MỤC LỤC
- 1. Paris, 2005
- 2. Những Nấm Mồ Bị Bỏ Quên
- 3. Một Gia Đình Quyền Quí
- 4. Chân Dung Một Tiểu Thư
- 5. Cú Điện Thoại Đường Dài
- 6. Ôm Con Chạy Loạn
- 7. Một Nơi ậ¨n Lánh Trên Núi
- 8. Người Đàn Ông Kỳ Lạ Ở Đông Nam Á
- 9. Đệ Nhất Phu Nhân Trong Dinh Độc Lập
- 10. Những Tấm Da Cọp
- 11. Trai Trẻ Và Lão Làng
- 12. Những Nhà Sư Tự Thiêu
- 13. Quá Đẹp Để Có Thể Làm Ngơ
- 14. Cửa Đóng
- 15. Đảo Chính
- 16. Lưu Vong
CHƯƠNG BỐN
BÂY giờ là lúc nói đến thảm họa cuối cùng kết thúc câu chuyện tôi ghi chép lại đây. Nhưng trước khi tiếp tục tôi phải đi trước các diễn tiến và giải thích một điều mà thử thời tôi không biết gì hết, nhưng sau đó rất lâu tôi biết và hiểu rất rõ, khi mà mọi việc đã xong xuôi. Nếu không, tôi không thể diễn tả rõ ràng, tôi phải nói ra bằng ẩn ngữ. Vậy nên tôi sẽ giải thích thẳng thắn và đơn giản, bằng cách hi sinh cái mà người ta gọi là khía cạnh nghệ thuật, và tôi sẽ làm như là không phải chính tôi viết, không để cho tình cảm của tôi dính líu vào, dưới hình thức một loại tiểu ký sự của một tờ báo.
Lambe, thằng bạn lúc thiếu thời của tôi, có thể, chắc chắn nữa là đằng khác, bị liên hệ với bọn trẻ tuổi tập hợp lại âm mưu dọa phát giác chuyện kín để làm tiền, một tội mà luật hình đã định rõ và trừng phạt. Nhóm của Lambe đã qui tụ lại ở Mạc-tư-khoa và đã làm rất nhiều điều phi pháp (sau này chúng đã bị phát giác một phần). Tôi được biết ở Mạc-tư-khoa, trong một thời gian, chúng có một tên chỉ huy dồi dào kinh nghiệm, không ngốc tí nào, một người đã đứng tuổi. Chúng thực hiện các công tác bằng cách hoặc cả bọn cùng đi hoặc từng nhóm nhỏ. Bên cạnh rất nhiều việc vô cùng bẩn thỉu (các báo có nói đến), chúng còn bắt tay vào những công việc khá phức tạp và có thể nói rất khoa học, dưới quyền chỉ huy của tên thủ lãnh. Về sau tôi có biết một vài công việc ấy, nhưng tôi không đi vào chi tiết. Tôi xin ghi lại rằng điểm đặc thù nhất trong lề lối làm việc của chúng là tìm kiếm các điều bí mật của những người đôi khi rất lương thiện và có địa vị rất cao; sau đó, chúng đến tìm các nhân vật nói trên, dọa sẽ công bố những tài liệu (mà có khi chúng không hề có) và đòi tiền để chúng giữ im lặng. Có những điều không đáng trách và không phải là một tội phạm gì cả, nhưng mà một người rất lương thiện và rất cứng cỏi cũng sợ bị công bố. Thường thì chúng khai thác những chuyện bí mật trong gia đình. Để cho thấy cách khéo léo trong việc làm của tên thủ lãnh, tôi xin kể ra đây một trong những trò của chúng, kể rất ngắn và không chi tiết.
Trong một gia đình khá danh giá có xảy ra một việc thật là đáng tiếc, một trọng tội nữa là đằng khác: bà vợ một nhân vật tên tuổi và được trọng nể dan díu bí mật với một sĩ quan trẻ và giàu. Chúng biết được và chúng làm như thế này: chúng báo tin cho chàng tuổi trẻ rằng chúng sẽ cho ông chồng hay việc này. Chúng không có một bằng chứng nào cả, người thanh niên biết rõ như vậy, và chúng cũng không giấu giếm gì; tuy nhiên, tất cả sự khéo léo của phương pháp và sự tinh khôn của lối tính toán nhằm vào tâm lí của người chồng, mỗi khi được tin vợ ngoại tình, mặc dù không có bằng chứng, cũng sẽ hành động và thực hiện mọi cuộc vận động y như là đã nắm được các bằng chứng khoa học nhất. Chúng suy cứu trên sự hiểu biết của chúng về tánh tình của người chồng và về hoàn cảnh gia đình của ông ta. Trong nhóm ấy, có một thanh niên thuộc xã hội thượng lưu và trước đó đã tìm kiếm ra những điều cần biết. Chúng lấy của gã si tình một số tiền rất lớn, mà không chút nguy hiểm, bởi vì nạn nhân không muốn gì hơn là sự im lặng.
Lambe tuy có tham gia, nhưng không thuộc hẳn vào nhóm Mạc-tư-khoa. Nhưng, một khi đã nếm mùi rồi, nó bắt đầu dần dần và thử hành động cho riêng nó. Tôi xin nói ngay: nó không có đầy đủ khả năng. Nó không ngốc, nó có óc tính toán, nhưng quá hăng và cũng quá giản dị hay nói đúng hơn quá ngây thơ: nó không biết người, cũng không biết xã hội. Ví dụ nó không biết tí nào về vai trò của tên thủ lãnh ở Mạc-tư-khoa và nó tưởng chỉ huy và tổ chức những việc như vậy rất dễ. Sau hết, nó tưởng hầu hết mọi người cũng đểu dả như nó. Hoặc là ví dụ một khi nó nghĩ rằng một người nào đó sợ hoặc phải sợ vì một lí do nào đó, thì từ đó về sau nó không thể ngờ rằng người đó không sợ; đó là một định lí. Tôi diễn tả không rõ; về sau, những điều này sẽ được các sự việc làm cho sáng tỏ, nhưng theo tôi, sức học của nó quá thô sơ và có những tình cảm cao quí mà không những nó không tin, mà có lẽ nó không có một ý niệm nào cả.
Nó đến Pêtécbuốc vì đã từ lâu, nó nghĩ rằng kinh đô là một môi trường hoạt động rộng lớn hơn Mạc-tư-khoa, và cũng vì nó đã bị vỡ mặt ở Mạc-tư-khoa, ở đó nó bị một người rất ghét nó đang lùng bắt nó. Đến Pêtécbuốc, nó liền tìm gặp một tên bạn cũ. Nhưng nó nhận thấy môi trường hoạt động hạn hẹp, công việc làm ăn nhỏ nhặt. Nó quen biết thêm được nhiều người, nhưng không đi đến đâu: “Người ở đây toàn là loài rệp mén, những đứa con nít, không hơn không kém”, sau đó nó nói với tôi như vậy. Thế rồi, một buổi sáng, vừa tinh sương, nó lại gặp tôi bị lạnh cóng ở dưới chân tường và như thế là nó rơi đúng vào dấu vết của “một vụ rất nhiều tiền”. Ít nữa cũng là ý kiến của nó.
Tất cả nội vụ đều do những điều tôi kể cho hắn nghe khi tôi được sưởi ấm tại nhà hắn. Có lẽ tôi hầu như ở trong cơn mê sảng. Nhưng dù sao, điểm nổi bật nhất của câu chuyện tôi kể là trong những điều xúc phạm đến tôi trong ngày định mệnh ấy, điểm khiến tôi nhớ nhiều nhất và mang nặng trong tâm khảm, ấy là việc Biôring với bà ta đã sỉ nhục tôi, nếu không thì bà ta đã không là đối tượng duy nhất trong cơn mê sảng của tôi tại nhà Lambe: ví dụ trong cơn mê sảng tôi có thể nói về Décchikốp; thế nhưng chỉ có vấn đề kia, như Lambe cho tôi biết sau này. Vả lại, tôi đang phấn khởi, và buổi sáng ghê gớm ấy, tôi xem Lambe và Anphôngsin như là một thứ người giải phóng và cứu nguy cho tôi. Đến sau, trong thời kì tôi dưỡng bệnh còn nằm trên giường, tôi tự hỏi: “Lambe đã biết được gì qua các chuyện tôi kể và tôi đã tâm sự đến mức nào?” Không bao giờ tôi ngờ rằng nó đã biết nhiều đến thế! Tôi hi vọng và tôi vững tin rằng lúc bấy giờ tôi không đủ sức phát âm rõ ràng, tôi còn nhớ khá rõ như vậy, thế nhưng trên thực tế tôi đã phát âm rõ ràng hơn tôi đã tưởng và đã mong muốn. Nhưng điểm quan trọng là tất cả những việc ấy mãi về sau rất lâu tôi mới biết: đó là điều bất hạnh cho tôi.
