Chương 7
Phải làm sao mới gặp được Ngọc Duyên đây? Rình rập suốt từ chiều đến tối trước cổng nhà Duyên, Nhã Trúc mấy lần muốn bước tới nhấn chuông cổng và cũng mấy lần chùng lòng định ra về. Nhưng mỗi lần tháo lui, thì nàng lại nghĩ đến bà Châu, nghĩ đến moat người đang cần sự cứu rỗi cho cuộc sống bế tắc, thế là nán lại, thế lại tiếp tục chờ đợi. Chỉ cần trông thấy bóng Ngọc Duyên, thì Nhã Trúc nhất định sẽ lao tới, sẽ nói và sẽ ép buộc cô ta tới bệnh viện thăm mẹ của mình. Bằng bất cứ giá nào cũng phải lôi cô ta theo cho bằng được.
Thế nhưng cuộc chờ đợi đã khá lâu rồi, vậy mà Ngọc Duyên vẫn không thấy xuất hiện. Nhã Trúc lại nản lòng. Giữa lúc nàng dợm bước đi thì một chiếc Dream lao tới. Trên xe là một nam, một nữ. Nghĩ ngay đó là Ngọc Duyên và vị hôn phu của cô ta, Nhã Trúc không muốn bỏ lỡ cơ may vì đã đợi từ chiều đến giờ.
Không nghĩ ngợi nhiều, Trúc lao ra ngay chặn đầu xe. Thật không may, sự xuất hiện quá đột ngột của nàng khiến người cầm lái run rẩy mất bình tĩnh quên cả việc đạp thắng xe. Chiếc xe rẽ sang moat bean để tránh Trúc, loạng choạng rồi tông mạnh vào thềm đường, ngã ầm xuống. Ngọc Duyên và vị hôn phu của cô văng ra, mỗi người moat góc name bất động. Hiểu mình đã vô tình gây hoạ. Trúc run rẩy trợn tròn đôi mắt, đứng chết sững. Bên trong nhà Ngọc Duyên có bóng người chạy ra.
- Tai nạn thật mà. Tôi nghe rõ ràng mà chẳng ai tin. Út à! Cô chạy ra ngoài có sao.
- Dạ.
Người đàng bà mang bầu trong chiếc áo ngủ rộng thùng thình vừa nói vừa mở rộng cánh cổng sắt. Một bóng người lúp xúp chạy ra. Sau một lúc xem xét, chị kêu lên thất thanh:
- Chết rồi bà chủ ơi! Bà đến đây mau đi ! Cô Hai và cậu Đức gặp nạn rồi, bà chủ ơi.
Người đàn bà luýnh quýnh chạy ra, chỉ mới nhìn thấy Ngọc Duyên thôi, bà đã thất kinh la lớn:
- Trời ơi ! Duyên con ! Duyên à ! Sao lại như vậy?
- Bà ơi ! Còn cậu Đức nằm đằng kia. Mặt cậu đầy máu bà ơi… tôi sợ quá !
- Lúc này là lúc để cô sợ sao ? Mau chạy vào gọi ông, rồi gọi xe đưa cô cậu tới bệnh viện mau lên ! Mau lên đi !
- Dạ !
Chị Út chạy vụt vào trong, giây lâu sau một người đàn ông quáng quàng chạy ào ra. Ông bình tĩnh hơn hai người đàn bà nhiều, nhưng vẻ mặt thật căng thẳng, ông gọi vợ:
- Liễu! Xảy ra chuyện gì vậy?
- Anh Hiệp ! Anh ra đây mau đi ! Mau đi !
Bà Liễu vừa thúc giục, vừa run rẩy chạy đến níu tay chồng:
- Em coi rất kỹ. Con Duyên nhà mình không trầy trụa, xây xát gì, chỉ có thằng Đức… nó nặng lắm, mặt nó đầy máu. Anh Hiệp ! Anh đến xem nó còn sống không? Em sợ lắm, em buồn nôn quá !
