-
Bên Lề Chính Sử
Phi Hư Cấu Dã Sử
Đinh Công Vĩ
CHAPTERS 26 VIEWS 14010
"Bên Lề Chính Sử" là cuốn sách của tiến sĩ sử học Đinh Công Vĩ (Viện nghiên cứu Hán Nôm) được NXB Văn hóa thông tin ấn hành. Cuốn sách có nhiều bài viết trong đó có những bài viết: "Lưỡng quốc Trạng nguyên Nguyễn Trực, ngôi sao rực sáng trên văn đàn Thăng Long", “Người khai sáng Thăng Long, vở kịch lịch sử thành công”... là sự chuẩn bị chào mừng Thăng Long 1000 năm tuổi.
"Bên Lề Chính Sử" là sự bổ sung cho những thiếu sót, chưa đúng, những sự không công bằng của chính sử với những sử nô viết dưới quyền uy của các vương triều quá khứ. Những ai chưa thỏa mãn với chính sử cũ, muốn tìm để hiểu lại những bí ẩn, những sự mờ ảo, không rõ ràng trong sử sách xưa kia, chủ yếu là từ thời Nguyễn về trước có thể tìm đọc “Bên lề chính sử”. Để hoàn thành cuốn sách, Đinh Công Vĩđã phải đọc kỹ lại, đối chiếu mấy chục bộ chính sử (chủ yếu từ thời Lê đến Nguyễn), tìm lại cả những sử sách đã tham sao thất bản trước thời Lê, những tài liệu khảo cổ về thời Hùng Vương, An Dương Vương... Không chỉ có vậy Đinh Công Vĩ còn đọc kỹ cả những tác phẩm mang tính bách khoa của Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, Phạm Đình Hổ, Đặng Xuân Bảng... đọc cả truyền thuyết, văn thơ dân gian. Đặc biệt Đinh Công Vĩ đi sâu vào gia phả, dùng gia phả “bổ sung làm minh xác cho chính sử” như nhà sử học đã nói trong bài viết mở đầu. Ngoài ra ông còn chú ý nguồn tài liệu Hán Nôm khác như: thần phả, ngọc phả, hoành phi câu đối và nhất là văn bia, thấm nhuần “Phương pháp làm sử của Lê Quý Đôn”, ở một số bài viết, Đinh Công Vĩ đã dùng văn bia để minh định cho sử học. Là chuyên gia khoa học công tác lâu năm ở Viện Hán Nôm lại say nghề, ham tìm tòi, luôn bứt dứt trước những vấn đề chưa sáng rõ nên “Bên lề chính sử” xét về mặt Hán học và sử học là có thể tin cậy được. -
Thảm Án Các Công Thần Khai Quốc Đời Lê
Truyện Dài
Đinh Công Vĩ
CHAPTERS 8 VIEWS 1827
tiểu thuyết lịch sử "Thảm Án Các Công Thần Khai Quốc Đời Lê" chủ yếu nói về những bão táp cung đình nổi lên trong thời Lê sơ, ngay sau khi công cuộc bình Ngô vừa giành thắng lợi, với biết bao hoài nghi bí ẩn.
Song hành với những sự kiện lịch sử đó là những cuộc sát hại các bậc công thần khai quốc: Nguyễn Trãi, Trần Nguyên Hãn, Phạm Văn Xảo..., trong đó có thảm án Lệ Chi Viên để lại tiếng oan dậy đất thấu đến muôn đời! -
Mạnh Tử
Phi Hư Cấu
Nguyễn Hiến Lê
CHAPTERS 9 VIEWS 5006
Khổng Tử mất năm 479 trước Tây lịch (năm thứ 41 đời Chu Kính Vương) ở nước Lỗ. Triều đình Lỗ và môn sinh tống táng ông rất trọng hậu, chôn trên bờ sông Tứ, phía bắc kinh thành (ngày nay ở huyện Khúc Phụ tỉnh Sơn Đông).
Hết thảy các đệ tử đều coi ông như cha, để tâm tang ba năm. Hơn trăm người làm nhà gần mộ, coi mộ cho đến mãn tang (riêng Tử Cống ở lại thêm ba năm nữa) rồi bùi ngùi chia tay nhau, mỗi người đi một nơi: người thì thanh tĩnh thủ tiết, không chịu ra làm quan mà ở ẩn tại nước Vệ như Nguyên Hiến; người thì như Tử Cống, đem sở học ra giúp đời lãnh một chức ở triều đình các vua chư hầu, rán thực hiện một phần đạo trị nước của thầy, mặc dầu không được bọn vua chúa luôn luôn theo lời khuyên can, nhưng hầu hết đều được họ kính trọng; một số nữa đem theo những bản chép các kinh Xuân Thu, Thi, Thư… về quê nhà mở trường truyền đạo của thầy, chép lại những lời dạy bảo của thầy rồi giảng giải thêm theo ý kiến riêng của mình. Đạo của Khổng tử rộng quá, bao quát nhiều vấn đề quá, cho nên không một môn sinh nào hiểu thấu được trọn, mỗi người chỉ chú trọng vào một khía cạnh hợp với tính tình, tư chất của mình, và càng ngày họ càng xa đạo gốc. Do đó mà sinh ra nhiều phái: phái Tử Trương cốt giữ lấy tinh thần, không câu chấp những điều vụn vặt, có phần quá cao, quá phóng khoáng, tự nhiên; phái Tử Hạ chú trọng về văn chương, lễ nghi, thịnh hành một thời nhờ vua nước Ngụy là Văn Hầu (423-387) tôn ông làm thầy và đặt chức bác sĩ để học các kinh. Quan trọng hơn hết là phái Tăng tử (tức Tăng Sâm) ở nước Lỗ. Hồi còn sống, Khổng tử ít chú ý tới Tăng Sâm, có lần chê là trì độn, nhưng chính Tăng Sâm có công với đạo Khổng hơn tất cả các môn đệ khác, một phần vì ông học rộng, thành thực mà chắc chắn, ghi chép lời của thầy trong cuốn Đại Học (một trong tứ thư), một phần nữa vì ông may mắn có một môn sinh rất xứng đáng, có phần vượt ông nữa, tức Tử Tư, tác giả cuốn Trung Dung (cũng là một trong tứ thư). Tử Tư tên là Không Cấp, là con của Bá Ngư, cháu của Khổng tử. Bá Ngư tư cách tầm thường, mà con lại vừa thông minh, hiểu được phần uyên áo của Khổng giáo (dạo trung dung và đức thành), vừa có một tư cách rất cao, không hổ với ông nội. -
Thiền và Tâm Phân Học
Truyện Dịch Phi Hư Cấu VH Miền Nam Trước 75
D. T. Suzuki - Như Hạnh dịch
KINH THI xuất bản 1973CHAPTERS 12 VIEWS 5646
Sách này là kết quả của một cuộc hội thảo về Thiền và Tâm phân học, dưới sự bảo trợ của Ban tâm phân học của Trường Y khoa, Autonomous National University, Mexico, vào thượng tuần tháng tám, 1957, ở Cuernavaca, Mexico.
Bấtcứ một tâm lý gia nào, cho dù cách đây hai mươi năm, hẳn đã hết sức ngạc nhiên - hay bất mãn - thấy các đồng liêu của mình đi lưu tâm đến một hệ thống tôn giáo “thần bí” như Thiền tông. Ông hẳn đã lại còn ngạc nhiên hơn nữa thấy rằng đa số những người hiện diện không phải chỉ “lưu tâm” đến mà còn quan tâm sâu xa, và rằng một tuần lễ gần gũi giáo sư Suzuki và những tư tưởng của ông, ít nhất cũng, có thể nói là đã gây một ảnh hưởng phấn khích và hăng say đối với họ.
Lý do của sự thay đổi này nằm trong những yếu tố được bàn luận sau đây trong sách, nhất là trong bài của tôi. Tóm tắt những yếu tố, ta có thể tìm thấy chúng trong sự phát triển của lý thuyết tâm phân học, trong những thay đổi đã xảy ra trong không khí trí thức và tâm linh của thế giới Tây phương, và trong văn nghiệp của giáo sư Suzuki, mà bằng những sách vở, những thuyết giảng và nhân cách của ông, đã khiến thế giới Tây phương làm quen với Thiền. -
Lâu Đài
Truyện Dịch
Franz Kafka
CHAPTERS 20 VIEWS 5197
Một tối mùa đông, một người đàn ông, một người lạ tên K, tới ngôi làng nằm dưới chân một lâu đài thuộc lãnh địa của Bá tước Westwest. Khi bị hỏi giấy phép, K bảo rằng được Lâu đài vời tới làm người đạc điền. Nhưng K có phải người đạc điền thật sự không hay chỉ tự xưng, K được triệu đến thật không, K chỉ tình cờ đến làng hay đến có chủ đích và chủ đích gì - tất cả những điều này hoàn toàn không rõ ràng. Nhân thân của K cũng mù mờ. Lâu đài không ra tiếp nhận cũng không ra chối từ, và tình trạng mông lung của K trên con đường tiếp cận lâu đài càng lúc càng tăng. Qua sáu ngày lạc lõng giữa mùa đông giá lạnh ở ngôi làng vô định dưới chân tòa lâu đài bí ẩn, K vẫn vô vọng chưa đến được nơi muốn đến. Và tiểu thuyết bị bỏ dở dang ở ngày hôm đó.