Do cơn mê sảng, do những điều tôi kể lể, tôi thì thầm do tinh thần phấn khởi của tôi và do những điều khác nữa, Lambe đã biết, điểm thứ nhất: hầu hết các tên tuổi rất chính xác và cả các địa chỉ. Điểm thứ hai, nó có một ý niệm gần xác thực về vai trò của các nhân vật (ông hoàng già, Catơrin, Biôring, Anna và cả ông Vécsilốp); điểm thứ ba, nó biết tôi bị hạ nhục và tôi dọa sẽ trả thù; cuối cùng điểm thứ tư và nhất là nó biết hiện có một tài liệu bí mật và giấu kín, một bức thư mà chỉ cần đưa ra cho ông hoàng già gần điên ấy xem, và sau khi ông ấy đọc và biết con gái ông đã xem ông là một người điên và hỏi ý kiến các luật gia để bắt nhốt ông, ông sẽ hoặc là trở thành điên thực sự, hoặc là đuổi bà ta ra khỏi nhà và truất quyền thừa kế của bà, hoặc là ông sẽ cưới cô con gái ông Vécsilốp, điều ông mong ước từ lâu nhưng đã bị người ta ngăn cản. Nói tóm lại, Lambe biết rất nhiều chuyện; có lẽ còn nhiều điểm mập mờ, nhưng dù sao gã bịp bợm cũng đã phăng ra tung tích. Sau khi tôi bỏ nhà nó ra đi, nó biết ngay địa chỉ của tôi (bằng cách dễ nhất trần gian: hỏi ở Văn phòng các địa chỉ); tiếp theo nó lượm lặt ngay các tin tức cần thiết, do đó nó biết rằng những người tôi nói đến đều có thực. Nó bèn bắt tay vào việc liền.
Điều quan yếu là hiện có một văn kiện và người nắm giữ văn kiện là tôi. Văn kiện ấy có một giá trị rất lớn: điều này Lambe không còn nghi ngờ gì nữa. Tôi bỏ qua một sự việc chỉ nên nói đến sau này, lúc cần; giờ đây tôi chỉ xin nói sự việc ấy làm cho Lambe tin chắc văn kiện có thực và có giá trị (tôi xin báo trước sự việc ấy có tính cách định mệnh, thử thời tôi không thể nào tưởng tượng được và ngay cả đến cuối câu chuyện này cũng vậy đến lúc tất cả đều sụp đổ đột ngột và tự sáng tỏ). Thế là, tin tưởng vào điểm mấu chốt ấy, trước tiên nó đi tìm Anna.
Đối với tôi, có điểm này còn là một bí quyết: tên Lambe ấy làm cách nào len lỏi và chui vào gặp một người khó đến gần và cao quí như Anna? Đành rằng nó có thu lượm những tin tức về nàng, nhưng đã ăn nhập gì? Đành rằng nó ăn mặc lịch sự, nói giọng người Balê và mang tên Pháp; nhưng tại sao Anna không nhận thấy ngay đó là một tên ăn cắp? Hay nên phỏng đoán rằng lúc ấy cô ta đang cần tên ăn cắp ấy? Có thể như vậy chăng?
Tôi không bao giờ biết tỉ mỉ cuộc gặp gỡ giữa hai người, nhưng sau này đã nhiều lần tôi tưởng tượng lại cảnh ấy. Chắc hẳn là ngay từ những câu nói và những cử chỉ đầu tiên, Lambe đã đóng vai một người bạn lúc thiếu thời, đang âu lo cho một người bạn thân yêu. Dù sao, trong cuộc gặp gỡ đầu ấy, nó đã biết cách ám chỉ một cách rất rõ ràng đến “văn kiện” tôi đang cất giữ, nó làm cho cô ấy tin rằng đó là một điều bí mật, chỉ có nó, Lambe, biết bí mật ấy và tôi định dùng văn kiện ấy để trả thù bà tướng Acmakốp và vân vân. Nhất là nó có thể giải thích một cách rất chính xác tính chất quan trọng và giá trị của văn kiện. Về phần Anna chính nàng đang ở trong một hoàn cảnh khiến nàng không thể không bám víu vào một tin tức loại ấy, không thể không lắng nghe và... không thể không bị mắc vào lưỡi câu vì lí do “cạnh tranh để sinh tồn”.
Lúc ấy đúng là lúc người ta lấy mất người vị hôn phu của nàng đem đi canh chừng ở Tơsackôiê và chính nàng cũng bị canh chừng. Thế mà lại có một cơ hội bằng vàng: không phải là những chuyện thì thầm của đàn bà, cũng không phải là những lời rên rỉ sướt mướt, cũng không phải là những lời đồn đại hay dèm pha, mà hiện giờ có một bức thư viết tay, nghĩa là một bằng chứng khoa học về các ý đồ gian ngoan của con gái ông hoàng, của những người muốn cướp ông khỏi tận tay nàng, như thế thì đó là một bằng chứng rằng ông hoàng phải tự cứu, dù phải trốn chạy, tự cứu bằng cách đến với nàng, là Anna cưới nàng trong vòng hai mươi bốn tiếng đồng hồ; nếu không, người ta sẽ giam ông vào nhà thương điên.
Cũng có thể Lambe không dùng mưu mẹo gì với Anna, mà ngay câu đầu đã nói một cách tàn nhẫn: “Thưa cô hoặc là suốt đời cô là gái già, hoặc là cô trở thành bà hoàng triệu phú: đây là bản văn kiện, tôi sẽ lấy ở chàng trai ấy rồi sẽ đưa cho cô... đổi lại cô sẽ đưa cho tôi ba mươi nghìn đồng”. Tôi tin rằng công việc đó xảy ra như vậy. Đúng, nó nghĩ thiên hạ cũng đểu dả như nó; tôi lặp lại, nó có cái ngây thơ, cái vô tội của một tên đểu dả. Dù sao, chắc là trước sự tấn công như vậy, Anna không chút xúc động, đã hoàn toàn tự chủ để nghe tên bịp bợm diễn tả bằng lối văn chương riêng của nó - cô ấy làm như vậy là do “trí óc quảng đại”. Có lẽ lúc đầu nàng có phần thẹn thùng, nhưng sau đó nàng trở nên cứng rắn và lắng nghe nó tới cùng. Tôi có thể hình dung người thiếu nữ cao đạo, kiêu căng, thực nghiêm trang và trí thức ấy, tay nắm tay với Lambe. Vâng... quả là rất trí thức! Một thứ trí thức Nga, với một tầm thước đặc biệt, say mê chiều rộng; thêm vào đó, một đầu óc đàn bà trong một hoàn cảnh đặc biệt!
Bây giờ tôi xin tóm lược lại: đến ngày giờ tôi đi ra ngoài sau khi lành bệnh, Lambe ở vào hai vị trí sau đây (bây giờ tôi biết chắc như vậy): trước hết, buộc Anna đưa ít nhất ba mươi nghìn đồng để đổi lấy văn kiện; sau đó giúp nàng làm cho ông hoàng phải sợ, phải đem nàng đi và cưới nàng lập tức - tóm lại một việc đại loại như vậy. Có ngay cả một kế hoạch đã vạch sẵn; chỉ còn chờ tôi giúp sức, nghĩa là bản văn kiện.
Dự án thứ hai: phản lại Anna, bỏ nàng và bán bản văn kiện cho bà tướng Acmakốp, nếu có lợi hơn. Trong trường hợp này, phải nhờ đến Biôring. Nhưng Lambe chưa gặp được bà tướng, nó chỉ mới theo dõi bà thôi. Như vậy, nó cũng chờ tôi.
