CLOSE
Add to Favotite List

    NXB LÁ BỐI

  • Chiến Quốc Sách
  • Cuống Rún Chưa Lìa

    Cuống Rún Chưa Lìa
    Bình Nguyên Lộc
    LÁ BỐI xuất bản 1969

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 18 VIEWS 149697

    Mặc dầu nó cù lần, con tám Cù Lần là hy vọng cuối cùng của tôi.
    Từ hôm đầu năm tới bây giờ, tôi đã thay đổi người làm năm lần rồi. Tôi nghe nói bên Âu Mỹ, công ăn việc làm nhiều lắm, nên người đi ở lấy rất mắc và chỉ có bực triệu phú mới dám thuê người thôi, nên tôi cũng không khổ lắm mà phải làm một mình đủ thứ việc trong nhà, ngặt trẻ con đông, tôi không làm sao mà quán xuyến cho hết công việc.
    Con Tám Cù Lần là đứa độc nhất không biết rằng ngoài gia đình tôi, còn rất nhiều người hoạt động trong đủ thứ ngành, ngành nào cũng cần nhân công, cho đến mấy ông thầu khoán mà cũng tuyển mộ phụ nữ để phụ với thợ nề, tuy họ trả lương không cao hơn tôi, trên hai ngàn đồng mỗi tháng mà không cho ăn, ở, áo quần như tôi, nhưng phụ nữ họ vẫn thí­ch đi làm phu lương thấp hơn là đi ở. Họ không đá động tới nhân phẩm, tới gì hết ráo, nhưng tôi biết rằng ai cũng sợ nội trợ cả, chí­nh các bà nội trợ là tôi đây mà còn sợ, huống hồ gì là người chưa có gia đình: làm nội trợ rất tối tăm và rất buồn, chưa kể nhọc không tưởng tượng được.

  • Đoạn Đường Chiến Binh

    Đoạn Đường Chiến Binh
    Thế Uyên
    LÁ BỐI xuất bản 1971

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 13672

    Đoạn đường chiến binh là tên gọi một khoảng đường dài từ bốn trăm đến một ngàn thước trong các quân trường. Người tân binh phải chạy từ đầu đến chót con đường này, lúc chui dưới kẽm gai, lúc bò dưới địa đạo, lúc leo lên cầu cao, khi chạy qua cầu khỉ, lộn nhào qua cử­a sổ. Một người khỏe hết sức ngoài đời, khi đến chặng chót của đoạn đường chiến binh, cũng mồ hôi chảy thấm tới giầy và thở hắt.

  • Đông Kinh Nghĩa Thục

    Đông Kinh Nghĩa Thục
    Nguyễn Hiến Lê
    LÁ BỐI xuất bản 1968

    Phi Hư Cấu Sử­ Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 14 VIEWS 22647

    Trong những năm 1949 — 1951 nhờ thời cơ thuậ­n tiện, nhiều người đã chép lại lịch sử­ cách mạng của ta từ đầu thế kỷ tới cuộc đại chiến vừa rồi. Trước sau được khoảng hai chục cuốn, nhưng tiếc thay, không có cuốn nào nói rõ về phong trào duy tân đầu tiên do cụ Lương văn Can làm chủ động năm 1907. Thành thử­, tới bây giờ chúng ta chị mới có cuốn Đông kinh nghĩa thục của Đào Trinh Nhất (Mai Lĩnh xuất bản năm 1938), mà trong cuổn này có lẽ vì tị hiềm Đào quân không nhắc gì tới cụ Lương cả, gần như chỉ chuyên kể tiểu sử­ của cụ Nguyễn Quyền, một viên học giám, chứ không phải là thục trưởng của Nghĩa thục như nhiều người tưởng lầm.

  • Liêt Tử­ Và Dương Tử­

    Liêt Tử­ Và Dương Tử­
    Nguyễn Hiến Lê
    LÁ BỐI xuất bản 1973

    Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 13 VIEWS 12673

    Ngay ở nước ta, cả trong giới tân học, tên Liệt tử­ cũng khá quen thuộc. Hầu hết chúng ta đều biết rằng tư tưởng của ông giống tư tưởng Lão, Trang và tuy chưa đọc cuốn Liệt tử­ vì chưa ai dịch nhưng í­t nhất chúng ta cũng được biết dăm ba truyện rất lí­ thú trong cuốn đó thỉnh thoảng được trí­ch dẫn trong các sách, báo, đặc biệt là trong bộ Cổ học tinh hoa của Nguyễn Văn Ngọc và Trần Lê Nhân, như truyện Bệnh quên, Mất dê, Người kiếm củi được con hươu, Lo trời đổ, Ngu Công dọn núi…, những truyện ai cũng phải nhậ­n là những ngụ ngôn quí­ nhất của nhân loại.

  • Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay

    Mười Khuôn Mặt Văn Nghệ Hôm Nay
    Tạ Tỵ
    LÁ BỐI xuất bản 1972

    Phi Hư Cấu Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 42825

    Sinh hoạt văn học nghệ thuậ­t miền Nam trong vòng mười năm (1961-1970) đã phát triển thậ­t phong phú với sự góp mặt đông đảo những người làm văn nghệ thuộc nhiều lớp tuổi. Họ du nhậ­p vào đời sống nghệ thuậ­t như dòng nước lũ, chảy phăng phăng với những chiều hướng khác biệt nhưng vô cùng sung mãn.
    Những người làm nghệ thuậ­t hôm nay, họ không quan niệm văn nghệ có nhiệm vụ nhằm cải tạo nếp sống, hoặc đem cái tinh hoa của nghệ thuậ­t để phục vụ cho mục đí­ch nào đó của xã hội, nhưng chí­nh để tỏ bày trước tậ­p thể, những giá trị mới của suy nghĩ. Bởi vậ­y, cái ý nghĩa tinh khôi của danh từ, đã biến chất, trở thành một xác định hiển nhiên qua nhiều phương cách sáng tạo. Cái tạp đa (diversité) trong văn nghệ hiện đại, không phải chỉ do sự biến chuyển của những yếu tố cấu tạo nên ngôn ngữ, nó còn là biểu tượng của sự điều hoà thế hệ, ở một thời đại có nhiều biến chuyển đột ngột do thời cuộc đẩy tới.

  • Nhánh Rong Phiêu Bạt

    Nhánh Rong Phiêu Bạt
    Võ Hồng
    LÁ BỐI xuất bản 1970

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 14 VIEWS 1431

    Thúy ghé ngồi trên một cành thấp rồi buồn bã nhìn lên trời cao.
    Buổi chiều rơi chầm chậ­m trên khuôn sân vắng. Cây trứng cá đứng yên lặng, ôm ấp những khối bóng tối giữa chòm lá. Bầy dơi bay sột soạt tìm trái trứng cá chí­n.
    Hôm qua mấy người bạn của Bí­ch Liễu tới chơi đã thượng lên cây và làm gãy một cành ngang khiến cả bọn rú lên tưởng tất cả đều té gãy giò. Ban đầu là Hằng đứng dưới đất nhón gót vói một cành là là thấp hơn hết. Trinh chạy tìm một cái ghế rồi leo đứng lên. Hạnh leo lên bờ thành. Lăng trèo lên đứng hẳn ở một cành thấp. Khóa thấy cành không gãy, liền thượng lên một cành cao hơn. Phong không chịu thua, leo lên một cành khác. Bạch bắt chước. Và cuối cùng bảy người sục sạo trên cây. Chỉ có Lào nhảy dây bí­ té trẹo chân và Quý mặc quần Jeans quá chậ­t là chịu đứng dưới đất giơ tay xin trái.