-
Đấu Trường Đen
Truyện Dịch
Mario Puzo
CHAPTERS 25 VIEWS 6842
Walter Mosca cảm thấy niềm xúc động dâng lên cùng với cảm giác cô đơn lớn lao cuối cùng khi trở về nhà. Chàng nhớ lại một số quang cảnh bị tàn phá ở bên ngoài thủ đô Pari cùng những vùng đất quen thuộc mà trước đây chàng đã đi qua. Giờ đây trên đoạn đường cuối của hành trình, chàng bồn chồn, náo nức được về đến nơi cuối cùng, về trái tim của đất nước đổ nát, về thành phố hoang tàn mà chàng chưa từng bao giờ nghĩ rằng có ngày chàng sẽ lại trông thấy nó.
Quang cảnh trên đường vào nước Đức đối với chàng còn quen thuộc hơn cả cảnh sắc ở chính nước chàng, ở chính thành phố chàng đã sinh ra.
Con tàu lắc lư theo đà chạy nhanh. Đây là một toa tàu chở lính đi thay thế cho toán lính đóng ở trại Frankfort, nhưng một nửa toa được dành để chở những nhân viên dân sự tuyển từ Hoa Kỳ. Mosca đưa tay lên sửa lại cravát trên cổ áo và mỉm cười. Chàng thấy một cảm giác lạ lùng. Chàng nghĩ, giống như khoảng hai mươi người dân sự cùng ngồi đây, chàng sẽ dễ chịu và thoải mái hơn nếu ngồi chung với những anh lính - ở cuối toa tàu. -
Bí Mật Đảo Lincoln
Truyện Dịch Phiêu Lưu
Jules Verne
CHAPTERS 49 VIEWS 7092
Ta gặp trong “Bí mật đảo Lincoln” kỹ sư Cyrus Smith, nhà báo Gédéon Spilett, anh da đen Nab, thủy thủ Pencroff và chú thiếu niên Harbert. Họ là những người Mỹ lương thiện trốn khỏi trại tù binh bằng một quả khinh khí cầu, nhưng chẳng may bị bão cuốn, gặp tai nạn, rơi xuống một hòn đảo hoang ở Thái Bình Dương, cách rất xa đất liền, trở thành những người trần trụi giữa mảnh đất trần trụi. Họ thiếu thốn đủ mọi thứ cần thiết nhất cho cuộc sống của con người bình thường: không có cái ăn, không có lửa, không có một cái gì có thể gọi là công cụ… Thực tế đã buộc họ trở lại sống chẳng khác gì những người hoang sơ: ở hang, dùng đá, gậy, cung, tên để săn bắt muôn thú sống qua ngày. Song, là những người từng trải, mỗi người lại có những kiến thức và kinh nghiệm sống trong xã hội văn minh, họ không tỏ ra thất vọng, bi quan, không chịu khuất phục trước hoàn cảnh khắc nghiệt. Dưới sự hướng dẫn của kỹ sư Cyrus Smith, một người trí thức tài năng, rất cần cù, sáng tạo, đôn hậu và chân thành, linh hồn của cả toán, những người bị nạn ấy đã dần dần vận dụng những kiến thức khoa học kỹ thuật để chinh phục thiên nhiên, khai thác các tài nguyên tại chỗ, làm ra những thứ cần thiết cho cuộc sống của con người văn minh - lấy lửa, nung gạch, luyện sắt thép, chế thuốc súng, vũ khí, công cụ lao động, máy điện báo, đóng tàu, trồng lúa, nuôi gia súc, gia cầm… Từ những người bị nạn họ trở thành những người di dân chung sức chung lòng xây dựng hòn đảo hoang mà họ đã đặt tên là đảo “Lincoln” thành một vùng di dân trù phú, một công xã tiêu biểu cho lối sống mới - con người trong cộng đồng, trong tập thể đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ nhau, không phân biệt địa vị xã hội, màu da, cùng hòa mình trong lao động tận tụy vì sự nghiệp chung…
-
Tình Yêu Qua Sáu Nghìn Dặm
Truyện Dịch Phiêu Lưu
Jules Verne
CHAPTERS 32 VIEWS 4441
Michel Strogoff là một trong những cuốn tiểu thuyết phiêu lưu được đánh giá vào loại xuất sắc nhất, vừa có tính giáo dục cao, vừa có tính giải trí lành mạnh với những tình tiết éo le phức tạp, những pha hết sức hồi hộp và bất ngờ, khiến người đọc cảm thấy bị lôi cuốn, say mê, hấp dẫn không sao cưỡng nổi và muốn đọc một mạch suốt 32 chương với gần 500 trang sách.
Điều đáng khâm phục là Jules Verne miêu tả đất nước và con người Nga chính xác và chân thật tới mức như tác giả là một người Nga, hay ít nhất là đã sinh sống trên đất nước Nga nhiều năm rồi, để có một sự hiểu biết tường tận đến như vậy về địa lý, lịch sử cũng như phong tục tập quán và tính cách con người Nga trong giai đoạn lịch sử đó.
Nhân vật chính của tiểu thuyết là Michel Strogoff, con trai một người thợ săn ở Xibir. Anh được rèn luyện từ nhỏ, nên trở thành một thanh niên, cường tráng, dũng cảm và mưu trí. -
Bay Qua Mặt Trăng
Truyện Dịch Phiêu Lưu
Jules Verne
CHAPTERS 23 VIEWS 6980
Mười giờ đã điểm, Michel Ardan, Barbicane và Nicholl chào tạm biệt đông đảo bạn bè ở lại Trái Đất. Hai chú chó dùng để gây giống trên những lục địa của nguyệt cầu đã được nhốt vào vật phóng. Ba nhà du hành tiến lại gần miệng của ống gang to tướng và một cần trục bay đưa họ đến chóp của quả đạn.
Ở đó, một cái cửa đã mở đưa họ vào trong toa tàu bằng nhôm. Những pa lăng của cần trục được kéo ra ngoài, cái họng của khẩu Columbiad trong nháy mắt được tháo khỏi giàn.
Sau cùng các bạn đồng hành vào trong khoang tàu, Nicholl lo đóng cửa bằng một tấm chắn được chốt bên trong bằng những đinh vít lớn. Những tấm chắn khác vừa khít những cửa sổ bằng kính, ở trong cái ngục kim loại kín mít như vậy nên những nhà du hành lúc này chìm ngập trong khoảng tối dày đặc. -
Một Lễ Cưới Khác Thường
Truyện Dịch Phiêu Lưu
Jules Verne
CHAPTERS 18 VIEWS 2968
Không một dấu hiệu nào báo trước cho bức thư ấy cả. Nó đến bằng phương tiện thường lệ nghĩa là qua liên tiếp nhiều tay phu trạm, qua người gác cửa và người hầu của hội. Anh nầy đâu có biết mình đang làm một việc quan trọng, chỉ đặt thư lên khay mang đến dâng tôi với vẻ điềm nhiên thường lệ.
Và tôi cũng điềm nhiên như thế khi mở phong bì và đọc thư một mạch cho đến những dòng cuối trên đây, nó hàm chứa mầm mống những biến cố phi thường mà tôi sắp dính líu vào.
Sự mù quáng của loài người là như thế đấy!
Sợi chỉ huyền bí của định mệnh cứ thế dệt mãi không thôi, mà con người vẫn không hay biết.
Em tôi đã nói đúng. Tôi không hối hận về chuyến đi nầy. Nhưng tôi có nên kể nó ra đây không? Nó không thuộc loại sự việc ta nên giấu kín sao? Ai sẽ tin cậy một câu chuyện quái đản đến độ những cây bút bạo nhất cũng chưa chắc đã dám viết ra đây? -
Cuộc Phiêu Lưu Kỳ Lạ Của Đoàn Barsac
Truyện Dịch Phiêu Lưu
Jules Verne
CHAPTERS 26 VIEWS 3797
Trong một chuyến thám hiểm và lòng Châu Phi, đoàn thám hiểm với người đứng đầu là Barsac đã có chuyếnduhành vào một thành phố bí ẩn giữa lòng sa mạc Sahara. Thành phố phát triển này là do một nhà khoa học thông minh nhưng đầy tham vọng đen tối xây nên. Sức tưởng tượng của Jules Verne kết hợp với kiến thức khoa học đã tôn vinh những thành tựu tuyệt diệu của con người, và cũng cho thấy những thành tựu ấy chỉ nở hoa và trường tồn khi phục vụ cho mục đích tốt đẹp.
