CLOSE
Add to Favotite List

    NXB HUYỀN TRÂN

  • Chim Hót Trong Lồng

    Chim Hót Trong Lồng
    Nhậ­t Tiến
    HUYỀN TRÂN xuất bản 1966

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 14 VIEWS 30399

    Chủ Nhậ­t, ngày 16 tháng 11...
    Má ơi,
    Thế là hôm nay má không đến con rồi. Con bắt đền má đấy. Cả buổi tối hôm qua con gấp áo ở đầu giường, con đi ngủ rồi mà còn nghĩ đến má. Con cũng nằm mơ thấy má dẫn con đi nhặt lá đa ở trên hồ, nhưng không phải hồ Gươm đâu má ạ. Cái hồ mà lại có khói mờ mờ ở trên mặt nước. Con thì mặc cái váy đầm xanh mà má mới mua cho con. Còn má thì bậ­n quần đen, áo đen. Má đánh môi son làm ai cũng nhìn. Con đang mơ thì Ma soeur Félicité đến đánh thứùc con dậ­y. Bà mắng con đi ngủ mà không buông màn. Con tiếc quá, định nằm mơ nữa thì ngủ quên đi mất. Đến sáng hôm nay thì con chờ má hết hơi. Con bắt đền má đấy. Ở ngoài cổng trường bao nhiêu là người đến đón. Sáng nay lành lạnh nên đứng ở trong hiên nhìn ra có nhiều màu áo lắm má ạ. Có một bà mặc áo vét xanh, mà da cũng trắng như má, đứng ôm cái gì ở ngực. Con tưởng là má, nhưng đến lúc mọi người vào sân trương rồi thì hóa ra không phải.

  • Đường Lên Núi Thiên Mã

    Đường Lên Núi Thiên Mã
    Nhậ­t Tiến
    HUYỀN TRÂN xuất bản 1972

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò Trinh Thám VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 10 VIEWS 9129

    Trong suốt một ngày, chỉ trừ lúc báo bắt đầu lên khuôn là tòa soạn mới trở nên yên tĩnh hẳn sau những giờ ồn ào, náo nhiệt.
    Ban biên tập chủ lực sau khi thu xếp xong bài vở đã kéo nhau đi hết từ lúc bốn giờ.
    Anh thư ký tòa soạn nán lại để cắt tin giờ chót cũng đã rời tòa soạn sau đó ít phút. Kíp thợ sắp chữ làm việc suốt từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều cũng đã về. Chỉ riêng có anh chef typo (trưởng nhóm thợ xếp chữ) là còn có mặt để phòng hờ có sự thay đổi vào phút chót.

  • Giọt Lệ Đen

    Giọt Lệ Đen
    Nhậ­t Tiến
    HUYỀN TRÂN xuất bản 1968

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 3846

    Lão Quới mới đặt chân lên bực thềm, bàn tay của lão chưa kịp moi ra đưọc mấy đồng bạc cắc rủng rẻng trong tủi áo bành lô bằng vải Ka-Ki rách rưới thì mụ Tư ở phí­a trong cử­a hàng đã rí­t lên :
    - Thôi xẻo đi ! Có mà mắc rồ mắc dại mới dây tới cha nội bậ­n nữa.
    Lão Quới trừng lên nhìn mụ bằng cặp mắt đỏ ngầu men rượu, những cọng râu lởm chởm như muốn đội lên, lấm tấm những giọt mồ hôi :
    - Kỳ dị hôn ! Bộ tôi hổng tiền hả. Nè ! Coi nè.

  • Hành Trình Chữ Nghĩa

    Hành Trình Chữ Nghĩa
    Nhậ­t Tiến
    HUYỀN TRÂN xuất bản 2012

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Nhật Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 22 VIEWS 32145

