CLOSE
Add to Favotite List

    NXB AN TIÊM

  • Câu Chuyện Dòng Sông

    Câu Chuyện Dòng Sông
    Hermann Hesse - Phùng Khánh dịch
    AN TIÊM xuất bản 1966

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 24773

    Quyển “Câu chuyện dòng sông” dịch từ truyện “Siddhartha” trong tậ­p “Weg nach Innen” (Đường về nội tâm) của Hermann Hesse.
    Hermann Hesse là một nhà văn hào của văn học Đức ở thế kỷ XX, sống cùng một thế hệ với Thomas Mann, Werfel, Wassermann và E. VI Salomon.
    Hesse sinh năm 1877, được giải thưởng Nobel về văn chương năm 1946, tác giả nhiều tậ­p thơ và nhiều cuốn tiểu thuyết bất hủ như Peter Camenianl (1904), Demian (1919), Der Steppenwol (1927), Narziss und Goldmun (1930), Das Glaserlenspiel (1943).
    Tất cả tác phẩm của Hermann Hesse đều nói lên niềm cô đơn tâm linh của con người thời đại, nỗi thao thức triền miên của những tâm hồn khát khao đi tìm một chân trời mới cho đời mình và nhất là những nỗ lực vô hạn để vươn lên mọi ràng buộc của thân phậ­n làm người.
    Trọn tác phẩm của Hermann Hesse là lời thánh ca bay vút lên chí­n tầng trời, vọng lên nỗi đau đớn vô cùng của kiếp sống, là lòng hướng vọng nghìn đời của con người, dù bơ vơ bất lực mà vẫn luôn luôn tha thiết đi tìm giải thoát ra ngoài mọi giới hạn tầm thường của đời sống tẻ nhạt:
    “Dù bị đau đớn quằn quại, tôi vẫn tha thiết yêu thương trần gian điên dại này”

  • Cỏi Đá vàng

    Cỏi Đá vàng
    Nguyễn Thị Thanh Sâm
    AN TIÊM xuất bản 1971

    Truyện Dài VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 41 VIEWS 4010

    Trần thả ngòi bút trên trang giấy chi chít những dòng chữ, trận đánh cuối mùa chiến dịch Đông Xuân với những hình ảnh sống động độc đáo nhất được chàng trần thuật lại trên mười trang giấy bằng một giọng văn thâm trầm sắc sảo. Chàng đứng dậy vuôn vai, sự mệt nhọc xâm chiếm cơ thể, chàng bước tới đẩy liếp cửa ra sân, mảnh trăng khuyết còn lơ lửng góc trời, ánh sáng mờ đục bàng bạc khắp nơi, Trần mỉm cười với trăng, nghĩ bâng quơ: “Ờ, thế mà tưởng là đã lặn rồi chứ.”

  • Con Chim Trốn Tuyết

    Con Chim Trốn Tuyết
    Paul Gallico
    AN TIÊM xuất bản 1974

    Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 2 VIEWS 9717

    Gồm 1 truyện ngắn "Con chim Trốn Tuyết" và 1 truyện dài "Tình Nghệ Sĩ".
    - Sự bùng nổ tình yêu trong Frith, một cô gái ngây thơ trong trắng. Một họa sĩ tậ­t nguyền phải tìm nơi ẩn dậ­t ở một hải đăng hoang phế ven biển.
    - Trong "Tình Nghệ Sĩ", tình yêu cùa một cô gái đã cứu vớt một nghệ sĩ , giúp chàng trở thành con người theo cái nghĩa cao đẹp của nó.
    Tác giả là một nhà báo Mỹ. Nội dung trữ tình, dung dị, giàu chất thơ trong văn học Mỹ.