Bà Liễu nói rồi gập mình ra nôn thốc nôn tháo. Ông Hiệp nhìn vợ lo lắng:
- Em cẩn thận ! Chị không nổi thì vào nhà đi. Không thấy ai nữa cả, chắc tụi nó tự té ngã không đến nỗi nào đâu.
- Biết đâu người ta đụng con mình rồi bỏ chạy.
- Chuyện đó lo sau. Bây giờ, anh đi bệnh viện với mấy đứa nhỏ. Em ở ngà gọi điện cho bên chị Đặng hay, để người ta đừng hốt hoảng, hiểu không?
Bà Liễu gật đầu, mặt mày tái xanh. Chị Út gọi một chiếc tắc xi tới. Người tài xế cùng với ông Hiệp đỡ nhanh Ngọc Duyên và Đức vào xe rồi chạy đi. Chị Út bước đến dìu bà Liễu, nhưng bà không chịu, bảo với chị:
- Tôi tự đi được. Chị dắt chiếc xe của thằng Đức vào nhà đi. Cầu trời cho tụi nó không sao cả. Gần đến ngày cưới rồi, sao lại gặp xui như vậy chứ?
Bà Liễu lủi thủi đi vào, chị Út cũng ì ạch đẩy chiếc xe vào theo.
Ở một góc xa, Nhã Trúc vẫn còn đứng đó nghe thấy tất cả sự việc:
- Trời ơi trời ! Mong rằng họ không sao. Nếu không, suốt đời này tôi sẽ phải ân hận.
Buồn đau và hối hận vì sự nóng vội, thiếu nghĩ suy của mình, Nhã Trúc tê tái ngồi phệt xuống đường ôm lấy mặt oà khóc. Đêm đen vây phủ lấy nàng.
oOo
Một đêm không ngủ, đôi mắt Trúc thâm quần trên làn da xanh xao. Trời vừa mờ sáng, nàng đã lần tới bệnh viện. Đi ngang phòng giải phẩu, bước chân Trúc khựng lại khi trông thấy Ngọc Duyên và rất nhiều người đang ngồi chờ đợi. Chắc chắng người bên trong là vị hôn phu của Ngọc Duyên rồi. Trúc bước không nổi nữa, đứng lặng luôn một góc. Ngọc Duyên không sao cả, nhưng vị hôn phu của cô phải vào phòng giải phẫu chắc là bị tổn hại lắm. Cầu mong anh ta không sao !
Chẳng có đôi mắt nào để tâm đến sự có mặt có vẻ khác thường của Trúc. Tất cả những đôi mắt, những tấm lòng đều hướng cả về phòng giải phẫu. Thời gian trôi qua… trôi qua… Sau cùng, cánh cửa phòng giải phẩu cũng bật mở. Mọi người chạy ùa đến, rồi lẽo đẽo theo sau vị bác sĩ về phòng:
- Xin lỗi, trong tất cả các vị, ai là người nhà của nạn nhân?
-
Vị bác sĩ ngồi xuống ghế vừa lau mộ hôi trán vừa hỏi. Bà Đặng mặt mày tái xanh chỉ vào mình:
- Là tôi… Tôi là mẹ ruột. Xin hỏi bác sĩ, con tôi thế nào rồi ?
Nhìn vào mặt bà Đặng một lúc, vị bác sĩ chậm rãi nói:
- Chúng tôi đã tiến hành phẫu thuật lấy máu bầm tích tụ trong đầu cậu ấy ra rồi. Bây giờ thì không nguy hiểm gì đến tính mạng câu ấy nữa.
"Quá tốt rồi!" Mọi người có mặt đều nghĩ như vậy, nên đưa mắt nhìn nhau mừng rỡ.
Khổ thay, vị bác sĩ lại tiếp lời:
- Mọi người khoan vui đã, bởi vì vùng giác mạc của cậu ấy bị chấn thương rất nặng, có thể… sẽ bị mù loà đến suốt đời.
- Bác sĩ ! Bác sĩ nói sao? Con của tôi con của tôi phải bị mù à?
