Chương 3
Về nhà được một tuần, Thùy đi học bình thường trở lại. Ông bà Thạch ngỡ rằng con gái họ đã hối hận. Họ nào blết cơn bão chỉ tạm lắng lại, chờ gió nổi lên, cuốn bão cuồng lên, dữ dối hơn.
Sáng thứ sáu bà Thạch nhận được cuộc điện thoại của cô chủ nhiệm lớp Hạnh Thùy gọi, báo cho bà lên gặp cô và ban quản sinh nhà trường.
Bà Thạch tức tưởi hỏi Thùy:
- Lại chuyện gì nữa Thùy?
Hạnh Thùy gắt:
- Có gì đâu. Ông thầy sẵn có ấn tượng với con, nên thấy con đi dép hai quai, ông ấy nói.
Bà Thạch buồn bã:
- Mẹ không hiểu sao con luôn tạo cho ba mẹ những nỗi phiền phức. Một học kỳ, lên gặp nhà trường tới ba, bốn lần, còn gì mặt mũi hả con?
Thùy xẵng giọng:
- Mẹ đi cũng được, không cũng được, cô giáo có nhắc con đâu.
Bà Thạch nghẹn giọng:
- Cô thương con, cô mới nói. Còn không người ta lên lớp rồi về đúng giờ nhà trường quy định, ai làm gì cổ. Con phải biết thương mọi người với chứ.
Thùy bỏ đi vô nhà. Bà Thạch lau nước mắt. Giá như bà hiểu được con gái của bà. Thùy không giống tính chị của nó, Thùy luôn giấu kín tâm sự khi cần nói, và nó chỉ thổ lộ khi mọi việc đã xảy ra. Cha mẹ sanh con, trời sanh tánh. Bà không bao giờ tin nổi, Thùy trở lên hoang đàng hư hỗng nhanh đến mức ba mẹ không sao chấp nhận được.
Người mẹ vẫn thấp thỏm lo âu, điều gì đó ghê gớm sẽ xảy ra cho gia đình bà.
Nhưng là thế nào, thì bà đành nhắm mắt chờ đợi.
Rồi chuyện gì đến cũng đến. Lại một buổi chiều cuối tuần. Thùy dọn dẹp lau nhà cửa, rồi chơi đùa cùng cô bé cháu bà Quý. Bất chợt Thùy bần thần, cô vô phòng và ngồi viết gì đó, thật lâu.
Bà Thạch đang lui cui dọn hàng, Thùy chạy xe ngang qua mẹ, cô bảo:
- Con đi một lát, con về.
''Một lát, một chút'' của Thùy luôn vô chừng. Bữa cơm tối hai ông bà lặng lẽ ăn. Tuần này, Mai Hạnh không về, nhà đã quạnh vắng, giờ càng vắng vẻ hơn.
Thời gian chầm chậm trôi qua. Mười giờ ba mươi lăm phút, ông Thạch chạy xe về nhà, ông hỏi khi thấy bà nằm chèo queo một mình trên ghế.
- Tối giờ, nó có về không bà?
Bà Thạch lắc đầu.
Ông Thạch chán nản:
- Vậy là đêm nay, nó lại không về nữa đâu. Bà còn chờ gì nữa.
Bà Thạch im lặng, bà còn có thể nói gì nữa đây? Kêu trời, trời không thấu.
Van đất, đất chẳng động nhân tình. Van vái vong linh đứa con trai hãy giúp bà kìm chân con em gái. Nhưng chút hy vọng mong manh thần bí ấy cũng tan biến chẳng chút hiển linh, cứ như trêu chọc cợt đùa. Con bé thoắt về, thoắt đi, như cuộc đời bên ngoài chắng có gì đáng để Thùy sợ.
Người mẹ không tin rằng, con gái bà gặp được những đứa bạn thiên thần. Con trai bây giờ có nằm mơ, cha mẹ cũng không tin nổi, mười bốn, mười lăm tuổi, tụi nó đã biến thành ác quỷ. Tụi nó phạm tội một cách thản nhiên, như đó là quy luật, là tạo hóa an bài vậy.
Ông Thạch nhìn vợ ông ngậm ngùi:
- Bà ngủ đi, đừng ngồi đó nữa. Đêm nay nó không về đâu. Nó ghi thư lại đây nè.
Bà Thạch tay run bắn cầm tờ giấy trắng tinh được xé từ cuốn vở học trò, không một nếp gấp. Những dòng chữ của Thùy nhòa đi bởi nước mắt người mẹ rơi đẫm khuôn mặt cứ từng ngày mỏi mòn đau xót chờ con, tìm con.
- Nó nói nó đi ba ngày, vì nó đánh nhau với bọn nào đó, bà nghe nó nói không?
Giọng ông Thạch vang lên.
Bà Thạch rưllg rức:
- Tôi hỏi và nó bảo, hôm qua mấy đứa 1ớp2A2 đánh nó và con Vân. Nó nói tôi không làm gì được mấy đứa kia đâu, vì gia đình tụi nó nổi tiếng ở thị trấn này.