Ồ, nó rất cần tôi, không phải tôi, mà bản văn kiện. Đối với tôi, nó cũng có hai kế hoạch. Kế hoạch đầu là, nếu không có cách gì khác, nó sẽ hành động chung với tôi, chia cho tôi một nửa sau khi đã khắc phục tôi về phương diện tinh thần cũng như thể chất. Tuy nhiên, nó hài lòng với kế hoạch thứ hai hơn: theo kế hoạch này, nó sẽ đánh lừa tôi như một đứa con nít rồi ăn cắp bản văn kiện hoặc là dùng vũ lực để tước đoạt. Kế hoạch ấy được nó nâng niu và vuốt ve trong các giấc mơ. Tôi xin nói lại: có một sự việc làm cho nó tin kế hoạch thứ hai không thể thất bại, nhưng tôi đã nói tôi sẽ giải thích sau. Dù sao, nó hết sức nóng lòng nơm nớp chờ tôi; những việc nó định làm cũng như việc lựa chọn kế hoạch, tất cả đều tùy thuộc nơi tôi.
Phải công nhận nó biết tự chế cho đến lúc cần, mặc dù nó rất sốt ruột. Trong lúc tôi ốm, nó không đến thăm - chỉ một lần nó ghé qua nhà tôi và nói chuyện với ông Vécsilốp; nó không quấy rầy tôi, không làm tôi lo sợ, đối với tôi nó giữ thái độ hết sức thản nhiên chờ ngày giờ tôi đi đứng được. Còn về việc tôi có thể đưa cho người khác xem, giao cho người khác hoặc tiêu hủy bản văn kiện, nó không ái ngại gì hết. Theo những điều tôi đã nói ở nhà nó, nó có thể kết luận rằng tôi đánh giá đúng mức điều bí mật và tôi sợ văn kiện bị tiết lộ. Đến lúc tôi đến nhà nó trước tiên mà không đến nhà ai khác, ngay ngày đầu tôi vừa khỏi bệnh, nó không còn nghi ngờ gì nữa: Bà Đaria đến thăm tôi một phần là theo lệnh của nó, nó cũng biết rằng tính hiếu kì và nỗi lo sợ của tôi đang được khởi động, tôi cầm lòng không đậu... Vả lại, nó đã chuẩn bị sẵn sàng, nó biết ngay cả đến ngày tôi đi ra, nên dù có muốn, tôi cũng không thoát khỏi tay nó.
Thế nhưng nếu Lambe chờ tôi thì Anna lại còn đợi tôi nhiều hơn. Tôi xin nói thẳng thắn: Lambe có thể có lí trong việc sắp đặt phản lại nàng, và lỗi là do nàng mà ra. Mặc dù hai người đồng tình với nhau (tôi không biết dưới hình thức nào, nhưng việc ấy không còn nghi ngờ gì nữa), cho đến phút chót, Anna không hoàn toàn thực tâm với nó. Nàng không hoàn toàn cởi mở. Nàng nói xa nói gần đến các cách thức đồng ý của nàng cũng như nàng hứa hẹn đủ thứ, nhưng chỉ là nói xa nói gần mà thôi, có lẽ nàng đã nghe nó trình bày kế hoạch của nó với đầy đủ chi tiết, nhưng nàng chỉ tán thành bằng im lặng. Tôi có nhiều lí do để tin như vậy mà nguyên nhân là hiện giờ nàng đang chờ tôi. Nàng muốn nói chuyện với tôi hơn là với một tên đểu dả như Lambe: đối với tôi đó là một điều hiển nhiên. Tôi hiểu nàng; nhưng sai lầm là ở chỗ cuối cùng Lambe cũng hiểu như vậy. Nếu nàng lấy bản văn kiện nơi tôi mà nó không can dự vào, nếu nàng thỏa thuận với tôi mà không có nó, thì thật là bất lợi cho nó. Vả lại, lúc bấy giờ, nó tin rằng “vụ này” rất đứng đắn. Một người nào khác vào địa vị nó sẽ sợ sệt, sẽ nghi ngờ, nhưng Lambe còn trẻ, gan dạ, khát khao nguồn lợi trước mắt, ít biết người và nghĩ rằng ai cũng bất lương, một người như nó không còn biết nghi ngờ, huống chi nó đã được Anna xác nhận đầy đủ.
Một điều này nữa và là điều quan trọng nhất hôm ấy, ông Vécsilốp có biết gì không? Ông ấy có cùng Lambe tham dự vào một kế hoạch xa gần nào đó không? Không, không và không, lúc bấy giờ, ông chưa tham dự tuy rằng có thể một lời tai hại nào đó, đã được đưa ra... Nhưng đủ rồi, đủ rồi: quả là tôi đã đi trước quá nhiều.
Thế còn tôi? Tôi có biết gì không? Ngày tôi đi ra tôi biết được gì? Lúc bắt đầu thuật câu chuyện này, tôi nói trước rằng ngày khỏi bệnh tôi đi ra tôi không biết gì hết. Sau lâu tôi mới biết, khi mà mọi việc đã xong xuôi. Đúng là vậy, nhưng có hoàn toàn đúng không? Không, không hoàn toàn đúng. Tôi đã biết một cái gì, chắc hẳn như vậy, tôi biết nhiều nữa là khác, nhưng bằng cách nào? Xin độc giả hãy nhớ lại giấc mơ. Nếu có giấc mơ như vậy, nếu giấc mơ từ tâm tư tôi xuất phát ra và thành hình như vậy, thế là tôi chưa biết gì về cái khối công việc ấy, nhưng tôi đã linh cảm nó như tôi vừa trình bày ở đây và quả nhiên tôi chỉ biết sau khi “mọi việc đã xong xuôi”. Tôi không biết rõ, nhưng tim tôi đập vì linh cảm và những điều bất lương đã xâm nhập giấc mơ của tôi. Con người của tôi khi sắp đâm đầu tới là như vậy, tôi biết rõ con người ấy như thế nào và đoán trước tất cả mọi chi tiết! Thế tại sao tôi đâm đầu tới? Xin hãy tưởng tượng một điều: bấy giờ, ngay lúc tôi viết đây, hình như lúc ấy tôi đã biết với đầy đủ chi tiết tại sao tôi nhào tới nó, nhưng thực ra, một lần nữa, tôi không biết gì hết. Có lẽ độc giả sẽ hiểu. Bây giờ xin vào việc, việc này kế tiếp việc khác.
TẤT cả bắt đầu như thế này: hai ngày trước khi tôi đi ra, Lisa đi về ban đêm trông người rất xúc động. Nó tức giận vô cùng, hẳn là có một việc không thể tha thứ được vừa xảy đến cho nó.
Tôi đã có nói đến sự liên hệ của nó với Vátsin. Nó đã đến tìm ông ấy không những để chứng tỏ nó không cần đến chúng tôi, mà vì quả thực nó trọng ông ấy. Hai người biết nhau từ ngày ở Luga, và tôi cứ nghĩ rằng Vátsin không hẳn là vô tình với Lisa. Trong cơn đau khổ, dĩ nhiên nó muốn nhận lời chỉ bảo của một trí óc mà nó cho là cương quyết, bình tĩnh, luôn luôn cao thượng như Vátsin. Vả lại đàn bà không biết nhận xét trước của đàn ông, một khi họ có cảm tình với người ấy. Họ sẵn sàng xem những điều nghịch lí là những kết luận tất yếu, khi mà các điều nghịch lí phù hợp với ý muốn của họ. Lisa thích Vátsin vì ông ấy lo lắng đến hoàn cảnh hiện tại của nó và vì cảm tình của ông ta đối với ông hoàng trong những lần tiếp xúc đầu tiên. Vì đoán biết cảm tình của Vátsin đối với mình, Lisa không thể không phục ông này đã có cảm tình với người tình địch. Ông hoàng khi nghe Lisa nói rằng đôi khi nó có đến hỏi ý kiến Vátsin, lúc đầu ông tỏ vẻ hết sức lo ngại; ông nổi ghen. Tự ái của Lisa bị va chạm, và nó cố ý tiếp tục đến gặp Vátsin. Ông hoàng không nói gì, nhưng ra chiều rầu rĩ. Về sau (rất lâu về sau) Lisa thú nhận với tôi rằng cảm tình của nó đối với Vátsin chấm dứt rất mau; ông ấy bình tĩnh, và thái độ bình tĩnh thường xuyên và đều đặn ấy lúc đầu được nó thích, sau lại làm cho nó khó chịu. Có lẽ ông ấy có óc thực tế và khuyên nó nhiều điều mới nghe qua rất hay, nhưng không thể thực hiện được. Nhiều khi trước mặt nó, ông ta nhận xét một cách quá kiêu căng, không chút e ngại; thái độ thiếu e ngại ngày càng tăng khiến nó nghĩ rằng ông ấy ngày càng ít quan tâm đến hoàn cảnh của nó. Có một bận, nó cảm ơn ông ấy đã chiếu cố đến tôi, và tuy về mặt trí thức, ông ấy hơn tôi rất nhiều mà vẫn nói chuyện với tôi như một người ngang hàng (nghĩa là nó chuyển đạt lời lẽ của tôi). Ông ấy đáp:
- Không phải vậy và không phải vì vậy. Bởi lẽ giữa anh ấy với những người khác, tôi không thấy có gì khác biệt hết. Tôi không cho rằng anh ấy ngốc hơn những người thông minh, hoặc là xấu hơn những người tốt. Tôi vẫn như vậy đối với mọi người, bởi vì đối với tôi, họ đều giống nhau.