  • Đọc Kinh

    Đọc Kinh
    Vũ Khắc Khoan
    AN TIÊM xuất bản 1990

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo

    CHAPTERS 7 VIEWS 2509

    Tôi bình sinh tin Quỷ thần cùng chuyện luân hồi, mặc dầu rất lười biếng việc cúng kiếng. Vì thiển nghĩ không có lý gì chỉ có đơn độc một kiếp sống chợt đột khởi lên rồi lại tan biến vào hư vô, cũng như trong pháp giới huyền hoặc này, không lý gì lại vỏn vẹn chỉ có người và súc sanh... Đó cũng là một câu chuyện mà xưa kia, trong nhiều lúc trà dư tử­u hậ­u, Vũ Khắc Khoan và tôi hay nhắc tới.
    Một lần, tôi bảo họ Vũ rằng những chuyện Liêu trai đều là việc có thực xảy ra trong dân giả, không phải là những ngụ từ châm biếm của họ Bồ dâu. Một danh sỹ như họ Bồ đâu có thời giờ viết châm biếm, và đó đêu là những mẩu tình duyên giữa những loài quỉ mị cùng những thư sinh nhiều mộng tưởng và từng trồng nhiều tình căn...

  • Khoảng Mát

    Khoảng Mát
    Võ Hồng
    AN TIÊM xuất bản 1966

    Tập Truyện VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 7 VIEWS 847

    Tôi quay lại, bất ngờ vì câu hỏi. Lại có chuyện gì mới xảy ra! Tôi hồi hộp lo lắng. Sự bất ngờ, tôi không thích vì hầu như chúng đều bất lợi cho tôi. Nhà tôi hiện đang nghèo và trong họ hàng không hề có một ông cậu một bà cô nào vừa triệu phú vừa không con. Ở Âu Mỹ, thần tài hay gõ cửa một cách đột ngột quá sức tưởng tượng. Không phải chỉ có trúng số độc đắc. Người mua vé số dầu sao cũng còn có hy vọng, cho dù rằng hy vọng chỉ bằng đốm lửa đỏ ở đầu que diêm. Đằng này có người nằm chờ chết, - chết đói, - và bỗng nhiên người chưởng khế gõ cửa báo tin: có một bà cô “gái già” của anh vừa tạ thế để lại một cái gia tài, có chúc thư cho anh thụ hưởng. Tên của bà cô, anh lẫn lộn với tên của một hiệu may y phục phụ nữ. Địa điểm nơi bà cô ở, phải lật tự điển ra tra. Tôi cũng có một bà cô trước đây bỏ nhà ra đi hoang vì mê một ông cai Lục bộ. Cả nhà ai cũng ghét bỏ thù hằn người đàn bà làm điếm nhục gia phong như thế. Chừng bảy, tám năm gì sau đó, có tin bà chết vì bệnh sốt xuất huyết khi theo ông Cai đi phóng đường ở Lộc Ninh. Không ai nói một lời thương xót. Lâu lâu có lần bà nội tôi vô tình nhắc đến, chẳng hạn: “Hồi xưa con Tám nó hay… (cô tôi thứ Tám)… Ngày trước, hồi con Tám nó còn…” nhưng chợt nhìn vẻ mặt lạnh lùng kín mít của những người có mặt, bà nội tôi vội im, bỏ lửng câu nói dở dang.

  • Một Bông Hồng Cho Cha

    Một Bông Hồng Cho Cha
    Võ Hồng
    AN TIÊM xuất bản 1995

    Tậ­p Truyện

    CHAPTERS 5 VIEWS 15983

    Trong thời hồng hoang của lịch sử, con người chỉ biết có mẹ. Khỏi cần tìm hiểu đâu xa, cứ nhìn các con vật thì biết: gần gủi và hiền lành là con chó, con gà, xa xôi và hung bạo như con beo, con cọp. Sinh ra và lớn lên chỉ biết có mẹ, lúc thúc quanh mẹ. Bởi một lẽ đơn giản: khi biết mình mang thai, con cái thường sống cách ly con đực, thậm chí còn cắn đuổi con đực không cho lại gần.
    Con người sau này thì không. Cha săn sóc mẹ khi mẹ mang thai, cha đỡ đần mẹ, cha giúp tay mẹ pha bình sữa, giặt giũ tã lót khi cha mẹ cùng nghèo. Khi cúng đầy tháng, cha châm hương đốt đèn thành kính cầu xin Mụ Bà và tham lam cầu khắp thần linh phù hộ cho con mau ăn, chóng lớn. Có lẽ đó là lần đầu tiên, lần trọng đại nhất trong đời mà cha trọn lòng nghĩ đến những vị thần linh. Vì con mà tin, mà khấn, mà cầu... cho dẫu mang tiếng mê tín cũng xin sẵn sàng vui nhận.