Ông bực tức:
- Sao bà không nói với tôi?
Bà Thạch buồn bã:
- Nói cho ông, rồi có giải quyết được gì không? Đây chỉ là cái cớ để nó đi mà thôi.
Ông Thạch xót xa:
- Tôi thật không hiểu kiếp trước tôi gây lên nghiệp chướng gì, mà giờ đây tôi bị trời quả báo kiểu này. Giá như nó lớn cho cam, đằng này nó mới mười sáu tuổi đầu, cái tuổi ngây thơ, dại dột, biết gì đâu mà ông trời bắt nó gánh tội cho tôi?
Bà Thạch sụp xuống:
- Ông ơi! Có khi nào thằng Ba nó chết oan khi vào tuổi mười bốn, bây giờ là lúc nó trưởng thành nó thèm được yêu thương được chiều chuộng, nên nó ''nhập'' vào em gái nó không ông?
Ông Thạch trầm tĩnh:
- Bà đừng suy nghĩ vớ vẩn? Tuy con trai chúng ta chết lúc nó còn nhỏ, nhưng nó đã hiểu nỗi khổ của gia đình. Nó không bao giờ hại em nó đâu.
- Vậy chúng ta phải làm sao hả ông? Chẳng lẽ chúng ta đành mất con.
Ông Thạch đau đớn:
- Khuya rồi, bà ngủ đi, chuyện gì ngày mai tính.
Sáng sớm hôm sau, hai vợ chồng ông Thạch chở nhau vào xóm nhà thằng Xuân để tìm Thùy. Tất cả, già trẻ lớn bé, họ đều trở mặt với vợ chồng ông Thạch.
Họ nhếch môi:
- Loại con gái bỏ nhà theo trai, dù gia đinh giàu sang cỡ nào, chúng tôi cũng không chứa chấp. Ông bà về đi, nó không vô đây.
Bà Lam cũng khinh khỉnh:
- Tôi cấm con tôi không được giao du với mấy đứa bên thị trấn. Hư quá vậy, chơi với mấy đứa đó, con tôi sinh hư theo.
Tai bà Thạch ù đặc, ấm ức và nhục nhã. Ngay thằng Xuần là đứa mà con gái bà bỏ nhà bỏ cửa từng theo nó, hôm nay nó cũng không thèm ngồi dậy để trả lời vợ chồng bà. Mịt mù bóng chim tăm cá, biết hỏi ai đây?
Thùy ơi! Tại sao con mãi gây cho ba mẹ những nỗi đau buồn, tủi nhục?
Thời gian lặng lẽ trôi. Thời hạn Thùy ghi trong lá thư để lại trôi qua, mà cô vẫn không về.
Buổi chiều ngày thứ tư, bà Thạch đang ngồi đờ đẫn bên cửa sổ, thì một người đàn ông lạ mặt chạy xe dừng trước nhà bà:
Chị cho tôi hỏi, đây phải nhà ông Thạch không?
Chút hy vọng nhen lên, mắt người mẹ như có hoa nắng. Bà nhanh nhẹn đi ra:
- Chú là ai? Chú hỏi chồng tôi có chuyện gì hả chú? Phải chú biết tin về con gái tôi không?
Bà Thạch hỏi một hơi. Chừng như nhận ra, người lạ mặt có vẻ ngơ ngác. Bà Thạch thở dài:
- Tôi xin lỗi. Mời chú vô nhà ngồi!
Người đàn ông từ tốn:
- Theo câu hỏi của chị, hình như gia đình chị có chuyện gì nghiêm trọng phải không? Và nguyên nhân đó dẫn đến tai nạn cho chồng chị?
Bà Thạch run lẩy bẩy:
- Chú nói cái gì? Chồng tôi ... bị .... tại nạn ư? Ông ấy đâu rồi?
Người đàn ông nói:
- Ông ấy bị một thằng nhóc lao xe vào xe của ổng. Hiện thời chúng tôi đã đưa chồng chị đi bệnh viện đa khoa tỉnh. Tôi là Công an xã, theo giấy tờ người bị nạn, tôi tìm đến báo cho gia đình.
Bà Thạch kinh hoàng:
- Chú ... làm ơn nói rõ cho tôl biết, ông ấy bị thương nặng không?
Người đàn ông thở dài:
- Một chân của ông ấy bị gãy rời, chúng tôi cũng ...
Bà Thạch chưa nghe hết câu người đàn ông kể, bà đã ngấtTịm. Người đàn ông cuống cuồng kêu cứu hàng xóm.
Chẳng biết bao lâu, bà Thạch mới tỉnh lại nhìn bà giờ đây như già đi hàng chục tuổi Ba ngày nay, bà có ăn uống gì đâu. Bà như một tàu lá chuối, không còn chút nhựa để bám vào thân cây còm cõi, già nua.