Bà Đặng bật lên như cái lò xo, vẻ mặt không còn thần sắc. Ngọc Duyên nhào tới kêu gào :
- Không thể như vậy được. Bác sĩ ! Chẳng lẽ không chút hy vọng nào sao ? Chúng cháu sắp đám cưới… Bác sĩ ơi ! Anh ấy không thể mù được đâu. Chắc chắn bác sĩ có cách mà. Hãy giúp giùm… hãy giúp đi, bác sĩ ơi !
Vị bác sĩ buồn bã lắc đầu:
- Y học hiện giờ tuy rất tiến bộ, nhưng vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Có những trường hợp khiến tôi đau lòng bó tay. Chúng ta vẫn còn vài giờ hy vọng. Bao giờ cậu ấy mở mắt thì mới biết chính xác được.
- Con ơi ! Hy vọng gì nữa đây ?
Bà Đặng rên lên, ngã người ra bất tỉnh. Ngọc Duyên đầm đìa nước mắt tháo chạy ra ngoài. Nhã Trúc nãy giờ vẫn như chiếc bóng lặng thầm theo dõi mọi việc xảy ra.
"Vùng giác mạc của cậu ấy bị chấn thong rất nặng, có thể sẽ bị mù loà đến suốt đời…"
Tại sao lại như vậy ? Té ngã thôi mà sao lại nguy hại đến thế chứ ? Nhã Trúc bỗng muốn khóc khi bên tai cứ vang vang lời tuyên bố khắc nghiệt của vị bác sĩ.
Hết nhìn Ngọc Duyên gào khóc trong tuyệt vọng, lại quay nhìn bà Đặng trong cơn mê man, vẻ mặt xanh xao đau khổ, Nhã Trúc nghe lòng càng lúc càng rối loạn. Từng phút từng giây, lương tâm trỗi dậy cấu xé nàng.
Là tôi, là tôi. Tôi chính là thủ phạm ! Trúc muốn hét to lên cho mọi người biết, rồi tuỳ họ muốn xử trí nàng ra sao, nhưng không thể. Trúc vụt bỏ chạy. Nàng băng qua mấy dãy hành lang định thẳng ra cổng, bỗng sực nhớ đến bà Châu. "Phải rồi ! Tôi đến đây để thăm bà Châu kia mà. Tôi muốn giúp người, nhưng chưa giúp gì đã gây đại hoạ rồi".
Trúc dừng bước, đứng lặng một lúc cho tỉnh táo lại quay vào. Nàng tìm đến chỗ bà Châu, nhưng không thấy bà Châu đâu nữa, thay vào đó là một người xa lạ. Trúc ngơ ngác nhìn quanh tìm kiếm, rồi cất tiếng hỏi một bà thím nằm gần đó:
- Thím à ! Thím có thấy người nằm ở giường này đâu không ?
- Cô muốn hỏi người đàn bà điên ?
- Điên ? Không đâu, bà ấy không điên.
Bà thím nhìn Trúc thở dài:
- Nếu vậy cô tìm gặp bác sĩ hỏi đi sẽ rõ hơn. Hồi khuya này, người ta đưa bà ấy đi rồi. Bả quậy dữ quá. Bác sĩ nói bả đã bị tâm thần.
- Sao lại như vậy được ? Bà ta không hề điên.
Trúc đi thẳng đến phòng bác sĩ. Ở đó, người ta nói cho nàng biết.
- Bà ấy hôn mê nhiều ngày, đến khuya hôm qua thì tỉnh lại, nhưng không còn bình thường nữa, cứ la hét và đập phá. Chúng tôi chờ cô đến để báo cho cô biết. Mẹ cô đã chuyển sang bên tâm thần rồi. Hy vọng sau một thời gian điều trị, bà ấy sẽ hồi phục.
Ôi ! Cuộc sống sao mà khổ sở quá. Định mệnh như chẳng bao giờ biết nương tay. Trúc nghe qua ruing rời cả thân xác. Nàng lang thang như một kẻ vô hồn tìm đến viện tâm thần. Quả that, chỉ một thời gian ngắn, vì những nghiệt ngã của đời thường, bà Châu từ một người đàn bà hiền lành, đôn hậu đã trở thành một con người hoàn toàn khác. Bà không còn nhớ gì nữa, kể cả bản thân mình. Người ta trói chặt bà ở trên giường và ru bà ngủ bằng những liều thuốc an thần, để tránh làm bà tổn hại đến chiếc chân bị gãy đang chờ bình phục.
