-
Bài Học Của Lịch Sử
Truyện Dịch Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Will Durant - Nguyễn Hiến Lê dịch
LÁ BỐI xuất bản 1972CHAPTERS 13 VIEWS 2050
Cuốn này chỉ là một kết luận nên không cần lời tựa. Sau khi in xong bộ Lịch sử Văn minh từ thời nguyên thủy tới năm 1789, chúng tôi đã đọc lại hết để sửa nhiều lỗi khi viết hoặc khi in, cả những lỗi bỏ sót nữa. Vừa làm công việc đó chúng tôi vừa ghi những biến cố, những lời phê phán có thể giúp độc giả hiểu những đại sự của thế giới, đoán được đại khái, tương lai ra sao, biết được tính con người và chính sự các Quốc gia. Độc giả sẽ thấy chúng tôi ghi nhiều xuất xứ ở trong các cuốn của bộ Lịch sử Văn minh, như vậy, không phải để dẫn chứng đâu mà chỉ là để đưa ra ít nhiều thí dụ và lời giải thích thôi. Chúng tôi đã rán đợi đọc hết trọn bộ rồi mới kết luận, nhưng chắc chắn là những ý kiến chúng tôi có từ lúc đầu đã ảnh hưởng tới cách chúng tôi lựa chọn thí dụ. Do đó mà có lập tiểu luận này. Chúng tôi đã lăp lại nhiều ý mà chính chúng tôi hoặc những nhà khác trước chúng tôi, đã diễn rồi: mục đích chúng tôi không phải là tìm sự tân kì mà chỉ mong được hoàn bị, đừng thiếu sót, chúng tôi tóm tắt kinh nghiệm của loài người, chứ không trình bày một phát kiến cá nhân.
-
Cầm Ca Việt Nam
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Toan Ánh
LÁ BỐI xuất bản 1970CHAPTERS 6 VIEWS 4269
Giọng ca tới những tiếng chén, tiếc, bay vút lên không, rồi chìm hẳn ở những tiếng (rượu) đào, (uống) vào; sau cùng tan lẫn trong cảnh bao la của đồng ruộng. Đúng lúc đó nhìn qua bờ ao, chúng tôi thấy một đoàn thợ gặt, cả trai và gái khoảng mười mấy người đi hàng hai dưới ánh trăng vằng vặc trên con đê (tức đường Quần ngựa). Tiếng hát ngừng một chút rồi lại cất lên, tôi nhổm nhổm muốn chạy theo họ, nhưng rồi lại ngồi xuống, vì băng qua được cách đồng chiêm tới chân đê thì họ đã đi xa mất rồi. Tôi lắng tai nghe tới khi dư âm tắt hẳn, mà tiếc ngơ tiếc ngẩn! Suốt đời tôi, chưa có lần nào giọng ca làm cho mê như lần đó: nó du dương, uyển chuyển, bát ngát, tôi biết dùng tiếng gì để tả bây giờ? Ca nhạc Tây phương không sao gợi cho tôi được cảm xúc thần tiên đó. Ca nhạc của mình quả thật không phong phú, nhiều sắc thái bằng phương Tây nhưng có những nét riêng, cái thần riêng thấm thiết với ta, như là tiếng gọi của tổ tiên, của dân tộc. Ông Toan Ánh đã có công gợi cho ta nhớ lại, nhớ cái hồn của đất nước đó trong cuốn Cầm ca Việt Nam này. Chỉ là một "nhất lãm" nhưng rất đủ để hướng dẫn những người muốn đi sâu vào chi tiết.