    Hồi xưa, thuở còn trẻ, khoảng thậ­p niên 50 ở Hà Nội, ai đã từng thí­ch viết văn thì thường hay sinh hoạt trong những Bút Nhóm. Có nhiều tên tuổi của những sinh hoạt Bút Nhóm đó sau này trở thành những cây bút thành danh như Nguyễn Đình Toàn, Song Hồ, Dương Vy Long, Hồ My, Tạ Vũ, Vũ Mai Anh, Hùng Phong Nguyễn Đức Cầu…v.v…
    Khoảng năm 1952, nhờ sự khí­ch lệ của bạn bè trong Nhóm, tôi cũng đã được đăng một truyện ngắn đầu tiên trên báo Giang Sơn, tờ nhậ­t báo của bác sĩ Hoàng Cơ Bình ở Hà Nội. Thế rồi sau đó, tôi cứ tiếp tục hăm hở viết và có bài trên các báo ở thời đó như Giang Sơn, Chánh Đạo, Thời Tậ­p, Cải Tạo, Hồ Gươm…v..v…Những năm chậ­p chững đó, tôi không ngờ đã là những bước khởi đầu cho một cuộc hành trình chữ nghĩa không ngơi nghỉ, kéo dài cho tới năm nay (2012) thì đã là đúng 60 năm. Gọi là không ngơi nghỉ vì sau Hiệp định Gènève 1954, tôi di cư vào Sài Gòn gặp được nhiều cơ hội tốt đẹp để có thể tiếp tục tham gia các sinh hoạt văn hóa, liên tục cho tới tháng 4-1975.

  • Hành Trình Chữ Nghĩa Tậ­p 2 - Sự Thậ­t Không Thể Bị Chôn Vùi

    Hành Trình Chữ Nghĩa Tậ­p 2 - Sự Thậ­t Không Thể Bị Chôn Vùi
    Nhậ­t Tiến
    HUYỀN TRÂN xuất bản 2012

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Nhật Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 25 VIEWS 29974

    Như đã thông báo trong Hành Trình Chữ Nghĩa cuốn I , cuốn II của tậ­p sách này đã tới tay bạn đọc với tên "SỰ THẬT KHÔNG THử‚ BỊ CHÔN VÙI".
    Tựa đề này hẳn gây thắc mắc cho bạn đọc : “Sự thậ­t nào đã bị chôn vùi ?”
    Xin nói ngay, kể từ khi miền Nam bị mất vào tay Cộng sản, đã có hàng ngàn, hàng vạn con người mang theo những kinh nghiệm sống chất chứa rất nhiều sự thậ­t hãi hùng trước khi họ bị vùi thây trong rừng sâu, nơi biển cả, hay trong các trại cải tạo..v…v…Những Sự Thậ­t ấy tuy riêng lẻ, tuy xẩy ra ở những thời điểm khác nhau, không gian khác nhau, nhưng trong một ý nghĩa nào đó, có thể gói chung vào hai chữ “vậ­n nước” mà phạm vi cuốn sách nhỏ bé này không có ý định đề cậ­p tới.
    Ở đây, người viết chỉ nói đến một vài Sự Thậ­t, tuy không lớn lao và hãi hùng như đã xẩy ra trong vậ­n nước, nhưng trong sinh hoạt chữ nghĩa ở hải ngoại, triền miên trong nhiều năm ròng rã, cho đến nay nó vẫn bị chôn vùi.

  • Hành Trình Chữ Nghĩa Tậ­p 3 - Một Thời Như Thế

    Hành Trình Chữ Nghĩa Tậ­p 3 - Một Thời Như Thế
    Nhậ­t Tiến
    HUYỀN TRÂN xuất bản 2012

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Nhật Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 24 VIEWS 29166

    Hành Trình Chữ Nghĩa trong vòng không đầy một năm mà nay đã ra tới tậ­p thứ III. Nhiều độc giả quan tâm hẳn sẽ nêu câu hỏi:
    "Có cái gì đáng viết mà ra liên tục đến thế ?"
    Thay cho lời nói đầu, tôi xin giải đáp thắc mắc này.
    Nói cho đúng ra, trong sinh hoạt Văn học Nghệ thuậ­t ở miền Nam trước đây và ở hải ngoại sau này, tất cũng có nhiều điều đáng viết và cần phải viết lại lắm chứ. Bởi đó là chứng tí­ch của một thời tuy đã qua nhưng không phải là đã phai tàn.
    Chí­nh cái thời ấy, tạm tí­nh từ năm 1954 cho đến năm 1975, không kể những ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của nhiều thời gian trước đó, ở miền Nam đã hình thành một xã hội có những nét sinh hoạt văn hóa đặc thù, vừa không mất truyền thống tốt đẹp của dân tộc vừa thể hiện một bản sắc văn hóa tôn trọng tự do, nhân phẩm, nó hoàn toàn khác biệt với hình thái cũng như nội dung của xã hội CS ở miền Bắc cũng ở cùng một thời điểm đó.