Sau khi hỏi thăm người đàn ông, bà Quý, là hàng xóm mấy chục năm nay của bà, bèn nói con trai bà Quý, chở bà Thạch đến bệnh viện, coi tình trạng của ông Thạch.
Người mẹ hầu như câm lặng bên giường bệnh của chồng. Mai Hạnh được mẹ báo tin, khi cô về nhà, thì tất cả đã tan nát. Chỉ hai tuần Hạnh lo ôn thi không về nhà, mười bốn ngày ngắn vô cùng, vậy mà ông trời đã bắt. Hạnh mất tích đứa em gái duy nhất, và bai cô, buổi chiều chạy xe cùng khấp thị trấn vườn rẫy, ông đã bị chính mấy thằng nhóc con hại ông gãy chân, bán thân bất toại.
Hạnh Thùy vô tình không hề biết, cô đã gây tai họa cho ba mình.
Ngày thứ ba, Thùy quyết định về nhà, bởi cô hoàn toàn mệt mỏi vì cuộc sống ăn nhờ ở đậu.
Thùy bảo Thắm:
- Tối nay, tao về nhà đấy, mày về không?
Thắm lắc đầu:
- Tao về lần này, ba tao chắc chắn không tha tao đâu. ống giết tao chết.
Thùy thở dài:
- Hùm dữ không nỡ ãn thịt con. Ba tao luôn miệng mắng tao, nói bỏ tao, song mấy lần đều đi tìm tao, về nhà cũng không đánh tao, dù tao rất hỗn. Tao ân hận lắm! Ở nhà, tao chả bao giờ phải đói thế này.
- Mày bỏ học và bây giờ mày đâu còn trong sạch nữa. Lỡ mai mốt mày có thai thì sao? Theo tao, tụi mình không còn đường về hãy đi thật xa, tìm việc gì đó làm, chờ một thời gian ba mẹ nguôi giận, rồi về.
Thùy nghe Thắm nói, mắt cô vằn lên nỗi đau đớn:
- Tao hận mày! Giá như tao giết được mày đêm ấy, tao đã giết mày chết. Tao không muốn đi cùng mày nữa.
Thắm cắn môi:
- Tao đâu có ngờ sự việc lại diễn ra như thế.
Thùy nhếch môi:
Mày phải nói chính xác là mày đã đạo diễn vở kịch này, bán tao cho mấy thằng khốn kiếp ấy. Tao ngu và quá tin mày, nên bây giờ tao phải lãnh lấy hậu quả. Tao còn có ngày mai hay sao?
Thắm tỉ tê:
- Chuyện dĩ lỡ cả rồi, phải theo hiện tại của tụi mình mà tìm cách sống thôi.
Con thú còn muốn sống, huống hồ mày đã thề, tìm cho ra lũ chó chết kia để rửa thù. Bây giờ mày buông xuôi à?
Thùy nuốt nước mắt vào lòng. Cô còn dám khóc sao? Những giọt lệ của cha, của mẹ cô đáng giá ngàn vàng đã bị cô lạnh lùng khước từ. Cô chưa biết kết cục kinh khủng kia là gì, cô không có quyền trở về nhà, làm nhục thêm cha mẹ.
Vậy là sáng sớm hôm sau. Vào đúng giờ ba cô bị tông xe, Thùy cùng Thắm đi theo một người phụ nữ ra miền Trung kiếm sống. Chấm dứt tuổi học trò trắng trong thần tiên, bước vào chốn hồng trần. Từ đó, Thùy như không còn là Hạnh Thùy của ngày xưa nữa.
Người phụ nữ dẫn Thùy và Thắm đến một nhà hàng karaoke ở Đà Nẵng. Tiếp ba người là một phụ nữ đây đà, khuôn mặt bà ta trát đầy son phấn.
Bà Son - người dẫn Thùy tới - nói:
- Chị Hai! Hôm trước, chị nói em tìm giúp chị mấy đứa phụ bán quán. Hôm nay, em dẫn tới hai nhỏ này, chị Hai còn cần người không?
Bà Hai cười tít:
- Ôi! Nhà hàng của chị có bao giờ đủ người hả em? Sao, hai em có nhu cầu đi làm à? Nhìn còn nhỉ quá? Đi thế này, cha mẹ biết không?
Bà Son nôi hớt:
- Chị cần người làm hay cần cô giáo mà điều tra lý lịch kỹ thế? Hai đứa nó vì gia đình nghèo nên tự bỏ học tìm việc làm. Em nói trước, tụi nó còn nhỏ, chưa đủ tuổi làm giấy tờ, nên chị nhận hai đứa là chị phải lo cho tụi nó đó.
Bà Hai gật đầu:
- Được rồi, để chị coi, hai cô bé thích hợp công việc gì, chị sẽ sắp xếp nhé.
Thắm thu hết can đảm hỏi:
- Dì ơi! Công việc chính là gì ạ? Lương bao nhiêu một tháng?
Ánh mắt bà Hai lóe lên vẻ khó chịu, nhưng trên môi bà ta, nụ cười vẫn không hề mất chút góc cạnh.
