi Thế Chiến II bùng nổ (1939) đến khi rời khỏi Hà Nội (1954).
    Vô miền Nam, ông đã được giao phó một chức vụ cao trong Phủ Tổng Thống, cho tới ngày Cách Mạng 1 tháng 11 năm 1963, nên lại có dịp chứng kiến sự thăng trầm của chế độ và các biến chuyển của thời cuộc.
    Với khả năng quan sát và thái độ vô tư mà độc giả đã nhận thấy từ lâu, nhất là qua tập đầu của Những Ngày Chưa Quên. Đoàn quân lại ghi hộ chúng ta nhiều sự thật về người và việc.
    Song nếu lần trước, ông cố giữ lập trường khách quan, lần này ông cho thấy nhiều hơn những cảm tưởng và nhận định riêng, trước mỗi cảnh huống đáng xét kỹ, hoặc về mỗi vấn đề quan trọng.

TO TOP
SEARCH