-
Ngọc Phương Nam
Truyện Dịch Phiêu Lưu
Jules Verne
CHAPTERS 24 VIEWS 8449
Ngọc Phương Nam đưa ta vào thế giới kỳ bí, vừa hoang sơ vừa hùng tráng, vừa thô mộc vừa diễm lệ của những viên kim cương, đưa ta vào công việc lao động chân tay và cuộc sống chất phác, lao khổ của người thợ mỏ kim cương, cuộc sống ấy được đặt bên cạnh và tương phản mãnh liệt với tính chất phù phiếm tột cùng của thế giới đá quý. Lẽ dĩ nhiên, Jules Verne cũng đặt màu da đen của người Phi đối lập với những người da trắng chủ mỏ. Và trên tất cả, Ngọc Phương Nam cho ta thấy ngay cả người sáng lập dòng văn chương khoa học viễn tưởng hiển hách cũng không thể tránh có lúc bàn tới (và bàn rất hay) về tình yêu.
-
Chú Bé Thoát Nạn Đắm Tàu
Truyện Dịch Phiêu Lưu
Jules Verne - André Laurie
CHAPTERS 22 VIEWS 7308
"Chú Bé Thoát Nạn Đắm Tàu" ra mắt bạn đọc Pháp năm 1885. Đây là cuốn tiểu thuyết duy nhất mà Jules Verne, nhà văn Pháp nổi tiếng thế giới về loại tiểu thuyết khoa học viễn tưởng và phiêu lưu mạo hiểm, viết chung với một tác giả khác.
Và đồng tác giả của Jules Verne là André Laurie, nhà văn, nhà chính luận nổi tiếng, người đã tham gia tích cực vào công xã Paris. Jules Verne (1828- 1905) nổi tiếng ngay từ tác phẩm đầu tay của mình. Sách của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài, phát hành rộng rãi khắp nơi và được đông đảo mọi người, nhất là giới trẻ, háo hức đón đọc. Trong những năm 1970, so với các tác giả khác, số sách của Jules Verne được xuất bản đứng hàng thứ ba trên thế giới. Không phải ngẫu nhiên mà ông được mệnh danh là "người bạn đường bất tử của tuổi trẻ."
Nội dung chủ yếu của tiểu thuyết kể về số phận của một chú bé mới 7-8 tháng tuổi, tình cờ sống sót trong vụ đắm tàu "Cintia". Chú được một người đánh cá nghèo Na Uy tìm thấy trong một chiếc nôi để trên phao bị sóng đánh trôi vào một vịnh biển, và đem về nuôi nấng. Hai vợ chồng người đánh cá thương yêu, chăm sóc chú bé như con đẻ, đặt tên cho chú là Êrik. Êrik lớn lên mạnh khỏe, đặc biệt rất thông minh. Thế nhưng "tổ quốc của mình là đâu?", "cha mẹ của mình là ai và có còn sống không?", "vì sao mình bị trôi dạt vào vùng biển này?” Đến khi lớn lên Êrik cứ day đứt với những câu hỏi ấy. Và, bác sĩ Svariênkrôna, một người nổi tiếng ở Xtôckhôm, với tấm lòng nhân đạo cao cả của mình, đã nhận đỡ đầu cho Êrik ăn học đến nơi đến chốn và tìm mọi cách giúp chú trả lời những câu hỏi đó. Bác sĩ và bản thân Êrik đã vượt qua biết bao trở ngại, thử thách do thiên nhiên hà khắc, do sự xảo quyệt và ti tiện của những kẻ bất nhân gây ra, quyết tâm đạt mục đích của mình… -
Thế Giới Mới Tươi Đẹp
Truyện Dịch
Aldous Huxley
CHAPTERS 18 VIEWS 17856
Thế Giới Mới Tươi Đẹp mô tả London vào năm A.F.632 (năm 632 Kỷ nguyên Ford) tức năm 2540 Công lịch, đó là thế giới của một nhân loại mới, một loài người được làm lại hoàn toàn bằng công nghệ. Phôi thai người được thụ tinh trong ống nghiệm, được chăm sóc theo quy trình đặc biệt, và ra lò theo số lượng kế hoạch hóa. Sản phẩm-người của quá trình sản xuất hàng loạt theo dây chuyền ấy được chia thành năm loại, năm đẳng cấp cách biệt, gọi tên theo các chữ cái Hy Lạp: Alpha, Beta, Gamma, Delta, và Epsilon, trong đó Alpha là đẳng cấp cao nhất và Epsilon là thấp nhất. Alpha, Beta được chế tác và tinh chọn để có những phẩm chất thể chất và trí năng hoàn hảo, lớn lên thành những con người khỏe mạnh thông minh, cân đối, đẹp đẽ; còn Gamma, Delta, và Epsilon, những đẳng cấp thấp, được sản xuất từng mẻ lớn theo quy trình Bokanovsky, từ một trứng có thể ra đến 96 con, hoàn toàn đồng nhất về mọi mặt, “giống nhau một cách kinh hoàng” và trong quá trình phôi thai còn bị xử lí hóa học cho còi cọc, đần độn, vì chúng “không cần khả năng suy nghĩ”. Dễ hiểu là Alpha, Beta được giao những chức năng lãnh đạo và điều hành xã hội, còn Gamma, Delta, và Epsilon lao động để làm ra sản phẩm cho xã hội tiêu dùng. Khi ra đời, những đứa trẻ được đào luyện một cách đặc biệt bằng phản xạ có điều kiện, chẳng hạn những đứa bé Delta được lập phản xạ để “sợ sách và hoa”. Mọi đứa bé đều được lập phản xạ để suốt đời hài lòng với số phận dành cho mình. Việc giáo dục trẻ dựa trên phương pháp “học trong khi ngủ”: Trong lúc ngủ chúng được nghe từ loa phóng thanh những câu nói soạn sẵn, có vần điệu như những châm ngôn, lặp lại hàng trăm hàng nghìn lần để in vào tiềm thức của chúng, tạo thành những ám thị, và trong suốt cuộc đời những châm ngôn này sẽ tự động bật ra trong những tình huống thích hợp. Mỗi đẳng cấp mặc đồng phục cùng màu để phân biệt với những đẳng cấp khác. Những đẳng cấp cao được ám thị để hãnh diện về đẳng cấp của mình và khinh bỉ đẳng cấp dưới. Những đẳng cấp thấp tất nhiên được ám thị để chỉ biết phục tùng. Nhưng tại sao không tạo ra một xã hội toàn Alpha Cộng, khi về mặt công nghệ, điều ấy hoàn toàn có thể? Bởi vì, như một thí nghiệm trong Thế giới mới tươi đẹp đã cho thấy: Một xã hội toàn Alpha Cộng thì không thể vận hành được, do không ai chịu làm những công việc hạ cấp, và nội chiến đã nổ ra. Như thế những đẳng cấp thấp là hoàn toàn cần thiết, và theo Mustapha Mond, tỉ lệ tối ưu được tính theo mô hình “tảng băng trôi”: 1/9 trên mớn nước, 8/9 bên dưới, bảo đảm xã hội ổn định. Vậy 8/9 đó sẽ hạnh phúc được ở bên dưới sao? Cố nhiên! Với những con người như vậy, một xã hội mới đã hình thành: Thế giới mới tươi đẹp.
-
Kẻ Trộm Sách (Còn tiếp)
Truyện Dịch
Markus Zusak
CHAPTERS 5 VIEWS 1951
Kẻ Trộm Sách - tác phẩm của nhà văn íšc Markus Zusak xuất bản năm 2005 đã làm mưa làm gió trên bảng xếp hạng những cuốn sách bán chạy nhất của The New York Times hơn 100 tuần liên tiếp, trở thành một tác phẩm kinh điển, một sự lựa chọn của hệ thống các thư viện trường học của Anh và Mỹ. Kẻ Trộm Sách khi mới ra đời đã lập tức gây ngạc nhiên cho những cây bút phê bình văn học trên thế giới và làm hàng triệu cặp mắt phải nhòa lệ.