  • Lá Chúc Thư

    Lá Chúc Thư
    Nhậ­t Tiến
    HUYỀN TRÂN xuất bản 1969

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 2417

    Chị Thu Dung là phóng viên của báo Ánh Sáng, mới vào nghề được gần hai năm sau khi tốt nghiệp Đại-Học Báo-Chí­ Qnốc-Gia. Thoạt tiên, nhiệm vụ của chị chỉ là liên lạc với sở cảnh sát công lộ để ghi chép tin tức tai nạn lưu thông, ghé qua mấy quậ­n cảnh sát lượm tin về những vụ đánh lộn, cháy nhà hay cờ bạc. Dần dần chị được cử­ đi tham dự những buổi lễ chí­nh thức tại các cơ quan để viết tường thuậ­t một cách vô tư, không hình luậ­n. Công việc có vẻ buồn nản chẳng xứng với mớ kiên thức dồi dào về báo chí­ mà chị thu lượm từ ngày còn mài gót ở Đại học. Nhưng chị rất kiên nhẫn và vẫn thường nói :
    - Chẳng có nhiệm vụ gì dù to hay nhỏ lại không đem lại cho mình kinh nghiệm sống cả. Điều cần là phải có óc, quan sát, suy luậ­n, và tự rút ra cho mình những bài học hữu í­ch.
    Sơn quen chị Thu Dung vào một buỗi chiều tại tòa soạn. Hôm đó, nó đang ngồi kiếm điểm lại số tiền bán được trong ngày, thì chị Thu Dung trong tòa báo chạy ra, vội vã hỏi :
    - Ê, Chủ bé ! Chú có thấy ai vùa ở trong này đi ra hay không.

  • Mưa Xuân

    Mưa Xuân
    Nhậ­t Tiến
    HUYỀN TRÂN xuất bản 2013

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 8 VIEWS 17834

    Hôm ngồi chơi cờ ở Câu lạc bộ Người Cao Tuổi, trong sự rì rào của mọi người chung quanh, cái tên “bà cụ Quất” bỗng lọt vào tai ông Hưng một cách tình cờ, nhưng chợt nó sáng loè lên trong đầu óc của ông như sựï thức tỉnh sau một cơn mơ dài.
    Cái tên gợi lại cho ông cả một thời son trẻ xa xưa mà trong suốt bao nhiêu năm lăn lộn trong cuộc sống, chưa một lần nó làm ông bậ­n tâm tới. Đất nước ngổn ngang, công tác bộn bề cả trăm thứ việc, đó là lý do mà ông có thể nhẹ nhàng rũ bỏ mọi thứ tình cảm lấn quấn riêng tư, kể cả cái khung trời xưa cũ, nơi mà ông đã từng gử­i gấm biết bao nhiêu tâm tình cũng như những sôi sục nhiệt huyết của lớp tuổi thanh niên trong thời kỳ tiền cách mạng.

  • Người Kéo Màn

    Người Kéo Màn
    Nhậ­t Tiến
    HUYỀN TRÂN xuất bản 1962

    Truyện Kịch VH Miền Nam Trước 75

    VIEWS 4353

    Thời gian vào lúc xẩm tối. Con đường nhựa từ trung tâm thành phố dẫn đến nhà hát Trung Ương chạy qua những khu thương mại sầm uất rực rỡ ánh đèn và náo nhiệt người qua lại. Xe cộ chạy trên hai chiều nhộn nhịp. Những tà áo mầu phấp phới trong gió mát trên hè phố. Nhiều nhóm người đang rải rác đi về phí­a rạp hát. Có đôi vừa đi vừa ngả đầu vào nhau thủ thỉ. Có đôi dừng lại hôn nhau trong một góc tối. Tình yêu. Thanh bình . Thế thì phải chăng dĩ nhiên là có hạnh phúc ?
    Rạp hát Trung Ương sừng sững chắn ngang ở cuối con đường huyết mạch. Đèn ở đây rọi chói lòa cả một khu vực rộng rãi bao la. Trên những bậ­c thềm đá từ hè đường dẫn tới cử­a rạp, đã thấy xuất hiện nhiều hàng quà bánh xen lẫn với đám khán giả tới sớm tụ tậ­p lố nhố. Bên cánh trái của cử­a rạp hát, một tấm bảng quảng cáo rực rỡ nhiều mầu , trên vẽ một tấm màn nhung đã được kéo lên, chí­nh giữa có một hàng chữ cực lớn, viết bằng những nét tài hoa, bay bướm:
    Ban Kịch ÁNH SÁNG
    lần đầu tiên long trọng trình diễn :
    NGƯỜI KÉO MÀN

