MỤC LỤC
- Chương 1
- Chương 2
- Chương 3
- Chương 4
- Chương 5
- Chương 6
- Chương 7
- Chương 8
- Chương 9
- Chương 10
- Chương 11
- Chương 12
- Chương 13
- Chương 14
- Chương 15
- Chương 16
- Chương 17
- Chương 18
- Chương 19
- Chương 20
- Chương 21
- Chương 22
- Chương 23
- Chương 24
- Chương 25
- Chương 26
- Chương 27
- Chương 28
- Chương 29
- Chương 30
- Chương 31
- Chương 32
- Chương 33
- Chương 34
XXIV
Tiếng chuyển hòm xiểng vang lên ồn ã trên các bậc thang trong tòa biệt thự để đầu chuông lơn, chuông bé; Pôlin mang các gói hành lý nhẹ nhành bước xuống nhà; bà Macmê thận trọng và điềm tĩnh trông coi việc gửi hàng đi, còn Ben thì đã sửa soạn xong. Têredơ trong bộ trang phục màu xanh mặc đi đường, chống tay lên lan can hàng hiên, một lần nữa ngắm nhìn thành phố Hoa.
Nàng quyết định ra đi. Thư nào chồng nàn cũng nhắc nhở. Nếu nàng trở về Pari trong những ngày đầu tháng năm – như anh thiết tha yêu cầu – thì trước ngày trao Giải thưởng Lớn, họ có thể mời khách dự mấy bữa ăn tối, sau đó là mấy buổi tiếp tân. Nhóm chính trị của anh đang được dư luận ủng hộ. Trào lưu đang thúc đẩy anh và Garanh cho rằng xalông của nữ bác tước Mactanh có thể có ảnh hưởng rất tốt với tương lai của đất nước. Nàng không mấy lưu ý tới mấy lý do ấy, nhưng giờ đây nàng đang cảm thấy khoan dung đối với chồng và muốn làm anh vui lòng. Ngày hôm trước, nàng lại nhận được thư công bố. Ông không nói tới quan điểm chính trị của chàng rể, cũng không khuyên răn con gái, nhưng cho nàng biết là ngươi ta bắt đầu nói tới những ngày sống bí ẩn của nữ bác tước Mactanh ở Phlôrăngx, với các thi sĩ và nghệ sĩ; người ta cũng nói là từ xa, ngôi biệt thự đầy những chuồng lớn, chuông bé có một dáng dấp phóng túng khác thường về tình cảm. Bản thân nàng cũng cảm thấy bị theo dõi trong cái xã hội Phidơn bé nhỏ này. Bà Macmê thì quấy nhiễu nàng; hàng thân Anbectinenli thì làm nàng lo lắng. Những buổi hẹn hò ở ngôi lầu trên đường Anphiêri trở nên khó khăn và nguy hiểm. Một buổi tối, giáo sư Arighi, mà Anbectinenli thường lui tới nhà, gặp nàng trong lúc nàng đi trên những quãng đường vắng vẻ, nép sát bên người Đơsactrơ. Ông là tác giả một luận văn về nông nghiệp và là một nhà khoa học hết sức dễ thương. Ông quay mặt mặt đi, bộ mặt dũng cảm đẹp đẽ, có hàng ria mép bạc trắng, và hôm sau chỏ nói với nàng: “Trước kia, khi từ xa có một người đẹp đi tới là tôi đoán được. Bây giờ, khi tôi đã vượt quá lứa tuổi được nữ giới nhìn một cách thiện cảm, thì Thượng đế thương tôi: Người tránh cho tôi không phải nhìn thấy họ. Mắt tôi rất kém-khuôn mặt khả ái nhất, tôi cũng không nhận ra được nữa”. Thế là nàng hiểu và xem như đã được cảnh tỉnh. Giờ đây, nàng mongche giấu niềm hành phúc của mình trong phố phường Pari mênh mông.
Nàng báo cho Vivian Ben nay mai nàng sẽ trở về. Ben năn nỉ nàng ở thêm mấy ngày. Nhưng Têrendơ nghĩ rằng cô bạn vẫn khó chịu về lời khuyên trước đây của mình vào một buổi đêm trong căn phòng có tấm màn cửa thêu hình những cây chanh, rằng có nhẽ cô ta cũng không còn thích thú sống trong tình thân của người bạn tâm tình đã không tán thành việc lựa chọn của cô, và Anbectinenli chắc hẳn đã nói với Ben rằng nàng là kẻ đỏm dáng và có lẽ nông nổi nữa. Ngày ra về được quyết định vào mồng 5 tháng năm.