Chọn một đề tài tưởng như đã có quá nhiều cây bút đào xới - cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 - nhưng Markus Zusak vẫn gây bất ngờ cho người đọc. Người kể chuyện trong tác phẩm này là Thần Chết - một “gương mặt” quen thuộc của chiến tranh, gắn liền với cái chết, với sự bi thương, sự tăm tối. Nhưng câu chuyện mà Thần chết kể ra, về sự dữ dội của những gì con người gây ra đối với chính đồng loại của họ thì đến ngay cả Thần Chết cũng phải rùng mình. Lật giở những trang sách, người đọc như bước vào cuộc trò chuyện với Thần Chết, một nhân vật có khiếu hài hước, với một lời cảnh báo nho nhỏ đầy hóm hỉnh ngay khi mở đầu câu chuyện rằng “Bạn sẽ chết”. Đây là một câu chuyện với quá nhiều cái chết nhưng cũng đầy ắp tình yêu thương và thấm đẫm tính nhân văn. Dù vậy, nội dung chính của câu chuyện không lột tả những cảnh chiến trường đẫm máu của thế chiến II, những cảnh giết chóc man rợ… mà đây là câu chuyện về Liesel, cô bé gái mồ côi được làm con nuôi tại phố Thiên Đàng thuộc thành phố Munich. Chính tại thị trấn nhỏ nghèo nàn với vẻ ngoài bình yên của những trận đá bóng của trẻ con, những phi vụ ăn trộm nho nhỏ của đám trẻ đói khát, tình bạn tuyệt đẹp của Liesel và cậu bé Rudy đầy cá tính… đã toát lên không khí của nước Đức căng thẳng đầy những xung đột 0 một nước Đức đang trải qua một trong những giai đoạn kinh hoàng nhất của lịch sử nhân loại -
Con Nai Trong Rừng
Truyện Dịch
Delly
CHAPTERS 23 VIEWS 5076
Các vị khách của Tử tước Đờ Terxio đang trên đường từ Biarit trở về, nơi họ vừa vui chơi lúc chiều. Đoàn xe ngựa của họ đang lăn bánh trên con đường đưa đến lâu đài Uxagio, đi giữa những cánh đồng cỏ mà cảnh chiều tà đẹp êm ả đang lan tỏa xuống. Trên những cánh rừng phân định ranh giới của lãnh địa, mặt trời vừa lặn để lại những tia hồng nhạt và ánh sáng đang tắt dần trải dài trên đồng quê lặng lẽ. Trên các xe, những câu truyện bắt đầu từ lúc khởi hành vẫn đang tiếp tục. Phần nhiều là những câu chuyện mảnh về xã hội phù hoa, nói với thiện ý hoặc không thiện ý. Hôm nay họ nói nhiều nhất về một vấn đề; Hoàng thân Đờ Vitengrat hình như đang để ý đến cô ả Myra Nađôpulô xinh đẹp. "Cô ả đỏm dáng đến điên rồ" như bà Đờ Terxiơ đã nhận xét, không phải không có đôi chút chanh chua.
Ông Đờ Ănglơmơ, nhà ngoại giao hưu trí ngồi trước mặt bà chủ lâu đài lưu ý mọi người - Cô ta có sức mê hoặc ghê gớm. Vả lại, cô ta đã thừa kế đúng người. Bà Bá tước Xêminkhốp đẹp đẽ, mẹ cô ấy vẫn là con người mơn trớn như tôi đã gặp ở Matxcơva mười hai, mười ba năm trước đay, lúc bà ta tái giá. -
Nô Lệ Hay Nữ Hoàng
Truyện Dịch
Delly
CHAPTERS 14 VIEWS 6522
Gió tây nam nóng ấm thổi những đám mây thỉnh thoảng lại che lấp vầng mặt trời tháng Mười Một đã bắt đầu ngả về phía Tây. Trời gần như tối hẳn trong khu nghĩa trang nhỏ nẳm chen giữa nhà thờ và nhà xứ, cả hai ngôi nhà đều cổ kính và đổ nát, lá vàng bị gió cuốn lên đuổi theo nhau như nhảy múa trên lối đi và các ngôi mộ. Mấy cây dương liễu đung đưa những cành đã trụi gần hết lá. Gió rít và rên rỉ như than khóc...
Không khí ảm đạm bao trùm. Linh hồn những người đã khuất như đang bay lượn xung quanh chúng ta.
Cô thiếu nữ xuất hiện dưới vòm cổng ngăn nhà thờ với nghĩa trang chắc cảm nhận rất rõ nỗi thê lương đó, qua vẻ sầu tư đượm trên nét m cô. Hai mắt ngấn lệ, đôi mắt kiểu phương Đông to, trong sáng và hiền dịu, đôi mắt phản ánh một tâm hồn tinh tế và nhạy cảm, chưa gợn chút bụi trần.
Cô quả là đẹp mặc dù đường nét vẫn chưa có được cái vẻ người lớn của một thiếu nữ đã định hình về nhan sắc. Rõ ràng cô chưa ra khỏi tuổi ấu thơ. Làn tóc đen, mềm mại xoã xuống đôi vai gầy rất trẻ con.
Cô bước theo mấy bậc đá rêu phủ, đi vào giữa những hàng mộ. Bước chân mềm mại, duyên dáng, hơi nhún nhảy. Tà áo màu ghi rất nhạt gần như trắng tạo một mảng sáng đi động giữa không gian ảm đạm mờ tối này. Gió thổi làm tung bay những làn tóc trên vầng trán tinh khiết, ló ra khỏi chiếc mũ xinh xắn bằng vải nhung xanh.
Cô dừng lại trước phần mộ xây bằng đá khắc dòng chữ: “Dòng họ Subrans”. Cô quỳ xuống, lầm rầm cầu nguyện khá lâu, rồi đứng dậy, đi thêm vài bước, lại quỳ xuống trước một ngôi mộ mới xây phủ đầy những vòng hoa cúc trắng. -
Giữa Hai Linh Hồn
Truyện Dịch
Delly
CHAPTERS 18 VIEWS 5289
Đêm đã khuya, buổi chiêu đãi ở biệt thự hoàng thân Sterkine bắt đầu tàn. Tối nay, hầu hết các nhân vật tiêu biểu của giới thượng lưu thành phố Paris đều có mặt tại đây, đáp ứng lòng hiếu khách của vị hoàng thân nổi tiếng giàu có và hào phóng. Họ là những nhà văn, những nghệ sĩ đang được công chúng hâm mộ, những quý tộc danh giá, những mệnh phụ sang trọng, những thiếu nữ kiều diễm…
Hoàng thân Sterkine, chủ nhân tòa biệt thự diễm lệ bậc nhất thủ đô nước Pháp này lại không phải người Pháp. Ông là người Nga, nghe đâu là một trong những người giàu nhất nước Nga, chủ nhân nhiều trang ấp mênh mông cả ở châu thổ sông Volga lẫn miền Sibia xa xôi, nắm trong tay hàng vạn nông nô. Nhưng vốn chán ghét cuộc sống gò bó, lạc hậu nơi quê hương, ông giao việc trông nom các trang ấp cho những viên quản lý trung thành, chuyển sang sống ở đất Pháp, hưởng cuộc sống khoáng đạt. Tại đây ông đắm mình vào cuộc sống tưng bừng, nhộn nhịp và thoải mái của Paris hoa lệ. Ngày này sang ngày khác, tháng này sang tháng khác, hoàng thân Sterkine triền miên trong các thú vui, giữa những quý tộc Pháp giàu có đến mức không biết tiêu đâu cho hết tiền. -
Người Tình Phương Đông
Truyện Dịch
Delly
CHAPTERS 21 VIEWS 4018
Nằm giữa một hoa viên rất lớn, Hoàng cung các vua chúa triều đại Pavalci trên đảo Bozneo 1 bao gồm hàng chục cung điện, lâu đài tráng lệ, nối với nhau bằng những hành lang dài xây bằng đá cẩm thạch. Mỗi cung điện đều có tên riêng.
Cung điện của Thái tử Hankai mang tên Cung Phúc Quang. Thái tử gốc Pháp, khi ở đó Ngài mang tên Đugan Pơnanxcôi. Cha chàng nguyên là người Pháp lưu lạc sang đây và do một số hoàn cảnh, đã được kế vị ngai vàng tại đây. Chẳng là dòng họ quý tộc Pơnanxcôt ở Pháp vốn có truyền thống phiêu lưu mạo hiểm, thích tìm đến những vùng đất xa xăm có lắm vàng bạc châu báu. Hai anh em bá tước Riếch và Ivo theo truyền thống dòng họ, từ khi rất trẻ đã rời lâu đài Kecmaden, quà tặng của quận công xứ Brơtanhơ cho tổ tiên của họ, lên đường chu du. Sau đấy ít lâu, mọi người được tin làm thế nào hai anh em đã lấy được hai công chúa chị em ruột tại một Vương quốc Đông Nam châu Á. Sau đấy một năm, người anh, Riếch, đột nhiên qua đời. Ít lâu sau, vợ chàng cũng theo chồng. Quốc vương Pavala không có con trai bèn nhận con rể thứ hai Ivo Pơnanxcôt là người kế vị. Do hoàn cảnh đặc biệt như vậy, sau khi Quốc vương người bản địa qua đời, bá tước người Pháp Pơnanxcôt bỗng trở thành vị chúa tể đầy quyền uy của nước Pavala phương Đông. -
Những Bông Hồng Đầu Hạ
Truyện Dịch VH Miền Nam Trước 75
Delly
KHAI HÓA xuất bản 1974CHAPTERS 8 VIEWS 4437
"Những Bông Hồng Đầu Hạ" lấy bối cảnh nước Pháp xa xôi nhưng được Viên Hạ dịch phóng tác với nhân vật mang tên Việt. Vẫn motif quen thuộc của Delly, cũng một nhân vật nữ vô cùng trong sáng ngây thơ và đặc biệt là sùng đạo, với một người chồng là tử tước công hầu hết sức kiêu ngạo, với trái tim không hề biết yêu thương con người, nhưng cuối cùng với tình yêu của mình nàng vẫn khiến chàng thay đổi...
-
Z.28 Hạ Uy Di, Đáy Biển Mò Kim
Gián Điệp VH Miền Nam Trước 75
Người Thứ Tám
HÀNH ĐỘNG xuất bản 1973CHAPTERS 9 VIEWS 12733
Điệp viên Văn Bình Z.28 đã hoạt động trên khắp thế giới. Chàng đã lưu lại thiên đường hạ giới Hạ uy Di nhiều lần.