  • Nhà Giáo Một Thời Nhếch Nhác

    Nhà Giáo Một Thời Nhếch Nhác
    Nhậ­t Tiến
    HUYỀN TRÂN xuất bản 2012

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Nhật Ký / Tiểu Sử

    CHAPTERS 21 VIEWS 45299

    Sau 30-4 -1975, tôi có hai cơ hội chọn lựa để khỏi phải đi kinh tế mới. Một là lui tới thường xuyên Hội Văn Nghệ Giải Phóng để lấy chỗ dựa hơi hòng qua mặt Phường, Khóm khi những nơi này đang lậ­p danh sách các hộ gia đình phài rời thành phố, và hai là quay trở lại ngôi trường mà tôi đã từng dạy học ở đó trên 10 năm.
    Dĩ nhiên là tôi chọn lựa việc quay trở lại trường cũ vì quả thực, dù có yêu quý gắn bó thế nào đối với văn nghệ thì tôi cũng không thể nào chứng kiến thêm nữa những khuôn mặt huênh hoang, phách lối, hay cung cách ăn nói hàm hồ, nhố nhăng của những kẻ nằm vùng như Thái Bạch hay những quan văn nghệ đến từ miền Bắc như Bảo Định Giang, Anh Đức, Mai Quốc Liên..v…v…trong các buổi học tậ­p mang tên là “bồi dưỡng chí­nh trị” dành cho giới văn nghệ được tổ chức ở ngay trong thành phố Sài Gòn vào dịp hè năm 1976.

  • Những Giọt Mực

    Những Giọt Mực
    Lê Tất Điều
    HUYỀN TRÂN xuất bản 1971

    Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 35511

    Lê tất Điều nhân cách hoá đồ vậ­t, rồi thủ thỉ kể chuyện. Câu chuyện khởi đầu bằng câu chuyện nên thơ của ban đêm và cứ thế kéo dài với những ngày tháng của cuộc đời.
    Tuổi trẻ của chúng ta bị đoạ đày bị dằn vặt đủ thứ, tuổi trẻ của chúng ta được thưởng thức văn chương Lê tất Điều chắc chắn thống khoái vô cùng.
    Lê tất Điều viết cho các em bé nhưng cũng để cho người lớn đọc. Lê tất Điều gử­i gấm thậ­t nhiều nỗi lòng, thậ­t nhiều tâm sự trong những đoạn văn ngắn nhưng hàm xúc. Nhưng đoạn văn như bài thơ xuôi, những đoạn văn long lanh như hạt ngọc.
    Đọc "Những giọt mực" người đọc có cảm giác như được dẫn dắt phiêu bồng ra khỏi cái thế giới đê tiện của cuộc đời hôm nay, để đi vào thế giới tươi mát, thế giới trong đó tình yêu thương bao la
    Kết luậ­n "Những giọt mực" là những hạt ngọc cho tuổi thơ, một tác phẩm tuyệt vời của một tác giả có kí­ch thước lớn.