- Sao? Ông không thấy sự khác biệt?
- Ồ, dĩ nhiên người này khác người kia ở điểm này điểm nọ, nhưng theo tôi những sự khác biệt ấy không có, vì không liên quan đến tôi; đối với tôi, mọi người đều ngang nhau, mọi việc đều như nhau, vì thế tôi tốt với tất cả mọi người.
- Thế ông không chán sao?
- Không; tôi luôn luôn hài lòng về tôi.
- Ông không ham muốn gì à?
- Có chứ. Nhưng không nhiều. Tôi không cần gì hết, hay gần như vậy, ngay một rúp thêm cũng không. Tôi có mặc áo bằng vàng hay tôi như thế này, cũng vậy thôi áo bằng vàng không thêm chút gì cho Vátsin. Những miếng ngon không mê hoặc tôi: làm gì có những địa vị hoặc danh vọng bằng địa vị xứng hợp với tôi?
Lisa lấy danh dự cam đoan với tôi rằng Vátsin đã nói nguyên văn như vậy. Đi vào thực tế, trước khi xét đoán, phải biết những lời ấy đã được nói ra trong trường hợp nào.
Lisa đi dần dần đến kết luận rằng, ngay đối với ông hoàng, Vátsin cũng có thái độ khoan dung, có lẽ chỉ vì đối với ông ta, mọi người đều như nhau, không có gì khác biệt chứ không phải vì Vátsin có cảm tình với Lisa; tuy thế, về sau, rõ ràng là ông ta không còn thản nhiên nữa và không những ông ta chê trách ông hoàng, mà còn nhìn ông hoàng với con mắt chế nhạo khinh khi. Điều ấy khiến Lisa bực mình, nhưng Vátsin vẫn không thay đổi. Nhất là Vátsin luôn luôn dùng các danh từ tế nhị, ngay khi kết án, ông ta cũng không giận dữ, mà chỉ rút ra những kết luận hợp lí từ sự bất tài của người hùng của Lisa; sự hợp lí ấy mang tính chất mỉa mai. Cuối cùng, Vátsin phân tách trước mặt Lisa tất cả sự phi lí của mối tình của Lisa, tất cả sự gượng ép của mối tình ấy. “Cô đã đi lang thang trong địa hạt tình cảm, và những sai lầm mỗi khi đã thừa nhận nhất định phải sửa chữa.”
Chính là ngày hôm đó; Lisa nổi giận, đứng dậy để đi, nhưng con người hữu lí ấy đã làm gì và đã kết luận như thế nào? Bằng một thái độ hết sức cao quí và có lẽ đầy nhiệt tình, Vátsin đã đưa tay cho Lisa. Ngay tức khắc và thẳng vào mặt, Lisa mắng Vátsin là đồ ngu rồi bỏ đi.
Đề nghị phản bội một kẻ khốn khổ vì kẻ khốn khổ ấy “không xứng đáng với nàng,” và nhất là đưa đề nghị ấy với một người đàn bà đang có mang với người khốn khổ ấy, quả bọn người ấy thông minh thật! Tôi gọi đó là một sự giam hãm ghê gớm trong lí thuyết và một sự thiếu hiểu biết hoàn toàn về cuộc đời mà nguyên nhân là tính kiêu căng quá sức. Hơn nữa, Lisa nhận định rất rõ ràng Vátsin kiêu hãnh như vậy phải chăng vì biết Lisa có thai. Tức giận đến khóc, Lisa chạy đến nhà ông hoàng nhưng ông này, ông này còn hơn Vátsin: hình như đáng lẽ sau khi nghe câu chuyện, ông không còn ghen nữa; thế mà ông lại nổi điên lên. Không lạ gì, tất cả những người ghen đều như vậy! Ông gây gổ với Lisa kịch liệt, nhục mạ nó đến đỗi suýt nó đoạn tuyệt với ông.
Tuy vậy, nó vẫn nén cơn giận đi về nhà, nhưng nó không thể không kể lại cho mẹ tôi nghe. Đêm hôm ấy, hai mẹ con gặp lại y như hồi trước: giá băng đã tan loãng; dĩ nhiên cả hai đã ôm nhau khóc hết nước mắt; sau đó Lisa có vẻ bình tĩnh, tuy vẫn còn buồn phiền. Buổi tối, nó ngồi trong buồng ông Maca không nói một lời, nhưng không rời khỏi phòng. Nó chăm chỉ nghe ông nói. Từ ngày xảy ra chuyện cái ghế đẩu, nó kính trọng ông lạ thường và có phần e ngại, nhưng vẫn ít nói.
Nhưng lần này ông Maca thay đổi câu chuyện một cách bất ngờ và kì lạ, tôi xin ghi rằng trong buổi sáng ông Vécsilốp với ông bác sĩ đã tỏ vẻ rất lo âu khi nói về sức khỏe của ông Maca. Tôi cũng xin ghi thêm rằng từ nhiều ngày, trong nhà đang chuẩn bị lễ mừng sinh nhật của mẹ tôi, còn đúng năm ngày nữa, và người ta thường nói đến vấn đề ấy. Nhân dịp này, ông Maca bỗng nhiên khởi động các kỉ niệm và hồi tưởng lại thời thơ ấu của mẹ tôi, lúc “cô bé chưa đứng vững trên đôi chân nhỏ xíu”. Ông già nhớ lại: Tôi không rời cô bé. Tôi tập cho cô ấy đi, tôi để trong một góc cách tôi ba bước, rồi tôi gọi, cô bé chậm chững đi qua căn phòng, không sợ, miệng cười, chạy đến nhào trong vòng tay tôi và ôm cổ tôi. Cô Sofia, sau đó tôi kể chuyện cổ tích cho cô nghe, cô rất ham nghe chuyện cổ tích; cô ngồi hai giờ liên tiếp trên đầu gối tôi để nghe tôi kể. Trong nhà, ai cũng ngạc nhiên; “Kìa xem con bé mến ông Maca quá chừng”. Hoặc là tôi bồng cô vào rừng, tôi tìm một cây phúc bồn tử, tôi để cô ngồi ở đó và làm cho cô một chiếc tu huýt bằng gỗ. Sau khi đi dạo chơi thỏa thích, chúng tôi về nhà, cô bé ngủ trên tay tôi. Một hôm, cô bé sợ chó sói, nhào vào người tôi run cầm cập nhưng không có chó sói gì cả.
Mẹ tôi nói:
- Chuyện đó em nhớ.
- Em còn nhớ? Không có lí!
- Em còn nhớ nhiều chuyện lắm. Càng lùi xa vào kí ức của em, em tìm lại tình yêu thương của anh đối với em, - mẹ tôi nói với một giọng cảm động, vừa thẹn thùng vô cùng.
Ông Maca chờ một lúc rồi nói:
- Xin cáo biệt các bạn, tôi đi. Bây giờ đời tôi đã đến đích rồi. Trong tuổi già, tôi đã tìm thấy niềm an ủi cho những đau khổ của đời tôi, cảm ơn các bạn.