Bà ta cười cười:
- Vô nhà hàng thì việc chính là làm tiếp viên bưng nước, cà phê và các nhu cầu của khách. Lương tiếp viên bao luôn ăn ở một tháng một triệu đồng. Nếu không khéo một chút, tự các em có thêm tiền do khách ''boá', được không?
Thật lòng Thùy không muốn vào mấy chỗ này làm. Nhưng bà Son dẫn hai đứa ra đây, bà nói, ngoại trừ..mấy chỗ này, người ta có khả năng lo lắng giấy tờ cư trú hợp pháp cho Thùy, còn những chỗ khác, bà Son không biết. Dĩ nhiên Thùy phải chấp nhận. Bởi cô đâu có tờ giấy lộn gì trong người chứng minh cô là ai?
Nhắm mắt đưa chân, Thùy được bà Hai đồng ý cho ê chung với Thắm. Thêm một ngày nghỉ ngủ tắm rửa sạch sẽ, bà Hai đưa cho mỗi đứa một triệu.
- Chị ứng trước để hai em có tiền mua đồ mặc và phấn son, thiếu thì nói chị Hai đưa thêm, đừng ngại, chị sẽ trừ dần vào lương hai em.
Người đàn bà vừa lui ra. Thắm đã bảo:
- Lần đầu tiên, tao cầm trong tay số tiền thế này. Tụi mình đi mua đồ nghe Thùy.
Hạnh Thùy nhếch môi:
- Lưỡi mày uốn éo chả khác gì cơn rắn Tao nhớ không lầm, mày từng lấy của ba mi mày cả triệu đồng, chắng lẽ lấy xong, mày đưa luôn cho thằng Giang?
Thắm hơi quê:
- Ý tao nói là tiền do mình làm ra kìa.
- Mày đã biết công việc ra sao mà bảo làm ra tiền? Mày thích, cứ việc mua sặm. Quần áo tao đem theo không đến mức quê mùa, tao rất mệt, nên không muốn đi đâu cả.
Thắm nhăn mặt:
- Mày trách tao phải không? Tao nói rồi, tụi mình chỉ làm vài tháng, gom góp ít vấn rồi về nhà. Mày không đi thì nằm nghỉ cho khỏe. Tao phải mua đồ, nếu không khó mà trụ nổi.
Thắm đi rồi, Thùy nằm vật ra giường. Thùy rất mệt. Cô thèm ngủ và cũng rất đói. Nhưng Thùy không sao nhắm mắt được. Cô nhớ mẹ quá. Giờ này, chắc ba mẹ vẫn lang thang đi tìm cô. Tại sao Thùy lại trở thành đứa con gái nhẫn tâm trước nỗi đau của ba mẹ? Thùy thèm vô cùng được trở về ngủ trên chiếc giường cũ kỹ của cô. Chiếc giường mà dạo chị Hai còn ở nhà, đêm nào, hai chị em cũng sanh nạnh nhau:
''Mày mắc mùng, mai tao gấp". Và trăm lần như một, Thùy luôn khiến ba giận, đánh cho hai chị em vài roi, hai đứa mới chịu im miệng.
Bây giờ, mẹ sẽ nằm ở đó, nước mắt mẹ sẽ ướt đẫm gối của Thùy. Ba mẹ ơi?
Xin hãy tha lỗi cho con!
Thùy rùng mình, khẽ nhìn lại khuôn mặt mình trong gương. Khác hẳn hôm qua. Thùy hôm nay gắn lông mi giả, môi tô son hồng. Thùy đẹp, vẻ đẹp tự nhiên.
Dù Thùy từng coi hàng chục bộ phim nói về cuộc sống của các cô gái tiếp viên nhà hàng, nhưng Thùy vẫn không thể ngờ, có một ngày Thùy bước vào thế giới đèn mờ, có lời ca buồn như tiếng khóc than cho số phận kém may mắn của cô gái nghèo.
'' Rồi từ ngày ấy, chốn phong ba, nơi kiếm tiền. Ngục trần, giam hãm kiếp thân em đôi mắt buồn ...
Đời nghèo không lối thoát, em tôi đành thôi, cui đầu mà đi, Em tôi đi, màu ''son pha đôi môi. Khăn bay lẻ loi trên vai ai. Thành phố sáng ánh đèn, Sài Gòn thêm bóng những nàng tiên ... " Người ta vì hoàn cảnh đẩy đưa phải vào vũ trường, quán bar để kiếm sống.
Còn Thùy? Ai đẩy, ai đưa, ai bắt buộc Thùy? Con đường nhục nhằn này chẳng phải chính Thùy tự bước chần vào ư?
- Hạnh Thùy? Em bưng cà phê cho người khách bàn số 6 nghen. Nhớ đừng để khách phiền lòng?
Thùy chưa kịp dạ lại bà chủ, có đã nghe tiếng xì xào, nho nhỏ:
- Mẹ đời! Có mới nới cũ. Con nhỏ này khác nào viên ngọc để bà chủ dụ khách.