Nhưng đây là lần đầu tiên Người thứ Tám tường thuật lại hành động xuất quỷ nhập thần của Z.28 trên đảo Hạ uy Di…
Mùi hoa phong lan dại, mùi dứa thơm, mùi mía ngọt, mùi….da thịt giai nhân... chắc chắn những mùi đặc biệt này ,sẽ giúp bạn đọc tạm quên cuộc sống thực tế phũ phàng……
Sở dĩ Văn Bình học nghề thợ lặn cũng vì đàn bà. Nàng đẹp và đa tình kinh khủng, song không ai bén mảng được tới chân nàng vì mỗi khi cậu nào buông lời ong bướm là nàng mặc đồ lặn, lái ca-nô ra ngoài khơi, nhảy xuống. Thiên hạ hỏi tại sao thì nàng đáp:
- Lặn sâu dưới biển giúp tôi quên được cuộc sống tầm thường trên mặt đất với những người đàn ông tầm thường….. -
Một Đêm Thứ Bảy
Tập Truyện
Mai Thảo
TỔ HỢP xuất bản 1988CHAPTERS 13 VIEWS 3337
Trước hàng chữ nêông đỏ rực từ trên cao mặt tiền tòa nhà nhuộm thẫm cả một bãi đậu xe bát ngát gần như không còn một chỗ trống, Nhuận đứng lại, châm một điếu thuốc hút. Cảm thấy trở lại trong chàng tất cả sự ngần ngại miễn cưỡng nửa giờ trước đó khi theo người bạn từ nhà ra đi. Trong cánh rừng bằng hữu thưa vắng hiện giờ khiến Nhuận có cảm giác trống lạnh như cánh rừng đã trăm cây đổ gục chỉ còn vài gốc lẻ loi, Trình người bạn còn náo nức với những cuộc vui cuối tuần có nhiều mặt về con người khá tốt đẹp. Nhưng Nhuận vẫn thầm chê Trình một điểm đã có từ những thời gian xa thẳm ở Sàigòn là còn ham hố, còn tiếc của trời. Và của trời tối nay của Trình là hai cái vé mời vào cửa miễn phí của một vũ trường mới đêm khai trương.
Buổi chiều, cơm nước xong với gia đình người em ruột đi trước bảo lãnh cho chàng vượt biển tới sau, Nhuận đã hình dung xong cho chàng một buổi tối thứ bảy ở nhà. Bằng pha thêm một ly rượu. Đem về phòng riêng. Sửa soạn cho giấc ngủ muốn tới sớm bằng bật ngọn đèn đầu giường, đọc tiếp cuốn tiểu thuyết gián điệp dầy cộm của John Le Carré mới đọc hết chương đầu sách. Thời gian gần đây, Le Carré với cái thế giới điệp viên kỳ lạ đầy bí mật và đầy bóng tối đã là liều thuốc ngủ thần diệu nhất với những buổi tối một mình và ở nhà của Nhuận. Với tuổi, đôi mắt Nhuận đã mỏi. Chỉ đọc vài chục trang mí mắt đã xụp xuống, những hàng chữ mờ dần và giấc ngủ tới. -
Người Đi Trên Mây
Truyện Dài
Nguyễn Xuân Hoàng
CHAPTERS 18 VIEWS 8677
Thực tình trong thâm tâm tôi, tôi không có ý định đến dự buổi tiệc này. Tại sao tôi cũng không hiểu. Có thể có nhiều lý do, nhưng xét cho cùng, chẳng có lý do nào là chính đáng.
Trước hết, có lẽ vì tôi không hề quen biết người đứng mời, mặc dù chủ nhân không phải là một tên tuổi xa lạ trong lúc này, giữa những ngày đầy biến cố sôi động của Sài Gòn.
Lại nữa, tôi vốn không ưa thích lắm đám đông, nhất là đám đông của những tiệc tùng đình đám. Bầu không khí của những dạ tiệc càng làm tôi lo sợ hơn. Y phục kiểu cách, lịch sự giả dối, ngôn ngữ kênh kiệu… Tất cả những thứ đó làm tôi ngộp thở. Họ nói chuyện chính trị và kinh tế pha trộn trong mùi nước hoa, và màu sơn móng tay… -
Bụi và Rác
Truyện Dài
Nguyễn Xuân Hoàng
CHAPTERS 22 VIEWS 9065
Những trái pháo đầu tiên từ vùng ven đô nã vào thành phố rơi trúng ngay xóm nhà lá trong khu Mã Lạng nơi tôi và Quỳnh đã dọn về sống chung từ hơn hai năm nay.
Cây kim dạ quang trên chiếc đồng hồ đeo tay của tôi chỉ ba giờ rưỡi sáng. Tôi quơ chân dưới gậm giường tìm đôi dép. Và ngay khi vừa đỡ Quỳnh đứng dậy tôi nghe thấy tiếng chân người chạy rầm rập, tiếng la khóc inh tai, tiếng gọi nhau thất thần ơi ới. Tôi bật công tắc đèn, nhưng điện đã mất. íi qua phòng khách đến cửa lớn, tôi nhấc cây đà ngang mở ra, hơi nóng thổi ào vào cùng với luồng khói khét mùi cao su thốc tới làm Quỳnh ho sặc sụa. Con ngõ hẹp trước nhà tôi chật ních những người trong xóm tụ tập chỉ trỏ đám khói đang bốc lên trong xóm nhà tôn. Quỳnh ôm cánh tay tôi, nói mệt nhọc:
“Em sợ! Em sợ quá!”
Tôi nắm bàn tay Quỳnh, trấn an:
“Không sao đâu! Không sao đâu!”
Thật ra tôi cũng đang lo sợ. Sợ lắm. -
Người Mẹ Tội Lỗi
Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến
Lê Văn Trương
CHAPTERS 9 VIEWS 1578
Có phải chăng trong cái bộ mặt gạch mụôn vẻ của Hà nội, ta chỉ trông thấy cái bộ mặt rám nắng của chú thợ nề. Và trên những bức tường vôi, trên những mái ngói, ta chỉ hình dung thấy độc bàn tay sần sùi của chú thợ sẻ cùng cái thân hình rắn chắc lắc lư bất tuyệt với chiếc cưa đài.
Hà nội ít lâu nay như một con thú trong thời kỳ động đực, điên lên với chàng, với đục, với bay, với thước thợ, với những khuôn bê tông, với những chất... rắn.
Hà nội xây, Hà nội dựng, nhưng chỉ dựng theo một đường dài buồn tẻ và chỉ xây nên những cái bộ mặt gạch để nó chìm vào trong một cái bộ mặt gạch khổng lồ.
Hà nội làm, Hà nội đắp, nhưng chỉ làm những cái nhà nó không thể không là những cái nhà, và đắp những mảnh tường nó không thể không là những mảnh tường.
Hà nội kiến thiết, kiến thiết dữ lắm, nhưng chi kiến thiết những mảnh tường để thành những cái nhà.
Không hơn ! -
Đại Hồng Bào Hải Thoại - Cuốn 1
Trung Hoa Tín Đức Thư Xã VH Miền Nam Trước 75
Thanh Phong
TÍN ĐỨC THƯ XÃ xuất bản 1957CHAPTERS 12 VIEWS 2351
Trào nhà Minh vua Chánh Đức, tại phía Nam núi Quỳnh thuộc huyện Mục hiền, có ông họ Hải, tên chử là Ngọc Hoành. Hải ngọc Hoành cưới vợ là Diệu thị, em gái Diệu lẩm Sanh cũng ở mộl làng. Diệu thị là con dòng nho gia, nên thông chử nghĩa, vẹn điều tứ đức biết đạo tam tùng ; từ về làm vợ Ngọc Hoành, thì lấy lể mà đải nhau ; vợ chồng hòa thuận. Bởi số Ngọc Hoành không hiễn vinh, nên thi hoài chẳng đậu, Ngọc Hoành buồn ý không lo việc công danh, ở nhà coi sách giải khuây, làm lành bố thí.