Bầu trời trong đẹp lóng lánh trên thung lũng Acnô. Mơ màng, Têrendơ từ hàng hiên thấy Phlôrăngx như một bông hồng khổng lồ buổi sớm cắm trong chiếc lọ màu xanh. Nàng nghiêng mình để tìm cái điểm li ti dưới chân những ngọn đồi phủ đầy hoa, nơi nàng đã nếm trải những niềm vui vô tận. Xa xa, khu vườn nghĩa trang làm thành một vệt nhỏ sẫm màu và bên cạnh, nàng nhận ra con đường Anohiêri. Nàng như sống lại trong căn buồng xiết bao thân thiết, nới chắc hẳn không bao giờ nàng còn bước chân tới nữa. Những giờ phút đã qua và không bao giờ còn trở lại hiện lên ảm đạm, tang tóc trong trí nàng. Nàng cảm thấy mắt mờ đi, chân mềm yếu và tâm hồn bạc nhược; hình như cuộc sống không còn ở trong người nàng nữa mà nàng đã để nó ở lại trong cái góc kia, nơi có những rặng thông đen kịt, im lìm vươn lên bầu trời. Nàng tự trách mình băn khoăn một cách vô lý trong lúc nhẽ ra nàng phải bình tâm và hoan hỉ. Nàng biết nàng sẽ gặp lại Giăc Đơsactrơ ở Pari. Hai người những muốn cùng đến Pari một lúc hay nói đúng hơn cùng đi Pari với nhau. Chàng phải nán lại Phlôrăngx thêm mấy ngày, nhưng dẫu sao buổi hội ngộ cùng gần tới nơi, ngày hẹn hò đã được ấn định và ngay bây giờ nàng đã bồi hồi nghĩ tới phút gặp gỡ. Lòng nàng ấp ủ mối tình quyện chặt trong máu thịt. Nhưng một phần con người nàng ở lại trong ngôi lầu có khắc hình đàn dê và tượng các thủy thần, cái phần bản thân nàng ấy không bao giờ được trả lại cho nàng nữa. Giữa sự sôi nổi tràn đầy của cuộc sống, nàng cảm thấy chết đi những cái cực kỳ quý giá. Nàng nhớ những lời Đơsactrơ nói với mình: “tình yêu là một thứ sùng bái linh vật. Anh đã hái và ép làm kỷ niệm những quả cây bên bờ vịnh, những quả mà trước kia em từng nhìn ngắm”. Vì sao nàng lại không nghĩ tới việc mang theo một viên đá cửa tòa lâu đài nơi nàng đã lãng quên cả vũ trụ?
Một tiếng kêu của Pôlin làm nàng đứt mạch suy tư. Từ phía sau rặng kim tước hoa, Sulet bỗng nhảy ra ôm hôn cô gái hầu phòng trên tay đầy những áo khoác và túi đi đường để mang ra xe. Bây giờ ông ta băng qua lối đi trong vườn, hớn hở, râu tóc bờm xờm, hai tai nhọn hoắt dựng đứng lên hai bên trán láng bóng. Ông ta cất tiếng chào nữa bá tước Mactanh
- Thế là phải chia tay bà hay sao, thưa bà?
Ông ta ở lại Ý. Một Phu nhân vẫy gọi ông ta – theo lời ông ta nói – Phu nhân đó là La Mã. Sulet muốn biếng thăm các hồng y giáo chủ. Có thể một đức hồng y giáo chủ mà người ta ca ngợi là một ông già rất biến lẽ phải sẽ tán thành quan niệm về một Giáo hội cách mạng và xã hội chủ nghĩa. Sulet có mục đích của mình: trồng lên trên đống tro tàn của nền văn minh bất công và tàn bạo cây Thánh giá của chúa Giêsu, không phải là cây thành giá chết cứng và trần trụi, mà là cây thánh giá sống với hai cánh tay của Người nở hoa che bóng cho cả cõi trần. Với ý đồ đó, ông ta sẽ lập một giáo đoàn và ra một tờ báo. Giáo đoàn thì bà Mactanh đã biết. Còn tớ báo thì sẽ bán một xu, được viết theo lời văn có vần và thể bi ca. Báo có thể dùng làm lời bài hát. Rốt cuộc chỉ có lời thơ rất mực giản dị, dù dữ dội hay êm ái, mới là ngôn ngữ duy nhất thích hợp với nhân dân. Văn xuôi chỉ thú vị đối với những ai có bộ óc rất tinh tế. Ông ta đã gặp những tay vô chính phủ ở các hàng bán rong rượu vang trên đường Xanh-Giăc. Buổi tối, họ đọc cho nhau nghe những bản tình cả.