- Ba ngày nay, ông ta không ghé tìm con Ly, hôm nay đến, sao bà chủ lại để con. Thùy tiếp ổng chứ? Ông ta là mối ruột của Hà Ly mà.
- Nghe nói Hà Ly bị đưa qua nhà hàng nổi, con Thùy có giá hơn. Hôm nay, bèo bèo nó cũng được lão ''boá' bạc triệu.
Hạnh Thùy nghe lõm bõm, cô không hiểu hết chuyện. Nhưng Thùy đủ thông minh để đoán ra, người khách cô sắp tiếp thuộc dạng ''đại giá' và trước đây, cô gái có tên Hà Ly được ông ta độc quyền.
Hạnh Thùy muốn bỏ chạy, bởi người đàn ông được các cô tiếp viên xuýt xoa ghen tỵ với Thùy, còn lớn tuổi hơn cả ... ba Thùy nữa. Đáng đời cho cái tính hoang đàng của cô. Lời mẹ tỉ tê giảng giải, cô cãi chày cãi cối, để cuối cùng cái giá cô phải trả là rơi vào tay mấy thằng bụi đời ranh, không một xu dính túi. Đời con gái người ta cố khốn nạn cách mấy, nếu nhắm mắt lấy chồng Đài Loan cũng đem về trả ơn cha mẹ dưỡng dục được vài triệu. Riêng Thùy, chỉ là con số ''không'' to tướng đi kèm những ngày đói rét khốn khổ.
Và bây giờ là gã đàn ông thừa tiền rửng mỡ kia.
Ông Nhân - tên ngươi đàn ông:
- vừa thấy Thùy, ông ta đã bật dậy, cười tít mắt:
- Ôi! ở đâu ra con bồ câu xinh đẹp thế này nhỉ? Nào, đưa cà phê cho anh!
Hạnh Thùy cắn môi. Cô đặt ly cà phê lên bàn:
- Ông đùng đen hay sữa đá?
Ông Nhân kéo tay Thùy:
- Gọi anh chứ bé. Ngồi đây với anh, không cần em nhọc nhằn. Anh sẽ kêu người phục vụ em.
- Dạ, tôi không dám.
Ông Nhân cười ngọt:
- Em đừng lo? Anh Nhân đã OK em thì bà chủ em cưng em hết mình. Tối nay, em phục vụ một mình anh. Anh sẽ thương lượng với bà chủ.
Thùy chưa kịp phản ứng, thì bà Hai Hoàng từ sau quầy lễ tân đi tới. Bà tươi cười:
- Anh Nhân, không chê em út của tôi nữa chứ?
Ông Nhân cười tít:
- Chị Hai này! Từ này tôi mua tích- kê cho Thùy, như với Hà Ly hồi trước.
Bả Hai Hoàng đẩy đưa:
- Ấy chết! Phải khác một chút chứ ông tổng. Hà Ly sao bì kịp Hạnh Thùy.
Người ta mới tuổi trăng tròn đấy.
Ông Nhân búng tay:
- Chị Hai đừng lo! Sáu Nhân này đã thích em nào, thì không sợ tốn kém. OK.
Hạnh Thùy ngậm ngùi. Cô đang là món hàng cho người ta trả giá. Thùy ơi!
Vậy là chấm hết nhé, màu áo trắng học trò hôm qua.
"Áo trắng em chưa từng vướng bụi đời Chưa từng mơ những chuyện xa xôi Nhưng nay em tự mình vấp ngã Còn trong ai, màu áo trắng thiên thần?".
Suốt buổi tối, Thùy trân người chịu đựng ánh mắt ông Nhân, những cái vuốt ve trên cánh tay trần của cô. Ngày đầu tiên, người đàn ông già đời, lõi tình ấy chỉ yêu cầu Thùy ăn và uống với ông ta. Hơn mười giờ đêm, ông Nhân ra về sau khi đã uống hết cả thùng bia, nhưng phiếu thanh toán lên tới ba thùng. Ông ta dúi vào ngực áo Thùy hai tờ đô la loại l00.
- Cưng cất để dành. Đừng cho bà chủ biết, kẻo bà ta lấy đó.
- Và ông ta đưa vào tay cô ba trăm ngàn tiền việt:
- Bà ta hỏi, nói tiền anh ''boá'. Chào em! Mai anh gặp lại!
Hạnh Thùy đưa tay sờ lên má, nơi ông Nhân vừa đặt lên đó một nụ hôn, như người lớn hôn trẻ em vậy. Thùy quay vào quầy lễ tân.
Bà Hai Hoàng cười tươi rói:
- Tối nay, em được ông ta đặc biệt ưu ái, thật là may mắn cho nhà hàng. Buổi đầu khai trương của em, như thế này là rất tuyệt. Em đựợc hưởng hai phần trăm hoa hồng tiền bán tích- kê bia.
Bà Hai Hoàng đưa cho cô tờ năm chục ngàn. Thùy thờ ơ cầm.
