TABLE DES MATIÈRES
- PREMIÈRE PARTIE
- I. Les Noces De Saint-Luc
- II. Comment Ce N'Est Pas Toujours Celui Qui Ouvre La Porte Qui Entre Dans La Maison
- III. Comment Il Est Difficile Parfois De Distinguer Le Rêve De La Réalité
- IV. Comment Mademoiselle De Brissac
- V. Comment Mademoiselle De Brissac
- VI. Comment Se Faisait Le Petit Coucher Du Roi Henri III
- VII. Comment
- VIII. Comment Le Roi Eut Peur D'Avoir Eu Peur
- X. Comment Bussy Se Mit À La Recherche De Son Rêve
- XI. Quel Homme C'Était Que M. Le Grand Veneur Bryan De Monsoreau
- XII. Comment Bussy Retrouva A La Fois Le Portrait Et L'Original
- XIII. Ce Qu'Était Diane De Méridor
- XIV. Ce Que C'Était Que Diane De Méridor.-Le Traité
- XV. Ce Que C'Était Que Diane De Méridor.-Le Mariage
- XVI. Ce Que C'Était Que Diane De Méridor.-Le Mariage
- XVII. Comment Voyageait Le Roi Henri III
- XVIII. Ou Le Lecteur Aura Le Plaisir De Faire Connaissance Avec Frère Gorenflot
- XIX. Comment Chicot S'Aperí§ut Qu'Il Était Plus Facile D'Entrer Dans L'Abbaye Sainte-Geneviève Que D'En Sortir
- XX. Comment Chicot Forcé De Rester Dans L'Église De L'Abbaye
- XXI. Comment Chicot
- XXII. Comment M. Et Madame De Saint-Luc Voyageaient Côte A Côte
- XXIII. Le Vieillard Orphelin
- XXV. Le Père Et La Fille
- DEUXIÈME PARTIE
- I. Comment Frère Gorenflot Se Réveilla
- II. Comment Frère Gorenflot Demeura Convaincu Qu'Il Était Somnambule
- III. Comment Frère Gorenflot Voyagea Sur Un Âne Nommé Panurge
- IV. Comment Frère Gorenflot Troqua Son Âne Contre Une Mule
- V. Comment Chicot Et Son Compagnon S'Installèrent A L'Hôtellerie Du Cygne De La Croix
- VI. Comment Le Moine Confessa L'Avocat
- VII. Comment Chicot
- VIII. Comment Le Duc D'Anjou Apprit Que Diane De Méridor N'Était Point Morte
- IX. Comment Chicot Revint Au Louvre Et Fut Reí§u Par Le Roi Henri III
- X. Ce Qui S'Était Passé Entre Monseigneur Le Duc D'Anjou Et Le Grand Veneur
- XI. Comment Se Tint Le Conseil Du Roi
- XII. Ce Que Venait Faire M. De Guise Au Louvre
- XIII. Castor Et Pollux
- XIV. Comment Il Est Prouvé Qu'Écouter Est Le Meilleur Moyen Pour Entendre
- XV. La Soirée De La Ligue
- XVI. La Rue De La Ferronnerie
- XVII. Le Prince Et L'Ami
- XVIII. Étymologie De La Rue De La Jussienne
- XIX. Comment D'Épernon Eut Son Pourpoint Déchiré
- XX. Chicot Est De Plus En Plus Roi De France
- XXII. Les Échecs De Chicot
- XXIII. Comment Le Roi Nomma Un Chef A La Ligue
- XXIV. Comment Le Roi Nomma Un Chef Qui N'Était Ni Son Altesse Le Duc D'Anjou Ni Monseigneur Le Duc De Guise
- XXV. Étéocle Et Polynice
- XXVI. Comment On Ne Perd Pas Toujours Son Temps En Fouillant Dans Les Armoires Vides
- XXVII. Ventre Saint-Gris
- XXVIII. Les Amis
- XXIX. Les Amants
- XXX. Comment Bussy Trouva Trois Cents Pistoles De Son Cheval Et Les Donna Pour Rien
- XXXI. Diplomatie De M. Le Duc D'Anjou
- XXXII. Diplomatie De M. De Saint-Luc
- XXXIII. Une Volée D'Angevins
- XXXIV. Roland
- TROISIÈME PARTIE
- I. Ce Que Venait Annoncer M. Le Comte De Monsoreau
- II. Comment Le Roi Henri III Apprit La Fuite De Son Frère Bien-Aimé Le Duc D'Anjou
- III. Comment Chicot Et La Reine Mère Se Trouvant Être Du Même Avis
- IV. Ou Il Est Prouvé Que La Reconnaissance Était Une Des Vertus De M. De Saint-Luc
- VI. Comment M. De Saint-Luc Montra A M. De Monsoreau Le Coup Que Le Roi Lui Avait Montré
- VII. Ou L'On Voit La Reine Mère Entrer Peu Triomphalement Dans La Bonne Ville D'Angers
- VIII. Les Petites Causes Et Les Grands Effets
- IX. Comment M. De Monsoreau Ouvrit
- X. Comment Le Duc D'Anjou Alla A Méridor Pour Faire A Madame De Monsoreau Des Compliments
- XI. Du Désagrément Des Litières Trop Larges Et Des Portes Trop Étroites
- XII. Dans Quelles Dispositions Était Le Roi Henri III Quand M. De Saint-Luc Reparut A La Cour
- XIII. Ou Il Est Traité De Deux Personnages Importants De Cette Histoire
- Chapitre XIV.