-
Chiến Quốc Sách
Trung Hoa Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Nguyễn Hiến Lê - Giản Chi
LÁ BỐI xuất bản 1968CHAPTERS 16 VIEWS 4536
-
Con Suối Mùa Xuân
Tập Truyện VH Miền Nam Trước 75
Võ Hồng
LÁ BỐI xuất bản 1966CHAPTERS 7 VIEWS 22795
Tôi cầm lên phong bì thư đề tên tôi. Những chữ O không vòng kín, những chữ G bụng to è ạch như bụng của những con mối chửa đang thời kỳ đẻ. Đúng là thư của chị Hiền, chị họ tôi. Bì thư dày cộm có chỗ cứng gồ lên. Tôi hồi hộp. Bức ảnh của Thọ, người đàn ông mà chị Hiền hứa giới thiệu cho tôi. Tôi chưa gặp Thọ. Thọ làm việc cùng tỉnh với chị Hiền. Tốt nghiệp trường Quốc gia Hành chánh. Làm Ty trưởng tài chánh. Chỉ số lương 430. Khỏi bị động viên đi Thủ Đức. Đi làm bằng xe Jeep của chính phủ. Siêng đọc tạp chí Quê Hương và có chân trong Tỉnh hội Khổng học. Tự sửa lấy quạt máy và bàn ủi điện. Thật là một người chồng hoàn toàn. "Như một hạt ngọc..", chị Hiền kết luận như vậy.
Tay tôi run run khi xé phong bì. Không kịp chạy đi lấy kéo cắt. Tháo vội vàng những tờ giấy pơ-luya đầy chi chít tâm tình của chị Hiền, tôi lôi bức ảnh ra. Mặt trái. Tôi để ảnh xuống bàn, dỗ cho lòng mình bình tĩnh lại. Vội vàng để làm gì? đằng nào sự thật cũng rõ ràng ra đó, chối chạy đâu được, đổi thay gì được? Chỉ cần lật bề mặt lên là thấy ngay. -
Cuống Rún Chưa Lìa
Tập Truyện VH Miền Nam Trước 75
Bình Nguyên Lộc
LÁ BỐI xuất bản 1969CHAPTERS 18 VIEWS 155209
Mặc dầu nó cù lần, con tám Cù Lần là hy vọng cuối cùng của tôi.
Từ hôm đầu năm tới bây giờ, tôi đã thay đổi người làm năm lần rồi. Tôi nghe nói bên Âu Mỹ, công ăn việc làm nhiều lắm, nên người đi ở lấy rất mắc và chỉ có bực triệu phú mới dám thuê người thôi, nên tôi cũng không khổ lắm mà phải làm một mình đủ thứ việc trong nhà, ngặt trẻ con đông, tôi không làm sao mà quán xuyến cho hết công việc.
Con Tám Cù Lần là đứa độc nhất không biết rằng ngoài gia đình tôi, còn rất nhiều người hoạt động trong đủ thứ ngành, ngành nào cũng cần nhân công, cho đến mấy ông thầu khoán mà cũng tuyển mộ phụ nữ để phụ với thợ nề, tuy họ trả lương không cao hơn tôi, trên hai ngàn đồng mỗi tháng mà không cho ăn, ở, áo quần như tôi, nhưng phụ nữ họ vẫn thích đi làm phu lương thấp hơn là đi ở. Họ không đá động tới nhân phẩm, tới gì hết ráo, nhưng tôi biết rằng ai cũng sợ nội trợ cả, chính các bà nội trợ là tôi đây mà còn sợ, huống hồ gì là người chưa có gia đình: làm nội trợ rất tối tăm và rất buồn, chưa kể nhọc không tưởng tượng được. -
Đoạn Đường Chiến Binh
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75
Thế Uyên
LÁ BỐI xuất bản 1971VIEWS 14158
Đoạn đường chiến binh là tên gọi một khoảng đường dài từ bốn trăm đến một ngàn thước trong các quân trường. Người tân binh phải chạy từ đầu đến chót con đường này, lúc chui dưới kẽm gai, lúc bò dưới địa đạo, lúc leo lên cầu cao, khi chạy qua cầu khỉ, lộn nhào qua cửa sổ. Một người khỏe hết sức ngoài đời, khi đến chặng chót của đoạn đường chiến binh, cũng mồ hôi chảy thấm tới giầy và thở hắt.