Ông Vécsilốp có phần cảm động, nói lớn:
- Ông Maca, khoan đã, ông bác sĩ vừa cho biết ông khá hơn nhiều lắm...
Mẹ tôi lắng nghe, kinh hãi. Ông Maca Ivanôvích mỉm cười nói:
- Alêxanđrơ Sêmênôvích có biết gì đâu! Nó rất dễ thương, chỉ có thế. Xin các bạn để tôi đi, hay các bạn tưởng tôi sợ chết? Buổi sáng nay, sau khi đọc kinh, tôi có cảm tưởng rằng tôi không ra khỏi nơi đây; có người nói với tôi như vậy. Thế thì xin đội ơn Chúa! Tôi chỉ muốn nhìn tất cả mọi người một lần nữa. Job, con người đau khổ, đã được an ủi khi nhìn những đứa cháu mới, nhưng vẫn không thể nào quên những đứa cháu cũ, không, không thể quên được! Tuy nhiên với năm tháng, nỗi buồn lẫn lộn với niềm vui, tạo thành nụ cười sung sướng. Đời là thế: mỗi một tâm hồn vừa bị đau khổ, vừa được an ủi. Tôi định nói với các bạn một lời, chỉ một lời thôi, - ông nói câu trên với một nụ cười dịu dàng xinh xắn không bao giờ tôi quên được. Rồi đột ngột ông quay sang tôi:
- Cậu đây, hãy hết mình với giáo hội thiêng liêng và nếu được gọi mời, hãy chết cho giáo hội; - ông vừa cười vừa nói tiếp: - Nhưng chưa đâu, đừng có sợ, không phải ngay bây giờ đâu. Hiện giờ, cậu chưa nghĩ đến chuyện đó, có lẽ sau này cậu sẽ nghĩ đến. Còn một điều này nữa; nếu cậu định làm một điều hay nên làm vì Thượng đế, chứ không phải vì ganh tị. Nên giữ vững lập trường, không nên vì hèn nhát mà nhân nhượng, nhưng nên làm mọi việc từ từ, không hấp tấp, không nôn nả; thế đó, cậu chỉ cần bấy nhiêu thôi. Còn điều này nữa cậu nhớ cầu nguyện mỗi ngày, không nên quên. Tôi chỉ nói với cậu như vậy, có lẽ một ngày kia cậu sẽ nhớ. Còn với ông, ông Vécsilốp, tôi cũng muốn nói đôi lời, nhưng không có tôi, Chúa cũng tìm thấy lòng ông. Đã lâu rồi chúng ta thôi không nói đến việc ấy, từ khi mũi tên đâm thủng tim tôi. Nhưng giờ đây, lúc ra đi, tôi chỉ nhắc lại... lời ông đã hứa với tôi lúc bấy giờ…
Những tiếng sau cùng ông nói ra bằng giọng thì thầm, đầu ông cúi xuống.
Ông Vécsilốp đứng lên, cảm động nói.
- Ông Maca!
- Thôi được, không có gì phải rối lên, chỉ là một kỉ niệm... Trong vụ này, người có tội nhất đối với Thượng đế là tôi! Dù lúc ấy ông có là chúa thượng của tôi, tôi cũng không nên chiều theo ý ông. Còn em cũng vậy, Sofia, đừng nên để tâm hồn xao xuyến quá đáng, bởi vì tội lỗi của em là tội lỗi của anh và anh tin rằng lúc bấy giờ em không có đủ lí trí, và ông cũng vậy, ông cũng không đủ lí trí như cô ấy, - nói đến đây ông Maca mỉm cười, đôi môi run run vì đau khổ. - Lúc bấy giờ, em là vợ anh, anh có thể dạy em, ngay cả bằng roi vọt, và đúng ra phải làm như vậy, nhưng anh đã thương hại khi em khóc lóc quỳ dưới chân anh và em đã cho anh biết... Em đã hôn chân anh... Em yêu quí, đây không phải là một lời trách móc, nhưng chỉ để nhắc cho ông Vécsilốp nhớ... bởi vì chính ông, ông đã nhớ lời hứa của người quân tử, và đám cưới đã khỏa lấp tất cả... Tôi nói đây trước mặt mấy đứa cháu của tôi...
Ông vô cùng xúc động, ông nhìn ông Vécsilốp như để chờ đợi một lời xác nhận. Tôi xin lập lại, tất cả chuyện ấy bất ngờ đến nỗi tôi ngồi bất động trên ghế. Ông Vécsilốp cũng xúc động không kém gì ông Maca: ông lặng lẽ đến gần mẹ tôi và ôm hôn bà rất mạnh; sau đó mẹ tôi, cũng không nói lời nào, tiến về phía ông Maca và cúi chào ông vô cùng lễ phép.
Tóm lại, cảnh diễn ra thật kinh ngạc; lần này trong phòng không có người lạ, ngay cả bà Tatiana cũng không có. Lisa ngồi thẳng người trên ghế và im lặng nghe; thình lình nó đứng lên và nói với ông Maca một cách cương quyết:
- Ông Maca, xin ông cũng cầu phúc cho con, để con vượt qua được sự thử thách to tát đang chờ con. Số phận con sẽ định đoạt trong ngày mai. Hôm nay xin ông cầu nguyện cho con.
Rồi nó đi ra. Tôi biết ông Maca đã được mẹ tôi cho biết về chuyện của Lisa. Tối hôm ấy là lần đầu tiên tôi được thấy ông Vécsilốp với mẹ tôi; trước đó, bên cạnh ông, tôi chỉ thấy một người nô lệ. Có rất nhiều điều tôi chưa biết và tôi không để ý nơi con người mà tôi đã kết tội, vì vậy tôi rất xao xuyến khi về phòng riêng. Phải nói rằng chính lúc bấy giờ mối hoài nghi của tôi đối với ông càng tăng thêm; chưa bao giờ tôi thấy ông bí mật và khó hiểu như vậy; nhưng đó là tất cả câu chuyện tôi đang viết; mỗi việc sẽ đến đúng lúc.
Lúc nằm ngủ, tôi nghĩ: “Thế mà ông đã hứa danh dự với ông Maca là sẽ cưới mẹ tôi nếu mẹ tôi trở thành góa phụ. Trước kia, khi nói đến Maca, ông không bao giờ nói đến điều ấy.”
Cả ngày hôm sau, Lisa không có ở nhà; khi về, đã quá trễ, nó đi thẳng đến buồng Maca. Tôi không muốn vào sợ phiền họ, nhưng vì thấy trong buồng đã có mẹ tôi với ông Vécsilốp nên tôi vào. Lisa ngồi cạnh ông già và khóc trên vai ông; với vẻ mặt buồn, ông đang im lặng vuốt đầu Lisa.
Sau đó, tại phòng tôi, ông Vécsilốp giải thích rằng ông hoàng giữ vững lập trường và nhất quyết khi nào thuận tiện thì cưới Lisa ngay, trước cả phán quyết của tòa án. Lisa khó lòng quyết định, tuy rằng hầu như nó không thể không quyết định được nữa. Ông Maca cũng ra lệnh cho nó phải lấy ông hoàng. Dĩ nhiên sau này tất cả mọi chuyện sẽ được thu xếp xong và chắc chắn nó sẽ thuận tình lấy ông hoàng, không cần có lệnh của ai và cũng không do dự, nhưng hiện giờ, bị người nó thương nhục mạ quá tàn nhẫn và bị mối tình ấy làm cho quá xấu hổ, nó rất khó xử trí. Ngoài sự nhục mạ, lại còn thêm một chuyện mà tôi không thể ngờ được.
Đột ngột ông Vécsilốp nói tiếp:
- Anh có nghe nói đến việc tất cả bọn thanh niên ở ngoại ô Pêtécbuốc bị bắt không?
Tôi kêu lên:
- Sao? Đécgasếp hả?
- Phải. Vátsin nữa.
Tôi kinh ngạc, nhất là về phần Vátsin.
- Thế Vátsin có dính líu vào việc gì không? Trời, người ta sẽ làm gì bọn họ? Lại đúng vào lúc em Lisa kết tội Vátsin quá chừng!... Theo ý kiến ba, bọn họ sẽ bị gi? Trong việc này, thế nào cũng có Stêbêlkốp! Con thề với ba thế nào cũng có Stêbêlkốp trong vụ này!