  • Nhà Khổ Hạnh Và Gã Lang Thang

    Nhà Khổ Hạnh Và Gã Lang Thang
    Hermann Hesse
    AN TIÊM xuất bản 1972

    Truyện Dịch GT Nobel Văn Học VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 20 VIEWS 11980

    Trên lối vào tu viện, thân cây đẹp của xứ lạ dang ra những cành uốn gợn, với cõi lòng đầy yêu thương, kẻ lữ khách hơi nhát lạnh ấy đến từ một miền khác khí­ hậ­u, có những dây liên hệ huyền nhiệm với những chiếc cột trụ nhỏ thon bằng đá hoa sánh đôi ở các cử­a, với tràng hoa trang hoàng trên các khung tò vò, với các vòm cử­a và cột; đây là đứa con yêu của những người Pháp và Ý, kẻ lạ mà người bản xứ phải há hốc mồm nhìn. Dưới bóng cây, nhiều thế hệ học trò đã đi qua, với những bảng con cặp dưới cánh tay, chuyện vãn, cười đùa, gây gổ; chân trần hay mang giày tùy theo tiết mùa, miệng ngậ­m một chiếc hoa, răng cắn hạt hồ đào hay tay cầm một trái banh tuyết. Luôn luôn có những kẻ khác đến. Sau vài năm nơi đây chỉ còn có những bộ mặt mới mà phần đông đều giống nhau: những trẻ tóc hung đánh thành từng lọn. Một số ở lại tu viện, trở thành những tân tòng, những thầy dòng, được cạo đầu, mặc áo thụng đọc sách, dạy trẻ, già rồi chết. Những trẻ khác, sau khi đã học xong, được cha mẹ đem trở về lại trong những lâu đài của họ, những ngôi nhà thương gia hay thợ thuyền. Có người đi đây đi đó, mải mê theo những cuộc chơi, theo các nghề nghiệp, rồi thỉnh thoảng tình cờ trở về viếng thăm tu viện. Khi trở thành người lớn, đem theo con trai đến trường những thầy dòng, họ ngước nhìn lên cây dẻ một lúc với những đôi mắt tươi cười chứa đầy kỷ niệm, rồi lại đi biệt. Trong những phòng nhỏ phòng lớn của tu viện, giữa những vòm cung khổng lồ của các cử­a sổ và những cột đôi vạm vỡ bằng đá sỏi hồng, những người đàn ông sống, dạy trẻ, học hành, quản trị, điều khiển. Ở đây họ đào luyện những kiến thức và những nghệ thuậ­t rất khác nhau, thuộc về đạo và tục, mỗi thế hệ truyền cho thế hệ sau những kiến thức đã đưa ra ánh sáng và những gì đang còn trong bóng tối. Họ viết sách, bình luậ­n sách, nghĩ ra những triết thuyết, họ sưu tầm những trước tác thời cổ, vẽ những bức họa trang hoàng các thủ bổn, họ duy trì những tí­n ngưỡng phổ thông, họ chế nhạo những tí­n ngưỡng phổ thông. Kiến thức bác học và sự sùng tí­n, tí­nh ngây ngô và ranh mãnh, túi khôn của Phúc Âm và túi khôn thuộc truyền thống Hy Lạp, ma thuậ­t và ảo thuậ­t, tất cả đều sinh sôi nảy nở ở đây, nơi đây có chỗ đứng cho mọi sự. Có chỗ đứng cho cuộc đời cô độc và sự sám hối, cũng như có chỗ đứng cho đời sống xã hội và cho mỹ vị cao lương: tùy theo cá tí­nh của vị tu viện trưởng đang tại chức và những trào lưu chí­nh đương thời mà khuynh hướng nọ kia thắng thế. Vào một vài thời kỳ, điều làm cho tu viện này nổi tiếng, điều lôi cuốn khách đến viếng thăm, là những bùa phép trừ ma quỷ; vào những thời khác, là âm nhạc diễm lệ của tu viện, đôi khi đấy là thánh cách của một trong những thầy đã chữa lành bệnh và làm những phép lạ, đôi khi lại là những món cháo cá măng hay chả gan nai, mỗi thời một thứ. Và trong số những thầy dòng cùng những học trò sùng đạo nhiệt thành hay lơ lử­ng, trong số những nhà khổ hạnh và những người bụng phệ, trong số những người đàn ông đến để sống rồi chết ở đấy, ta luôn luôn tìm thấy một nhân cách độc đáo, một kẻ mà mọi người đều yêu hay ghét, một kẻ dường như đã được chọn lựa, một hình bóng mà người ta còn nhắc đến mãi về sau khi những kẻ đồng thời đã bị lãng quên.