Trúc nhìn bà Châu chìm sâu trong giấc ngủ khổ đau mà không kềm được nước mắt. Nàng cầm tay bà Châu, run giọng nghẹn ngào:
- Bà ơi ! Xin lỗi bà. Xin bà vì cháu đã không đem được con gái bà đến cho bà, cháu xin lỗi bà. Nhưng bà yean tâm, cho dù con gái bà không nhìn nhận bà, ruồng bỏ bà, thì cũng còn cháu đây. Cháu cũng là kẻ bơ vơ, cô độc như bà. Chúng ta sẽ tựa vào nhau, cháu sẽ chăm sóc bà và chờ đợi bà bình phục.
Nhã Trúc nói và oà khóc nức nở. Cuộc đời chưa có những ngày tháng nào buồn đến thế cả. Như hiện tại, như những gì xảy đến khó quên trong đời Trúc.
Đứng trước ngôi biệt thự kín cổng cao tường của gia đình họ Đặng, Nhã Trúc đắn đo ngập ngừng mãi không dám nhấn chuông gọi cửa.
"Nên chăng ?". Câu hỏi đó được lập lại trong lòng Trúc rất nhiều lần từ rất nhiều ngày qua, và nó vẫn tiếp tục lặp lại trên suốt quãng đường từ nhà Trúc đến đây. Thế nhưng, mọi câu trả lời chỉ đạt đến mức lấp lửng trong lòng nàng "nên hay chăng". Không đến cũng đã đến rồi, nhưng lòng trúc vẫn ngập tràn những nghi hoặc. Trái tim của nàng sao cứ lúc này lúc khác. Lúc thì trở ngại nào cũng vượt qua, lúc lại chán chường, tuyệt vọng dù bản thân nàng chưa làm được điều gì. Tất cả… chỉ vì Trúc hiểu rất rõ "vai trò" của ngàn, vì nếu dấn thân vào nhà họ Đặng, dù chỉ để làm một người phục việc hay nói một cách chuẩn xác hơn, là làm một "đôi mắt" cho câu quý tử vừa bị mù loà của gia đình họ Đặng.
Sao cũng được. Đã đến rồi thì phải vào thôi. Đã dự liệu những gì thì phải cố gắng thực hiện.
Trúc thở hắt ra, thu hết can đảm mà nàng có được, rồi đưa tay lên nhấn một hồi chuông cổng, lại một hồi nữa. Không lâu lắm, một phụ nữa lớn tuổi hiện ra, đưa ánh mắt xa lạ nhìn nàng:
- Cô cần gì ?
- Thưa dì, cháu đến xin việc.
- Cô đến xin việc ?
- Dạ phải. Cháu đọc được mảnh tin trên báo này, nói rõ nơi đây cần người giúp việc.
Nhã Trúc đưa tờ báo đang cầm trên tay lên như đưa một lời chứng vật cho lời nói của nàng. Người phụ nữ bên trong cánh cổng vừa mở cửa, vừa lạnh lùng nói:
- Từ lúc đăng báo tìm người đến giờ đã có rất nhiều người tới, nhưng tới rồi thì không ai kham nổi cả. Cô vào đi, tới rồi thì thử xem sao.
- Cảm ơn dì.
Nhã Trúc lách người vào và không chú trọng đến lời người đàn bà xa lạ. Ngay sau đó, nàng được đưa vào phòng khách rộng sang trọng đến choáng ngộp. Một lát sau, nàng được gặp một người đàn bà khác thật xinh đẹp và quý phái. Không cần ai giới thiệu, Nhã Trúc cũng biết đó là bà Đặng - Nữ chủ nhân của toà nhà này, bởi vì nàng đã thấy bà rồi.
- Chào bà !
Nhã Trúc đứng lên khép nép. Bà Đặng gật đầu khoát tay ra hiệu cho nàng ngồi trở xuống, rồi nói:
- Cô cứ ngồi tự nhiên. Tôi nghe bà quản gia nói cô muốn đến xin việc.
