Chương 6
Nhã Thanh ngạc nhiên khi thấy Cường khóc . Nhưng cậu ta giấu giọt nước mắt vào tay áo . Khi vừa tới cửa, nàng đã nhận ra thằng bé nằm thật lẻ loi, bờ vai thỉnh thoảng lại run lên rất nhẹ.
Mọi người đều ngẩng nhìn khi thấy Nhã Thanh trong bộ áo chuyên môn bước vào. Nhưng nàng đã đến góc phòng , nơi Cường đang quay mặt vào trong.
- Cường à !
Cậu bé quay mặt lại, những giọt nước mắt lau vội vàng chưa khô trên mà
Nhã Thanh ngăn lại khi thấy thằng bé định ngồi dậy.
- Sao lại khóc vậy ? - Nhã Thanh dịu dàng.
Đạ... em nhớ mấy đứa bạn . Giờ này tụi nó đang đi bán vui lam
Ôi ! Đúng là trẻ cọn Nhã Thanh cười khì, ngồi xuống bên cạnh Cường.
- Ăn cơm chưa ?
Đạ rồi - Cường nhìn Nhã Thanh rồi nhìn bảng tên, cậu reo lên - Thì ra chị là chị Thanh
- Sao hả ? Nghe nhắc đến chị ư ?
Đạ, anh Trung nhắc chị hoài luôn . Hồi chiều, ảnh dặn có thể tối nay chị sẽ đến
- Ừm. Bây giờ có việc gì cần chị giúp không ?
Cường nhìn Nhã Thanh với vẻ vừa ngạc nhiên, vừa tò mò :
- Chị là bác sĩ ở đây hở ?
- đúng rổi. Có giống không ? - Nhã Thanh tinh nghịch hỏi.
- Chị rất giống diễn viên đóng trong phim "Anh em nhà bác sĩ". Chị gì... gì đó em khong biết tên, nhưng chị ấy rất đẹp.
Nhã Thanh bật cười. Thằng bé cũng nói năng rành rọt và khéo léo quá chừ
- Em có khen ai như vậy bao giờ chưa ?
Đạ chưa.
- Vậy thì bây giờ nói đi, có chuyện gì cần chị giúp khong ?
Bé Cường nhìn Nhã Thanh hoài nghi :
- Chị muốn giúp em thật à ?
- Thật chứ. Nếu khong vượt quá khả năng của chi.
Đạ, nếu vậy thì em xin lổi Em muốn xuất viện.
Nghe đến đây, Nhã Thanh trợn mắt :
- Sao lại thế ? Anh Trung đã xin em nằm ở đây mà.
- Nhưng nằm ở đây rất tốn kém
Nhã Thanh ngắt lời :
- Chuyện đó em khong cần phải lọ Anh Trung sẽ giúp ẹm
- Nhưng em ngại lắm Trước giờ, anh đã nhờ ảnh nhiều rồi
- Anh Trung khong muốn em ăn ở trong điều kiện kém vệ sinh, nhất là trong lúc này.
Cường ngồi dậy, năn nỉ :
- Nhưng em khong muốn ở lại vì như thế anh Trung sẽ đến đây hoài làm cản trở công việc của ảnh.
Nhã Thanh nghiêng đầu, ngắm cậu bé :
- Chà ! Biết nghĩ cho người khác quá nhỉ. Nhưng vô ích thôi, cậu bé à. Anh Trung hoàn tòan đúng khi muốn giữ cậu bé ở đây
- Nhưng mà...
Nhã Thanh khoát tay :
- Nếu là chuyện ấy, chị khong giúp đâu Nào, giờ khong còn gì nữa thì chị phải về phòng trực đây
Biết khó thuyết phục được Nhã Thanh, Cường đành "dạ" một cách ỉu xìu Nó nhớ những lời của Ái Liên mà nghe lòng nặng trĩu.
Ông Thịnh ghé vào một quầy thuốc lá ven đường. Chủ quán là 1 thanh niên ba mươi, da đen nhẻm.
- Hôm nay lâu quá 0 thấy bác ghé mua !
Ông Thịnh kéo cao cổ áo, trời lúc này lạnh quá:
- Bận suốt hà chú em . Lâu lâu mới ra đường.
- Bác mấy gói hả bác ?
- Ba gói đi. Khỏi mất công đi lại nhiều lần.