- XV. Comment L'Ambassadeur De M. Le Duc D'Anjou Arriva A Paris
- XVI. Lequel N'Est Autre Chose Que La Suite Du Précédent
- XVII. Comment M. De Saint-Luc S'Acquitta De La Commission Qui Lui Avait Été Donné Par Bussy
- XVIII. En Quoi M. De Saint-Luc Était Plus Civilisé Que M. De Bussy
- XIX. Les Précautions De M. De Monsoreau
- XXI. Les Guetteurs
- XXIII. Une Promenade Aux Tournelles
- XXIV. Ou Chicot S'Endort
- XXV. Ou Chicot S'Éveille
- XXVI. La Fête-Dieu
- XXVII. Lequel Ajoutera Encore A La Clarté Du Précédent
- XXVIII. La Procession
- XXIX. Chicot Ier
- XXX. Les Intérêts Et Le Capital
- XXXI. Ce Qui Se Passait Du Coté De La Bastille
- XXXII. L'Assassinat
- XXXIII. Comment Frère Gorenflot Se Trouva Plus Que Jamais Entre La Potence Et L'Abbaye
- XXXIV. Ou Chicot Devine Pourquoi D'Éperon Avait Du Sang Aux Pieds Et N'En Avait Pas Aux Joues
- XXXV. Le Matin Du Combat
- XXXVI. Les Amis De Bussy
- XXXVII. Le Combat
- XXXVIII. Conclusion
Chương 31
Hôm ấy trời xấu; mưa tầm tã suốt sáng, và bệnh nhân cầm ô đứng tụ tập trong hành lang.
Kitti đi với mẹ và ông đại tá người Moxcva diện chiếc áo vét tông kiểu Âu may sẵn vừa mới mua ở Frăngfua. Họ đi men theo một bên hành lang, cố tránh gặp Levin đang đi đi lại lại ở phía bên kia.
Varenca mặc áo dài sẫm, đầu đội mũ cụp vành, đang đi bách bộ dọc hành lang cạnh một phụ nữ mù người Pháp, và mỗi lần gặp Kitti, hai cô lại nhìn nhau thân thiện.
- Mẹ ơi, con nói chuyện với cô ấy được không? - Kitti hỏi và nhìn cô bạn chưa quen đó, thấy cô ta đã tới gần suối nước và hai người có thể gặp nhau ở đấy.
- Con đã thích nói chuyện với cô ấy như thế nào thì cũng được, để mẹ hỏi thêm về cô ta và mẹ sẽ đích thân đến gặp cô ta, - bà mẹ đáp. - Con thấy cô ấy có gì đặc biệt? Chắc cô ta là một tuỳ nữ. Nếu con muốn thì mẹ sẽ làm quen với bà Stan. Trước kia, mẹ có quen chị dâu 1 bà ta, - phu nhân nói thêm và ngẩng cao đầu kiêu hãnh.
Kitti biết mẹ tự ái vì xem vẻ bà Stan tránh không muốn làm quen với mình. Cô không năn nỉ nữa.
- Cô ấy đáng yêu thật! - cô nói khi thấy Varenca đưa cho bà người Pháp cốc nước. Mẹ xem, việc gì cô làm cũng rất giản dị và dễ thương.
- Con làm mẹ chết cười vì những cái ham mê 2 của con. Thôi, ta lánh ra thì tốt hơn, - bà nói khi thấy Levin cùng vợ và một bác sĩ người Đức đi tới, anh ta đang to tiếng với bác sĩ, giọng tức tối.
Họ vừa quay lại thì nghe thấy, không phải là giọng trò chuyện nữa, mà là tiếng quát tháo. Levin đứng lại, thét lên và đến lượt ông bác sĩ cũng nổi nóng. Có mấy người xúm quanh họ. Phu nhân và không vội lánh đi, còn ông đại tá liền nhập vào đám đông để xem đã xảy ra chuyện gì.
Mấy phút sau, ông đại tá đuổi kịp hai mẹ con.
- Có chuyện gì thế? - phu nhân hỏi.
- Thật là sỉ nhục và khả ố! - ông đại tá đáp. - Không có gì khó chịu hơn là phải gặp người Nga ở nước ngoài. Cái tay cao lớn kia cãi lộn với bác sĩ, nói bậy nói bạ, trách bác sĩ không chăm sóc cẩn thận, và còn vung gậy lên. Thật là sỉ nhục, không hơn không kém.