- Dạ phải. Cháu cần một công việc có lương cao. Mẫu tin trên báo mà bà đăng đối với cháu thật hấp dẫn.
- Lương cao thật hấp dẫn, nhưng công việc thì không hấp dẫn như cô nghĩ đâu.
Bà Đặng thở dài:
- Cô biết không ? Mỗi tuần qua đã không ít người tìm đến gặp tôi, nhưng tất cả đề bỏ cuộc ra về.
- Cháu nghĩ… cháu sẽ không bỏ cuộc đâu. Mong bà hãy tin tôi.
Ánh mắt đầy quyết tâm, đầy tự tin của Nhã Trúc khiến bà Đặng chú ý đến nàng hơn:
- Cô bao nhiêu tuổi rồi.
- Dạ, hai mươi ba.
- Quá trẻ ! Cô còn quá trẻ.
Bà Đặng chép miệng hỏi tiếp:
- Gia đình cô ở đâu, cha mẹ cô còn đủ cả chứ ?
- Cháu cũng ở thành phố này. Mẹ cháu đã qua đời, cha cháu đã có gia đình khác… Cháu chỉ có một mình thôi.
- Một mình thôi. Vậy lâu nay, cháu sống bằng nghề gì ?
- Cháu không có nghề ổn định. Hàng tháng, cháu xài tiếp cấp dưỡng của ba cháu.
- Cháu học đến đâu rồi ?
- Cháu đã tốt nghiệp trung học, và cũng đã dành nhiều năm thi đại học nhưng lần nào cũng trượt, cho nên cháu quyết định xin việc làm không thi nữa. Bà hãy tin ở cháu.
- Chỉ sợ cháu sẽ không kham nổi công việc mà ta sẽ giao cho cháu thôi.
- Chỉ cần bà chịu nhận cháu, công việc khó khăn mấy, cháu cũng không nản lòng đâu.
"Ôi, con bé này !" Bà Đặng bị Nhã Trúc khuất phục hoàn toàn. Chỉ vài phút trò chuyện để hiểu biết, bà nhìn Nhã Trúc thân thiện hơn.
- Thôi được. Coi như ta chấp thuận cháu, nhưng cháu cần ra đi giây phút nào, ta tuyệt đối không ngăn cản cháu. Theo ta lên lầu !
Nhã Trúc bước theo bà Đặng. Vừa đi bà Đặng vừa nói:
- Ta chỉ có một cậu con trai, nhưng thật chẳng may… hơn một tháng trước, nó bị tai nạn xe làm mù cả đôi mắt.
- Không có cách nào chữa trị sao bà?
- Không. Vĩnh viễn không có cách nào giúp con trai ta sáng mắt lại được.
"Trời ơi !" Lòng Nhã Trúc nhói đau đến cùng cực. Bà Đặng buồn bã thở dài :
- Cháu thử nghĩ xem, một đứa con trai khỏe mạnh vui vẻ, tốt tính hiếu thảo, hàng ngày vẫn chạy đùa nghịch trước mặt ta… nay bỗng không thấy gì nữa. Tối ngày cứ phải ở trong phòng, bất cứ chuyện gì cũng nhờ người mới làm được. Nhưng tất cả những điều đó không đáng sợ bằng cái th ế giới đầy màu sắc này đối với con trai ta từ nay cho đến mãi mãi chỉ là một màu đen tối. Con người ta mất đi đôi mắt, chẳng khác gì mất đi linh hồn, cháu ạ. Bao nhiêu ngày qua, mỗi khi nhìn thấy con trai ta buồn rầu đau đớn, lòng ta tan nát chẳng còn gì. Giá mà y học thể làm được điều kỳ diệu, ta sẽ hy sinh cho con đôi mắt này.
Những giọt nước mắt lăn dài trên đôi má bà Đặng như mũi tên cắm phập vào con tim Nhã Trúc, làm cho nàng từng lúc, từng lúc càng đau hơn.