Thắm kêu lên:
- Mày sướng thật! Có tiền thưởng của bà chủ, còn thêm tiền ''boá' của ông ta.
Sáng mai, đừng quên bao bạn bè ăn điểm tâm nhé.
Bà Hai cười cười:.
- Ổng cho em nhiều không?
Thùy xòe bàn tay. Bà Hai nhăn mặt:
- Thằng cha này tối nay bị vợ quản thúc hay sao, kẹo kéo vậy?
Thắm tròn mắt:
- Ông ta cho nó tới ba trăm ngàn mà chị Hai còn chê à. Ước gì em được ông ta nhìn tới.
Thùy đưa cho Thắm một trăm rưỡi:
- Mày cầm lấy, sáng bao các chị cùng phòng. Tao muốn ngủ.
Quay sang bà Hai Hoàng, Thùy nói nhỏ:
- Em được nghỉ chưa ạ?
Bà Hai gật đầu:
- Ngoại trừ khách có yêu cầu đi ''tăng haí' riêng với tiếp viên, còn nhà hàng chỉ được phép mở cứa đến mười một giờ đêm. Em nghỉ đi!
- Cám ơn chị!
Thùy về phòng. Cô cẩn thận cất những tờ đô la vào lai một chiếc quần tây đen. Cô học được điều này từ mẹ cô. Lần đầu tiên chị Hai xa nhà, mẹ cô đã dạy chị cách cất tiền, để khỏi bị mất.
Thắm là đứa bạn cô không thể tin tưởng, Thùy phải tự bảo vệ mình. Nếu ngày nào cũng tiếp khách như tối này, Thùy sẵn sàng làm một năm, sau đó nghỉ luôn.
Nhưng ... cuộc sống luôn có bất ngờ tạo ra mọi bất hạnh cho mỗi con người.
Thùy chính là một ví dụ cho sự biến đổi đó.
Suốt một tuần liên tiếp, không một ai ngoài ông Nhân mua nổi tích- kê của Thùy. Vì thế, cô được bà chủ chiều chuộng, không dám nói nặng. Thắm thì chật vật khốn khổ, lúc nào nó cũng bị ma cũ bắt nạt. Bản tính Thắm ích kỷ nhỏ mọn, cô sinh lòng, ghen ghét, tỵ hiềm với Thùy. Dù ngày nào Thùy dẫu không ưa Thắm, cô vẫn chia cho Thắm thêm ít chục ngàn tiền ''boá' cô kiếm được.
Tối thứ báy, nhà hàng đông khách hơn ngày thường gấp hai, ba lần. Tiếp viên được buy động vào ca luôn phiên nhau để phục vụ khách. Thùy là người duy nhất không bận rộn. Cô ngồi trong phòng chờ ông Nhân, theo lời hẹn.
Bất chợt bà Hoàng đi vô cùng anh quản lý tiếp viên tên Hải.
Bà Hoàng nói:
- Cậu bảo chị tìm đâu ra người cho cậu ta bây giờ?
Hải nhăn nhó:
- Nãy giờ, em gọi cô Kim, cô Nhật Anh, cô Oanh ... mấy con át chủ bài của nhà hàng ra tiếp anh ta, nhưng anh ta đều không chịu. Coi bộ anh chàng này thất tình, buồn nên ghé nhà hàng nhậu. Anh ta không cần tiếp viên mà cần người tâm sự. Mối sộp đó chị Hai.
Bà Hoàng liếc nhanh Thùy:
- Giá như Hạnh Thùy không kẹt tích- kê của lão Nhân, chị nghĩ, con bé hợp ''rớ' cậu ta.
Hải nhún vai:
- Đừng động đến "tổ kiến lửa", chị Hai ơi. Làm ăn phải giữ chữ tín.
Hạnh Thùy thờ ơ nhìn cuộc sống bên ngoài qua ô kiếng màu nâu. Vừa lúc đó, điện thoại của bà Hoàng phát tín hiệu.
Nhìn số máy hiện trên máy của mình, bà Hoàng ngọt ngào:
- Em, Hai Hoàng nghe nè, anh Nhân.
- ...
- Dạ, em biết rồi ... Dạ, em cám ơn. Em hứa giúp anh tối đa. Dạ, em không dám ...
- ...
- Dạ, em sẽ nói cho con bé biết. Vâng, em cám ơn anh Dạ, mai gặp lại ạ ....
Đóng nắp điện thoại, bà Hoàng bảo Thùy:
- Em về phòng nghỉ đi. Tối nay ông Nhân bận công việc, ổng không đến được.
Ổng hứa sẽ đền em gấp đôi vào ngày mai.
Thùy cắn môi:
- Chị cần em giúp gì nữa không ạ?
Hải vọt miện:
- Chị Hai? Sẵn dịp ông Nhân bỏ hẹn, chị để Hạnh Thùy ra gặp thử người khách khó tính kia coi sao chị.