-
Đông Kinh Nghĩa Thục
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Nguyễn Hiến Lê
LÁ BỐI xuất bản 1968CHAPTERS 14 VIEWS 23970
Trong những năm 1949 — 1951 nhờ thời cơ thuận tiện, nhiều người đã chép lại lịch sử cách mạng của ta từ đầu thế kỷ tới cuộc đại chiến vừa rồi. Trước sau được khoảng hai chục cuốn, nhưng tiếc thay, không có cuốn nào nói rõ về phong trào duy tân đầu tiên do cụ Lương văn Can làm chủ động năm 1907. Thành thử, tới bây giờ chúng ta chị mới có cuốn Đông kinh nghĩa thục của Đào Trinh Nhất (Mai Lĩnh xuất bản năm 1938), mà trong cuổn này có lẽ vì tị hiềm Đào quân không nhắc gì tới cụ Lương cả, gần như chỉ chuyên kể tiểu sử của cụ Nguyễn Quyền, một viên học giám, chứ không phải là thục trưởng của Nghĩa thục như nhiều người tưởng lầm.
-
Gió Cuốn
Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75
Võ Hồng
LÁ BỐI xuất bản 1968CHAPTERS 19 VIEWS 716
Tôi đang lâm nguy. Cứu tôi với. Vực thẩm dưới chân rồi, trước mặt rồi. Tôi đang nhẹ nhàng, nhẹ nhàng rơi xuống. Tôi không gắng gượng được nữa. Ngón tay bấu víu đã mỏi mệt. Đạo đức. Luân lý. Bổn phận. Anh Thuyên ơi ! Con ơi ! Má ơi !
Mơ hồ, xa xôi, những tiếng kêu cứu tuyệt vọng vang lên nơi đáy tâm hồn. Tiếng vang thăm thẳm. Bên tai tôi, ngọt ngào, giọng nổi êm êm của Johnny :
— Liz... Cô dịu dàng... cô đẹp. Tôi không thể nào quên cô được. Đôi mắt của con chim Á châu huyền bí êm như nhung. Vâng, tôi không thể nào quên được... Những sợi tóc đen bay phất phơ trên làn da màu ngà... Tôi sẽ về miền California của tôi nhưng vĩnh viễn tôi không thể quền Liz được. Đóa hoa hồng mọc ở mảnh đất nhiều biến cổ đau thương này. -
Hải Đảo Thần Tiên
Truyện Dịch Tập Truyện VH Miền Nam Trước 75
W. Somerset Maugham - Đặng Trần Huân dịch
LÁ BỐI xuất bản 1970CHAPTERS 14 VIEWS 751
Viên thuyền trưởng thọc tay vào túi quần lấy chiếc đồng hồ bạc, cử chỉ khó nhọc vì túi quần không ở hai bên cạnh mà ở đằng trước cái bụng đồ sộ của ông. Xem giờ xong, ông quay mặt nhìn về hướng mặt trời lặn. Người thổ dân giữ bánh lái liếc ông không nói một lời. Ông vẫn chăm chú nhìn về phía hòn đảo trước mặt. Một giải bọt sóng trắng xóa, chạy viền theo bờ các mỏm đá nhấp nhô quanh đảo. Ông biết có một lối đi sâu không có đá ngầm khá rộng có thể theo đó vào bờ được. Ông hy vọng tìm thấy trước khi trời tối hẳn. Bên trong nước sâu hơn thuận tiện cho việc bỏ neo. Thấp thoáng sau hàng dừa xanh, ẩn hiện những nóc nhà thổ dân trong làng. Viên phó thuyền trưởng mừng rỡ nghĩ tới những cuộc vui trên đảo đêm nay vì người xã trưởng với ông là chỗ bạn thân.
Viên thuyền trưởng quay lại người phụ tá của ông :
— Này, chúng mình sửa soạn mang lên một chai rượu mía rồi sẽ có nhiều thiếu nữ khiêu vũ với chúng mình.
Người phụ tá đáp :
— Nhưng tôi chưa trông thấy lối vào.