Vượt qua bậc tam cấp sau cùng, bà Đặng dừng chân, lau nước mắt và trấn tĩnh lòng mình, rồi nói:
- Từ lúc trở thành mù loà, tâm tính của con trai ta biến đổi hẳn. Nhiều người đã đến đây, nhưng không chịu nổi sự khó khăn của nó, đã bỏ đi tất cả. Ta cũng mong cháu sẽ không đi như những người kia. Ta đưa cháu vào phòng nó nhé !
Nhã Trúc gật đầu. Bà Đặng đưa nàng tới căn phòng phía trước, đưa tay gõ vào cửa :
- Đức à ! Mẹ có vào được không ?
- Mẹ vào đi !
- Cháu khoan lên tiếng đã nhé !
Bà Đặng căn dặn Nhã Trúc, rồi đẩy cửa bước vào căn phòng tối om như mực. Bà Đặng bật công tắc cho neon sáng lên rồi nói :
- Sao con cứ tắt đèn hoài vậy? Để đèn cho sáng.
- Đối với con ngày hay đêm, tối hay sáng đâu còn gì để phân biệt nữa.
Nhã Trúc vẫn đứng lặng nơi cửa nhìn vào. Căn phòng của Đức thật đẹp ! Nhìn bao quát đồ vật trong phòng có thể nghĩ ra cá tính người sở hữu chiếc giường nệm xinh đẹp chắc chắn cho nhiều giấc mơ đẹp. Vài gương mặt siêu sao bóng đá, siêu sao ca nhạc người nước ngoài được dán đầy trên tường. Một dàn máy VCD hiện đại. Cuối phòng có hai giá vẽ, mà trên đó một bức tranh phong cảnh được vẽ xong và một bức chân dung ai đó còn dang dỡ. Nếu Đức chính là người hoạ bức chân dung kia, thì số phận của bức chân dung ấy quả thật đáng buồn.
Bỗng nhiên Nhã Trúc thở dài. Nghe tiếng thở dài của nạng, Đức ở bên trong giật mình nhảy lên như chạm phải điện :
- Ai? Mẹ ! Còn có ai ở trong phòng con, phải không? Mẹ lại đưa người đến đây để làm phiền con, phải không? Con đã nói con không cần, không cần sự giúp đỡ của ai cả. Tôi không cần, các người hãy đi đi. Đi mau ra khỏi phòng tôi đi !
Trước sự giận dữ của Đức, Nhã Trúc hơi khiếp sợ, lùi hẳn ra ngoài. Nhưng không thể dễ dàng bỏ cuộc, nàng lại nhích vào định lên tiếng, nhưng bà Đặng đã ra hiệu bảo nàng im lặng, rồi bà quay sang con trai dỗ dành:
- Có ai đâu, chỉ có mẹ và con thôi mà, con làm gì la toáng lên vậy:
- Rõ ràng con nghe có tiếng thở dài. Mẹ đừng gạt con.
- Là tiếng của mẹ thôi, mẹ gạt con để làm gì?
Đức im lặng như để nghe ngóng động tĩnh trong phòng, rồi nói:
- Mẹ ! Tuy con bị mù, nhưng con đâu là kẻ phế nhân. Hiện giờ con chưa quen, nhưng dần dần con sẽ quen thôi. Con sẽ tự mình đi lại được, tự mình phục vụ cho mình, không cần bám vào ai đâu. Mẹ xem nè, hôm nay con có thể tự mình quay số điện thoại cho Ngọc Duyên rồi.
Bà Đặng nhìn con trai mà nghe đau từng khúc ruột. Nó đang chứng tỏ nó không phải là kẻ phế nhân, nhưng đôi mắt đã mù thì làm sao còn minh mẫn linh hoạt như lúc sáng mắt được. Ôi, con trai ! Ta giúp được gì con đây?
Bà Đặng ứa nước mắt nhưng vẫn mỉm cười. Bà vỗ vai động viên con:
- Con giỏi lắm ! Mẹ tin con, mẹ tin tưởng ý chí của con. Nhưng con à ! Tạm thời trong những ngày chưa quen này, con hãy chấp nhận cho mẹ đem đến một người đỡ đần cho con.
