-
Đi Vào Cõi Thơ
Thơ Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
Bùi Giáng
CA DAO xuất bản 1969CHAPTERS 4 VIEWS 19703
Đi vào cõi thơ theo lối ngẫu nhiên tao ngộ. Cơ duyên sẽ dun dủi… Chẳng nên gò ép cưỡng cầu.
Người viết sách này có dụng tâm không sắp đặt theo thứ tự thứ loại thường thấy. Những bài thơ đến rồi đi. Lời “nhận định” cũng đi rồi đến… -
Đôi Bạn Chân Tình
Truyện Dịch GT Nobel Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Hermann Hesse - Vũ Đình Lưu dịch
CA DAO xuất bản 1969CHAPTERS 20 VIEWS 9728
Lối vào tu viện Mariabronn phải qua một cái cửa cuốn, mỗi bên xây hai cột trụ, trông thẳng ra một cây hạt dẻ gai lấy giống ở phương Nam, ngày xưa một người đi hành hương đã mang từ Rome về; bây giờ cây hạt dẻ là một cây cổ thụ rất lớn đứng sừng sững ở bên đường. Ngọn cây tròn như cái tán rộng che cả phía trên con đường như một bàn tay từ ái; gió thổi qua lá, cây cổ thụ như căng phồng ngực để thở. Về mùa xuân, cây cỏ quanh vùng đã đâm chồi xanh mởn, cả những cây hồ đào trong nhà tu lá cũng đã úa đỏ rồi mà lá cây hạt dẻ vẫn còn xanh tươi. Rồi đến những tháng đêm ngắn ngày dài, cây trổ những bông kỳ lạ, trắng hay xanh mờ tua tủa ra ngoài chòm lá. Ngửi mùi hoa hắc và nồng ấy, biết bao ký ức đã trỗi dậy, biết bao trái tim đã thắt lại. Đến tháng mười, khi trái cây và nho đã hái xong thì vòm lá vàng cây hạt dẻ dưới gió mùa thu để rụng hạt đầy gai nhọn. Con nít trong tu viện tranh nhau lượm, cha Grégoire, phụ tá bề trên, quê ở xứ La Tinh, đem hạt dẻ về nướng trong lò sưởi. Cây cổ thụ đẹp đẽ kỳ lạ, lòng đầy từ ái, vươn những cành lá uốn lượn trên tu viện; người khách trọ ấy từ một thủy thổ xa lạ đến đây cho nên yếu chịu rét, người khách trọ ấy có những dây liên lạc bí hiểm với những cột đá ong ở cửa vào, với nét trang hoàng ở cửa tò vò, với phiến tường, hàng cột: dân miền ấy thấy cây cổ thụ lấy làm bỡ ngỡ, nhưng nó được người Pháp và người xứ La Tinh yêu mến lắm.
-
Tuổi Trẻ Băn Khoăn
Truyện Dịch GT Nobel Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Hermann Hesse - Hoài Khanh dịch
CA DAO xuất bản 1971CHAPTERS 8 VIEWS 8720
Tôi sẽ bắt đầu câu chuyện của tôi với kinh nghiệm tôi có vào lúc tôi lên mười và theo học trường Latin ở cái thành phố nhỏ nhoi của chúng tôi.
Nhiều điều dịu dàng từ thời ấy vẫn còn khuấy động và làm tôi xúc động với nỗi buồn sầu: những lối đi tối tăm và sáng sủa, những căn nhà và những tháp chuông, những khuôn mặt và những tiếng chuông, những căn phòng sang trọng, ấm áp, thoải mái và tiện nghi, những căn phòng mang chứa những điều bí mật. Tất cả mỗi thứ đều mang cái hương vị thân mật, đầm ấm, các cô gái giúp việc, những điều cải thiện gia đình và trái cây khô. -
Tuổi Trẻ Và Cô Đơn
Truyện Dịch GT Nobel Văn Học VH Miền Nam Trước 75
Hermann Hesse
CA DAO xuất bản 1972CHAPTERS 8 VIEWS 1883
Tuổi Trẻ Và Cô Đơn là cuốn tiểu thuyết đầu tay của Hermann Hesse được xuất bản năm 1904.
Cuốn tiểu thuyết được bắt đầu bằng những dòng chữ: “Từ buổi thái sơ đã có huyền tượng. Thần linh muốn lên tiếng đã làm cho huyền tượng xuất hiện trong tâm hồn cổ lỗ của người Ấn íộ, người Hy Lạp, người Đức, và mỗi ngày lại tái tạo huyền tượng trong tâm hồn trẻ con.” Cuốn tiểu thuyết là những áng thơ và nhân vật chính trong truyện cũng khát khao trở thành một nhà thơ, nguyện dâng hiến cả cuộc đời mình để tạo nên những vần thơ tuyệt đẹp. Đọc Tuổi trẻ và cô đơn khiến ta nhớ đến những nhân vật chính khác trong các tác phẩm của Hermann Hesse như Siddharta (tác phẩm Siddharta), Goldmund (tác phẩm Đôi bạn chân tình) và Harry Haller (tác phẩm Sói Đồng Hoang). Cũng giống như những nhân vật trên, nhân vật chính trong Tuổi trẻ và cô đơn – Peter Camenzind - đã trải qua những cuộc hành trình và chịu đựng rất nhiều những đau đớn đến cùng cực về trí tuệ, về thể xác cũng như về tâm hồn. Trong cuộc hành trình của mình, anh đã đặt chân đến những nơi danh lam thắng cảnh khác nhau trên đất Đức, đất Ý, đất Pháp và đất Thụy Sĩ. Anh cũng trải nghiệm qua rất nhiều cung bậc cảm xúc rất khác nhau mà loài người thể hiện qua những bước thăng trầm trong cuộc đời mình. Trong những tháng ngày gần cuối cuộc đời, anh là một mẫu người lý tưởng hiện thân cho Thánh Francis khi anh kết bạn và chăm sóc cho một người què chân.