-
Liêt Tử Và Dương Tử
Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Nguyễn Hiến Lê
LÁ BỐI xuất bản 1973CHAPTERS 13 VIEWS 13591
Ngay ở nước ta, cả trong giới tân học, tên Liệt tử cũng khá quen thuộc. Hầu hết chúng ta đều biết rằng tư tưởng của ông giống tư tưởng Lão, Trang và tuy chưa đọc cuốn Liệt tử vì chưa ai dịch nhưng ít nhất chúng ta cũng được biết dăm ba truyện rất lí thú trong cuốn đó thỉnh thoảng được trích dẫn trong các sách, báo, đặc biệt là trong bộ Cổ học tinh hoa của Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân, như truyện Bệnh quên, Mất dê, Người kiếm củi được con hươu, Lo trời đổ, Ngu Công dọn núi…, những truyện ai cũng phải nhận là những ngụ ngôn quí nhất của nhân loại.
-
Lối Thoát Cuối Cùng
Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75
Constantin Virgil Gheorghiu
LÁ BỐI xuất bản 1968CHAPTERS 10 VIEWS 20297
Người ta không thể sống trần truồng. Có thể là người ta sống nghèo khổ rách rưới nhưng mày không còn một manh áo rách để mặc. Mày không còn gì nữa cả.
Pierre Pillat nhìn bộ quân phục bằng kaki của Boris Bodnar, rồi tiếp tục:
"Sau ba tháng, cảnh binh sẽ lột hết áo quần mày và trả lại cho nhà trường. Mày sẽ không còn gì để mặc nữa. Kể cả chiếc áo sơ mi. Kể cả một đôi giày. Không còn gì nữa. Mày sẽ trần truồng như lũ mọi lùn Papou. Mày sẽ là người trần truồng nhất thế giới . Mày muốn làm gì bây giờ?" -
Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Tạ Tỵ
LÁ BỐI xuất bản 1972CHAPTERS 10 VIEWS 44825
Sinh hoạt văn học nghệ thuật miền Nam trong vòng mười năm (1961-1970) đã phát triển thật phong phú với sự góp mặt đông đảo những người làm văn nghệ thuộc nhiều lớp tuổi. Họ du nhập vào đời sống nghệ thuật như dòng nước lũ, chảy phăng phăng với những chiều hướng khác biệt nhưng vô cùng sung mãn.
Những người làm nghệ thuật hôm nay, họ không quan niệm văn nghệ có nhiệm vụ nhằm cải tạo nếp sống, hoặc đem cái tinh hoa của nghệ thuật để phục vụ cho mục đích nào đó của xã hội, nhưng chính để tỏ bày trước tập thể, những giá trị mới của suy nghĩ. Bởi vậy, cái ý nghĩa tinh khôi của danh từ, đã biến chất, trở thành một xác định hiển nhiên qua nhiều phương cách sáng tạo. Cái tạp đa (diversité) trong văn nghệ hiện đại, không phải chỉ do sự biến chuyển của những yếu tố cấu tạo nên ngôn ngữ, nó còn là biểu tượng của sự điều hoà thế hệ, ở một thời đại có nhiều biến chuyển đột ngột do thời cuộc đẩy tới. -
Nhánh Rong Phiêu Bạt
Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75
Võ Hồng
LÁ BỐI xuất bản 1970CHAPTERS 14 VIEWS 3813
Thúy ghé ngồi trên một cành thấp rồi buồn bã nhìn lên trời cao.
Buổi chiều rơi chầm chậm trên khuôn sân vắng. Cây trứng cá đứng yên lặng, ôm ấp những khối bóng tối giữa chòm lá. Bầy dơi bay sột soạt tìm trái trứng cá chín.