Bà Đặng chưa nói hết lời, Đức đã gạt ngang:
- Lại nữa rồi, con đã nói không cần ai giúp. Nếu con cần gì, thì Ngọc Duyên đã giíup con, mẹ không cần lo quá. Dù sao Duyên cũng là vợ của con. Không ai chăm sóc cho chồng chu đáo bằng vợ đâu, mẹ ạ.
- Tất nhiên ! Nhưng Ngọc Duyên chưa chính thức về làm dâu nhà này. Còn đến sáu tháng nữa, hai đứa mới thật sự là vợ chồng. Khoảng thời gian này, dù muốn dù không con cũng phải có người đỡ đần. Hãy nghe lời mẹ ! Mẹ làm tất cả chỉ vì yêu thương đứa con trai duy nhất này thôi. Mẹ bảo đảm người phụ việc của con sẽ không gây một phiền lụy nhỏ nào cho con đâu.
- Thôi được. Để mẹ yên lòng, từ nay con không đuổi người nào đến đây nữa, nhưng con có một yêu cầu.
Bà Đặng thấy con trai bằng lòng thì rất vui vẻ:
- Con yêu cầu gì ?
- Con muốn mẹ sinh hoạt trước với họ, biểu họ mang tinh thần của một người câm ra giúp việc cho con.
- Nghĩa là trước khi vào phòng con, họ không được lên tiếng à? Chỉ làm việc trong yên lặng thôi sao?
Bà Đặng nói mà mắt hướng về phía Nhã Trúc. Chuyện "im lặng" thì có gì là khó. Nhã Trúc gật đầu thoả thuận với bà Đặng. Nhận về sự phản hồi tốt đẹp nơi nàng, bà Đặng mỉm cười quay sang con trai:
- Im lặng làm việc tuy có chút bất thường, khắt khe, nhưng chuyện đó thì không khó. Vậy khi nào, người ta mới lên tiếng ?
- Chỉ lúc nào thật cần thiết và lúc nào con hỏi thì mới trả lời. Ngoài ra, đừng nói chuyện lông bông vô bổ với con.
Bà Đặng một lần nữa đưa mắt nhìn Nhã Trúc và nhận được cái gật đầu của nàng. Cho rằng mọ sự rồi sẽ tốt đẹp, bà quay sang vỗ đầu con trai:
- Con có biết con đang trở thành một người khó tính hay không? Nhưng không sao, dù con có khó khăn đến mấy, mẹ cũng sẽ tìm được một người giỏi chiều chuộng đến chăm sóc con. Ngày mai… ngày mai mẹ sẽ đưa đến, con đồng ý chứ ?
- Bao giờ đến thì tuỳ ý mẹ.
Đức nói mà đôi mắt mở to cứ nhìn trừng trừng về hướng cửa, suýt mấy lần làm Nhã Trúc giật mình. Nàng ngỡ như Đức đã nhìn thấy sự có mặt thầm lặng của nàng vậy.
- Mẹ à ! Con hpải điện thoại cho Ngọc Duyên. Con muốn biết Ngọc Duyên có khoẻ không ?
- Được, con tự gọi hay cần mẹ giúp ?
- Không, con tự gọi được.
Đức kiên nhẫn mò mẫm trên dàn phím chiếc điện thoại và ấn những con số rất chính xác.
- Alô. Bác gái ! Bác cho con gặp Ngọc Duyên.
- …
Một chút that vọng lướt qua ánh mắt vô hồn của Đức. Chẳng hiểu đầu dây bên kia, người ta trả lời ra sao mà giọng Đức bỗng buồn hẳn:
- Dạ, khi nào Ngọc Duyên về, bác nhớ nhắn lại với Ngọc Duyên rằng con có điện. Nói Duyên đến chơi với con, sẵn tiện mang cho con mược băng nhạc "đồng quê" mà con thích, cảm ơn bác.
Đức lặng lẽ bỏ điện thoại xuống. Bà Đặng nhìn con trai, lòng se lại:
- Ngọc Duyên không có ở nhà sao?
- Bác gái nói Duyên cùng mấy đứa bạn gái đi Suối Tiên chơi rồi.