  • Những Người Không Chịu Chết

    Những Người Không Chịu Chết
    Vũ Khắc Khoan
    AN TIÊM xuất bản 1971

    Truyện Kịch VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 4 VIEWS 3570

    Một góc ngã tư sầm uất đô thành. Một cử­a hàng lớn — một loại siêu thị, một loại chạp phô cỡ thượng lưu — gồm nhiều tầng lầu, mỗi tầng chia ra nhiều răn nối liền bởi những hành lang ngoắt ngoéo, mỗi căn hán một thứ hàng, đủ loại, đủ kiểu, đủ cở : kimono xứ Phù-Tang, lễ phục đen xẫm buổi chiều Âu-châu, váy kẻ ô vuông sặc sỡ miền Ecosse, rượu cidre vùng Normandie, rượu nho cổ chai vươn cao ba ngăn vùng Alsace, mai-quế-lộ, sử­-quốc-công Trung-Hoa, thịt heo ướp khô tỉnh Vân-nam, trứng cá Nga-la-tư, phòng khách Louis thậ­p ngà, sậ­p gụ tủ chè Việt-Nam, tranh đời Tống, đồ sứ men xanh biếc đời Thanh, trống đồng Đông-sơn, đồ thép Anh-quốc, đồ hộp, bếp điện, máy vô tuyến truyền hình: thượng vàng hạ cám.

  • Nụ Cười Dưới Chân Thang

    Nụ Cười Dưới Chân Thang
    Henry Miller
    AN TIÊM xuất bản 1974

    Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 3 VIEWS 615

    Chưa bao giờ lịch sử nhân loại đầy rẫy những đau thương và thống khổ như hiện nay. Thế mà chúng ta vẫn gặp được đó đây những con người riêng lẻ mà nỗi đau khổ chung không thể nào động đến họ được. Họ đâu phải là những con người không tim, hơn thế nữa! Thế giới không hiện ra với họ như hiện ra với chúng ta. Họ có lối nhìn của riêng họ. Chúng ta cho rằng họ đã chết với thế giới này, thực ra họ đã sống trong khoảnh khắc, sống tràn đầy và những tia sáng từ con người họ chiếu ra cả một bài ca vui bất tận.

  • Thằng Thuộc Con Nhà Nông

    Thằng Thuộc Con Nhà Nông
    Hồ Hửu Tường
    AN TIÊM xuất bản 1966

    Phi Hư Cấu Hồi Ký / Nhật Ký / Tiểu Sử VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 12 VIEWS 356

    Nói trắng ra, dụng ý của tác giả là bảo thanh niên rằng: “Anh đừng làm cái gì mà tôi đã làm”. Xưa, tôi có một anh bạn, bạn tranh đấu trong giai đoạn “mê li đồ”, có tật uống rượu như hũ chìm. Thế mà anh lại có chân trong “Liên minh tranh đấu chống nạn nghiện rượu”, và trong khi tranh đấu hăng hái như thế, vẫn say túy lúy cả ngày. Hỏi anh sao có việc mâu thuẫn trong hành động ấy, thì anh đáp: “Không có mâu thuẫn chút nào cả! Bởi tôi quá nghiện rượu nên thực chứng được sự tai hại của bịnh nghiện, mà khuyên kẻ khác mau tránh trước cái đại nạn này, một cái đại nạn quá bi đát cho nạn nhân, là ý thức được sự tai hại của bịnh nghiện, mà không làm sao cai rượu được”.