Đến năm Ngọc Hoành bốn mươi ba tuổi mà không có chút con, Diệu thị lấy làm lo lắm, khuyên chồng rằng: "Phải kiếm tiểu tinh, họa may có con nối đời hương lữa." -
Đại Hồng Bào Hải Thoại - Cuốn 2
Trung Hoa Tín Đức Thư Xã VH Miền Nam Trước 75
Thanh Phong
TÍN ĐỨC THƯ XÃ xuất bản 1957CHAPTERS 12 VIEWS 1911
Quan Đình húy xem thơ rồi bèn nghĩ thầm rằng : "Nếu ta chẵng tuân theo lời va thì ắt va giận, còn như ta theo lời va, thì Hải Thoại không có cừu oán chi với ta, ta nở lòng nào độc ác cho đành, lại thêm có Thái tữ hộ trì, việc nầy lấy làm khó liệu." Còn đang suy nghĩ, bỗng nghe quân báo "Hải Thoại đã đến nha, lại có Thái tử sai Phùng Bảo theo mà hộ vệ, lại xưng rằng đến mà coi đánh, xin Ião gia hảy thăng đường mà phát lạc." Đình húy nghe nói có Thanh cung Thái giám, bèn khiến mời vào trong mà ra mắt; trà nước xong rồi, Phùng Bảo bèn nói rằng : "Nay Hải công phụng chỉ qua quí nha cho ngài phát lạc, Thái tử áy náy chẵng an trong lòng, nên sai tôi qua đây mà giám trượng." Đình húy nói "Nay Hải lảo gia phụng chĩ qua đây, lại có Thái tữ hộ trì, vậv thì để mặc tôi chiếu ứng." Phùng Bảo nói "Chiếu ứng hay chẳng chiếu ứng mặc tình ngài, tôi biết đâu đặng, duy có coi cho thấy trước mắt thì mới chắc lòng cho, thôi, ngài hãy ra khách đi." Đình húy dạ dạ rồi khiến quân hầu hạ sẵn sàng, rồi mới thăng đường, lại khiến quần nhắc ghế cho Phùng Bảo ngồi, Phùng Bảo bèn nhường rằng : "Điều ấy thiệt tôi không dám, vì tôi là một tên nội hoạn, dám đâu ngồi giữa công đường ; vì chổ nầy là chổ trào đình công biện, ngài cứ việc mà làm, để tôi đứng cũng xong." Nói rồi bèn đứng một bên công án mà coi.
-
Bảo Đời
Truyện Dài Tình Cảm VH Miền Nam Trước 75
Bà Lan Phương
LÁ DÂU xuất bản 1972CHAPTERS 7 VIEWS 2488
Mọi đêm Khánh ghét cái tiếng đồng hồ điểm đó vì nhiều khi nó làm cho Khánh mới nằm đã thức giấc thình lình.
Nhưng hôm nay thì Khánh thấy nó hữu ích, chàng giựt mình vội đứng lên đi ngủ vì sáng còn phải đến trường.
Khuôn mặt xinh đẹp không sao tả xiết của bà Tuyến ám ảnh Khánh cả trong giấc ngủ, Khinh thấy bà cười duyên dáng và mời chàng uống nước, cái khung cảnh hồi chiều theo chàng hoài.
Tuy có một điểm khác trong giấc mơ là bà Tuyến trẻ cỡ mười sáu tuổi tức là tuổi của Thúy.
Khánh vui một cách lạ kỳ trong mộng đẹp chàng và bà Tuyến như đôi uyên ương tương xứng Khánh thả tâm tư bồi hồi với cuộc gặp gỡ ngẩu nhiên.
Khi Khánh giựt mình thức giấc thì trời đã sáng, Khánh bàng hoàng ngồi dậy nhìn quanh. Khánh không tin rằng mình yêu bà Tuyến nhưng mối tình ấy đã đến trong mộng. -
Áo Cưới Bên Mộ Người Yêu
Kinh Dị Tình Cảm VH Miền Nam Trước 75
Người Khăn Trắng
HỒNG xuất bản 1974CHAPTERS 3 VIEWS 988
Hai người song bước bên nhau, gió thật lạnh, những bàn tay tìm nhau, hơi ấm lang nhanh trong cơ thể, Minh bóp nhẹ bàn tay người yêu, chàng khẽ hỏi nàng:
- Hồng, em nghĩ chi vậy ? Tại sao có lúc anh thấy em thẩn thờ như người xuất hồn vậy ?
Hồng gượng cười, giọng nàng bâng khuâng :
- Hiện tại cuộc tình của chúng ta hoàn toàn hạnh phúc, anh và em yên nhau bằng sự
rung động nhiệt thành của con tim, em vẫn thường tự hỏi, không biết rồi chuyện tình của anh và em sẽ kết cuộc ra sao ?
Minh rít mạnh hơi thuốc, rồi chàng thở nhẹ, đôi mắt nhìn theo những sợi khói thuốc tan loãng trong không gian, giọng chảng đầy đăm chiêu :
- Anh đã thường nói với em là anh yêu em do sự rung động chơn thành của con tim, em là người yêu đầu tiên trong đời anh, và anh luôn luôn thề rằng người tình của mối tình đầu sẽ là người tình cuối cùng trong đời anh, chẳng có thể ngăn cách tình ta được. -
Người Bạn Giang Hồ
Truyện Dài Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75
Vương Thanh
VIEWS 529
Tất cả những bông hoa nở từ đêm còn đọng sương, tươi tắn trước ánh mặt trời, hơi rung rinh trên nhành như chào đón Thủy và chúc Thủy chóng trở về. Thủy quay nhìn một lần cuối ngôi nhà thờ cũ, nơi mà chủ nhật nào Thủy cũng theo cha tới để nghe giảng kinh. Trên cao, nơi gác chuông, cậu trông thấy thằng bé ở nhà thờ, thò cái đầu đội chiếc mũ đỏ qua khung cửa nhỏ. Chú bé giơ tay che mắt, chắn ánh nắng mặt trời, để trông rõ ngoài xa. Thủy gật đầu làm đấu hiệu chào. Chú bé như nhận được Thủy, giơ chếc mũ đỏ ra vẫy, tay ấp vào ngực và ném theo Thủy những cái hôn gửi nơi đầu ngón tay để tỏ lòng thân thiết của nó với Thủy và chúc cho Thủy ra đi được may mắn.
-
Bình Nguyên Lộc Với Hương Gió Đồng Nai
Phi Hư Cấu Văn Học
Nguyễn Q. Thắng
CHAPTERS 5 VIEWS 3874
Tập sách Bình Nguyên Lộc với hương gió Đồng Nai đề cập về nhà văn, học giả Tô Văn Tuấn (BNL) một cây bút của văn học Việt Nam nơi xứ Đàng Trong thời hiện đại mà cũng là một chứng nhân của đoàn người di dân lập ấp trên đường mở sinh lộ vào phương Nam.
Bút lực của con Nai Đồng bằng (BNL) miền Đông này rất sung mãn với bao suy tư, ray rứt về đất nước và con người nơi miền đất mới muôn nơi và muôn thuở. Những nỗi ưu tư của ông luôn hiện hữu suốt hành trình sáng tác, nghiên cứu cũa cá nhân mình. Không những ở từng trang tiểu thuyết, truyện ngắn, bút ký... mà rộng hơn, sâu hơn về hồn quê, hồn nước cũng như nguồn gốc, tiếng nói dân tộc Việt Nam.
-
Nam Đình - Nhà Văn, Nhà Báo Kì Đặc
Phi Hư Cấu Văn Học
Nguyễn Q. Thắng
CHAPTERS 5 VIEWS 2422
Cuốn sách có trên tay bạn đọc với nhan đề: Nam Đình - Nhà văn, nhà báo kì đặc [Việt Nam]. Nhan đề này nguyên là một mục từ trong bộ sách Văn học Việt Nam nơi miền đất mới (tập II, NXB Văn học, 2007). Chúng tôi gọi ông là nhà báo kì đặc (Infiniment originale) vì đời viết văn, làm báo của ông không lớn loi, sôi nổi... mà ngòi bút ông không những đều đặn mà sâu lắng, thâm trầm, chân thực khác người trong từng trang viết.
Lần này biên giả sưu tầm được một phần lớn trong toàn bộ công trình não tủy của Nam Đình, số tác phẩm đó, gồm các tiểu thuyết (khoảng 9, 10 cuốn), bộ Hồi ký 1926-1964 (sách này tác giả không bán chỉ tặng cho độc giả, nếu có yêu cầu), các số háo Thần Chung (1929-1930), Thần Chung tục bản (1948-1954), Giai phẩm Thần chung (1974-1975), tuần báo Mai (1935-1939) và một số nhật háo Điển tín do ông chủ trương biên tập. -
Sơn Vương - Nhà Văn, Người Tù Khổ Sai Thế Kỷ - Tập 1
Phi Hư Cấu Văn Học
Nguyễn Q. Thắng
CHAPTERS 18 VIEWS 3485
Tập sách có trên tay độc giả với nhan đề Sơn Vương - Nhà văn, Người tù khổ sai Thế kỉ. .. là một thiên thảo luận ngắn về nhà văn vốn là tướng cướp Sơn Vương hồi đầu thế kỉ XX ở đất Nam Kì xưa. Nhà văn này hiện diện giữa làng văn Việt Nam như một ánh sao băng vượt qua màn đêm rồi biến mất gần 40 năm (1930-1968) đối với sinh hoạt văn học nước nhà.
Với tập sách này, chúng tôi có tham vọng tìm hiểu, giới thiệu cuộc đời: của một nhà văn mà cũng là một tướng cướp, một người tù khổ sai, một nhà điều hành việc nước với chức danh Chủ tịch ủy ban hành chánh Côn Sơn (tên chính thửc là Giám đốc An Ninh quần đảo) sau cách mạng tháng 8 năm 1945. Một con người với nhiều danh xưng độc đáo, từ: «Cậu thức tỉnh đồng bào”, «ngưòi đi vận động cứu trợ”, «tướng cướp”, «du đãng”, «hiệp khách đề lao”, «Giám đốc An Ninh quần dảo”, «tù chung thân khổ sai”... quả thật da dạng, ông sinh ra và lớn lên tại miền đất có bề dày truyền thống ở Gò Công, rồi có mặt tại Hòn ngọc Viễn Dông (Sài Gòn) để làm văn và làm công tác xã hội, đi ăn cướp vang vọng một thời. -
Sơn Vương - Nhà Văn, Người Tù Khổ Sai Thế Kỷ - Tập 2
Phi Hư Cấu Văn Học
Nguyễn Q. Thắng
CHAPTERS 160 VIEWS 11436
Đây là phần hai của Bộ hồi ký Máu hòa nước mắt của Sơn Vương.