- Chao! Thật là bực mình! - phu nhân nói. - Thế rồi câu chuyện ra sao?
- Cũng may lúc bấy giờ... cái cô đội mũ hình nấm ấy xen vào can thiệp. Hình như là phụ nữ Nga thì phải, - ông đại tá nói.
- Tiểu thư Varenca phải không? - Kitti hỏi, vô cùng vui sướng.
- ừ phải đấy. Cô ta là người đầu tiên đứng ra nắm lấy cánh tay hắn và lôi đi.
- Mẹ thấy chưa, mẹ! - Kitti bảo mẹ. - Thế mà mẹ lấy làm lạ khi thấy con nhiệt tình với cô ấy như vậy.
Hôm sau, khi chăm chú theo dõi cô bạn không quen, Kitti thấy tiểu thư Varenca vẫn đối xử với vợ chồng Levin hệt như với những người khác được cô bảo trợ 3. Cô tìm đến chuyện trò với họ, làm phiên dịch cho người vợ vốn không biết thứ tiếng ngoại quốc nào.
Kitti càng khẩn khoản xin phép mẹ được làm quen với Varenca.
Tuy khó chịu vì phải cầu thân với bà Stan trong lúc bà này vẫn lên mặt, phu nhân vẫn dò hỏi về Varenca, và những chi tiết được cung cấp khiến phu nhân có thể kết luận rằng không có gì hổ thẹn, nếu không phải là rất đáng hãnh diện, trong việc giao du với cô gái, thế là bà bắt đầu làm quen trước. Chọn lúc con gái đang ở ngoài suối và Varenca còn đứng lại trước hiệu bánh, phu nhân đến gặp cô ta.
- Cho phép tôi được giới thiệu, - bà nói với một nụ cười trang trọng. - Con gái tôi mê mẩn vì cô. Có lẽ cô không biết tôi là ai. Tôi...
- Thưa phu nhân, về phần cháu, cháu còn mê tiểu thư hơn nữa kia ạ, - Varenca nhanh nhảu đáp.
- Hôm qua, cô đã làm một nghĩa cử lớn với người đồng hương khốn khổ của chúng ta, - phu nhân nói.
Varenaka đỏ mặt.
- Cháu cũng không nhớ nữa; hình như cháu không làm được gì cả, - cô nói.
- Có đấy chứ, cô đã giúp ông Levin ấy tránh khỏi rầy rà.
- à, có thế ạ! Bà vợ ông ta 4 gọi cháu và cháu đã cố làm ông ta nguôi giận: ông ấy ốm quá và bất mãn với bác sĩ. Cháu quen chăm nom loại bệnh nhân như vậy rồi.
- Tôi nghe nói cô ở Mentôn với dì cô là bà Stan. Tôi quen chị dâu bà ta.
- Không phải dì cháu đâu ạ. Cháu gọi bà là mẹ 5 nhưng cháu không có họ với bà, bà ấy đã nuôi cháu, - Varenca đáp và lại đỏ mặt.
Cô ta nói điều đó rất giản dị, vẻ mặt cởi mở và chân thật một cách duyên dáng đến nỗi phu nhân chợt hiểu tại sao Kitti lại yêu thích cô Varenca này.
- Cái ông Levin ấy định sẽ làm gì? - phu nhân hỏi.
- Ông ấy sắp đi rồi, - Varenca đáp.
Vừa lúc ấy, Kitti ở ngoài suối về. Thấy mẹ đã bắt chuyện với cô bạn không quen, mặt cô rạng rỡ lên.
- Này, Kitti con vẫn tha thiết muốn được biết tiểu thư...
- Varenca, - cô gái nhắc bà; - mọi người đều gọi cháu như vậy.
Kitti, mặt đỏ bừng sung sướng, lặng lẽ siết chặt hồi lâu bàn tay người bạn mới và cô này để yên tay mình không bóp trả lại. Nhưng mặt tiểu thư Varenca sáng lên một nụ cười hiền dịu, vui tươi tuy hơi rầu rầu, để lộ hàm răng to nhưng đẹp.
- Chính tôi cũng muốn có quan hệ thế này từ lâu rồi, - cô ta nói.
- Nhưng chị bận quá...
- ồ, trái lại, tôi chả có việc gì làm cả, - Varenca nói; nhưng ngay lúc đó, cô phải chia tay các bạn mới của mình, vì có hai cô bé người Nga, con một bệnh nhân, chạy tới.
- Cô Varenca ơi, mẹ gọi! - chúng kêu lên.
Và Varenca đi theo chúng.
1 | Belle sour (tiếng Pháp trong nguyên bản). |
2 | Engouements (tiếng Pháp trong nguyên bản). |
3 | Protégés (tiếng Pháp trong nguyên bản). |
4 | Sa compagne (tiếng Pháp trong nguyên bản). |
5 | Maman (tiếng Pháp trong nguyên bản). |