Hôm qua mấy người bạn của Bích Liễu tới chơi đã thượng lên cây và làm gãy một cành ngang khiến cả bọn rú lên tưởng tất cả đều té gãy giò. Ban đầu là Hằng đứng dưới đất nhón gót vói một cành là là thấp hơn hết. Trinh chạy tìm một cái ghế rồi leo đứng lên. Hạnh leo lên bờ thành. Lăng trèo lên đứng hẳn ở một cành thấp. Khóa thấy cành không gãy, liền thượng lên một cành cao hơn. Phong không chịu thua, leo lên một cành khác. Bạch bắt chước. Và cuối cùng bảy người sục sạo trên cây. Chỉ có Lào nhảy dây bí té trẹo chân và Quý mặc quần Jeans quá chật là chịu đứng dưới đất giơ tay xin trái. -
Nói Về Miền Nam
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75
Sơn Nam
LÁ BỐI xuất bản 1967CHAPTERS 5 VIEWS 20514
-
Phong Trào Duy Tân
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Nguyễn Văn Xuân
LÁ BỐI xuất bản 1970CHAPTERS 20 VIEWS 11090
Từ trước đến nay, chúng ta nghe nói tới Phong Trào Duy Tân, nhưng chưa có một quyển sách nào đề cập tương đối đầy đủ về lãnh đạo, tổ chức, phát triển Phong Trào. Chính ngay trong các quyển sử hay Văn học Sử nổi tiếng cũng chỉ trình bày một cách hết sức khái quát con người của Phan châu Trinh cùng vài hoạt động của ông. Không thấy có tác giả nào nói kỹ và toàn bộ về sức trổi dậy của ngọn triều ở nơi xuất phát (Quảng Nam), để rồi tràn ngập khắp các tỉnh miền Trung trước khi ra Bắc. Nhiều tác giả còn tách rời Đông Kinh Nghĩa Thục ra khỏi cơ thể Phong Trào, xem nó như một thực thể độc lập. Nhiều tác giả khác và chính là lãnh tụ Phong Trào cũng xem vụ Dân biến 1908 là một hiện tượng độc lập khác nữa.
Tôi cho rằng Phong Trào Duy Tân bao gồm tất cả các hoạt động ấy, nhưng nó biểu lộ những sắc thái và khả năng khác nhau của từng địa phương và không phải bao giờ cũng đi theo đường thẳng nhất định, nên khi dân trí lên cao lại thiếu lãnh đạo liền bột phát thành Dân biến. Dân biến cúp tóc (Tân Văn hóa), xin xâu (Dân quyền) là một diễn trình tích cực, sôi động của Phong Trào khi đi sâu vào quần chúng thực tế. -
Trầm Mặc Cây Rừng
Tập Truyện VH Miền Nam Trước 75
Võ Hồng
LÁ BỐI xuất bản 1970CHAPTERS 7 VIEWS 195
Trong suốt mười năm tham gia kháng chiến, tôi đã lang thang đi khắp mọi miền của tỉnh Phú Yên, in dấu chân ở gần khắp mọi xã mọi thôn, từ vùng rừng núi An Lĩnh Xuân Quang đến bãi cát vàng Đa Ngư Phú Hiệp. Những người tôi quen thuộc rất nhiều, từ anh cán bộ dân quân lưng gài lựu đạn đến nhà địa chủ hào phú vườn rộng nhà cao, từ người nông dân chất phác cần cù đến những công chức mũ ka-ki rộng vành vai đeo muy-zét. Nhưng vượt lên trên hết mọi khuôn mặt và mọi dáng người là khuôn mặt dịu dàng thùy mị của Thịnh, người con gái của thôn Diêu Viên quê mùa mà giờ đây mỗi lần âm thầm nghĩ đến là tâm hồn tôi chợt thấy man mác nhớ và buồn, như một bầu trời đang nắng rỡ ràng bỗng có một áng mây trôi qua tạo thành một bóng râm âm u.