Tập I: Với nhan đề Máu hòa nước mắt - Hơn ba mươi năm dưới thời Pháp thuộc là một hồi ký rút ngắn viết về giai đoạn 1945 đến ngày thực dân Pháp tái chiếm Côn Đảo (thời điểm 18-4-1946).
Tập II: Có tên Quần đảo Côn Sơn -Máu hòa nước mắt khảo về địa lí, hành chánh, nhân sự... một tổng quan mà chi tiết về nhà lao lớn nhất và tàn bạo, hung hăn nhất của chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương. Đây là một nhà tù khổng lồ và tàn nhẫn, bẩn thỉu nhất của thực dân Pháp mà cũng là một “trường học thiên nhiên”, một “Đại học đường” của các chiến sĩ yêu nước, cách mạng hiện đại Việt Nam. -
Đào Trinh Nhất - Nhà Văn, Nhà Báo Bực Thầy
Phi Hư Cấu Tùy Bút / Biên Khảo
Nguyễn Q. Thắng
CHAPTERS 18 VIEWS 2866
Bộ sách này có thể xem như là một Toàn tập Đào Trinh Nhất (1900-1951) một nhà văn, một học giả, một “nhà báo số một ” của làng văn, làng báo Việt Nam hiện đại.
Trong văn học Việt Nam hiện đại rất ít nhà nghiên cứu giới thiệu nhà văn họ Đào đến với độc giả trong và ngoài nước; duy nhất chỉ có Vũ Ngọc Phan - trong Nhà văn hiện đại - có giới thiệu, phê bình một số tác phẩm Đào Trinh Nhất, nhưng cũng rất sơ lược (vì sách của ông Vũ in từ năm 1942).
Từ năm 1945 đến nay (2010) cũng không có nhà biên khảo nào nhắc đến Đào Trinh Nhất, tuy rằng ông là một nhà văn đa dạng, đa diện có số tác phẩm đáng kể, cả về số lượng lẫn chất lượng. -
Phan Đình Phùng
Phi Hư Cấu Hồi Ký / Nhật Ký / Tiểu Sử
Đào Trinh Nhất
CHAPTERS 21 VIEWS 2772
Cụ Phan sanh ra, tướng mạo rất sấu, nếu cứ lấy ngoài da mà xét người, thì không có ai ngờ đâu về sau cụ làm nên được anh hùng đến thế. Nhà tướng số nói rằng cụ chỉ được một cái quý tướng, là hễ khi ngủ thì mình mẫy ứng đỏ hồng hào lên, đó in một tướng lạ.
Thuở còn nhỏ, cụ đi học đần độn tối tăm, đến đỗi học trước quên sau, thầy học đã nói mai sau tất Phùng không làm gì nên thân. Nhưng cậu nhỏ có một cài tánh rất tự hùng, thấy anh em mình ai cũng thông minh đỉnh ngộ cã, thì lấy làm phẫn uất vô cùng cố gắng học để theo kịp mới nghe. Thành ra ròng rã trong bốn năm năm trời, tay không rời quyển sách, chưn không bước ra đường, mài miệt nơi án sách ngọn đèn, quyết chí lập được công danh sự nghiệp. Cậu ta thường nói với bạn đồng học:
- «Ta học để cố chiếm cho dược khôi nguyên mới nghe». -
Đào Trinh Nhất - Tập 1
Phi Hư Cấu Sử Địa
Đào Trinh Nhất
CHAPTERS 5 VIEWS 2453
Hình như trong thế gian không có một nước nào trải qua nhiều phen vong quốc cho hằng nước Nam mình.
Thuở xưa Bắc thuộc 3 lần trước sau 1050 năm.
Ngày nay Tây thuộc chưa biết đến bao giờ.
Vậy thì sự bại vong của ta có lai lịch và duyên do thế nào, ta càng phải nên tìm tòi hiểu biết.
Song chuyện hại vong dĩ vãng đã có những khúc vãn hồi của lịch sử và mây mù thời gian che khuất đi lâu rồi, không cần bươi móc trở lại nữa. Sự cần thiết là nên tìm tỏi câu chuyện hại vong gần đây. -
Đào Trinh Nhất - Tập 2
Phi Hư Cấu
Đào Trinh Nhất
CHAPTERS 4 VIEWS 1595
Đào Trinh Nhất (1900-1951): Nhà văn, kí giả, học giả, con trai Hoàng giáp Đào Nguyên Phổ và bà Nguyễn Thị Châu.
Đào Trinh Nhất là một nhà báo nổi tiếng thời cận đại, tự Quán Chi, với rất nhiều bút hiệu: Tinh Vệ, Vô Nhị, Nam Chúc, Hồng Phong, Hậu Đình, Vân Anh, Trường Thiệt, Viên Nạp, Anh Đào, Trương Văn Thu, Doãn Chu, XYZ... Ông sinh ở Thuận Hóa (Huế) nguyên quán xã Thượng Phán, huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình, sống và làm việc ở Hà Nội, Sài Gòn cho đến ngày qua đời (1951).
Trong 30 năm làm báo và viết văn ông từng làm chủ bút, đã viết ở các báo: Thực nghiệp dân háo, Hữu Thanh, Trung Hòa nhật hảo, Thần Chung, Đuốc Nhà Nam, Phụ nữ Tân văn, Mai, Trung Bắc chủ nhật, Cải Tạo... là những tờ báo nổi tiếng ờ Hà Nội và Sài Gòn trước năm 1945 (thời Pháp thuộc). Ông cũng đã viết nhiều tác phẩm về lịch sử, triết học... -
Đào Trinh Nhất - Tập 3
Truyện Dài
Đào Trinh Nhất
CHAPTERS 5 VIEWS 1684
Tập Đào Trinh Nhất - Tác phẩm 3 gồm 6 tiểu thuyết của nhà văn, nhà báo, dịch giả Đào Trinh Nhất.
Phần lớn các tiểu thuyết của ông chúng tôi sưu tầm từ mấy chục năm trước trên các số báo Trung Bắc Chủ nhật xuất bản ở Hà Nội mà chúng tôi còn lưu giữ (gần đây chúng tôi “trao đổi vật ngang giá ” với ông V.A.T, hiện ông T đã nhượng lại cho một trường Đại học tư ờ Sài Gòn). Nay chỉ còn bản phóng ảnh.
Về phần sáng tác văn chương, Đào Trinh Nhất đã đăng kí được một số tiểu thuyết có giá trị xã hội, nhất là tiếu thuyết lịch sử cận đại Việt Nam. Các tác phẩm này phần lớn từng đăng định kỳ trên Trung Bắc Chủ nhật ờ Hà Nội từ năm 1941-1945. -
Đào Trinh Nhất - Tập 4
Truyện Dài Trung Hoa
Đào Trinh Nhất
CHAPTERS 52 VIEWS 5007
Trong số tác phẩm Đáo Trinh Nhất, chúng tôi hiện có 20/22 cuốn trong toàn bộ trứ tác và sáng tác của ông trong 30 năm cầm bút . chưa kể các bài báo ngắn khác (trừ 2 cuốn sách dịch Thần tiên kinh và Đông Chu liệt quốc hiện biên giả chưa sưu tầm được). Trong số 20 cuốn, chúng tôi cho in đủ, trừ cuốn Cái án Cao Đài, không dưa vào phần Tác phẩm, vì đây là vấn dề tôn giáo tế nhị, như đã viết trong Đào Trinh Nhất: Nhà văn, nhà báo bực thầy (trang 119. 120). Nay xin khỏi nhắc lại.
Thế cho nên, tập 4này gồm: tiểu thuyết Lể Văn Khôi và truyện dịch Liêu Trai chí dị. -
Việt Nam Tây Thuộc Sử
Phi Hư Cấu Sử Địa
Đào Trinh Nhất
CHAPTERS 3 VIEWS 1534
Hình như trong thế gian không có một nước nào trải qua nhiều phen vong quốc cho hằng nước Nam mình.
Thuở xưa Bắc thuộc 3 lần trước sau 1050 năm.
Ngày nay Tây thuộc chưa biết đến bao giờ.
Vậy thì sự bại vong của ta có lai lịch và duyên do thế nào, ta càng phải nên tìm tòi hiểu biết.
Song chuyện hại vong dĩ vãng đã có những khúc vãn hồi của lịch sử và mây mù thời gian che khuất đi lâu rồi, không cần bươi móc trở lại nữa. Sự cần thiết là nên tìm tỏi câu chuyện hại vong gần đây. -
Một Kẻ Bán Trời
Phi Hư Cấu Phóng Sự
Đào Trinh Nhất
CHAPTERS 20 VIEWS 2996
Họ cốt xả thân tu hành để trả nợ nghiệp báo cho người đã đưa họ ra đời; cốt tụng kinh sốt sắng chăm chỉ để cầu nguyện cho vong linh người được chóng siêu độ.