Ông Vécsilốp liếc nhìn tôi với ánh mắt lạ kì (như nhìn một người không hiểu gì hết và không đoán được gì hết):
- Dẹp chuyện ấy đi, ai mà biết trong vụ ấy có gì? Ai mà biết người ta sẽ làm gì bọn ấy? Đó không phải là điều ba muốn nói: ba được biết ngày mai anh sẽ đi ra. Anh có định đến thăm ông hoàng Sẹc không?
- Nhất định là con đến. Tuy rằng cuộc viếng thăm này sẽ làm con khổ tâm, con xin thú thật như vậy. Ba có nhắn gì không?
- Không, không nhắn gì hết. Ba sẽ thân chinh gặp ông ấy. Ba thương cho Lisa. Ông Maca có thể khuyên nó điều gì? Chính ông ấy cũng không biết gì về thế gian và về cuộc đời. Còn điều này nữa bạn ạ (đã từ lâu ông không gọi tôi bằng “bạn”), trong chuyện này, có một vài thanh niên mà một tên, Lambe, là bạn cũ của anh. Ba có cảm tưởng chúng là một bọn đểu dả ghê gớm. Ba chỉ muốn nói để anh đề phòng... Nhưng đó là việc của anh, ba hiểu rằng ba không có quyền...
Bất giác tôi hoan hỉ nắm tay ông, như tôi thường làm (lúc bấy giờ trong phòng tối hẳn):
- Thưa ba, con không nói gì hết, như ba thấy đó, cho đến bây giờ con không nói gì hết, ba biết tại sao không? Để tránh những điều bí mật của ba. Con đã quyết không tìm hiểu các điều bí mật ấy. Con nhu nhược, con sợ các điều bí mật làm cho con hết thương ba, nhất là lần này, vì vậy con không muốn biết. Thế thì tại sao ba lại muốn biết các điều bí mật của con? Con đi đâu, ba không cần biết! Có phải vậy không?
Ông vừa bước đi vừa nói:
- Anh có lí, nhưng ba van anh đừng nói gì thêm nữa. Như vậy là tình cờ chúng ta đã cho nhau hiểu chút ít. Nhưng như thế chỉ làm cho ba bối rối thêm trước việc ba dự định làm trong ngày hôm sau, cho nên suốt đêm ba không ngủ được. Nhưng ba vẫn bình tĩnh.
NGÀY hôm sau, khi tôi ra khỏi nhà, đã quá mười giờ; nhưng tôi cố gắng không cho ai biết, không chào ai, không nói một lời; nói rõ hơn, tôi chuồn êm. Tại sao tôi làm như vậy? Tôi không rõ, tuy nhiên nếu mẹ tôi thấy tôi đi ra và hỏi chuyện tôi, có lẽ tôi sẽ trả lời một cách ác lắm. Đến ngoài đường phố, khi thở không khí mát lạnh, tôi rùng mình vì một cảm giác mãnh liệt, gần như thú vật, tôi có thể gọi là một cảm giác thực nhục thú. Tại sao tôi đi và đi đâu? Thật là hoàn toàn bất định. Tôi cảm thấy vừa sợ, vừa thích.
Hôm nay, tôi có làm cho tôi nhơ nhớp hay không, tôi mạnh dạn tự nghĩ như vậy, tuy biết rằng việc làm trong ngày nay của tôi, khi đã xong, sẽ là dứt khoát và không thể cứu vãn đối với cả đời tôi. Nhưng nói một bí hiểm như thế để làm gì?
Tôi đi thẳng đến nhà giam ông hoàng. Đã ba ngày rồi, tôi có một mảnh giấy của bà Tatiana gởi cho ông quản đốc, nên ông này tiếp tôi rất tử tế. Tôi không biết ông ấy có tốt không, và thiết tưởng điều ấy cũng thừa, nhưng ông cho phép tôi gặp ông hoàng tại trong buồng của ông, buồng ấy ông vui vẻ nhường cho chúng tôi. Nó giống như tất cả các buồng, một buồng tầm thường của một công chức hạng trung được Chính phủ cấp cho; mô tả căn buồng hẳn là một việc thừa. Thế là chỉ có chúng tôi với ông hoàng.
Ông mặc một bộ quần áo trong nhà kiểu bán quân sự nhưng áo lót rất sạch, một cà vạt thanh lịch, mặt mũi tươm tất chải chuốt, nhưng vô cùng gầy còm và vàng vọt. Tôi nhận thấy màu vàng ngay cả trong mắt ông. Tóm lại, người ông khác đến nỗi tôi phải kinh ngạc. Tôi kêu lên:
- Ông thay đổi quá chừng.
- Không có gì! Anh ngồi xuống đây. - Bằng một cử chỉ kiêu kì, ông chỉ một chiếc ghế bành, rồi ông cũng ngồi trước mặt tôi. - Chúng ta hãy đi vào điểm chính: Đôlgôruki Makarôvích, anh thấy đó...
Tôi chữa lại:
- Đôlgôruki mà thôi.
- Sao? À, vâng, được rồi, không hề gì. À vâng. - Ông vừa hiểu ra. - Xin lỗi anh, chúng ta hãy đi vào điểm chính.
Tóm lại, ông hung hăng nôn nả đi vào đích. Từ đầu đến chân, ông thấm nhuần một ý kiến chính yếu gì đó mà ông muốn nói ra và trình bày cho tôi nghe. Ông nói nhiều và nhanh, ông cố gắng giải thích một cách đau khổ, đôi tay múa máy, nhưng lúc đầu tôi hoàn toàn không hiểu gì hết.
Ông kết luận:
- Tóm tắt (ông đã dùng chữ ấy hơn cả chục lần), tóm tắt, nếu tôi quấy rầy anh, nếu hôm qua tôi khẩn khoản yêu cầu anh đến, là vì gấp lắm, tuy nhiên, bởi lẽ quyết định này sẽ đặc biệt và dứt khoát, chúng ta...
Tôi chận lại:
- Xin lỗi hoàng thân, hôm qua, hoàng thân có gọi tôi? Lisa không chuyển gì cho tôi hết.
Ông ngừng nói đột ngột, thái độ vô cùng ngạc nhiên gần như kinh hãi.
- Lisa không chuyển gì cho tôi cả. Tối hôm qua nó về nhà quá xúc động nên không nói câu nào hết.
Ông hoàng rẫy nẩy người.
- Đôlgôruki, anh nói thật phải không? Nếu thế thì...
- Nhưng chuyện ấy nào có gì quá… Tại sao hoàng thân lo sợ như vậy? Có lẽ Lisa quên hoặc là có việc gì đó...
Ông hoàng ngồi xuống, vẻ mặt ngờ nghệch. Hình như cái tin Lisa không chuyển lời cho tôi đã làm ông sửng sốt. Liền sau đó ông nói trở lại và khua hai tay, nhưng ông vẫn luôn luôn là người khó hiểu.
Thình lình ông dừng lại, đưa ngón tay lên, nói:
- Khoan đã, đó là... nếu tôi không lầm, đó là những chuyện ấy... và như thế thì… - ông lẩm bẩm như một người khùng khùng.
Tôi chận ông lại:
- Việc ấy không quan trọng gì hết. Và tôi không hiểu tại sao một sự việc không đáng gì hết lại làm cho hoàng thân ái ngại quá chừng như vậy... Ồ, hoàng thân ơi! Từ lúc ấy, từ đêm ấy, hoàng thân còn nhớ chứ...
Ông bèn kêu lên, giọng bất thường, rõ ràng ông bực tức vì bị tôi chận lại:
- Đêm nào và cái gì?
- Ở nhà Décchikốp lần cuối cùng chúng ta gặp nhau, như hoàng thân biết đấy, trước khi hoàng thân gởi bức thư. Khi ấy hoàng thân bối rối vô cùng. Nhưng lúc đó với bây giờ khác nhau quá đỗi, nên nhìn hoàng thân tôi phát sợ... Hay là hoàng thân không nhớ!