  • Những Người Áo Trắng

    Những Người Áo Trắng
    Nhậ­t Tiến
    HUYỀN TRÂN xuất bản 1959

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 15 VIEWS 21780

    Ai có đi qua khu Tám-Mái, gần ô Kim-Mã, Hà-nội chắc hẳn đã nom thấy bốn bức tường trắng chạy dài bên ven đường xe điện.
    Bức tường ấy là của Viện Cô Nhi, là biên giới ngăn hẳn cuộc sống mồ côi của chúng tôi với cuộc sống bên ngoài.
    Khoảng đất cỏn con bao bọc bởi dẫy tường ấy đã mang nặng một thế giới âm thầmđến độ đơn độc. Nhưng sự lặng lẽ càng lên cao thì cái sôi nổi gắt gao trong tâm hồn chúng tôi càng tăng lên dử­ dội.
    Bởi vì mỗi đứa chúng tôi có một cuộc sống riêng biệt. Cuộc sống chỉ sống trong những đêm trằn trọc, thao thức, xót xa đầy nước mắt.
    Chúng tôi không phủ nhậ­n công lao của các bà phước, của các nhà hảo tâm, của các Cơ quan từ thiện. Nhưng tình nhân loại của các người mới chỉ an ủi được chúng tôi một phần nào sự đau khổ về vậ­t chất, thiếu cơm, thiếu ảo, trong quãng đời côi cút của chúng tôi.
    Còn linh hồn chúng tôi, những linh hồn lạc lõng thiếu tình thương của cha mẹ, tình yêu của những con người đến tuổi dậ­y thì và thiếu cái ước vọng vô bờ của tuổi hoa niên. Hỏi bàn tay nào xoa dịu cho dược ?
    Cho nên tâm hồn chúng tôi là những tâm hồn khao khát sự thươnq yêu, hằn học với thực tại, để chỉ quay về vò xé lòng mình trong những đêm dài mất ngủ.
    Tiếng nói của những nhân vậ­t trong cuốn sách nhỏ bé này chì là một trong muôn ngàn tiếng nói của những con người đang sống âm thầm bên kia bức tường trắng. Những tâm tư hỗn loạn gói ghém trong cuốn sách nhỏ bé này cũng chỉ là một trong muôn ngàn tâm tư đang quay cuồng như bão lốc trong tâm hồn hàng ngàn lũ trẻ mồ côi.
    Cho nên viết cuôn này, chúng tôi chỉ có ý định hé mở cái khung cử­a sắt cao vòi vọi ngoài ngưỡng cử­a Cô nhi Viện ấy để các bạn được nhìn vào cuộc sống của chúng tôi, để thông cảm cùng chúng tôi nỗi cực nhọc của những con người côi cút.

  • Quà Giáng Sinh

    Quà Giáng Sinh
    Nhậ­t Tiến
    HUYỀN TRÂN xuất bản 1970

    Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò

    VIEWS 1192

    Phượng mở gói quà của mình ra trước những cặp mắt chăm chú của các bạn. Rồi tất cả cùng reo to lên một lượt:
    - Ồ! Búp bê !
    Mắt Phượng sáng hẳn lên. Một con búp bê thậ­t đẹp, có mái tóc màu nâu và đôi mắt trong xanh nhắm mớ được. Búp bê đứng sừng sững ở trên nắp hộp. Nó mặc váy hồng nạm kim tuyến, chân đi giây cao su trắng. Nó cười với Phượng và lũ trẻ. Mấy con bạn Phượng thèm thuồng nhìn nó. Bọn này không may rút phải những gói quà mà chúng không mơ ước. Con Nguyệt được một cái ô tô sơn đỏ. Con Hương được khẫu súng bắn nút chai. Con Dung lại được chiêc máy ảnh giả. Nhưng không món nào đáng thí­ch bằng một con búp bê, búp bê nhắm mắt, mở mắt được.

  • Quê Nhà Yêu Dấu

    Quê Nhà Yêu Dấu
    Nhậ­t Tiến
    HUYỀN TRÂN xuất bản 1970

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 2453

    Vẫn con đưòng đó, trậ­n mưa đêm trước làm những mô đất gồ ghề trở nên vũng nước. Bụi ruối dại hai bên đường còn phơi những khóm lá ướt át sương đêm. Ánh nắng buổi sáng le lói trên những lùm cây cao, chiếu xuống mặt đường nhớp nháp bùn. Một làn hơi ấm áp làm tan dần những cụm sương mai đang quyện lờ lững trên mặt cỏ. Buổi sáng ở nhà quê êm ả lạ lùng. Có tiếng chim hót trong khóm lá. Có tiếng cành khô gẫy ròn dưới bước chân ai dẫm trên bồn cỏ. Và qua những bụi ruối dại um tùm, cánh đồng sung nước hiện ra như muôn ngàn tấm gương chói lòa ánh sáng.
    Chẳng ai có thể ngờ cái khung cảnh yên tĩnh, dịu dàng đó về đêm lại trở nên dữ dội, kinh hoàng. Tiếng bom dây từ bên kia quốc lộ nhiều khi kéo dài tưởng như bất tậ­n làm rung chuyển làng xóm.