Thì ra luật nhân quả, chẳng hề riêng ở bản thân mỗi người mà thôi, cho đến hành vi và tâm tính lành dữ của người làm cha mẹ cũng ảnh hưởng hay dở cho đời con cháu. Ta thường bảo để đức cho con, và hiểu nghĩa phụ trái tử hoàn là thế. Ý hẳn tin tưởng đạo trời lẽ Phật như vậy, anh em nhà này muốn lấy sự tu hành trang trải phụ trái ở kiếp này, cho khỏi vương mang qua kiếp sau. Cái nghiệp nhà khiến ra phải thế, chính Phật đã tự nói.
Quả vậy, thì hai cái đời thanh niên đáng quí đáng yêu, vô can vô tội, chỉ bời kẻ trước gây nên oan trái mà thân họ phải chịu long đong vất vả đấy ư? -
Đóng Cửa Dạy Chồng
Phi Hư Cấu Phóng Sự
Đào Trinh Nhất
CHAPTERS 15 VIEWS 3714
Đầu mùa sầu riêng, có lẽ quanh miền Hồng Ngự chưa ai được biết hương vị nó ra thế nào, trước sân gạch nhà ông Huyện hàm Thạch Huy Lai tức Châu Hồng đã thấy ném vỏ sầu riêng ngổn ngang; chiều gió có thể đưa mùi thơm phảng phất bay qua mũi những người đi lại ngoài đường, cách xa hơn hai chục thước.
Một nhà trồng bắp (lúa ngô) và buôn bắp phát đạt nhất vùng có khác, mùa nào thức ấy, họ cúng vái thần khẩu một cách chịu khó cầu kì, và chiều chuộng con tì con vị của họ đáo để, không ngại gì những sự tốn kém xa xôi.
Nhà ông Châu Hồng ở tít trong đồng ruộng mênh mông, gọi là đường lối giao thông chỉ có những ngòi với rạch. Người ta đi lại đã có đò dọc tàu con, nhưng ông giàu có lớn, ông sắm riêng một chiếc ca nô chạy bằng máy dầu xăng, cũng như trên bộ có xe hơi nhà vậy. Mỗi năm đến mùa sầu riêng, muốn được thưởng thức hương vị của thứ giai quả ấy sớm hơn hết thảy mọi người quanh miền, ông Châu Hồng sai người đi Kampot hay lên Nam Vang mua về, có phần thuận tiện nhanh chóng hơn, vì tỉnh Châu Đốc tiếp giáp đất xứ Cao Miên, nơi sản xuất sầu riêng không khác gì đất Bắc ta sản mít. -
Con Quỷ Phong Lưu
Phi Hư Cấu Phóng Sự
Đào Trinh Nhất
CHAPTERS 20 VIEWS 4922
Ai ở Sài Gòn lâu năm, hẳn nhớ cái khoảng nam giữa hai đầu đường Catinat và Charner, ngó ngay mặt ra bến tàu Nam Vang, trước kia làm gì có tòa nhà hùng tráng tối tân của chú Hỏa dựng lên, làm đại khách sạn Majestic, như ta trông thấy bây giờ.
Mười lăm năm về trước, chỗ ấy là mấy căn phố lầu kiểu xưa, gần đến tuổi khai tử, chú Hỏa cho mấy hãng mướn làm kho chứa hàng, tối đến cảnh tượng tối tăm, tiều tụy.
Phía bên kia đường, còn có ga xe lửa nhỏ, người ta gọi là xe lửa “con cóc”, chạy đường Chợ Lớn, Sài Gòn lên Đa Kao. Cách nửa giờ lại có một chuyến xe đi qua, bánh xe lăn cành cạch, uể oài như bước chân của ông lão bảy, tám mươi; tiếng còi rít lên điếc tai mà có vẻ sầu thảm.
Trong hàng ba và ngoài vỉa hè của dãy phố nói trên, tức là buồng ngủ cho đám dân lao công khổ dịch sớm tối sống nhờ về bến tàu Nam Vang và các hãng, các sở chung quanh. -
Cô Tư Hồng
Truyện Dài Dã Sử
Đào Trinh Nhất
CHAPTERS 27 VIEWS 7711
Vào khoảng trung tuần tháng giêng năm Canh Tuất (1910), hồi 9 giờ sáng, một ông cụ hình dáng cục mịch hom hem, râu tóc đã bạc gần hết, mình mặc áo the sờn vai, chân đi đôi giày da lộn, một tay kẹp chiếc ô vào nách để chổng đầu nhọn lên trên, tay kia xách một lồng chim bồ câu độ chục con, xem bộ tịch rõ ra một vị huynh thứ trong làng, lên tỉnh có việc.
Không ai biết cụ từ đâu đến, chỉ biết khi xuống xe hỏa ở ga Hàng Cỏ, cụ lần mò hỏi thăm người ta đường lối về ngõ Hội Vũ.
Ngõ này ở Hà Thành ta ba chục năm trước hẹp nhỏ, đường đi còn rải gạch non phủ cát, hai bên cỏ mọc làm bờ, phía trong còn nhiều đất để hoang chưa làm nhà; quang cảnh đó đâu sửa sang vui vẻ và cửa nhà tấp nập được như bây giờ.
Tuy vậy, lúc đó ai mới ở ngoài bước vào đầu ngõ, cũng trông thấy ngay một tòa lâu đài sừng sững, kiến trúc xen lẫn hai kiểu Tây Tàu, nhưng đại thể kiểu mới nhiều hơn: nguy nga, đột ngột, rộng rãi, có vẻ như một chốn phủ đệ thâm nghiêm, đài các. Chỉ cái ngoại quan đủ tỏ cho những người trông vào phải đoán ngay chủ nhân tất là một bực phong lưu, quí hiển. -
Lê Văn Khôi
Truyện Dài Dã Sử
Đào Trinh Nhất
CHAPTERS 16 VIEWS 4115
Giữa năm Kỷ Mảo (1819), vua Gia Long phát bệnh, tự liệu mình không qua khỏi thiên số, liền giáng chỉ vời ông Duyệt về triều, để phú thác hậu sự.
Ông giao ấn tín Gia Định thành Tống trấn cho ông Huỳnh Công Lý quyền tạm, rồi tức tốc lên đường, đi suốt đêm ngày ra kinh đô.
Nằm trên giường bệnh, vua Gia Long truyền gọi ông Duyệt lại gần, lấy lời ân cần dặn bảo ông hết lòng giúp đở tự quân:
- Trẫm vẫn biết khanh là người trung, nghĩa lại nhiều lịch duyệt việc đời, tự quân một mai thân chính, chắc hẳn quốc gia đại sự, ban đầu hãy còn bỡ ngỡ, vậy khanh phải nghĩ phúc nước lợi dân làm trọng, mỗi việc đều nên trịnh trọng suy xét, phò tá tự quân, chó phụ lòng trầm tin cậy, ký thác. -
Cô Giáo Tỉnh Lỵ
Truyện Dài Truyện Hay Tiền Chiến
Lê Văn Trương
ĐỜI MỚI xuất bản 1943CHAPTERS 5 VIEWS 4813
Bãi biển Trà Cổ cách Moncay 9 cây số. Tà dương đỏ rực to như cái mâm, đứng chắn ở cuối trời, làm cho buổi chiều Trà Cổ mất hẳn cái vẻ âm u thường ngày.
Ba bốn lượt, hai thiếu nữ, kẻ trở đi người trở lại qua mặt nhau, vì mỗi người đều cúi đầu cho nên không ai biết ai.
Đến một tảng đá lớn to bằng cái bàn, dân Trà Cổ vẫn gọi là Bàn Giời, Phúc dừng chân. Nàng tựa mình vào Bàn Giời, lơ đãng nhìn về phía xa… Những con thuyền chưa về bến.
Thiếu nữ ban nãy qua trước mặt Phúc, đi đến phía bến ô-tô, cũng quay lại… -
Quê Hương Trước Mặt
Truyện Ngắn Tuổi Trẻ / Học Trò VH Miền Nam Trước 75
Hoàng Đăng Cấp
THĂNG TIẾN xuất bản 1971VIEWS 1326
Nhiều lần em hỏi anh: Tại sao dân tộc em quá nhiều đau khổ ? Tại sao tổ quốc em xơ xác tan thương ?
Nhiều lúc, em bi quan tột cùng trước thực trạng quê hương và mất hẳn niềm tin ở tiền đồ dân tộc. Em không bi quan sao được khi mà sự chết đối với đồng bào em đã trở nên hết sức tầm thường, tầm thường đến độ bi thảm tột cùng ! Em không bi quan sao được trước cảnh nhà tan cửa nát mà đồng bào em đang gánh chịu !
Phải ! Tình trạng hiện tại của quê hương đã làm em mất dần niềm tin, niềm tin ở dân tộc và ở cả em.