  • Tố Như Thi

    Tố Như Thi
    Nguyễn Du
    AN TIÊM xuất bản 1973

    Cổ Văn

    CHAPTERS 19 VIEWS 6

    Tố Như Nguyễn Tiên Điền ngoài những tác phẩm bằng quốc âm - Đoạn Trường Tân Thanh, Chiêu Hồn.... mà ai ai cũng được biết, còn để lại cho chúng ta ba tập thơ chữ Hán:
    Thanh Hiên Tiền Hậu Tập
    Nam Trung Tạp Ngâm
    Bắc Hành Tạp Lục
    Thanh Hiên Tiền Hậu Tập gồm những bài thơ làm ở Đàng Ngoài, từ lúc chạy đến Quỳnh Côi lánh nạn Tây Sơn đến khi ra làm quan cùng nhà Nguyễn tại Bắc Hà, tức là trong khoảng 1786-1804.
    Nam Trung Tạp Ngâm gồm những bài thơ ở Đàng Trong, lúc vào làm quan ở Thuận Hóa và Quảng Bình, tức trong khoảng 1805-1812.
    Bắc Hành Tạp Lục gồm những bài làm trong thời kỳ đi sứ sang Trung Quốc, tức từ mùa xuân năm 1813 đến mùa xuân năm 1814.

  • Văn Lang Dị Sử

    Văn Lang Dị Sử
    Nguyễn Lang
    AN TIÊM xuất bản 75

    Phi Hư Cấu Sử Địa

    CHAPTERS 16 VIEWS 37

    Dị sử là lịch sử thần dị, lạ thường, là thực tại mang tính chất thi ca và thần thoại, phản ánh tâm hồn của những con người sống trong thiên nhiên và cuộc đời với tấm long cởi mở, hòa hợp, những con người còn nghe hiểu được tiếng chim, tiếng suối, còn nói chuyện được với sóng biển và sao trời.
    Văn Lang ngày xưa cũng là Việt Nam ngày nay. Tuy là dị sử mà không khác mấy với lịch sử hiện đại. Cũng khung trời ấy, cũng những con người ấy, cũng những bài học ấy, Nguyễn Lang đưa chúng ta về thăm quê hương cũ sáng đẹp nét nên thơ để chúng ta chứng kiến được chính lòng ta, nhận định được chính hoàn cảnh ta, nhìn lại bản thân ta. Tiếng sóng gào thét bên triền núi Tản Viên hôm nay vẫn còn là hiện thực.

  • Việt Lý Tố Nguyên

    Việt Lý Tố Nguyên
    Kim Định
    AN TIÊM xuất bản 1970

    Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo VH Miền Nam Trước 75

    CHAPTERS 22 VIEWS 37

    Việt Lý Tố Nguyên đánh dấu một giai đoạn sáng tạo vô cùng rực rỡ của Kim Định. Tác phẩm này là tiếng sấm báo động cho một cơn mưa lạ, vì thế nó đã thu hút được sự chú ý của nhiều trí thức và sinh viên thời bấy giờ. Bằng ánh sáng của cổ sử, của khảo cổ học và trực giác siêu việt của một bậc hiền triết, ông đưa ra những kiến giải rất thuyết phục về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam. Bên cạnh việc tìm về nguồn gốc của dân tộc, ông công bố rằng, dân tộc Việt Nam đã có một nền minh triết sâu sắc và một nền văn hóa rực rỡ, khác hẳn với triết lí và văn hóa của Trung Hoa. Ngoài ra, Việt Lý Tố Nguyên còn là cuốn sách thuộc loại “triết lí lịch sử” xuất hiện đầu tiên tại Việt Nam.
    Đây là công trình của một cuộc khảo cổ, khác thường không dừng lại ở khảo cổ, ở bác học nhưng phóng tầm mắt ra bên ngoài, bên trên, bên dưới khảo cổ, lịch sử, bác học để cốt tìm ra những nét căn bản chạy ngầm xuyên qua lịch sử nước nhà, những tính chất có ngay tự đầu và sẽ còn lại mãi mãi với dân tộc, nên gọi là Tố theo nghĩa "bản lai cố hữu.

TO TOP
SEARCH