0 cần hỏi loại thuốc lá nào, chủ quầy quá hiểu thói quen của ông Thịnh.
Vừa lúc ấy, một đôi nam nữ thanh niên thắng trước mặt ông . Cô gái ngồi sau vui vẻ hỏi :
- Bán khá 0 ?
Chủ quầy ngước lên nhìn rồi cười đáp :
- Cũng lai rai.
Anh thanh niên chống chân xuống đất, gọi :
- Lấy 1 gói con mèo.
- Chờ chút nhé.
Trong lúc chủ quầy thối tiền cho ông Thịnh thì anh thanh niên lại nói :
- Tội nghiệp bà Sáu quá . Anh có hay gì chưa ?
Anh chủ quầy ngạc nhiên :
- Bà Sáu nào ?
- Ôi ! Hàng xóm nhà anh đó.
- A ! - - Anh chủ quầy gật gù - - Bà ấy đang giúp việc cho bà chủ biệt thự Mỹ Hạnh mà.
Vừa định quay đi, ông Thịnh chần chừ lắng nghe vì nghe có tên bà Hạnh.
Anh chủ quầy lại hỏi :
- Có chuyện gì xảy ra cho bà ấy ?
- Con nhỏ gái nuôi của bà ấy làm ăn như thế nào mà nợ như chúa chổm, chủ nợ đến đòi năm lần bảy lượt mà vẫn 0 có . Bây giờ thì cô ta đã bỏ trốn mất tiêu, các chủ nợ thưa kiện đòi siết nhà.
Tạm biệt câu chuyện bà Sáu, ông Thịnh quay sang về nhà. Nhưng ngẫm nghĩ 1 lúc, ông quyết định đến nhà bà Sáu cũng cách đây 0 xa lắm :
- Nghe Mỹ Hạnh bảo bà ấy xin nghỉ việc hai hôm nay, chắc là vì chuyện này. Rõ khổ thật.
Vừa qua khỏi đầu hẻm, ông Thịnh đã nghe nhiều tiếng phụ nữ tru tréo la hét. Ghé vào quán nước bên cạnh, ông gọi cà phê và tai vẫn chú ý nghe . Căn nhà bằng gỗ tạp màu xanh của bà Sáu có rất nhiều người tụ tập. Cửa thì mở, còn bà Sáu thì chẳng thấy đâu.
Khi cô chủ quán mang cà phê ra, ông giả vờ 0 biết gì, hỏi :
- Căn nhà đó có chuyện gì vậy cháu ?
Cô chủ quán nhanh nhẩu đáp :
- Chú biết 0 ? Con gái bà ấy giật hụi của người ta rồi trốn mất. Sáng giờ, các con nợ đến siết nhà.
- Rồi bà ấy đâu rồi ?
- Bà ấy ở trong nhà, tội nghiệp lắm. Bả hiền khô hà . Nghe đâu ngày xưa bả làm mất đứa con gái, thấy người ta bỏ rơi 1 bé gái khác, bà mang về nuôi . Nào ngờ con nhỏ fá của như vậy.
- Chỉ có chơi hụi thôi hả ?
Đạ . Nghe đâu bị giựt chuyến. Nó bị người ta giựt, rồi giựt lại người khác.
- Công an có đến giải quyết chưa hả cháu ? Chứ chẳng lẽ lại để mất trật tự như vậy ?
- Công an giải quyết rồi . Bảo tất cả nộp tờ tường trình, họ xem xét nhưng chú thấy đó, một mặt họ gởi đơn, mặt khác họ đến đây lấy hết đồ đạc trong nhà đem đi . Bây giờ căn nhà ấy trống trơn hà.
Cô chủ quán quay đi một lúc lâu mà ông Thịnh vẫn còn nghĩ ngợi . Lui tới nhà bà Hạnh trước giờ, ông cũng nhận thấy bà Sáu là người đàn bà chăm chú, hiền lành. Lạ 1 điều là bà ấy luôn tránh né sự nhiệt tình hay lời quan tâm thăm hỏi của oi?ng Bà ta có vẻ nhút nhát.
Và vài ngày sau, bà Hạnh cũng đã biết chuyện gia đình bà Sáu . Bà Hạnh 0 khỏi xúyt xoa :
- Con bé thật là nhẫn tâm khi để tòan bộ số nợ cho mẹ mình.