-
Trầm Tư Của Một Tên Tội Tử Hình
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75
Hồ Hữu Tường
LÁ BỐI xuất bản 1965VIEWS 10636
Ngày 29 tháng 8 năm 1957, tôi bị Toà án Quân sự Sài Gòn lên án tử hình. Tôi có ký tên xin phá án, mà lòng không tin sẽ được, lại đã tự hẹn nếu không được phá án, thì âu để bị hành quyết cho rồi một đời, mà tôi muốn chấm dứt một cách khéo hơn là để bị giết mờ ám, nơi một chốn hẻo lánh nào đó, rồi tên tuổi thêm trầm luân trong một cái biển phỉ báng vô biên. Song lẽ, sự tự hẹn ấy được bè bạn ở nước ngoài hay được. Nên chi, sau ngày bác đơn xin phá án, ngày 31 tháng Chạp năm ấy, ông A. Camus, thay mặt cho bè bạn nói tiếng Pháp, bà R. Fischer, thay mặt cho bè bạn nói tiếng Anh, ông Nguyễn Ngọc Bích, thay mặt cho người Việt ở hải ngoại, đánh điện cho tôi, ân cần khuyên tôi nên ký tên xin ân xá để cho họ tiện bề vận động xin phóng thích cho tôi. Nể tình họ, tôi đã ký tên. Gần năm năm đã qua, mặc dầu các bè bạn này không ngớt kêu gào, tôi vẫn đội trên đầu bản án tử hình, và trong mấy năm này, trước khi đi ngủ, đêm nào tôi cũng tự hỏi: “Ngày mai phải chăng là mình phải đứng trước toán lính hành quyết?” Sống trong tâm trạng phập phồng nọ, những trầm tư của một tên tội tử hình, bị tử thần uốn nắn chiều hướng rất nhiều, chẳng khác nào tia sáng bị chạy gần một khối thu hút khổng lồ vậy. Phương chi, tôi còn mắc một cơn bệnh trầm kha, kéo dài từ tháng 4 năm 1959 đến tháng 9 năm 1961, mà đến nay, tháng 6 năm 1962, thời hồi xuân vẫn chưa dứt. Trong điều kiện ấy, những trang sau này phỏng có giá trị nào chăng?
Tuy vậy, tôi không ngại ngùng mà đăng chúng nó ra, trước để làm một bức thơ cảm ơn chung cho những ai, rải rác trong bốn phương trời, hoặc danh tiếng lẫy lừng như A. Camus hay Nehru, hoặc tên tuổi còn trong bóng như sinh viên và học sinh, sau để đặt một vấn đề mà tôi tin rằng là vấn đề trọng đại hơn hết của nửa thế kỷ sau của thế kỷ hai mươi. Tôi muốn nói đến sự đại nhất thống tôn giáo, triết học, khoa học và chánh trị. -
Văn Học Phân Tích Toàn Thư
Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Thạch Trung Giả
LÁ BỐI xuất bản 1973CHAPTERS 4 VIEWS 46
Với thời gian, sống trên một đất nước, giữa một thế giới trải qua bao cuộc bể dâu trong khoảng nửa kiếp người - cách mạng, đảo chính, chiến tranh - tư tưởng tôi đã bao lần thay đổi nhưng có một điều bất di dịch, và càng với thời gian càng thêm sâu sắc - là sự cần thiết, sự trang nghiêm của việc đọc sách, đọc sách có ý thức, có phương pháp, theo một hệ thống tinh vi và linh động.
Nhà văn hào Goethe, người có tên trong mấy bộ sử, văn học, triết học, khoa học, hiện thân cho văn hóa nước Đức, vào độ bát tuần khi đầu nặng trĩu những vòng hoa, đã trả lời một người bạn trách lâu ngày không thấy mặt, là bận đọc sách, tập đọc sách, vì đọc sách khó quá, khó hơn sáng tác.
Tập đọc sách, lời nói như có vẻ khôi hài, như khiêm tốn giả nhưng thực chân thành, chân thành đến mực độ tuyệt đối.