Ông nói với giọng điệu, một người trong giới thượng lưu bỗng nhiên nhớ lại:
- À vâng, đêm hôm ấy... Tôi có nghe nói... Thế anh có khỏe không? Sau câu chuyện ấy, anh làm gì, Đôlgôruki? Thôi chúng ta hãy nói đến điểm chính yếu. Bởi vì anh thấy không, tôi theo đuổi ba mục tiêu, tôi có ba đối tượng trước mặt và tôi...
Ông lại nói đến “điểm chính yếu”. Lúc ấy tôi mới hiểu rằng tôi đang nói chuyện với một người đang cần được áp ngay vào đầu ít nữa là một miếng vải thấm dấm hoặc là phải chích lấy máu. Tất cả câu chuyện ông nói ra không mạch lạc, xoay quanh vụ kiện cùng kết quả dự đoán; việc ông trung đoàn trưởng đích thân đến thăm ông và ông này đã nói rất nhiều để ông hoàng bỏ một công việc ông định làm, nhưng ông hoàng không nghe; việc ông vừa gởi một bức thư cho một người nào đó, việc liên quan đến ông biện lí; việc ông nghĩ rằng chắc chắn người ta sẽ đày ông đi một nơi nào đó ở miền bắc nước Nga, sau khi đã truất quyền ông; việc ông có thể làm một nhà khẩn hoang và phục hồi đời sống ở Tắcken; việc các bài ông sẽ dạy con ông học (con của ông với Lisa sau này) và những gì ông sẽ giao lại cho nó “ở trong sa mạc tại Áckhăngen, ở Khôlmôgôri”, ông nói: “Đôlgôruki, sở dĩ tôi hỏi ý kiến anh, anh nên tin rằng đó là vì tôi vô cùng ái mộ... Đôlgôruki, người anh thân mến của tôi, anh có biết trước đây và bây giờ tôi quí Lisa đến bực nào, bây giờ đây, suốt thời gian này!” - ông hoàng vừa kêu lên, vừa lấy hai tay ôm đầu.
- Ông Sẹc, phải chăng ông muốn em tôi chết hay sao mà ông định đem nó theo! Đem đi Khôlmôgôri! - Bất giác tôi nói ra câu ấy... số phận của Lisa ràng buộc vào con người khùng khùng này suốt cả đời bỗng nhiên xuất hiện rõ ràng và hình như lần đầu tiên vậy. Ông hoàng nhìn tôi, đứng lên, đi tới một bước, quay lưng lại rồi ngồi xuống, hai tay vẫn ôm đầu. Thình lình ông nói:
- Tôi luôn luôn mơ ước những con nhện.
- Hoàng thân xúc động ghê gớm quá. Tôi khuyên hoàng thân nên vào giường nằm nghỉ và gọi ngay bác sĩ.
- Không, xin anh, còn lâu. Tôi gọi anh đến cốt để giải thích về... vấn đề đám cưới. Như anh biết, đám cưới sẽ cử hành ngay tại đây, tôi đã nói như vậy rồi. Người ta đã cho phép tôi, người ta lại còn khuyến khích nữa... còn về phần Lisa…
Tôi kêu lên:
- Hoàng thân quí mến ơi, xin hãy thương hại Lisa, đừng làm khổ nó ít nữa là bây giờ, hoàng thân đừng ghen.
Ông bèn nhìn thẳng tôi với đôi mắt mở lớn, một nụ cười dài vắt ngang khuôn mặt ngạc nhiên đến phi lí. Rõ ràng là chữ “ghen” đã làm cho ông vô cùng bối rối.
- Xin hoàng thân thứ lỗi, tôi không cố ý. Tại vì gần đây tôi có quen biết một ông già, người cha chính thức của tôi… Ồ, nếu hoàng thân gặp ông ấy, hoàng thân sẽ bình tĩnh hơn... Lisa cũng ái mộ ông ấy lắm.
- Vâng, Lisa... À vâng, ông thân của anh? Vâng... xin lỗi anh có một điều... tôi nhớ ra rồi, Lisa có kể cho tôi nghe, một ông già nhỏ người... Tôi biết mà, tôi biết mà. Tôi cũng có biết một ông già nhỏ người... Nhưng thôi, cho qua vấn đề ấy, việc chính yếu là làm sáng tỏ nội dung của công chuyện, phải...
Tôi đứng lên để đi. Nhìn ông hoàng tôi rất khổ tâm. Thấy tôi bước đi ông nói với giọng nghiêm nghị và trang trọng:
- Tôi không hiểu!
Tôi nói:
- Thấy hoàng thân, tôi buồn lòng lắm...
- Đôlgôruki, một lời này nữa, chỉ một lời thôi. - Rồi ông nắm hai vai tôi, với một vẻ và một cử chỉ khác hẳn, ấn tôi ngồi xuống ghế bành: - Anh có nghe nói đến mấy người ấy, anh hiểu chứ? - Và ông nghiêng người về phía tôi.
Không đừng được, tôi kêu lên:
- Ồ, vâng, tên Décgasếp. Chắc chắn có Stêbêlkốp trong vụ này!
- Vâng, Stêbêlkốp với... anh không biết sao?
Ông hoàng ngừng nói, rồi lại nhìn tôi chằm chằm, đôi mắt mở lớn, vẫn nụ cười dài, méo mó, ngây ngô đờ đẫn, mỗi lúc một rộng thêm. Gương mặt ông tái dần dần. Thình lình tôi run lên: tôi nhớ lại ánh mắt của ông Vécsilốp khi ông tin cho tôi biết Vátsin sẽ bị bắt ngày hôm sau.
Tôi la lên, kinh hãi:
- Ồ, có thể như vậy được sao?
Ông hoàng thì thầm rất nhanh:
- Đôlgôruki anh thấy đó, tôi cho gọi anh đến để giải thích cho anh rõ... tôi muốn…
Tôi nói:
- Chính hoàng thân đã tố giác Vátsin.
- Không phải vậy đâu, anh biết không, tại vì ở đó có một tài liệu viết tay. Vátsin đã đưa cho Lisa trước ngày cuối cùng... để cất giữ. Và nàng đã để lại đây cho tôi xem qua đến ngày hôm sau xảy ra việc họ giận nhau...
- Và hoàng thân đã gởi tài liệu ấy đến cơ quan hữu trách?
- Đôlgôruki! Đôlgôruki!
Tôi vừa nhảy chồm lên, vừa dằn từng tiếng, la lớn:
- Thế là, không có lí do nào, không có mục đích nào khác, mà chỉ tại tên Vátsin khốn nạn là tình địch của hoàng thân, chỉ vì ghen mà hoàng thân đã trao cho cơ quan hữu trách tài liệu đã được gửi cho Lisa giữ. Hoàng thân đã trao cho ai? Cho ai? Cho ông biện lí phải không?
Nhưng ông hoàng không kịp trả lời; vả lại biết ông trả lời như thế nào? Ông đứng sững trước mặt tôi như một pho tượng, vẫn với nụ cười bệnh hoạn và ánh mắt bất động ấy; nhưng thình lình cánh cửa mở ra và Lisa vào. Nó gần như mất hồn khi thấy hai chúng tôi ngồi với nhau.
- Anh ở đây? Tại sao anh ở đây? - Lisa la lên, và mặt bỗng nhiên thay đổi; nó nắm tay tôi. - Thế là anh biết rồi phải không?
Nhìn mặt tôi, nó thấy tôi đã “biết” rồi. Tôi vội vàng ôm hôn nó nên nó không kịp chống chế, tôi hôn mạnh... rất mạnh! lúc ấy là lần đầu tiên tôi hiểu một cách sâu sắc nỗi đau khổ không lối thoát, vô biên và không một tia sáng hi vọng nào đang đè nặng vĩnh viễn trên số phận của người con gái đã đi tìm sự đau khổ một cách vô thường!
Lisa rút ra khỏi vòng tay tôi, nói:
- Nhưng làm sao nói với anh ấy bây giờ! Làm sao ở lại với anh ấy? Tại sao anh ở đây? Nhìn anh ấy xem! Làm thế nào phán xét anh ấy được?
Trong khi vừa kêu than như vậy và vừa chỉ cho tôi xem ông hoàng khốn khổ, trên gương mặt Lisa hiện rõ một nỗi đau khổ và một niềm xót thương vô tận. Ông hoàng đang ngồi trên ghế bành, hai tay che mặt. Lisa nói đúng: quả ông đang lên cơn sốt nhiệt; một người vô trách nhiệm, ba ngày trước, có lẽ ông đã vô trách nhiệm rồi. Ngay buổi sáng hôm ấy, người ta đã đưa ông đến bệnh xá và buổi chiều bệnh não của ông lại phát sinh.