Còn ông Thịnh thì thở dài :
- Bởi vậy, xin con nuôi người ta rất ngại sự phụ bạc. Chị Sáu đã nuôi con bé ấy từ lúc mới chập chững bước đi đến bây giờ . Ai có ngờ chuyện lại xảy ra như vậy.
- Tôi đã cho người đi hỏi thăm . Nghe đâu chị ấy quyết định bán nhà để trả nợ.
- Trời đất ! Rồi chỗ đâu mà ở ?
- Tôi cũng chẳng rõ nữa . Hôm qua chị ấy đến xin tôi nghỉ thêm mấy ngày, chị khóc quá trời.
Vốn là người tốt bụng, ông Thịnh 0 ngớt thở dài :
- Tội quá ! 0 biết bán nhà có còn dư chút nào 0 ?
- Chị ấy nói, chắc còn dư lại 1 ít, sẽ tìm 1 căn hộ nhỏ nào đó trong hẻm sâu ở tạm.
Đi tới đi lui trong phòng 1 lúc, ông Thịnh chợt khựng lại nhìn bà Hạnh đăm đăm:
- Cô Hạnh à ! Cô xem có nơi nào tiện giúp cho chị ấy 1 nơi ở tạm. Sau đó, tôi định vận động 1 người bạn giúp đỡ bà ấy.
Bà Hạnh trầm ngâm . Xưa nay, bà thích có cuộc sống yên tịnh. Gần đây, Nhã Thanh đến, 0 khí trong nhà rộn ràng hơn, nhưng lại là sự rộn ràng trẻ trung và yên bình . Giờ có thêm bà Sáu, chẳng biết sẽ như thế nào. Lúc nào bà ấy cũng tỏ ra hiểu thân phận mình . Chưa bao giờ bình phẩm, hay nêu ý kiến gì về mọi việc làm của bà Hạnh. Nhưng ở chung nhà là 1 việc khó.
- Anh Thịnh này ! Hay là tôi sẽ giúp bà ấy 1 số tiền?
- Tôi nghĩ gởi tiền thì cũng 0 thể gởi được nhiều, mà nếu gởi ít thì chẳng làm được chuyện gì . Hay là chúng ta cố gắng giúp 1 chỗ tạm, chị ấy sẽ nhớ mãi đó.
Ngạc nhiên nhìn ông Thịnh, bà Hạnh nói :
- Ôi ! Sao bỗng dưng anh lại quan tâm đến chị ấy vậy ? Hay là...
- Đừng nghĩ bậy bạ nhé - Ông Thịnh bật cười - Chị ấy đáng tuổi chị của tụi mình mà . Tôi chỉ ngẫm nghĩ về nỗi bất hạnh của chị ấy mà thôi.
Nhắc đến sự bất hạnh của bà Sáu, bà Hạnh lại thở dài :
- Mỗi người đúng là có 1 số phận thật. Ngày xưa, vì hoàn cảnh khó khăn, chị ấy đã đứt ruột bỏ đứa con của mình và rước 1 đứa con khác về nuôi . Nào ngờ, tình thương của chị ấy 0 làm nó sống tốt hơn.
Và bà Hạnh nhớ những lần bà đã thử lòng người giúp việc. Bằng cách bỏ quên những món từ bình thường đến quý giá ở nhà tắm, sau bếp hay trong phòng, lần nào bà Sáu cũng mang đến tận tay bà trả lại.
- Bà chủ bỏ quên cái này.
Hoặc :
- Tôi nhặt cái này ở phòng tắm.
Dần dần bà Sáu đã trở thành 1 người quen thân trong gia đình Bây giờ bà ấy đang gặp khó khăn như vậy, chẳng lẽ bà làm ngơ sao ?
Nghĩ tới nghĩ lui, bà Hạnh nói :
- Thôi được rồi, anh Thịnh Tôi sẽ sắp xếp cho chị ấy 1 chỗ ở tạm.
Ngày hôm sau, khi nghe tin này, bà Sáu đã ứa nước mắt cảm ơn bà Hạnh. Dù bà Hạnh bảo bà dọn dẹp căn phòng trống sau phòng khách và bà đã quyết liệt từ chối và xin dọn dẹp căn phòng kho chứa hàng lô những món đồ cũ kỹ ở tầng trệt. Cửa của nó trổ về phía ngôi nhà vườn bị bỏ hoang .