-
Kể Chuyện
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75
Hồ Hữu Tường
HUỆ MINH xuất bản 1965VIEWS 10150
-
Nợ Tinh Thần
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75
Hồ Hữu Tường
HUỆ MINH xuất bản 1965CHAPTERS 8 VIEWS 5085
Ở trong xã hội Việt Nam, nay hãy còn một số người - mà một số đông nữa kia - đang đòi hỏi nơi tôi việc thanh toán các nợ nần về tư tưởng, và đối với họ, tôi vẫn phải có cái mặc cảm đã phạm tội.
Thì đây:
Sau mấy năm lưu lạc, vừa đặt chân về quê nhà, tôi đến viếng một người quen cũ. Câu nói đầu tiên của anh bạn ấy là:
"Anh về đấy à! Đã hết cái thời hạn "nín thinh" không làm chính trị rồi à?"
Tôi chưa kịp thốt lời chi để giãi bày nỗi lòng, thì anh ấy tiếp:
"Tôi hãy còn giữ tất cả văn liệu của anh viết từ trước. Anh có làm việc, tôi cho mượn lại mà dùng!"
Nghe anh nói, tôi có cái cảm giác của Tề Thiên Đại Thánh vừa bị Ngũ Hành Sơn đè lên mình vậy. "Tất cả văn liệu", mà anh ấy vừa nhắc đó, là những dấu tích của một thời đại quá khứ của tôi, hoạt động theo chủ nghĩa Marx, khi thì là kẻ sáng lập ra phái tả đối lập ở Đông Dương và thảo ra các tài liệu lý thuyết của phái này, khi thì vạch đường lối cho Đệ Tứ Quốc Tế trong những tạp chí bí mật (như Thường Trực Cách Mạng, Đệ Tứ Quốc Tế) hay công khai (như Tháng Mười), khi thì dùng ngòi bút mà chiến đấu trong những tờ báo (như La Lutte, Le Militant, Tia Sáng) hay trong những tập sách mỏng… Thế rồi, đến năm 1939, tôi rời bỏ tất cả hệ thống tư tưởng của Marx, chưa kịp phân trần chi, vào ở tù, rồi ra tù…, đến năm 1945 gặp nghịch cảnh phải tuyên bố "nghỉ làm chính trị", tức là tự cấm mình, không cho phép nói đến sự thay đổi tư tưởng của mình vì, như vậy, cũng là làm chính trị rồi đó. -
Thuốc Trường Sanh I - Xây Mộng
Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75
Hồ Hửu Tường
HUỆ MINH xuất bản 1964CHAPTERS 12 VIEWS 1515
Tromh bài phỏmg vấn của Nguyễn Ngu Ý, Hồ Hữu Tường đã nhận xét về tác phẩm của mình như sau:
“Tác phẩm mà tôi mong được dịch ra tiếng Pháp, tiếng Anh… và xuất bản ở Âu Mỹ để làm bức thư cảm ơn chung cho nhửng ai ở ngoại quốc và ở trong nước đã ký tên để xin ân xá cho tôi. Là bộ “Thuốc Trường Sanh”. Tôi viết nó ở tù Côn Đảo, tháng tư và tháng năm nặm. Đó là một quyển khảo cứu về triết học trình bày dưới hình thức tiểu thuyết có tính thời đại. Nó khảo cứu về thuyết nhân quả, về hành động, về đức tin. Các nhà văn Âu Châu tả sự cô đơn của cá nhân, trong Thuốc Trường Sanh rôi tả sự cô đơn của tập thể, sự cô đơn của nhóm Tuyết Lê, trong thế giới hai phe đang chống đối nhau kịch liệt bằng máu lửa, mà không theo một bên nào được, nên đuổi theo mộng “lấp cái hố của đấu tranh, của hận thù”. Và nhân vật chánh xủa tiểu thuyết tượng trưng này, tôi dành cho loài cọp, mà tôi thấy hơn loài người, cọp giết người vì bản tính tự nhiên còn người giết người lắm khi vì một cớ không đâu…” -
Thuốc Trường Sanh II - Phúc Đức
Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75
Hồ Hửu Tường
HUỆ MINH xuất bản 1964CHAPTERS 12 VIEWS 1149
Vừa tám giờ sáng. Những giọt sương mai sau cùng, nhờ nép dưới bóng cây lớn, đã tan dưới dạ của lá cờ. Tiếng của vạn vật đã yên vì các loài chim chóc đi rời ổ để kiếm ăn. Xa xa, nếu có gió phớt qua thì có đưa lại một đôi tiếng í...ì phải để ý lắm mới nghe được. Mấy chiến sĩ mới nghe như vậy, đều phảng trong trí các ý nghĩ : địch tưởng đâu là chúng ta sắp tấn công, nê'n bắn đại bác vào rừng trước để chận lại...
Lạch, tạch, tạch, tạch, tạch, tiếng mấy chữ đua nhau nổ nho nhỏ theo sự điều khiển dịu dàng của mười ngón tay của mười chị cán bộ, chốc chốc nghỉ hơi theo mạng lịnh của tiếng chuông gỏ một cái ken. Máy thở một hơi dài, nghe một cái rột, rồi rán chạy theo ý muốn của người. Còn bên góc, cái máy rô-nê-ô kêu rò rò, nhả ra từng mãnh giấy nét mực còn óng ánh bởi vừa khô. Thỉnh thoảng, một anh liên lạc đến một bàn giấy lãnh một mãnh giấy nhỏ, rồi lại bên máy rô-nê-ô mà lãnh gở giấy in có ghi trên mãnh nọ, rồi bước đi ngay, không trao đổi một lời chi thêm. -
Thuốc Trường Sanh III - Vẹn Nguyền
Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75
Hồ Hửu Tường
HUỆ MINH xuất bản 1964CHAPTERS 13 VIEWS 605
Hôm nay, là ngày mùng một tết. Cả trường huấn luyện được phép nghĩ một ngày, ngày mừng xuân, đón xuân cho số đông, mà cũng là ngày mong chờ cái xuân lớn của cuộc kháng chiến để đi đến cái xuân vĩ đại của dân tộc. Bây giờ trường đã thành một gương máy chạy đều đặn. Cứ mười lăm ngày là mở một cuộc thi tốt nghiệp cho một khóa sinh quân. Và tại trường lớn ở Phú Mỹ, không còn lớp dạy quyền và dạy côn như trước nửa. Lớp ba cũ, tức là lớp dạy đường quyền Quan Âm thì mở ngay ở địa phương do các đơn vị dân quân và tự vệ chiến đấu chủ trương, và căn cứ theo tài liệu của trường gởi cho mà dạy. Chiến sĩ nào thuần thục môn đó, lại có gan dạ, có thành tích, mới được gởi đến các trường cấp hai, trực thuộc về sự chỉ huy của tiểu đoàn địa phương. Những phân hiệu nầy mới lo luyện tập sinh quân theo đường côn, rồi mới tuyển chọn người có sức mạnh, có gân cốt dẻo dai, xử dụng nổi cây côn hai mươi lăm kí, để gởi lại Phú Mỹ mà học chuyên về mã tấu. Vì vậy mà công việc của ban giáo sư và cua sở quân y của trường nhẹ nhàng hơn nhiều...