VÀO lúc một giờ trưa, để Lisa ở lại với ông hoàng, tôi đến nhà cũ của tôi. Tôi quên nói khí hậu hôm ấy ẩm ướt, trời kéo mây, giá bắt đầu tan và một cơn gió ấm nổi lên khiến cho sức voi cũng phải bực bội. Người chủ nhà mừng rỡ tiếp tôi, ông lăng xăng chạy ngược chạy xuôi, trong những lúc như thế này, tôi thấy ghét quá. Tôi tỏ thái độ cộc cằn đi thẳng lên căn phòng của tôi, nhưng ông ta vẫn đi theo; ông không dám hỏi, nhưng sự tò mò sáng lên trong đôi mắt, ông ra vẻ một người ít nhiều có quyền được tò mò. Đáng lẽ ra vì lợi ích cho bản thân, tôi nên tỏ ra lịch thiệp; nhưng mặc dù rất cần được biết một vài công chuyện (tôi biết rằng tôi sẽ biết), tôi cảm thấy ghê tởm nếu phải chất vấn ông ta. Tôi hỏi thăm sức khỏe của bà vợ, rồi chúng tôi cùng đi đến buồng vợ ông. Bà này tiếp tôi rất tử tế, với một vẻ hết sức đứng đắn, không mồm mép; điều ấy khiến tôi có phần yên tâm. Tóm lại, lần ấy tôi biết được nhiều chuyện kì lạ.
Lẽ dĩ nhiên, Lambe có đến, rồi sau lại đến hai lần nữa và đã “viếng tất cả các phòng”, hắn nói có lẽ hắn sẽ thuê. Bà Đaria đến nhiều lần, nhưng không biết bà này đến làm gì. Ông chủ nhà nói thêm:
- Xem bà ấy tỏ ra tò mò lắm.
Nhưng tôi không hỏi để cho ông vui lòng, bà ấy tò mò như thế nào. Nói chung, tôi không hỏi, chỉ một mình ông ta nói, còn tôi giả vờ lục lọi trong chiếc va li của tôi (trong ấy hầu như không còn gì hết). Khó chịu nhất là ông ta cũng chơi cái trò bí mật và nhận thấy tôi nhịn không hỏi gì, ông nghĩ nên cắt câu chuyện ra từng đoạn, gần như bí hiểm.
Nhìn tôi một cách kì quặc, ông nói thêm:
- Lại có một cô tới nữa.
- Cô nào?
- Anna. Cô ấy đến hai lần. Cô làm quen với nhà tôi. Một người rất dễ thương, rất xinh. Ông Đôlgôruki, quen được một người như vậy rất đáng kể. - Nói đến đây, ông lại tiến một bước về phía tôi; đích thực ông rất muốn cho tôi hiểu một điều gì đó!
Tôi tỏ ý ngạc nhiên:
- Hai lần, không lí?
- Lần sau, cô ấy đi với một người em.
Bất giác tôi tự nhủ: “Đó là Lambe”.
- Không, không phải Lambe, - ông chủ nhà đoán ngay lập tức, như thể đôi mắt ông nhảy vọt vào tâm tư của tôi, - với em của cô, một cậu con ông Vécsilốp. Tôi đoán ông ấy làm thị vệ, phải không?
Tôi hết sức xúc động. Ông nhìn tôi với một nụ cười trìu mến một cách ghê tởm.
- À quên, còn một người nữa cũng đến hỏi ông, một cô người Pháp, cô Anphôngsin. Ồ, cô hát hay quá chừng! Cô ngâm thơ cũng tuyệt! Cô đã lén đến Tơsáckôiê thăm hoàng thân Nicôla để bán một con chó hiếm có, đen mun, không lớn hơn một nắm tay...
Tôi viện cớ nhức đầu, yêu cầu ông rút lui. Ông làm theo ý tôi lập tức, không kịp nói hết câu, không những ông không phiền chút nào, mà còn có phần vui vẻ, bàn tay làm dấu bí mật có nghĩa là: “Tôi hiểu, tôi hiểu.” Ông không nói điều ấy ra, kiễng chân bước đi, để dành cho riêng ông điều thích thú ấy. Trên quả đất này có những người hết sức khó chịu.
Còn lại một mình, tôi suy nghĩ hơn một giờ rưỡi. Thật ra, tôi không nghĩ gì hết, tôi chỉ mơ tưởng. Tôi xúc động nhưng không chút ngạc nhiên. Tôi đã chờ đợi nhiều hơn, nhiều chuyện kì diệu hơn. Tôi tự nghĩ: “Chắc chúng nó đã làm nhiều chuyện kì diệu rồi”. Ở nhà, tôi tin chắc từ lâu rằng bộ máy của chúng đã nổ máy và đang chạy hết tốc lực. Tôi tự bảo thêm, với một niềm thích thú vừa bực tức, vừa dễ chịu:
- Có gì đâu, chúng chỉ thiếu có tôi. Chúng hết sức chờ tôi, chúng muốn âm mưu cái gì đó trong nhà tôi, thật rõ như ban ngày. Nếu đó là đám cưới của ông hoàng già thì sao? Tất cả mọi người đều đổ xô về ông hoàng. Nhưng, thưa các Ngài, tôi có cho phép không, đó mới là vấn đề, - tôi kiêu hãnh thích thú kết luận như vậy.
Nếu tôi tham dự vào, tôi sẽ bị cơn lốc cuốn hút như một cọng rơm. Bây giờ, trong lúc này, tôi có được tự do không, hay là tôi không còn tự do nữa? Hoặc là tối nay lúc về nhà mẹ tôi, tôi có còn có thể tự bảo như những ngày khác: “Tôi vẫn còn là tôi?”
Đó là thực chất các câu hỏi, hay nói đúng hơn, các nhịp đập của tim tôi trong khoảng một giờ rưỡi tôi ngồi trên một góc giường, hai cùi chỏ kê trên đầu gối và hai tay ôm đầu. Tôi biết rất rõ, tôi đã biết rằng các câu hỏi ấy chỉ là phù phiếm, và điều lôi cuốn tôi, chính là bà ta, và chỉ có bà ta mà thôi. Giờ đây, tôi nói hẳn như vậy và viết đủ chữ trên giấy, bởi vì ngay đến hôm nay, khi tôi viết những dòng này sau một năm, tôi vẫn chưa biết gọi tình cảm của tôi lúc bấy giờ bằng tên gì.
Đành rằng tôi thương Lisa và trong thâm tâm tôi cảm thấy đau khổ không chút dả dối! Hình như chỉ niềm đau khổ vì Lisa ấy đã có thể làm dịu nhẹ hoặc xóa bỏ trong tôi dù trong chốc lát, cảm tưởng thực nhục thể (tôi dùng lại chữ ấy). Tuy nhiên tôi bị lôi cuốn bởi một sự hiếu kì cùng cực, một nỗi lo sợ và một loại tình cảm, tôi không biết rõ, tôi chỉ biết và lúc bấy giờ tôi đã biết tình cảm ấy không tốt. Có thể tôi ao ước được quỳ dưới chân bà ta, có thể tôi muốn bà ta chịu mọi thứ dằn vặt và “mau mau” chứng tỏ cho bà ta thấy một điều gì. Bây giờ không có một đau khổ, một xót thương nào đối với Lisa có thể chận tôi lại. Thôi, tôi có còn sức đứng dậy để về nhà không, về bên cạnh ông Maca không?
Nhưng phải chăng là một việc không làm được: đến nhà chúng nó, để chúng nó cho biết mọi việc rồi lập tức vĩnh viễn từ giã chúng nó, mà vẫn vượt qua được tất cả các hiện tượng kì diệu và các quái vật? Đến ba giờ, tự trấn tĩnh và nhận thấy đã gần trễ; tôi vội vã ra đi, gọi một chiếc xe và bay đến nhà Anna.
Xin cám ơn
Mới vùa đọc vài giòng ở lời tựa cuốn sách là không muốn tiếp tục đọc nữa, hèn gì nó được cho phép xuất bản tại Việt Nam.