Sáng tác dễ, đọc sách khó. Điều đó hiển nhiên ngay trong lĩnh vực học đường. Viết một áng văn tả cảnh, tả tình trôi chảy, có quan sát, có rung động không phải khó với một học sinh trung học nhưng phân tích một áng văn thơ mệt hơn gấp mấy lần. Bởi thế cho nên, chương trình hiện hành ra hai đề luân lý, phổ thông ở trung học đệ nhất cấp, còn giảng văn rút vào mấy câu hỏi chứ không thành nghị luận văn chương như trước. Vì tới môn này phải làm những bài giảng văn tinh vi đầy đủ, hoặc phải tổng hợp nhiều bài giảng văn thành nhận xét bao quát về tác giả hay tác phẩm. -
Vết Hằn Năm Tháng
Tập Truyện VH Miền Nam Trước 75
Võ Hồng
LÁ BỐI xuất bản 1965CHAPTERS 5 VIEWS 17800
-
Xứ Trầm Hương
Phi Hư Cấu Sử Địa VH Miền Nam Trước 75
Quách Tấn
LÁ BỐI xuất bản 1970CHAPTERS 6 VIEWS 5320
Theo những sử liệu hiện hữu thì tỉnh Khánh Hòa ngày nay là phần đất của nước Tây Đồ Di thuở trước, sau bị nước Chiêm Thành thôn tính và đổi làm châu Kaut Hara. 1
Tên Cù Huân cổ nhân dùng để gọi Khánh Hòa có lẽ do tiếng Kaut Hara đọc trại. Tại Nha Trang hiện còn một vùng gọi là Hà Ra. Như vậy tiếng Kaut người Chàm ngày xưa chắc đọc na ná như tiếng Cù Huân, hoặc Kaut đọc là Cù còn Huân là tiếng người Việt thêm sau cho đẹp lời.
Tây Đồ Di bị Chiêm Thành đánh lấy lúc nào không rõ, vì sách không thấy chép. Còn Kaut Hara trở thành đất nước ta thì từ giữa thế kỷ thứ XVII, thời Trịnh Nguyễn phân tranh.
Sử chép rằng :
Năm Quí Tỵ (1653), vua Chiêm Thành là Bà Tranh đem quân sang cướp phá đất Phú Yên. Chúa Hiền là Nguyễn Phúc Tần sai Hùng Lộc cử binh vào đánh dẹp. Bà Tranh đại bại, dâng thư xin hàng. Chúa để phần đất từ sông Phiên Lang tức Phan Rang, trở vào cho vua Chiêm, còn từ Phiên Lang trở ra đến Phú Yên thì chiếm cứ, lập ra hai phủ là Diên Ninh và Thái Khang, và 5 huyện là Phước Điền, Hòa Châu, Vĩnh Xương thuộc phủ Diên Ninh, và Tân Định, Quảng Đức thuộc phủ Thái Khang. Hùng Lộc được bổ làm Thái Thú cai trị hai phủ. Dinh đóng tại Thái Khang. -
Ý Văn I
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75
Tam Ích
LÁ BỐI xuất bản 1967CHAPTERS 18 VIEWS 36248
Cách đây hơn mười năm, chúng tôi gồm có mấy người: Lê Dân, nhà văn và đạo diễn điện ảnh, Hoàng Trọng Miên, nhà văn và kịch gia và tôi, định cho ra một nhà xuất bản lấy tên là Nhân Sinh. Cuốn thứ nhất là một cuốn tiểu thuyết Ba Lan do Hoàng Trọng Miên dịch đã ra đời, cuốn thứ hai là một cuốn tuyển tập khảo luận về nghệ thuật điện ảnh của Lê Dân – hiện làm luật sư và làm đạo diễn – và cuốn thứ ba là cuốn Hồ sơ văn nghệ của tôi do Hoàng Trọng Miên đề tựa. Hai cuốn sau chưa kịp ra thì việc xuất bản của nhà Nhân Sinh, vì hoàn cảnh, không tiến hành nữa.
Ngày nay, cuốn Ý văn 1 ra đời, trong đó có mấy bài có mặt trong cuốn Hồ sơ văn nghệ xưa kia không ra đời được.