  • Nói Về Miền Nam
  • Trầm Tư Của Một Tên Tội Tử­ Hình

    Trầm Tư Của Một Tên Tội Tử­ Hình
    Hồ Hữu Tường
    LÁ BỐI xuất bản 1965

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 10101

    Ngày 29 tháng 8 năm 1957, tôi bị Toà án Quân sự Sài Gòn lên án tử­ hình. Tôi có ký tên xin phá án, mà lòng không tin sẽ được, lại đã tự hẹn nếu không được phá án, thì âu để bị hành quyết cho rồi một đời, mà tôi muốn chấm dứt một cách khéo hơn là để bị giết mờ ám, nơi một chốn hẻo lánh nào đó, rồi tên tuổi thêm trầm luân trong một cái biển phỉ báng vô biên. Song lẽ, sự tự hẹn ấy được bè bạn ở nước ngoài hay được. Nên chi, sau ngày bác đơn xin phá án, ngày 31 tháng Chạp năm ấy, ông A. Camus, thay mặt cho bè bạn nói tiếng Pháp, bà R. Fischer, thay mặt cho bè bạn nói tiếng Anh, ông Nguyễn Ngọc Bí­ch, thay mặt cho người Việt ở hải ngoại, đánh điện cho tôi, ân cần khuyên tôi nên ký tên xin ân xá để cho họ tiện bề vậ­n động xin phóng thí­ch cho tôi. Nể tình họ, tôi đã ký tên. Gần năm năm đã qua, mặc dầu các bè bạn này không ngớt kêu gào, tôi vẫn đội trên đầu bản án tử­ hình, và trong mấy năm này, trước khi đi ngủ, đêm nào tôi cũng tự hỏi: “Ngày mai phải chăng là mình phải đứng trước toán lí­nh hành quyết?” Sống trong tâm trạng phậ­p phồng nọ, những trầm tư của một tên tội tử­ hình, bị tử­ thần uốn nắn chiều hướng rất nhiều, chẳng khác nào tia sáng bị chạy gần một khối thu hút khổng lồ vậ­y. Phương chi, tôi còn mắc một cơn bệnh trầm kha, kéo dài từ tháng 4 năm 1959 đến tháng 9 năm 1961, mà đến nay, tháng 6 năm 1962, thời hồi xuân vẫn chưa dứt. Trong điều kiện ấy, những trang sau này phỏng có giá trị nào chăng?
    Tuy vậ­y, tôi không ngại ngùng mà đăng chúng nó ra, trước để làm một bức thơ cảm ơn chung cho những ai, rải rác trong bốn phương trời, hoặc danh tiếng lẫy lừng như A. Camus hay Nehru, hoặc tên tuổi còn trong bóng như sinh viên và học sinh, sau để đặt một vấn đề mà tôi tin rằng là vấn đề trọng đại hơn hết của nử­a thế kỷ sau của thế kỷ hai mươi. Tôi muốn nói đến sự đại nhất thống tôn giáo, triết học, khoa học và chánh trị.

  • Xứ Trầm Hương

    Xứ Trầm Hương
    Quách Tấn
    LÁ BỐI xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Sử­ Địa VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 4587

    Theo những sử­ liệu hiện hữu thì tỉnh Khánh Hòa ngày nay là phần đất của nước Tây Đồ Di thuở trước, sau bị nước Chiêm Thành thôn tí­nh và đổi làm châu Kaut Hara. 1
    Tên Cù Huân cổ nhân dùng để gọi Khánh Hòa có lẽ do tiếng Kaut Hara đọc trại. Tại Nha Trang hiện còn một vùng gọi là Hà Ra. Như vậ­y tiếng Kaut người Chàm ngày xưa chắc đọc na ná như tiếng Cù Huân, hoặc Kaut đọc là Cù còn Huân là tiếng người Việt thêm sau cho đẹp lời.
    Tây Đồ Di bị Chiêm Thành đánh lấy lúc nào không rõ, vì sách không thấy chép. Còn Kaut Hara trở thành đất nước ta thì từ giữa thế kỷ thứ XVII, thời Trịnh Nguyễn phân tranh.
    Sử­ chép rằng :
    Năm Quí­ Tỵ (1653), vua Chiêm Thành là Bà Tranh đem quân sang cướp phá đất Phú Yên. Chúa Hiền là Nguyễn Phúc Tần sai Hùng Lộc cử­ binh vào đánh dẹp. Bà Tranh đại bại, dâng thư xin hàng. Chúa để phần đất từ sông Phiên Lang tức Phan Rang, trở vào cho vua Chiêm, còn từ Phiên Lang trở ra đến Phú Yên thì chiếm cứ, lậ­p ra hai phủ là Diên Ninh và Thái Khang, và 5 huyện là Phước Điền, Hòa Châu, Vĩnh Xương thuộc phủ Diên Ninh, và Tân Định, Quảng Đức thuộc phủ Thái Khang. Hùng Lộc được bổ làm Thái Thú cai trị hai phủ. Dinh đóng tại Thái Khang.

  • Ý Văn I

    Ý Văn I
    Tam Ích
    LÁ BỐI xuất bản 1967

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 18 VIEWS 34571

    Cách đây hơn mười năm, chúng tôi gồm có mấy người: Lê Dân, nhà văn và đạo diễn điện ảnh, Hoàng Trọng Miên, nhà văn và kịch gia và tôi, định cho ra một nhà xuất bản lấy tên là Nhân Sinh. Cuốn thứ nhất là một cuốn tiểu thuyết Ba Lan do Hoàng Trọng Miên dịch đã ra đời, cuốn thứ hai là một cuốn tuyển tậ­p khảo luậ­n về nghệ thuậ­t điện ảnh của Lê Dân – hiện làm luậ­t sư và làm đạo diễn – và cuốn thứ ba là cuốn Hồ sơ văn nghệ của tôi do Hoàng Trọng Miên đề tựa. Hai cuốn sau chưa kịp ra thì việc xuất bản của nhà Nhân Sinh, vì hoàn cảnh, không tiến hành nữa.
    Ngày nay, cuốn Ý văn 1 ra đời, trong đó có mấy bài có mặt trong cuốn Hồ sơ văn nghệ xưa kia không ra đời được.

TO TOP
SEARCH