-
Con Đường Cứu Nước
Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75
P.J. Stahl - Thẩm Thệ Hà dịch
NAM VIỆT xuất bản 1947CHAPTERS 4 VIEWS 1275
Năm 1947, giữa lúc không khí văn chương còn tức nghẹn vì khói lửa, quyển “Con Đường Cứu Nước” của Thẩm Thệ Hà và Hường Hoa ra đời. Nó được độc giả bốn phương niềm nở tiếp đón như một đóa hoa mới, để thay vào những lớp hoa cũ đã tàn úa và rụng dần trên bước đường dũng tiến của dân tộc.
“Con Đường Cứu Nước” là một truyện đặc sắc của P.J. Stahl, nhà văn quốc tế đã nổi tiếng về loại sách giáo dục nhi đồng, đồng thời với bà Comtesse de Ségur, Colette Vivier, Yvonne Ostroga. Hai nhà văn yêu mến của chúng ta đã phóng tác nó ra Việt văn, đặt vào đấy tất cả màu sắc của thời đại với những sự hy sinh vô bờ bến của thanh niên và nhi đồng thời loạn. Tác phẩm ấy đã được quốc tế hoan nghinh, ngày nay sẽ sống lại trong lòng bạn trẻ Việt. -
Người Lao Động Mới
Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75
Xuyên Sơn
NAM VIỆT xuất bản 1949CHAPTERS 6 VIEWS 697
Tiếng còi báo giờ nghĩ việc ré lên.
Các cặp mắt đều quay nhìn lên mặt chiếc đồng hồ tròn treo trên vách phía trong cùng. Mười hai giờ năm phút.
Các lồng ngực buông ra một tiếng thở dài. Ai cũng trông có thế. Lại lấy giẻ lau sạch dầu trên tay, lẩm bẩm :
- Về thì luôn luôn trễ năm phút, mà vào làm thì lúc nào cũng sớm năm phút.
Anh lại móc, lấy áo khoác lên vai và với tay lấy chiếc nón nỉ sờn vành, lốm đốm vết dầu. Anh không vội đội vì chốc nữa sẽ phải thất vọng "chào" tên gát dan. Anh nhập theo các bạn, sắp hàng hai ra cửa.
Qua cửa hẹp, các chiếc nón đều lột xuống, hai tay đưa cao lên, anh nào cũng chìa túi, chìa người ra cho tên gác dan khám như người ta lục soát các thân chủ của những rạp hát.
Ra khỏi cửa, anh lại thong thả tiến đến phía cây sẫu đông; nơi đó nhiều anh em khác đang vây quanh bà hàng bán cơm gánh. Lại nhà ở Phú Nhuận. Thì giờ trưa eo hẹp quá, anh không về. Tan giờ làm, anh và một số thợ thuyền khác dùng bữa ở mấy gánh "cơm lao động" -
Sau Dẫy Trường Sơn
Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến
Lý Văn Sâm
NAM VIỆT xuất bản 1949CHAPTERS 4 VIEWS 6124
Trời càng trưa, số người đổ ra ngoại-ô càng nhiều. Họ tìm chỗ xa thành-phố để tránh bom vì hồi này, những chiếc máy bay trắng-trắng và xinh-xinh của phi-đội Mỹ thường viếng Sàigòn.
Mãi rồi người Sàigòn không tin ở còi báo-động nữa. Họ rủ nhau đi trước giờ báo-động và đã phân-biệt được tiếng động-cơ máy bay Anh, Mỹ và máy bay Nhật. Có một số người khác lấy sự hồi-hộp làm thú. Họ không đi đâu hết. Họ cũng không núp hầm. Họ đợi máy bay Đồng-Minh tới để làm điều vui tai, thích mắt.
Họ bảo rằng: Tiếng động-cơ của máy bay Anh, Mỹ nghe hùng-dũng hơn tiếng động-cơ máy bay Nhật. Cũng như trước kia họ đã kháo với nhau rằng: Máy bay Nhật bay mau hơn máy bay Pháp.
Vì nhà ở ngoại-ô, nên Phú ít lo sợ hơn những người ở trong thành-phố.
Để phòng xa, vợ chồng Phú đào một cái hầm ở bên vách nhà. Song không mấy khi, vợ chồng Phú ra núp ở đó. Mùa mưa, cái hầm thành giếng. Mùa nắng, thì cái hầm ấy lại biến thành chỗ đổ rác. Mãi rồi quen đi, người ở ngoại-ô lần-lần bớt sợ máy bay. Trong những giờ có động, họ vẫn ngồi im trong nhà, hoặc cứ lặng-lẽ tiếp-tục làm công việc đang làm nửa chừng.