- Con của mẹ không cảm thấy buồn chứ ?
- Không, con không phiền đâu.
Bà Đặng cố an ủi:
- Khi nào Duyên về, nghe con có điện, nhất định sẽ đến với con gay thôi. À ! con thấy đói chưa, để mẹ dìu bước con xuống nhà. Bà quản gia hôm nay có nấu những món mà con thích.
- Bây giờ là mấy giờ rồi, hả mẹ ?
- Gần năm giờ chiều.
- Con không đói chứt nào cả. Đến bảy giờ tối, mẹ hãy bảo bà quản gia mang đồ lên cho con.
- Sao cũng được. Mje xuống nhà, tối mẹ lại lên với con.
Bà Đặng đi ra ngoài, không quean khép hờ cửa lại. Nhã Trúc đi bên cạnh bà khẽ lên tiếng:
- Thưa bà, vậy là bà đã đồng ý cho cháu ngày mai đến nhận việc?
- Phải. Nhưng cháu liệu có chịu đựng nổi thằng con của ta không? Khi nãy cháu, cũng nghe rồi những yêu cầu quá đáng của con ta, cháu thấy thế nào?
- Bây giờ cháu khoan nói gì, nhưng cháu đã hứa với bác, cháu sẽ cố gắng hết sức mình cho xứng đáng với khoản lương hậu hĩnh mà bà đã bỏ ra.
- Cháu cần tiền lắm sao?
- Bởi vì chung quanh cháu chẳng còn ai, nên cháu cần phải làm việc, phải tích lũy cho tương lai của cháu.
"Một cô gái chưa đủ lứn, nhưng dường như đã có đầy đủ bản lĩnh của một người lớn: Rất thông minh và khôn khéo". Bà Đặng càng tiếp xúc càng có cảm tình với Nhã Trúc. Bà quay nhìn nàng cười trìu mến:
- Này cháu ! Nếu cháu làm được việc, ngoài số lương một triệu đồng mỗi tháng, ta sẽ thưởng thêm cho cháu một trăm ngàn đồng nữa để cháu mua sắm.
- Bà tốt và rộng lượng quá. Cháu cảm ơn bà. Cháu sẽ cố hết sức để không phụ lòng bà.
- Ừm. Ta hy vọng nhiều ở cháu.
Bà Đặng gật đầu cười, vui vẻ nắm tay Nhã Trúc bước xuống thang lầu.
Không ai có thể ngờ Đức đã ở trong phòng nhẹ bước ra ngoài từ lúc nào, đứng sừng sững lắng nghe cuộc trò chuyện giữa mẹ anh và một cô gái lạ nào đó. Đức thầm nhủ: "Thì ra tự nãy giờ mẹ đã dối mình". Nghe tiếng bước chân của hai người mất hút dước cầu thang rồi Đức mới lẳng lặng vào phòng. "Quỷ tha ma bắt cái thế giới đen tối!" Đức tự bực trong lòng, ngã vật lên giường lăn lộn. "Ai ai cũng có quyền nhìn đời, có quyền vui chơi, duy chỉ có mình tôi suốt đời thương tật, suốt đời không nhìn thấy gì nữa. Tôi đã mất tất cả rồi".
Đức đấm tay thùm thụp xuống mặt nệm bật khóc. Một mình anh nằm chìm trong bóng đêm và sự cô độc đến não lòng.
oOo
Tất cả đã xảy đến như vậy. Mỗi một ngày qua là mỗi một ngày Trúc gánh chịu sự ray rứt và giằng xé của lương tâm. Từ sau sự cố đó. Không giây phút nào Trúc bỏ quean không dõi theo tin tức về chàng thanh niên họ Đặng. Rồi nàng đọc được mảnh tin tìm người giúp việc trên báo, và nàng quyết định đi vào nhà họ Đặng. Nàng hy vọng có thể đền bù được phần nào sự bất hạnh cho chàng thanh niên đó. Liệu rồi đây, nàng sẽ làm được gì với vai trò phụ việc của mình? Nàng tự nhủ không nên nản chí khi công việc chỉ mới bắt đầu thôi.