Ông ta nói thêm:
- Một tờ báo theo kiểu sưu tập bài ca thì sẽ hợp với tâm hồn dân chúng. Người ta bảo tôi có tài. Tôi không rõ có đúng không, nhưng phải nói rằng tôi có óc thực tiễn.
Ben vừa đi găng tay vừa bước xuống bậc tam cấp.
- Ồ, darling, phố xá và cả trời đất, núi xông đều muốn cô phải luyến tiếc. Hôm nay, tất cả đều tươi đẹp để khiến cô luyến tiếc chúng và sẽ muốn trở lại thăm chúng.
Nhưng chán cái khô khan thanh nhã của cảnh vật Tôxcan, Sulet chỉ luyến tiếc xứ Ôngbri xanh tươi và bầu trời Ôngbri ẩm ướt. Ông ta lại nhớ lại Axxidơ, lúc ông đứng cầu nguyện trên cánh đồng màu mỡ, giữa một vùng đất mềm mại, êm đềm hơn.
- Ở đấy, - ông ta nói - có những cánh rừng à nham thạch, những khu rừng thưa để lộ một khoảng trời và những đám mây trắng. Ở đấy, tôi đã đi dạo chơi theo vết chân thánh Phrăngxoa, và tôi đã phỏng tác bài hát tụng ca Mặt trời của Ngài thành những vần thơi Pháp cổ, đơn sơ và nghèo nàn
Bà Mactanh muốn nghe thơ. Ben cũng sẵn sàng nghe, nét mặt biểu lộ vẻ thành kính như một pho tượng thiên thần của Minô 1 .
Sulet báo trước bài thơ là một tác phẩm quên mùa, thiếu nghệ thuật. Tuy số lượng âm tiết lẻ, câu thơ vẫn đơn sơ, nhẹ nhành và cố tình không hoa mỹ. Rồi với giọng chậm rãi, đơn điệu, ông ta đọc bài tụng ca:
Ơn Thượng đế để dày sông sáng tạo
Cõi trần gian làm đẹp lòng người,
Đêm ngọc bích sáng ngời chói lọi
Điểm tô đời kiều diễm, huy hoàng.
Khác nào họa sĩ, từng trang
Vẽ lên tranh ảnh muôn vàn thân yêu
…
- Ồ! Ông sulet này, – Ben lên tiếng – bài tụng ca của ông đi lên trời giống như vị đạo sĩ trong tháp Campô Xantô ở Pidơ theo sau đàn dê leo lên ngọn núi thân thiết. Tôi định nói với ông là: lấy niềm tin làm gậy, vị đạo sĩ già leo núi và bước chân ông ta không đều vì cây nạng ở một bên, ông ta phải đặt chân này lên chân kia. Bởi thế, những câu thơ của ông nghe ra khập khễnh. Ồ! Tôi hiểu rõ điều đó lắm.
Nhà thơ nhận lời tán tụng ấy, đinh ninh mình xứng đáng mà mình không nhận ra.
-Ông có niềm tin, ông Sulet ạ! – Têrendơ nói – Nhưng niềm tin ấy giúp ích gì cho ông khi chỉ dùng để làm thơ?
- Để sám hối, thưa ng
- Ồ! Không có cái đó, chúng ta vẫn sám hối được.
Bà Macmê xuất hiện, trong tư thế sẵn sàng cho cuộc hành trình, với niềm vui thanh thản sẽ trở lại ngôi nhà xinh xắn của mình ở phố La Sedơ, gặp lại ông bạn già Lagrănggơ và con Tôby bé nhỏ. Đã được chứng kiếm những tác phẩm nghệ thuật Etruyri ở Phodơn, bà sẽ sung sướng tìm thấy lại những đám hộp bánh kẹo ở nhà mình bộ xương người chiến sĩ, qua ô cửa sổ ngoảnh nhìn mảnh vườn nhỏ ở Bông-Macsê.
Ben đánh xe ngựa đưa bạn ra ga.
--------------------------------1 | Nhà điêu khắc Italia, thế kỷ 15 |