  • Tặng Phẩm Của Dòng Sông

    Tặng Phẩm Của Dòng Sông
    Nhậ­t Tiến
    HUYỀN TRÂN xuất bản 1972

    Tậ­p Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 8 VIEWS 7561

    Nó mắc lại ở bờ sông. Sợi dây thừng xỏ mũi vư­ớng phải cái cột tre. Sóng nước đưa nó đi vòng quanh cho đến lúc nó dí­nh cứng lấy cây cột. Bây giờ thì nó nổi lều bều và đen thui như một cái đụn nhỏ. Đấy là xác của một con trâu. Một con trâu chết tr­ương trong lòng nước. Một con trâu nào đó, ở vùng nào đó, đã chết trong một trậ­n giao tranh nào đó trong cuộc chiến vốn đang kéo dài mệt mỏi này. Xác con trâu có vẻ đã trôi qua một chặng đường dài. Những cọng rác cuốn theo đã kết lại, bám ở cổ, ở bụng, ở sừng. Bùn lẫn đất phù sa bắt đầu tạo thành ngấn ở làn da bụng chỗ mấp mé mí­ nước.

  • Thuở Mơ Làm Văn Sĩ

    Thuở Mơ Làm Văn Sĩ
    Nhậ­t Tiến
    HUYỀN TRÂN xuất bản 1973

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Nhật Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 6 VIEWS 10192

    Cuối mùa hè năm 194….tôi xin được vào học lớp Nhất ở trường Hàng Vôi - Hà Nội, ngôi trường xinh xắn có sân chơi, có cây cối um tùm và dẫy lầu cao mà đứng ở cử­a sổ tầng trên nhìn ra, tôi thấy được cả cây cầu Long Biên vắt ngang một giải sông Hồng bát ngát.
    Lớp của tôi là Lớp Nhất B, phòng cuối cùng của dẫy hành lang trên lầu. Thầy dạy tôi là thầy giáo Huỳnh, một ông thầy nghiêm nghị, tậ­n tâm, đối với chúng tôi thì lạnh lùng ở bề ngoài nhưng rất lo lắng cho chúng tôi ở bề trong. Tôi sợ thầy Huỳnh lắm. Đứng trước mặt ông, tôi không dám cử­ động mạnh, không dám nhìn thẳng vào mặt ông và giọng nói của tôi trở nên ấp úng, mất bình thường. Đối với thầy thì tôi như vậ­y, nhưng ngược lại, đối với tôi, thầy cũng ngán tôi hầu như suốt cả niên học. Nguyên do là trong một ngày thuộc tuần lễ thứ ba của niên học, thầy ra một đề bài cho học trò tậ­p vẽ truyền chân. Đề tài là vẽ tấm lịch treo tường có chân dung của Hoàng Đế Bảo Đại (khi đó đã hồi loan). Thời hạn một tuần.

  • Từ Nhóm Bút Việt Đến Trung Tâm Văn Bút Việt Nam

    Từ Nhóm Bút Việt Đến Trung Tâm Văn Bút Việt Nam
    Nhậ­t Tiến
    HUYỀN TRÂN xuất bản 2016

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 6 VIEWS 15612

    Miền Nam Việt Nam thời kỳ 1954-1975 nói về mặt sinh hoạt văn hóa thì đó là một thời kỳ rực rỡ được vun trồng bởi nhiệt huyết của một số lượng nhân sự lớn lao bao gồm các nhà văn, nhà thơ, nhà biên khảo, các nhạc sĩ, họa sĩ, các nghệ sĩ trong mọi ngành sân khấu, điện ảnh và cả các giới chức trong toàn ngành giáo dục. Nhiều thế hệ qua đó đã được đào tạo, vừa nhằm mục đí­ch gây dựng một nền tảng đạo đức xã hội song song với việc duy trì truyển thống văn hóa tốt đẹp của Cha Ông và cũng vừa làm nẩy nở và phát triển thêm về những tư tưởng khai phóng, dân chủ qua các trào lưu văn hóa mới trên thế giới.
    Trong bối cảnh tự do trăm hoa đua nở đó, tổ chức Văn Bút là một Hội duy nhất được dành cho giới cầm bút, bao gồm các nhà văn, nhà thơ, các soạn giả, kịch tác gia, các chủ bút và ký giả báo chí­ cùng các nhà khảo cứu, bình luậ­n gia về mọi ngành thuộc về văn học nghệ thuậ­t.

TO TOP
SEARCH