Bà Hoàng dù rất muốn, nhưng nguyên tắc do chính bà đặt ra. Tiếp viên đã được mua tích- kê trọn tháng, bà không có quyền can thiệp vào bất cứ việc gì của họ. Vì thế, ruột gan bà đang rối rắm, bà cũng không dám nhờ Thùy.
Bà trừng mắt nạt Hải:
- Cậu này, dừng cuống lên rồi nói bừa nghen. Thà để cậu ta về, chứ chúng ta không thể làm buồn lòng ông Nhân. ổng mà giận lên, coi như chúng ta mất tất cả.
Cậu hiểu chưa?
Hải chưa kịp trả lời, chị Kim Anh trướng quầy lễ tân bước vào:
- Chị Hai? Khách ở bàn số lO đang la lối om sòm kìa chị.
Bà Hoàng lắc đầu:- Cậu ta nghĩ có tiền trong tay rồi muốn gì cũng được à?
Gọi cho tôi cậu Phúc ở tổ bảo vệ.
Thùy chậm rãi:
- Khoan đã chị Hai!
Bà Hoàng nhìn cô:
- Em đừng bận tâm chuyện nhà hàng. Em được tự do hết tháng này lận.
Thùy nhẹ tênh:
- Em biết. Nhưng về phòng bây giờ, em cũng không ngủ được. Em thức khuya quen rồi. Em muốn gặp người khách khó tính kia, được không chị?
Bà Hoàng do dự:
- Chị ngại lắm. Lỡ đến tai ông Nhân, ổng nổi giận còn đáng sợ hơn.
Thùy cười nhẹ:
- Là do em tự nguyện mà. Gặp ổng, em có cách nói để ông ta không bắt lỗi chị.
Hải mừng rỡ:
- Cô Thùy nói vậy, hay là chị cứ để cô ấy ra tiếp cậu ta coi sao.
Bà Hoàng đành miễn cưỡng:
- Em đi với chị.
Thùy nói:
- Chị chờ em chút xíu!
Cô quay vào bàn trang điểm, dùng khăn lau sạch lớp phấn, chỉ chừa lại chút son môi phơn phớt hồng.
Bà Hoàng và Kim Anh kinh ngạc khi thấy Thùy đơn sơ không son phấn, thêm chiếc áo thun màu vàng, váy Jeans ngắn ngang đầu gối. Nhìn cô bây giờ giống hệt cô nữ sinh trung học.
Kim Anh chép miệng:
- Nhỏ Thùy dễ thương ghê nơi!
Thùy chỉ cười nhẹ. Nụ cười của cô, không cho người đối diện biết được tâm trạng cô đang vui hay buồn.
Bà Hoàng đến bên gã thanh niên đang tu lon bia ừng ực:
Cách uống bia bất cần đời hơn là của dân nhậu, thích quậy.
Bà Hoàng nhẹ giọng:
- Cậu Duy! Thật ra cậu muốn tôi cử tiếp viên thế nào, cậu mới vừa lòng?
Duy xua tay:
- Bà ... tôi không ngờ cả một nhà hàng tầm cỡ như ''Hoàng Giá' của bà lại không có được một nữ tiếp viên khả dĩ sạch sẽ, lịch thiệp, dịu dàng ... Dẹp tiệm đi, bà chị ạ.
Thùy lành lạnh:
- Theo anh nói, tiếp viên sạch sẽ, lịch sự dịu dàng ... phải thế nào?
Ngay lập tức, Duy nhìn trừng vào mắt Thùy. Thùy thản nhiên đối diện anh ta bằng cặp mắt rất buồn của cô.
Duy kêu lên:
- Cô là ai?
- Nếu tôi nói, tôi là tiếp viên, anh tin không?
Duy lắc đầu:
- Không tin được.
Thùy so vai:
- Vì tôi quá ''naí và quê mùa phải không?
Duy vẫn không rời mắt khỏi Thùy ánh mắt anh ta không giấu được vẻ ngưỡng mộ, say đắm cô. Duy nói:
- Bất cứ một cô tiếp viên nào hiện diện trong nhà hàng đều xài mỹ phẩm, còn cô thì không. Tôi ghét loại phụ nữ lạm dụng phấn son quá mức.
- Và từ tối đến giờ, ông đang cần một tiếp viên thiên thần trắng?
- Có lẽ vậy.
- Tôi đủ tư cách hầu rượu ông không?
Duy cười:
- Chẳng lẽ chỉ trong ít phút, tôi đã già đi chục tuổi, để cô phải kêu tôi từ ''anh'' thành ''ông''. Tôi bắt đầu thấy thích cô.
Cách nói của Duy, khiến bà Hoàng e ngại. Dù là chủ, bà vẫn không muốn bị nhân viên của mình phản phé. Thùy ra tiếp Duy, ngày mai ông Nhân đến, ai dám chắc, chuyện tối nay không đến tai ông ta? Không chừng nó còn bị bóp méo vì sự đơm đặt.
Thùy quay sang bà Hoàng:
- Chị yên tâm! Anh ta chịu để em phục vụ em hứa không làm phiền chị.
Bà Hoàng bỏ nhỏ vào tai Thùy:
- Em cần giữ khoảng cách với cậu ta.
- Em biết rồi.
Không bà chủ nào dặn nhân viên của mình kiểu đó, ngoại trừ Thùy.
Bà Hoàng vừa đi, Duy hỏi ngay:
- Cô là ''hàng độc'' của bà ta?
Thùy lắc đầu:
- Tôi không biết câu nói của anh?
- Hơn một tiếng đồng hồ tôi vô đây, ngay từ đầu, tôi đã yêu cầu chọn một tiếp viên khác hẳn các cô đang hiện diện trong nhà hàng. Là chủ, bà giám đốc nhà hàng ''Hoàng Giá', thừa thông minh để biết yêu cầu của tôi là gì. Vậy mà bà ta không cách nào đáp ứng được yêu cầu đơn giản ấy. Và tôi bắt đầu nghĩ ''Hoàng Giá' không có hàng "thiên sứ trắng". Nào ngờ em xuất hiện. Tôi rất ghét loại con gái mắt xanh, môi đỏ.
Thùy nhếch môi:
- Đã ghét, anh còn tìm đến đây làm gì? Anh có thể tìm ở một tụ điểm ca nhạc hoặc ngay cổng một trường học nào đó. Con gái nhà hàng chắng một ai không xài mỹ phẩm.
- Nói vậy, em là ai?
Thùy thản nhiên:
- Tôi làm việc ở đây, như các chị kia thôi. Tôi có xài mỹ phẩm đấy chứ, dù ít cũng là xài.
Duy nhìn cô:
- Em có cặp mắt rất buồn. Phải em mang trong lòng một tâm sự không?
Thùy cắn nhẹ môi:
- Tâm sự thì ai không có. Anh uống thêm bia nhé?
Duy từ tốn:
- Em cứ việc bật nấp lon và tính đầu thùng. Tôi không quan trọng tối nay tôi phải trả bao nhiêu tiền, cái tôi cần là một người chia sẻ.
- Và anh nghĩ, tôi có thể chia sẻ cùng anh à?
Duy trầm tĩnh:
- Tôi nghĩ tôi không lầm.
Cứ thế, Duy uống bia như người ta uống nước lạnh sau cơn khát cháy họng.
Duy kể cho Thùy nghe về anh ta. Gia đình và sự nghiệp của Duy khiến bất kỳ một cô gái nào quen biết anh đều muốn mãi là một nửa của Duy. Tất nhiên Thùy cũng thật thà kể Duy nghe cuộc sống của cô, lý do cô bỏ nhà đi bụi.
Duy thở dài:
- Em nên trở về nhà, tiếp tục học, bởi em còn quá trẻ.
Thùy đắng ngắt:
- Thùy không thể quay đầu được nữa.
- Tại sao không? Nếu vì tiền người ta bỏ ra mua Thùy, tôi sẽ bồi thường để em được tự do.
- Thùy xót xa:
- Dĩ lỡ cả rồi. Khi nào thấy phải dừng chân, tôi tự biết lo cho bản thân. Cám ơn anh đã quan tâm.
Đúng mười một giờ, Duy đứng lên:
Anh đặt vào tay Thùy một cọc tiền loại hai trằm ngàn.
Thùy nói:
- Tôi đâu có làm gì để anh cho tôi nhiều tiền như vậy. Anh đừng nên tiêu phí những đồng tiền vào các cuộc vui vô bổ nữa.
Rút một tờ hai trăm ngàn, cất vào túi quần, Thùy trả lại xấp tiền cho Duy.
Duy cười lớn:
- Lâu lắm rồi, hôm nay tơi mới được quen một cô gái không tham tiền như em. Em cứ nhận cho tôi vui. Để từ mai, tôi sẽ cố gắng thay đổi. Em không nhận, tôi sẽ cho tất cả các cô ở đây.
Thùy không ngốc đến nỗi để Duy đưa tiền cho tất cả mọi người. Cô lặng lẽ nhận lại cọc tiền. Thắm đang chăm chú nhìn cô.
Duy nói:
- Ngày mai, chúng ta gặp nhau nhé.
Thùy so vai:
- Thùy chưn dám hứa.
- Em không hứa, không ra thì tôi sẽ ngồi mãi, tôi không chịu thua em đâu.
Thùy nặng nề:
- Tôi chỉ là một cô tiếp viên, là người giúp anh tạm quên nỗi buồn của anh trong giây lát. Tôi không phải là điểm dừng để cho người khác kỳ vọng, bới vì tôi là con ngựa chứng bất kham. Tôi hay thay đổi lắm.
Duy nhìn Thùy thật lâu. Anh rời nhà hàng trong tâm trạng thanh thản, bình yên. Ở Hạnh Thùy như chứa lửa, nó khiến con tim tưởng chừng băng giá của Duy bắt đầu nổi loạn.